Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 6

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 6

Tập đọc

Đồng tiền vàng.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : đề cao tính trung thực, lòng tự trọng của anh em chú bé nghèo Rô-be. Biết tóm tắt câu chuyện.

 2. Kỹ năng : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu đối thoại, lời các nhân vật, lời của người kể chuyện, biết ngắt hơi câu dài để tách ý. Biết thể hiện tình cảm buồn vui, thể hiện tâm trạng xúc động của nhân vật qua giọng đọc.

 3. Thái độ : Giáo dục H tính trung thực, lòng tự trọng.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa bàiđọc trong SGK.

- HS : Bảng phụ để ghi các câu trong bài cần luyện đọc.

 

doc 50 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Đồng tiền vàng. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : đề cao tính trung thực, lòng tự trọng của anh em chú bé nghèo Rô-be. Biết tóm tắt câu chuyện.
	2. Kỹ năng : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu đối thoại, lời các nhân vật, lời của người kể chuyện, biết ngắt hơi câu dài để tách ý. Biết thể hiện tình cảm buồn vui, thể hiện tâm trạng xúc động của nhân vật qua giọng đọc.
 3. Thái độ : Giáo dục H tính trung thực, lòng tự trọng.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bàiđọc trong SGK.
HS : Bảng phụ để ghi các câu trong bài cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Gà Trống và Cáo. 
GV kiểm tra đọc 3 H.
GV nhận xét – ghi điểm ..
3. Giới thiệu bài :
 GV ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
34’
10’
10’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
PP : giảng giải, vấn đáp, thực hành. 
GV đọc mẫu bài văn + tranh.
Chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Một hôm đồng tiền vàng.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
GV hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV lưu ý cho H phát âm lại những từ đọc chưa chính xác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
PP: Đàm thoại, giảng giải.
Đoạn 1:
GV chia nhóm – giao việc.
 + Cậu bé Rô-be làm nghề gì ?
 + Qua ngoại hình và lời nói của Rô-be, em hiểu gì về hoàn cảnh và tính cách của cậu bé ?
GV nhận xét – chốt : anh em bạn nhỏ Rô-be trước 1 đồng tiền vàng đã có thái độ xử sự rất đẹp, rất đáng kính trọng.
 Đoạn 2: 
Cậu bé mang trả tiền thừa cho nhân vật tôi là ai ?
Vì sao Rô-be không tự trả tiền cho khách ?
Việc Rô-be trả lại tiền cho khách đáng quý ở chỗ nào ?
Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
GV nhận xét – liên hệ : Con người phải trung thực, thật thà, tự trọng và phải biết giữ lời hứa.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
PP: Thực hành, giảng giải.
GV lưu ý : giọng nhân vật “tôi” đọc cảm động, giọng anh em Rô-be : lễ phép, đàng hoàng, chững chạc.
GV nhận xét cách đọc.
 Hoạt động lớp,nhóm
Nhóm đôi – 2H đọc đoạn 1 và thảo luận 2 câu hỏi.
 bán diêm.
Rô-be chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao. Rô-be là một cậu bé trung thực và tự trọng vì nét mặt của cậu rất cương trực và tự hào khi cậu nói “Thưa ông thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu”.
H trình bày – bổ sung.
H đọc và TLCH.
Cậu bé đó là em của Rô-be
Rô-be  vì cậu bị xe tông vào, gãy chân, phải nằm nhà.
Rô-be rất trung thực, tự trọng. Dù gặp tai nạn, không thể đi được, cậu vẫn tìm cách thực hiện lời hứa. Cậu bé không muốn sai hẹn với khách, không muốn người khách nghĩ xấu về mình .
Con người phải trung thực, tự trọng đã nói phải làm kì được.
Con người phải tự trọng, biết giữ lời hứa.
Nhờ 1 đồng tiền vàng, người ta biết tâm hồn cậu bé nghèo Rô-be thật cao đẹp.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Bảng phụ – H ngắt giọng 1 số câu dài .
Một hôm,/ vừa bước ra khỏi nhà,/ tôi gặp một cậu bé chừng mười hai,/ mười ba tuổi,/ ăn mặc, tồi tàn ,/ rách rưới ,/ mặt mũi gầy gò , / xanh xao ,/ chìa những bao diêm/ khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.//
Vài giờ sau  nỗi buồn.
Nhiều H luyện đọc.
Đọc theo nhóm 3 H (phânvai)
Đọc phân vai 3 H / 1 dãy 
Cậu bé nghèo tự trọng. 
Cậu bé trung thực, thật thà
Cậu bé biết giữ lời hứa 
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua 2 dãy : đọc diễn cảm.
Đặt tên cho cậu bé Rô-be theo đặc điểm, tính cách của cậu.
5.Hoạt động nối tiếp :
– Dặn dò :
Luyện đọc .
Chuẩn bị: Chị em tôi.(đọc và trả lời câu hỏi) 
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Giúp H củng cố về cách đọc các biểu đồ tranh vẽ &ø biểu đồ cột.
	2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng đọc các biểu đồ tranh và biểu đồ cột.
 3. Thái độ : Giáo dục H tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị :
GV : Phóng to biểu đồ “Đường quốc lộ từ TPHCM đi 4 tỉnh Nam Bộ” và “Số vải hoa và vải trắng đã bán trong T9”.
HS : SGK + Bảng con + VBT.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Biểu đồ ( tt ) 
Sửa BTVN 2/35.
Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
Củng cố cách đọc biểu đồ đã học
 ® GV ghi tựa đề “Luyện tập”.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
10’
20’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Củng cố nội dung.
PP : Đàm thoại.
Nêu đặc điểm của biểu đồ tranh vẽ?
Nêu cách đọc biểu đồ tranh vẽ?
Nêu đặc điểm của biểu đồ cột ?
Cách đọc biểu đồ cột ?
Hoạt động 2: Luyện tập
PP: Trực quan, luyện tập, thực hành. 
Bài 1: Nhìn vào sơ đồ, trả lời các câu hỏi.(theo mẫu)
GV hướng dẫn H câu a (treo biểu đồ vải hoa và vải trắng đã bán trong T9).
Nhìn vào dòng đầu tiên cột bên trái là gì?
Nhìn vào cột bên phải em thấy có mấy kí hiệu tấm vải hoa?
1 kí hiệu vải hoa chỉ bao nhiêu mét?
Vậy tuần 1 bán bao nhiêu?
GV cho H làm vào vở câu a – tương tự các câu còn lại.
GV gọi H sửa bài bảng lớp.
* GV lưu ý H câu c,d : Cả 4 tuần không phải là tuần 4, H cần tìm tổng số kí hiệu vải hoa của 4 tuần.
® GV nhận xét.
Bài 2: Nhìn vào sơ đồ hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
GV treo biểu đồ “Đường quốc lộ..”. hướng dẫn H so sánh khoảng cách từ TPHCM ® BD ; TPHCM ® ĐN  ® H làm vào vở.
® GV nhận xét - chấm vở.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H nêu.
H nêu
H nêu
H nêu 
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H đọc đề.
H nêu : Tuần 1.
H nêu : 2 kí hiệu.
H nêu : 100m
H nêu : 100 x 2 = 200 (m).
H làm bài.
H quan sát biểu đồ trên bảng và sửa bài.
b/ Tuần 3 bán được :
100 x 3 = 300 (m)
c/ Số vải hoa cả 4 tuần bán được:
100 x 7 = 700 (m)
d/ Số vải bán trong 4 tuần là :
100 x 12 = 1200 (m)
e/ Số vải trắng tuần 3 bán hơn tuần 1 là :
(100 x 3) – 100 = 200 (m)
® Lớp nhận xét – sửa bài.
H đọc đề ® sửa bài miệng.
a/ A 30 km
 b/ A 70 km
 c/ D
Hoạt động 3: Củng cố
Thi đua đọc biểu đồ đã vẽ sẵn.
® GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động nối tiếp :– Dặn dò :
BTVN : 3/38
Chuẩn bị: “Kiểm tra”.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :	
Lịch sử
Khởi nghĩa hai Bà Trừng. 
Mục tiêu : 
Kiến thức : H nắm được nguyên nhân HBT phất cờ khởi nghĩa.
 Biết được đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau 200 năm bị đô hộ. 
	2. Kỹ năng : Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa trên bản đồ.
 3. Thái dộ : Tự hào về lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : SGK, tranh lược đồ phóng to.
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ : 
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 
	Ghi Tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
1’
7’
 17’
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa.
PP : Vấn đáp, động não.
Đầu thế kỉ I nhà Hán cử ai cai trị nước ta?
Hắn là người như thế nào?
Lúc ấy ở Mê Linh, ai xuất hiện?
Vì sao HBT khởi ngfhĩa?
® GV chốt: Thi Sách bị giết chỉ là 
 cái cớ để khởi nghiõa nổ ra thôi: 
 Chớ chắc chắn 2 Bà sẽ khởi nghĩa 
 dù Thi Sách có bị giết hay không?
Hoạt động 2: Kết quả cuộc khởi nghĩa.
PP: Đàm thoại, thảo luận.
GV chia 3 nhóm thảo luận cùng 1 câu hỏi.
GV phát phiếu.
Khởi nghĩa HBT diễn ra vào năm nào? Ở đâu?
Mô tả diễn biến trận đánh?
Kết quả?
 GV cho các nhóm trình bày.
® GV chốt ý: Sau 200 năm bị đô hộ lần đầu tiên nhân dân ta giành lại được độc lập. Điều này chứng tỏ nhân dân ta vẫn tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.
® Ghi nhớ.
 Hoạt động lớp
Thái Thú Tô Định.
Nổi tiếng tham lam độc ác, tàn bạo.
Hai chị em: Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Vì để đền nợ nước, trả thù nhà 
 ( Thi Sách bị giết ).
Hoạt động nhóm, lớp
Nhóm nhận phiếu.
+ Năm 40 SCN. Tại cửa sông Hát.
+ Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh đánh xuống Cổ Loa. Từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu ® quân giặc bỏ chạy tán loạn, vứt bỏ tất cả.
+ Tô Định giả dân trốn về nước.
+ Trong vòng không đầy 1 tháng chiếm lại được 65 thành bị quân đô hộ chiếm đóng.
+ Kết thúc thắng lợi hoàn toàn sau 200 năm bị đô hộ
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua mô tả lại diễn biến trận đánh tiến lược đồ.
GV nhận xét.
5.Hoạt động nối tiếp :
– Dặn dò :
Chuẩn bị: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :-----------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Kể chuyện được nghe được chứng kiến hoặc tham gia. 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Biết chọn một câu chuyện kể đúng với chủ điểm “ tự trọng”.
2. Kỹ năng : Biết sắp xếp những điều đã thấy, đã nghe thành một câu chuyện ( có cốt truyện, có nhân vật ).
3. Thái độ : Kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện. Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa việc làm của người có lòng tự trọng.
Tranh 1 số người lớn lén đổ rác ra đường.
HS : Tranh 1 em nhỏ trao ch ... đóng tiểu phẩm.
3 vai bố Hoa, mẹ Hoa và Hoa.
H thảo luận.
Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa.
Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
Hoạt động 3: Củng cố.
 ¥ PP: Trò chơi.
GV chia nhóm cho các em chơi trò phỏng vấn: Phỏng vấn về sở thích, thói quen.
5.Hoạt động nối tiếp :
– Dặn dò :
Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân ở trong gia đình.
Chuẩn bị: “ Tiết kiệm tiền của”.
Rút kinh nghiệm :	
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện . 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Biết tưởng tượng, biết tạo lập 1 cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
Kỹ năng : Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện đã xây dựng.
Thái dộ : Giáo dục H say mê sáng tạo, thể hiện tình cảm qua cốt truyện xây dựng.
II. Chuẩn bị :
GV: Tranh minh họa cốt truyện nói về: 
 + Lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
 + Tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm. 
 + Bảng phụ viết đề bài
HS : SGK, vở
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
Bài cũ : Kiểm tra phát triển câu chuyện.
3.Giới thiệu bài :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
 32’
 4’
 4’
 20’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Xây dựng yêu cầu của đề bài.
¥ PP: Đàm thoại, giảng giải.
 GV cùng H phát triển đề, gạch chân những từ quan trọng.
Lưu ý: Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Vì là xây dựng 1 cốt truyện ( bộ khung ) nên em chỉ kể vắn tắt, không cần cụ thể, chi tiết.
Hoạt động 2: Lựa chọn đề của câu chuyện.
¥ PP: Đàm thoại.
Nêu chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
® Nhấn mạnh: Từ đề bài đã cho, em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau để có hướng tưởng tượng, tạo lập cốt truyện theo chủ đề đã chọn.
Hoạt động 3: Thực hành xây dựng cốt truyện.
¥ PP: Thực hành, luyện tập.
Gợi ý bằng câu hỏi.
¥ Sự hiếu thảo.
Người mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
Bà Tiên giúp 2 mẹ con như thế nào?
 ¥ Tính trung thực.
Người mẹ ốm như thế nào? 
Người con săn sóc mẹ như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
Bà Tiên cảm động trước tình cảm của người con, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào?
Bà Tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào?
 Hoạt động lớp.
1 H đọc yêu cầu đề.
Lớp đọc thầm.
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt 1 câu chuyện có 3 nhân vật, Bà mẹ ốm, người con của bà bằng tiếng con và 1 bà tiên.
 Hoạt động cá nhân.
1 H đọc gợi ý 1 – Lớp ĐT.
1 H đọc gợi ý 2 – Lớp ĐT.
+ Sự hiếu thảo.
+ Tính trung thực.
 Hoạt động nhóm, lớp.
Chia nhóm, chọn chủ đề.
Ốm rất nặng.
Người con thương mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy ngày đêm.
Phải tìm 1 loại thuốc rất khó kiếm trong rừng sâu, hoặc quyết trèo lên đỉnh núi cao vút mới tìm được bà Tiên.
Bà Tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp.
2 H nói lại toàn bộ cốt truyện.
Ốm rất nặng.
Người con thương mẹ, săn sóc mẹ ngày đêm.
Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc.
Người con vừa đi vừa lo không đủ tiền mua thuốc cho mẹ, thì thấy bên lề đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.
Chiếc tay nải hở miệng, ngưòi con nhìn thấy có nhiều tiền bên trong.
Phía trước, có 1 bà cụ đang đi. Người con đoán là chiếc tay nải của bà cụ, bèn chạy theo gọi.
Bà cụ quay lại mỉm cười nói với người con: Con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con mới vờ quên chiếc tay nải ấy.
Hoạt động 4: Củng cố.
Nêu lại cách xây dựng cốt truyện.
Thi đua dãy.
Nhận xét.
5.Hoạt động nối tiếp :
– Dặn dò :
GV nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Viết vào vở.
Chuẩn bị: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
Rút kinh nghiệm :--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -
Toán
Luyện tập . 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Giúp H cung cố kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và giới thiệu cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
 Củng cố về giải toán có lời văn, về vẽ hình và nhận biết số đo diện tích 
 của 1 hình.
 Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính tóan cho H.
Thái dộ : Giáo dục H tính chính xác,khoa học.
II. Chuẩn bị :
GV : Phóng to biểu đồ hình cột “số chuột 4 thôn đã diệt được “.
HS : SGK + SBT toán.
III. Các hoạt động :
. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Sửa bài 4/ 41 SGK.
Gọi H lên bảng sửa bài.
GV nhận xét ,ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : Luyện tập.
GV ghi bảng.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
32’
9’
 9’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Thử lại phép cộng.
PP: Thực hành.
GV nêu phép cộng.
38726 + 40954
GV hướng dẫn H thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, chẳng hạn.
79680 – 38726
GV hướng dẫn H làm tương tự với b, c, d.
Hoạt động 2: Thử lại phép trừ.
PP: Thực hành.
GV nêu phép trừ.
6839 - 482
GV hướng dẫn H thử lại bằng cách lấy hiệu số cộng với số trừ.
GV giảng nếu kết quả đúng như số bị trừ thì phép tính trên đúng.
GV hướng dẫn H làm tương tự các bài còn lại.
Hoạt động 3: Thực hành
PP: Thực hành.
Bài tập 2. VBT.
GV giải, H tự làm rồi chữa bài.
Bài 3:
GV hướng dẫn H làm tương tự như bài 4 tính trước.
Hoạt động cá nhân.
HS viết lên bảng con và tính.
H viết.
Nếu hiệu là số còn lại thì đó là phép cộng đã làm đúng.
 Hoạt động cá nhân.
H làm bảng con.
H làm.
 Hoạt động lớp.
H làm.
Giờ thứ hai ôtô chạy được là:
42640 – 6280 = 36360 ( m )
Trong 2 giờ đó ôtô chạy được:
42640 + 36360 = 79000 ( m )
79000 m = 79 km
Đáp số: 79 km.
H làm như bài đã sửa.
Hoạt động 4: Củng cố.
PP: Trò chơi.
GV chia lớp thành 2 nhóm thi đua điền số vào chỗ chấm trong phép tính.
Hoạt động nối tiếp :
– Dặn dò :
Làm bài tập 4, 5/ 41 SGK
Chuẩn bị: Biểu thức có chứa 2 chữ
Rút kinh nghiệm :	
Khoa học
Phòng một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Nhận biết 1 số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng qua hình vẽ
 ( ví dụ: Bệnh suy dinh dưỡng và bướu cổ ).
	2. Kỹ năng : Sau bài học, H có thể: Kể tên 1 số bệnh khác cũng do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 3. Thái dộ : Phòng tránh 1 số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK/ 26, 27.
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Một số cách bảo quản thức ăn
-Nhận xét- đánh giá
3. Giới thiệu bài :
 Hôn nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Phòng một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng”.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
 30’
 13’
 13
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng qua hình vẽ.
 PP : Trực quan, thảo luận, giảng giải.
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn:
+ Quan sát các hình trang 26, 27 trong SGK, nhận xét mô tả các dấu hiệu của bệnh thể hiện qua hình dáng bên ngoài của trẻ bị bệnh.
+ Đoán tên của bệnh.
GV giảng ( không yêu cầu H nhớ ):
Hai em bé trong hình ở trang 26 đều mắc bệnh suy dinh dưỡng:
+ Hình bên trái, trang 26: Nguyên nhân là do em ăn thiếu chất đường bột, hoặc do bị các bệnh như ỉa chảylàm thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể.
+ Hình bên phải, trang 26: Nguyên nhân là do ăn thiếu chất đạm hoặc do cơ thể bị bệnh không tiêu hóa được.
Hoạt động 2: Cách phòng 1 số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
PP: Đàm thoại, giảng giải. 
GV yêu cầu H trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số bệnh khác do ăn thiếu chất dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh đó?
 Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm quan sát, thảo luận
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Mỗi H chỉ tập trung mô tả dấu hiệu và đoán tên bệnh qua 1 hình, các H khác bổ sung.
+ Hình bên trái, trang 26: Cơ thể em bé rất gầy và yếu, chỉ có da bọc xương. 
Đó là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng suy kiệt.
+ Hình bên phải, trang 26: Khuôn mặt, tay chân em bé có dấu hiệu bị phù, nhìn bên ngoài tưởng béo, nhưng thật ra các bắp cơ teo và yếu.
Đó là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng do thiếu đạm.
+ Bạn gái trong hình ở trang 27 bị mắc bệnh bướu cổ.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Thiếu năng lượng và chất đạm, các em không lớn được và trở nên gầy còm, ốm yếu.
Thiếu vi-ta-min A sẽ bị nhiễm bệnh và mắt kém.
Thiếu i-ốt phát triển chậm hoặc kém thông minh, dẽ bị bệnh bướu cổ.
Thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
Nếu phát hiện bệnh do ăn thiếu các chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ d8ến bệnh viện để khám và chữa trị.
Hoạt động 3: Củng cố
GV hướng dẫn cách chơi trò chơi “ Bác sĩ”.
1 bạn đóng vai bác sĩ.
1 bạn khác đóng vai bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.
Các bạn khác làm trọng tài, xem ai đúng.
Sau đó sẽ đổi đôi khác.
GV và H chấm điểm theo nhóm nào qua trò chơi đã thể hiện được sự hiểu và nắm vững bài.
5. Hoạt động nối tiếp :
 – Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị:” Phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng”
Rút kinh nghiệm :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan6.doc