Môn: TOÁN
Tiết 121 Bài: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Ở tiết học này, HS:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 3.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ
Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2012 Môn: TOÁN Tiết 121 Bài: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - Ở tiết học này, HS: - Biết thực hiện phép nhân hai phân số. - Bài tập cần làm: Bài 1; 3. II. Đồ dùng dạy-học: - Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét, đánh giá chung. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. HD tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật. - Yêu cầu HS thực hiện vào nháp: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. (1 HS lên bảng tính) - Các em tính tiếp diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng . - Để tính diện tích của hình chữ nhật trên ta phải làm như thế nào? HĐ 3. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số. a. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ. - Chúng ta sẽ đi tìm kết quả của phép nhân trên qua hình vẽ sau: (đưa bảng phụ đã vẽ hình). - Có hình vuông, mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu? - Chia hình vuông có diện tích 1 mét vuông thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu mét vuông? - Hình chữ nhật được tô màu gồm bao nhiêu ô? - Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông? b. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số. - Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết - 8 là gì của hình chữ nhật mà ta phải tính diện tích? - 15 là gì của hình vuông? - Ta có phép nhân sau: (ghi bảng và gọi HS lên tính kết quả). - Dựa vào ví dụ trên bạn nào cho biết: Muốn nhân hai phân số tà làm như thế nào? Kết luận: Ghi nhớ SGK/132. HĐ 4. Thực hành: Bài 1: - Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 2 em lên bảng thực hiện. - Nhận xét, sửa sai. Bài 2: Khuyến khích HSKG. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - HD mẫu câu a, các câu còn lại yêu cầu HS tự làm bài (gọi 2 HS lên bảng thực hiện). Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở (1 HS lên bảng lớp thực hiện). - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng 4. Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào? - Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát tập thể. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Thực hiện vào nháp: 5 x 3 = 15 (m2) - Ta thực hiện phép nhân - Diện tích hình vuông là 1m2. - Mỗi ô có diện tích là: 2 - Được tô màu 8 ô. - Bằng m2 - 2 - Số ô của hình chữ nhật (4x2). - Số ô của hình vuông (5x3) - Ta lấy tử số nhân với tử số, lấy mẫu số nhân với mẫu số. - Vài HS đọc lại. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. a. - rút gọn trước rồi tính: a. b. c. - Lắng nghe và sửa sai (nếu có). - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm bài: Diện tích hình chữ nhật là: (m2) Đáp số: m2 - HS nêu yêu cầu bài tập. - Thực hiện theo gợi ý, HD của GV. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số - Lắng nghe và thực hiện. Môn: TẬP ĐỌC Tiết 49 Bài: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. Mục tiêu: - Ở tiết học này, HS: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt r lời nhn vật, ph hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hn. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK). - KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; Ra quyết định; Ứng phó, thương lượng; Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá. 3.Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: - Tuần này, chúng ta học chủ điểm gì? HĐ2. HD luyện đọc. - Gọi 1 HS khá, giỏi đọc cả bài. - Gợi ý HS chia đoạn. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 1. - HDHS đọc đúng: vạm vỡ, trắng bệch, loạn óc, rút soạt dao ra. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 2. - HDHS giải nghĩa các từ khó trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc cả bài. HĐ 3. HD tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: HĐ 4. HD đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu toàn bài. - Gọi 3 HS đọc theo cách phân vai. - Yc HS lắng nghe, theo dõi tìm giọng đọc toàn bài và các từ cần nhấn giọng. - HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai. + GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 3. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. 4. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài ? - Giáo dục: Cần noi gương hành động dũng cảm của bác sĩ Ly. - Về nhà đọc bài nhiều lần, chú ý đọc đúng giọng của từng nhân vật. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên đọc và nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. - Những người quả cảm. - HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Lắng nghe và đọc thầm theo. -3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu...bài ca man rợ. + Đoạn 2: Tiếp theo...phiên toà sắp tới + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. - Luyện đọc cá nhân. - HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 2. - Đọc chú giải trong SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài. - HS đọc thầm từng đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Lắng nghe và đọc thầm theo. - 3 HS đọc theo phân vai (người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly). - Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến của câu chuyện. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sĩ: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, chém dọc, trắng bệch, loạn óc, man rợ, nổi tiếng nhân từ, ê a, đạp tay, quát, nín thít, trừng mắt, cơm mồm, điềm tĩnh, phải, tống anh, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, do0ngx dạc, quả quyết, cất dao, quyết, treo cổ, đức độ, hiền từ, nghiêm nghị, nanh ác, hung hăng, gườm gườm, cúi gằm mặt, ngồi xuống, làu bàu, im như thóc. + Đọc giọng phân biệt lời các nhân vật: lời tên cướp cục cằn, hung tợn; lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh. - Lắng nghe và dọc thầm theo. - Luyện đọc trong nhóm 3. - Vài nhóm thi đọc trước lớp. - Lắng nghe và bình chọn. - Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe, thực hiện. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 25 Bài: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I. Mục tiêu: - Ở tiết học này, HS: - Ôn tập từ bài 8 đến bài 11 - Học sinh nêu được các việc làm thể hiện lòng yêu lao động, kính trọng và biết ơn người lao động, lịch sự với mọi người và giữ gìn các công trình công cộng. II. Đồ dùng dạy - học: III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài ôn tập. HĐ 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ 2. HD ôn tập. - Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh hãy viết, vẽ, hoạt kể về một công việc trong tương lai mà em thích. +Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ? +Lí do em thích công việc hay nghề nghiệp đó. +Để thực hiện được ước mơ của minh ngay từ bây giờ em cần thực hiện những công việc gì? - Giáo viên sẽ đưa ra 3 ô chữ nội dung có liên quan đến một số câu tục ngữ, những câu thơ. Mỗi dãy sẽ tham gia đoán ô chữ. 1.Đây là bài ca dao ca ngợi những người lao động này: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần 2. Đây là bài thơ của Tố Hữu mà nội dung nói về công việc luôn gắn với chiếc chổi tre. 3.Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người Đây là câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch về người lao động nào ? 4.Đây là người lao động luôn đối mặt với nguy hiểm, những kẻ tội phạm. - Em hiểu nội dung ý nghĩa câu tục ngữ ca dao sau đây như thế nào? +Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. +Học ăn, học nói, học gói, học mở. +Lời chào cao hơn mâm cỗ. -Giáo viên đưa ra 3 ô chữ và những lời gợi ý học sinh phải đoán xem đó là ô chữ gì 1. Đây là việc làm nên tránh thường xảy ra ở các công trình công cộng như hang đá, công viên. 2.Trách nhiệm bảo vệ công trình công cộng thuộc về đối tượng này. 3. Công trình công cộng còn gọi là gì của tất cả mọi người -Yêu cầu HS kể về các mẩu chuyện về việc giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. 4. Củng cố, dặn dò: - Thực hiện những điều đã được học vào cuộc sống hàng ngày. - Nhận xét tiết học. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - Thực hiện theo yêu cầu cầu và hướng dẫn của GV. -Các dãy lần lượt tham gia đoán ô chữ N Ô N G D Â N ( 7chữ cái ) L A O C Ô N G ( 7 chữ cái ) G I Á O V I Ê N (8 chữ cái ) C Ô N G A N (6 chữ cái ) -Học sinh thảo luận nhóm và giải thích nội dung ý nghĩa các cầu tục ngữ ca dao trên. K H Ắ C T Ê N ( 7 chữ cái ) M Ọ I N G Ư Ờ I (8 chữ cái ) T À I S Ả N C H U N G (11 chữ cái ) -Tấm gương của các chiến sĩ công an truy được kẻ trộm tháo ốc đường ray. -Các bạn học sinh tham gia thu dọn rác cùng các bác dân phố gần trường. Môn: KHOA HỌC Tiết 49 Bài: ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT I. Mục tiêu: - Ở tiết học này, HS: - Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau, - Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu. - KNS: Trình bày về các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt; Bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng. II. Đồ dùng dạy - học: - Một số loại kính mát, tấm kính che màn hình máy tính, III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người? 2. Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bi mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Con người không thể sống được nế ... thực hiện tính HĐ 3. Thực hành Bài 1 (3 dòng đầu): - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện. - Nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 3 HS làm trên bảng lớp. Bài 3 (a): - Gọi 3 HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp. Bài 4: Khuyến khích HS khá giỏi. - Gọi HS đọc đề bài. - Muốn tính chiều dài hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài. 4. Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân phân số ta làm như thế nào? - Về nàh có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện: - 12 x (quả). 15 x . - Lắng nghe và điều chỉnh (nếu có). - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Nghe và nêu lại bài toán. - Ta lấy diện tích chia cho chiều dài. - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ. - Ta lấy thương nhân với số chia. - Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. - 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp: - 1 HS đọc to trước lớp. - - Lắng nghe và điều chỉnh. - Kết quả: a. - Kết quả: a. - HS đọc đề bài. - Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp: Chiều dài của hình chữ nhật là: Đáp số: - Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Môn: KĨ THUẬT Tiết 25 Bài: CHĂM SÓC RAU, HOA (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Ở tiết học này, HS: - Biết mục đích tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. II. Đồ dùng dạy - học: - Cuốc, xẻng, đồ dùng trồng rau, hoa. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Nêu tác dụng của việc tưới nước cho rau, hoa? 2. Tỉa cây, làm cỏ cho rau, hoa nhằm mục đích gì? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1.Giới thiệu bài: Các em đã biết mục đích, cách tiến hành các thao tác tưới nước, làm cỏ, tỉa cây cho rau, hoa. Tiết học hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em biết mục đích và cách tiến hành vun xới đất đồng thời cho các em thực hành các biện pháp chăm sóc rau, hoa. HĐ 2. Vun xới đất cho rau, hoa. - Cho HS quan sát đất trên luống, trong chậu rau, hoa. - Nêu những biểu hiện của đất ở trên luống hoặc trong chậu? - Nguyên nhân làm cho đất bị khô, không tơi xốp? - Tại sao phải xới đất? - Nêu tác dụng của vun gốc? Kết luận: Ta phải vun xới đất để làm cho đất tơi xốp, đảm bảo đủ không khí cho cây. - Các em quan sát hình 3 SGK nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất? - Làm mẫu cách vun, xới đất. - Nhắc nhở: Các em nhớ khi xới cố gắng không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát. Kết hợp xới đất và vun gốc, xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây. HĐ 3. HS thực hành chăm sóc rau, hoa. - Chăm sóc cây rau, hoa bao gồm những công việc nào? - Nêu mục đích các công việc chăm sóc rau, hoa? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/65. - Kiểm tra sự chuẩn bị lao động của HS. - Giao nhiệm vụ thực hành. - Quan sát, uốn nắn những sai sót của HS và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh khi làm xong. HĐ 4. Đánh giá kết quả học tập. - Yêu cầu HS tự đánh giá công việc thực hành. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 4. Củng cố, dặn dò: - Khi thực hiện các công việc chăm sóc rau, hoa các em cần chú ý điều gì? - Tại sao phải thường xuyên tưới nước, làm cỏ và vun xới đất cho rau, hoa? - Về nhà thực hành các công việc chăm sóc rau, hoa đúng kĩ thuật. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời câu hỏi: 1. Cung cấp nước, giúp cho hạt nảy mầm, hòa tan các chât dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi. 2. Giúp cho cây đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát, nhận xét. - Đất khô, đất ẩm, tơi xốp, - Do đất bị dí chặt do mưa và tưới nước liên tục lâu ngày không được xới lên, đất khô do không tưới nước. - Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí. - Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Dùng cuốc hoặc dầm xới, vừa thực hiện xới đất vừa vun đất vào gốc cây. - Quan sát, ghi nhớ. - Ghi nhớ, thực hiện. - tỉa cây, tưới nước, làm cỏ, vun xới - Tỉa cây, làm cỏ giúp cho cây đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng, tưới nước giúp cho cây hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất, vun xới làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí. - Vài HS đọc to trước lớp. - Nhóm trưởng báo cáo. - Thực hành trong nhóm. - HS thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ, chân ta khi làm xong. - HS đánh giá theo các tiêu chuẩn: + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ. + Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật. + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Khi tưới nước phải tưới đều, không để nước đọng; khi tỉa cây chỉ nhổ cây cong queo, gầy yếu; khi làm cỏ nên nhổ nhẹ nhàng; khi xới đất phải xới nhẹ và không nên vun đất quá cao. - Để cung cấp cho cây đủ các điều kiện giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: ĐỊA LÝ Tiết 25 Bài: THÀNH PHỐ CẦN THƠ I. Mục tiêu: - Ở tiết học này, HS: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Cần Thơ. + Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu. + Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học đồng bằng sông Cửu Long. - Chỉ được Thành phố Cần Thơ trên bản đồ ( lược đồ). - HS khá giỏi: Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa lý thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản của ddoognf bằng soogn Cửu Long đẻ chế biến và xuất khẩu. II. Đồ dùng dạy - học: - Các bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam. - Tranh, ảnh về thành phố Cần Thơ. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên chỉ vị trí TP HCM trên bản đồ. - Nêu một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi giải trí của TPHCM. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: Các em đã biết thành phố HCM - một thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời là trung tâm văn hóa, khoa học, đầu mối quan trọng về giao thông ở đồng bằng Nam Bộ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 thành phố khác nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó là thành phố Cần Thơ. HĐ 2. Thành phố ở trung tâm ĐBSCL. - Gọi HS đọc mục 1 SGK. - Dựa vào SGK, các em hãy xác định địa giới của thành phố Cần Thơ? - Cho biết thành phố Cần Thơ giáp với những tỉnh nào? - Từ thành phố này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? Kết luận: Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, giáp các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang. Phương tiện giao thông chủ yếu đường bộ, đường thuỷ, HĐ 3. Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL. - Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu. Với vị trí ở trung tâm ĐBSCL, Cần Thơ có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu với các nơi khác ở trong nước và thế giới. - Gọi HS đọc nội dung hình 2,4. - 2 ngành này góp phần làm cho kinh tế ở Cần Thơ phát triển. - Các em hãy thảo luận nhóm đôi tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là: (thông qua phiếu học tập). + Trung tâm kinh tế. + Trung tâm văn hóa, khoa học. + Trung tâm du lịch - Cùng HS nhận xét, bổ sung. Kết luận: ĐBSCL là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất cả nước, là vựa lúa lớn nhất cả nước. Để phục vụ cho sản xuất lương thực thực phẩm của vùng, TP Cần Thơ đã có các viện nghiên cứu, trường đào tạo đội ngũ cán bộ và cung cấp máy nông nghiệp. TP Cần Thơ là trung tâm văn hóa, khoa học của vùng ĐBSCL. HĐ 4. Tìm hiểu các nơi tham quan, du lịch ở TPCần Thơ. - Các em hãy hoạt động nhóm 4 thảo luận các nội dung sau (treo tranh + quan sát tranh SGK) + Nhóm 1,2: Giới thiệu về miệt vườn Cần Thơ. + Nhóm 3,4: Em biết gì về vườn cò Bằng Lăng? + Nhóm 5,6: Hãy giới thiệu về bến Ninh Kiều? + Nhóm 7,8: Hãy giới thiệu về chợ nổi Cần Thơ? Kết luận: Cần Thơ nổi tiếng là nơi có nhiều cảnh quan du lịch. Bên cạnh đó, người dân ở đây cũng rất mến khách. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/133. - Giáo dục: Đất nước VN rất phong phú, tự hào về đất nước của mình. - Về nhà xem lại bài, tìm hiểu thêm về TP Cần Thơ. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. - Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may; Thảo cầm viên, Đầm Sen, Công viên Tao Đàn - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc to trước lớp. - 1 HS lên chỉ vị trí của Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam. - Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, giáp với Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang. - Đường bộ, đường thuỷ, - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Chợ thực phẩm, rau quả; chế biến mực. - Lắng gnhe, ghi nhớ. - Chia nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày: + Cần Thơ là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu. Nơi đây tiếp nhận các hàng nông sản, thuỷ sản của các vùng ĐBSCL xuất đi các nơi khác ở trong nước và thế giơi. + Cần Thơ có trường ĐH, Cao Đẳng, các trung tâm dạy nghề đã và đang góp phần đào tạo cho ĐBSCL nhiều cán bộ KHKT, nhiều lao động có chuyên môn giỏi, có viện nghiên cứu lúa tạo ra nhiều giống lúa mới + Du khách đến Cần Thơ có thể tham quan: chợ Nổi, bến Ninh Kiều, vườn Cò Bằng Lăng, các miệt vườn ven sông - Lắng nghe, bổ sung. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Chia nhóm 4 thảo luận. + Đến Cần Thơ có thể tham quan rất nhiều các khu vườn trồng nhiều cây ăn quả như: nhãn, xoài, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm + Đây là nơi cư trú của nhiều loại chim cò, có cả loài rất quy hiếm. Hiện nay các vườn cò cần được bảo vệ. + Bến Ninh Kiều nổi tiếng Cần Thơ, đây là nơi có cảnh đẹp sông nước rất êm ả, tỉnh lặng, nơi đây có nhiều tàu qua lại, có nhiều rặng dừa xanh mát phục vụ cho khách đến tham quan. + Chợ nổi Cần Thơ rất nổi tiếng, ở đây mọi hoạt động buôn bán đều diễn ra trên thuyền, sông, có nhiều thuyền đậu san sát nhau, hàng hóa chủ yếu là các loại rau, quả, các sản phẩm nông nghiệp. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe và thực hiện.
Tài liệu đính kèm: