HỌC VẦN
Bài 35: uôi - ươi
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: uôi , nải chuối, múi bưởi, từ ngữ và câu ứng dụng .
- Viết được: uôi , ươi, nải chuối, múi bưởi
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.
- RL cho HS tư thế đọc đúng, ý thức xây dựng bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ chữ biểu diễn Tiếng Việt lớp 1
- Tranh minh hoạ phần luyện nói
TUẦN 9: Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Tiết 2, 3: HỌC VẦN Bài 35: uôi - ươi I. Mục tiêu: - HS đọc được: uôi , nải chuối, múi bưởi, từ ngữ và câu ứng dụng . - Viết được: uôi , ươi, nải chuối, múi bưởi - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa. - RL cho HS tư thế đọc đúng, ý thức xây dựng bài. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ chữ biểu diễn Tiếng Việt lớp 1 - Tranh minh hoạ phần luyện nói III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Viết: đồi núi, gửi thư - Đọc bài trong sách - Nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Dạy vần * Nhận diện vần ‘’uôi’’ - Ghi bảng ‘’uôi’’ - Phát âm mẫu - Vần ‘’ uôi’’ được tạo nên từ u, ô và i + So sánh uôi với ui * Đánh vần - Đánh vần mẫu - Yêu cầu HS tìm và ghép trên bảng cài vần uôi - Thêm âm ch vào vần uôi và dấu sắc trên vần uôi để có tiếng mới - Ghi bảng "chuối" - Đánh vần, đọc trơn mẫu - Chỉ trên bảng lớp - Giới thiệu từ khoá "nải chuối" - Chỉ bảng * Vần ươi (Quy trình tương tự) - Vần ươi được tạo bởi âm ư , ơ và âm i - So sánh vần ươi với vần ưi - Tìm và gắn vần ưi trên bảng cài - Thêm âm b vào trước vần ươi và dấu hỏi trên vần ưi để có tiếng mới c) Hướng dẫn viết - Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết: - Theo dõi nhận xét d) Đọc tiếng ứng dụng - GV viết các từ ứng dụng lên bảng - Giải nghĩa từ - Đọc mẫu - Tìm tiếng , từ mới TIẾT 2 3. Luyện tập a) Luyện đọc * Luyện đọc bài trên bảng - Sửa phát âm cho HS - Nhận xét * Luyện đọc câu ứng dụng - Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nhận xét - Giới thiệu câu ứng dụng - Đọc mẫu b) Luyện viết: - GV nêu yêu cầu luyện viết và hướng dẫn cách trình bày - Theo dõi nhắc nhở HS - GV chấm bài nhận xét c) Luyện nói: - Nêu câu hỏi gợi ý: - Trong tranh vẽ gì? - Trong 3 thứ quả trên em thích loại nào nhất? - Vườn nhà em trồng những cây gì? - Chuối chín có màu gì? 4. Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc lại toàn bài - Dặn dò: HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học - 2 HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con - 2 HS đọc - Đọc theo - Nêu được điểm giống và khác nhau - Đánh vần, ghép vần - HS thao tác trên bảng cài - Phân tích tiếng "chuôi" - Ghép tiếng " chuối" đánh vần, đọc trơn - Đọc theo - Phát âm cá nhân, nhóm, ĐT - Đọc vần, tiếng khoá, từ khoá - HS so sánh - HS thao tác trên bảng cài - Viết bảng con - HS đọc thầm và phát hiện tiếng mới - HS chú ý lắng nghe - HS tìm và nêu (cá nhân, nhóm) - Đọc các từ ứng dụng - Nhận xét tranh - Tự đọc và tìm tiếng mới - Đọc cá nhân , đồng thanh - Tập viết: uôi ,ươi, nải chuối, múi bưởi trong vở tập viết - Đọc:” chuối, bưởi, vú sữa” - HS quan sát tranh và dựa vào thực tế trả lời câu hỏi - HS đọc lại toàn bài Tiết 4: Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết phép cộng với số 0 - Thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã cho - Làm được các bài tập trong SGK II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: 10 + 0 = 3 + 1 + 0 = 0 + 9 = 0 + 3 = - Nhận xét và ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài Bài 1: Tính - Hướng dẫn HS cách làm - Nhận xét bổ sung Cho HS đọc lại bảng cộng Bài 2:Tính - Yêu cầu HS làm bài vào sách - Nhận xét và sửa sai cho HS Bài 3: > , < , = ? - GV hướng dẫn cách làm - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Chấm bài nhận xét Bài 4: Viết kết quả phép cộng - Nêu yêu cầu và hướng dẫn cách làm 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS đọc lại các bảng cộng - Về nhà học thuộc các bảng cộng - Nhận xét giờ học - Lên bảng thực hiện - Đọc bảng cộng trong phạm vi 3 - Nêu yêu cầu - Làm bài rồi chữa bài - Đọc cá nhân, đồng thanh - Nêu yêu cầu - Làm bài vào sách rồi đọc kết quả - Nêu yêu cầu - Làm bài vào vở - HS chú ý lắng nghe và làm bài - Đọc bảng cộng 3, 4, 5 Tiết 5: Tự nhiên và xã hội: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI I. Mục tiêu : - HS kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích. - Biết đi đứng và ngồi học đúng tư thế có lợi cho sức khỏe. - HS khá, giỏi: Nêu được tác dụng của một số H/động trong các hình vẽ ở SGK. - Có ý thức thực hiện những điều đã học vào trong cuộc sống - GDKNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi, thư giãn.; + KN tự nhận thức: Tự nhận xét về các tư thế đi , đứng, ngồi học của bản thân;Phát triển KN giao tiếp thông qua các HĐ học tập. II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ ở SGK bài 9 III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Hát bài Lý cây xanh 2. Các hoạt động * HĐ 1: Thảo luận theo cặp * HĐ 2: Làm việc với SGK Bước 1: GV hướng dẫn - Cho hs quan sát các hình ở trang 20 SGK - Nêu tác dụng từng hoạt động mà em thích? * HĐ3: Quan sát theo nhóm nhỏ - Cho HS quan sát và phân tích tư thế nào đúng , tư thế nào sai để nên làm và nên tránh - GV kết luận - Nhắc nhở HS nên thực hiện đúng các tư thế ngồi viết đúng - Cho 1 số em thực hiện cách đi, ngồi học , nghỉ của mình. 3. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức trò chơi : Ngồi đúng tư thế - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập “Con người và sức khoẻ” - Hát - Thảo luận - Quan sát - Nêu - HS quan sát và trả lời - Thực hành - HS ngồi tại bàn Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 Tiết 1, 2: Đ/c Chiến dạy Tiết 3, 4: Học vần: Bài 36: ay, â - ây I. Mục tiêu: - HS đọc được: ay , ây, mây bay, nhảy dây từ ngữ và câu ứng dụng . - Viết được ay , ây, mây bay, nhảy dây - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: ay , ây, mây bay, nhảy dây - Biết đọc trơn; Viết được đủ số dòng quy định trong vở TV. - RL cho HS tư thế đọc đúng, ý thức xây dựng bài. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ chữ biểu diễn Tiếng Việt lớp 1 - Tranh minh hoạ phần luyện nói III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Viết: nải chuối , múi bưởi - Đọc bài trong sách - Nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: TIẾT1 a) Giới thiệu bài b) Dạy bài mới * Nhận diện vần ‘’ ay’’ - Ghi bảng ‘’ ay’’ - Vần ‘’ ay’’ được tạo nên từ a và y + So sánh ay với ua - Đánh vần mẫu - Tìm và gắn trên bảng cài vần ay - Thêm âm b vào trước vần ay để có tiếng mới - Ghi bảng “bay” - Đánh vần, đọc trơn mẫu - Chỉ trên bảng lớp - Giới thiệu từ khoá “máy bay” - Chỉ bảng * Vần â-ây (Quy trình tương tự) - Giới thiệu âm â và vần ây - Vần ây gồm 2 âm đó là âm â và âm m - So sánh vần ây với vần ay Thêm âm d vào trước vần ây để có tiếng mới * Hướng dẫn viết: - Vừa viết mẫu vừa hd quy trình viết - Theo dõi nhận xét * Đọc từ ứng dụng: - GV viết từ ứng dụng lên bảng - Giải nghĩa từ - Đọc mẫu - Yêu cầu HS tìm tiếng từ mới TIẾT 2 3. Luyện tập a) Luyện đọc: * Luyện đọc bài trên bảng - Sửa phát âm cho hs - Nhận xét * Luyện đọc câu ứng dụng - Cho HS quan sát tranh và nhận xét - Giới thiệu câu ứng dụng - Chỉ bảng - Đọc mẫu b) Luyện viết: - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách viết - Theo dõi nhắc nhở hs c) Luyện nói: - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Trong tranh vẽ gì? Em gọi tên từng hoạt động trong tranh? +| Hằng ngày em đi xe hay đi bộ đến lớp? + Bố mẹ em đi làm bằng gì? 4. Củng cố dặn dò - Cho HS đọc lại toàn bài - Dặn dò : HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học - 2 HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con - 2 HS đọc - Quan sát - Nêu điểm giống và khác nhau - Đánh vần, ghép vần HS thao tác trên bảng cài - Phân tích tiếng "bay" - Ghép tiếng "bay"đánh vần, đọc trơn - Đọc theo - Phát âm cá nhân, nhóm, đồng thanh - Đọc vần, tiếng khoá, từ khoá - HS chú ý lắng nghe - Nêu được điểm giống và khác nhau - HS chú ý theo dõi - Viết bảng con - Đọc nhẩm và tìm tiếng mới - HS chú ý lắng nghe - HS tìm và nêu - Đọc cá nhân, đồng thanh - Đọc các từ ứng dụng - Quan sát và nhận xét tranh - Tự đọc và tìm tiếng mới - 3 HS đọc - Tập viết ay, ây ,máy bay, nhảy dây trong vở tập viết - Đọc: Chạy, bay, đi bộ đi xe - Quan sát tranh và dựa vào thực tế để trả lời câu hỏi - Đọc cá nhân, đồng thanh Sgk Tiết 5: Thủ công XÉ DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết cách xé,dán hình cây đơn gi - Xé được hình tán cây, thân cây và dáng cây cân đối, phẳng. - Đường xé có thể bị răng cưa, hình dán tương đối phẳng. - Rèn khéo tay. II. Đồ dùng dạy học: - Bài mẫu về xé,dán hình cây đơn giản - Giấy thủ công các màu - Hồ dán, giấy trắng, khăn lau tay III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : Nhận xét bài trước 2. Bài mới: * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - GV cho HS xem bài mẫu đặt câu hỏi về đặc điểm, hình dáng màu sắc. - Em nào biết thêm đặc điểm của cây mà em nhìn thấy * GV hướng dẫn mẫu: a. Xé hình tán lá cây + Xé tán lá cây tròn + Xé tán lá cây dài b. Xé hình thân cây c. Hướng dẫn dán hình: - Dán hình thân ngắn với hình lá tròn. - Dán phần thân dài với lá dài-cho HS quan sát * HS thực hành quan sát: - GV yêu cầu lấy giấy màu xé tán lá (tròn,dài) - GV uốn nắn thao tác xé, dán cho những em còn lúng túng. 3. Nhận xét tiết học: a. Nhận xét chung tiết học. b. Đánh giá sản phẩm. c. Dặn dò: HS chuẩn bị giấy màu,giấy nháp có kẻ ô, bút chì, bút màu, hồ dán cho bài học sau "Xé dán hình ngôi nhà" - HS trưng bày SP - HS trả lời - HS chọn màu mà em biết, em thích - HS quan sát - HS lấy giấy màu xanh lá cây, đếm ô vẽ một hình vuông cạnh 6 ô. - Xé 4 góc để tạo thành hình tán lá cây tròn - Tiếp tục đếm ô đánh dấu xé hình chữ nhật cạnh 8 ô, xé 4 góc để tạo thành hình tán lá dài - Xé 2 thân cây màu nâu(dài 6 ô, ngắn 4ô) - Sắp xếp vị trí 2 cây cho cân đối - Bôi hồ đều, dán phẳng * HS k/t: Đường xé ít bị răng cưa, hình dán cân đối, phẳng. Có thể xé được hình cây đơn giản, có hình dạng, màu sắc, kích thước khác. - Thu dọn giấy thừa và lau sạch tay. Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012 Tiết 1, 2: Học vần: Bài 37: ÔN TẬP I. Mục tiêu : - HS đọc được các vần kết thúc bằng i và y; từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37. - Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37. - Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: cây khế * HS KG kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng ôn III. Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ : - Đọc bài cũ - Viết: ay, ây, máy bay, nhảy dây 2. Dạy, học bài mới a. Giới thiệu - Ghi đề ai và ay b. Ôn tập - Đọc các vần vừa học - Gh ... ọc được: eo-ao, chú mèo, ngôi sao, từ ngữ và câu ứng dụng . - Viết được eo-ao, chú mèo, ngôi sao - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: gió , mây, mưa, bão lũ - Biết đọc trơn; Viết được đủ số dòng quy định trong vở TV. - HS tự giác, chủ động học tập. II. Đồ dùng dạy học : - Bộ chữ biểu diễn Tiếng Việt lớp 1 - Tranh minh hoạ phần luyện nói III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay, Câu ứng dụng - Viết: tuổi thơ, mây bay 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - ghi đề b) Dạy vần mới : eo * Nhận diện vần - GV phát âm mẫu - Vần eo gồm e và o - So sánh eo với e + Giống : có e + Khác: eo có thêm o ở sau * Đánh vần - Cho hs nhìn bảng phát âm. Gv chỉnh sửa cho hs - Gv hướng dẫn cho hs đánh vần: e-o-eo Tiếng và từ khoá: e-o-eo, mờ -eo-meo-huyền-mèo: chú mèo - Gv chỉnh sửa nhịp đọc cho hs * Vần ao - GV phát âm mẫu - Vần ao gồm a và o - so sánh ao và eo + Giống nhau: kết thúc bắng o + Khác nhau : ao bắt đầu bằng a * Đánh vần: a-o-ao, sờ-ao-sao: ngôi sao * Hướng dẫn HS viết: * Đọc từ ngữ ứng dụng - Gv giải thích các từ ngữ ứng dụng - Gv đọc mẫu Tiết 2 3. Luyện tập a) Luyện đọc: - Cho hs đọc lại vần ở tiết 1 - Hs đọc các từ ngữ ứng dụng - Đọc đoạn thơ ứng dụng - Nhận xét tranh minh hoạ của đoạn thơ ứng dụng - Gv đọc mẫu - Gv cho hs đọc đoạn thơ ứng dụng - Gv chỉnh sửa lỗi của hs đọc đoạn thơ ứng dụng b) Luyện viết: - Hs viết vào vở tập viết c) Luyện nói : - Đề bài: Gió , mây , mưa, bão, lũ - Trò chơi 4. Củng cố , dặn dò: - Cho 1 số hs lên bảng chỉ và đọc - Hs tìm một số tiếng, từ có vần đã học - 3 em - 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con - Hs đọc eo –ao (cá nhân, đồng thanh) - 5 em nhận diện vần và so sánh eo với e - HS đánh vần (cá nhân, đồng thanh) - HS phát âm - HS so sánh - hs đọc cá nhân, đồng thanh - hs viết bảng con - HS đọc cá nhân, đồng thanh - HS đọc cá nhân, đồng thanh - HS nhận xét tranh - HS đọc cá nhân, đồng thanh - HS viết vào vở tập viết , bài 38 - HS trả lời các câu hỏi của GV - HS đọc - HS tìm tiếng, từ, câu chứa vần mới Tiết 3: Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3 I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết làm phép trừ trong phạm vi 3 - Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - HS yêu thích học toán II. Đồ dùng dạy học: - Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán 1 - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: - Giới thiệu bài * HĐ1: Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ - Hướng dẫn hs học phép trừ 2 - 1 - Hd hs xem tranh nêu đề toán : 2 con ong bớt ( bay đi 1 con ong ,còn 1 con ong,hai bớt 1 còn 1 Hai bớt 1 còn 1 ta viết 2-1=1( dấu - ; đọc trừ) - Hướng dẫn hs làm phép trừ 3-1=2, 3-2=1(tương tự ) - Hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 3. Luyện tập: * Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài toán - Cho HS nêu cách làm * Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn hs cách làm tính trừ bằng cách đặt theo cột dọc- Lưu ý HS viết các số thẳng cột với nhau * Bài 3: - Cho HS quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp. 4. Nhận xét - dặn dò: - Xem lại các BT-Tiết sau luyện tập - Lúc đầu có 2 con ong đậu, 1con bay đi, còn lại 1 con - Nhắc lại đọc hai trừ một bằng một - HS đọc lại và học thuộc công thức ghi trên bảng - HS nhận biết được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - HS nêu cách làm bài rồi làm và chữa bài. Thực hiện phép tính theo từng cột - HS phải viết các số thẳng cột với nhau - HS quan sát tranh rồi viết phép tính thích hợp: 3 - 2 = 1 - Lắng nghe Tiết 4: Đạo đức LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ(T.1) I. Mục tiêu: - HS hiểu được: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. - HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày - Biết vì sao cần phải lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ II. Đồ dùng dạy học: - III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy kể về gia đình em - GV nhận xét-ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Làm bài tập 1 + Nhận xét việc làm của các bạn trong 2 tranh - GV hỏi : Vậy anh chị em trong gia đình phải sống với nhau như thế nào? - Kết luận: Anh chị em trong gia đình phải thương yêu ,hoà thuận với nhau Liên hệ: ở gia đình em anh chị em đã biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau chưa? Hoạt động 2: Làm bài tập 2 + Tranh vẽ gì? + Bạn Lan có thể có những cách giải quyết nào? + Nếu em là bạn Lan em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao? Đưa ra một số cách giải quyết - Kết luận: Cách ứng xử: Nhường cho em chọn trước là phù hợp nhất và đang khen 3. Củng cố, dặn dò - Chốt lại nội dung chính của bài - Dặn dò HS nhớ thực hiện theo bài học, chuẩn bị bài sau - 2 HS lên bảng kể - Từng nhóm đôi trao đổi về nội dung của mỗi tranh - Đại diện nhóm trình bày - Một số HS nhận xét - Phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau - HS chú ý lắng nghe - HS tự liên hệ - HS thảo luận nhóm 4 - Quan sát tranh và trả lời - Nêu tất cả các cách giải quyết có thể có của Lan - Chọn cách giải quyết phù hợp nhất - HS chú ý lắng nghe - HS chú ý theo dõi Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Tập viết: XƯA KIA, MÙA DƯA , NGÀ VOI , GÀ MÁI I. Mục tiêu: - HS viết đẹp đúng cỡ chữ, kiểu chữ các từ: xưa kia, mùa dưa,gà mái, ngà voi - Rèn luyện kĩ năng viết chữ cho HS - GD: HS tính cẩn thận khi viết bài II. Đồ dùng dạy học: - Bài viết mẫu III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ - Viết: chú mèo, ngôi sao - GV nhận xét – ghi điểm 2. Bài mới : - Giới thiệu bài Hướng dẫn viết: a. Viết bảng con - Viết mẫu và hướng dẫn cách viết - Nhận xét và uốn nắn cho HS b. Tập viết vào vở - GV hướng dẫn cách viết và cách trình bày - Theo dõi nhắc nhở c. Chấm bài nhận xét - Chấm 1/3 số vở tại lớp và nhận xét số vở còn lại chấm ở nhà. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét chung bài viết - Nhắc nhở những em viết chưa đẹp - Nhận xét giờ học - 2 HS thực hiện - Cả lớp viết bảng con - HS chú ý theo dõi - Viết bảng con - HS chú ý theo dõi - Viết vào vở tập viết - Bình chọn bài viết đẹp để tuyên dương - HS lắng nghe Tiết 2: Tập viết: ĐỒ CHƠI, TƯƠI CƯỜI, NGÀY HỘI , VUI VẺ I. Mục tiêu: - HS viết đẹp đúng cỡ chữ, kiểu chữ các chữ : đồ chơi, tươi cười, ngày hội , vui vẻ - Rèn luyện kĩ năng viết chữ cho HS - GD: HS tính cẩn thận khi viết bài II. Đồ dùng dạy học: - Bài viết mẫu III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ - Viết: mùa dưa , ngà voi - GV nhận xét – ghi điểm 2. Bài mới : - Giới thiệu bài Hướng dẫn viết: a. Viết bảng con - Viết mẫu và hướng dẫn cách viết - Nhận xét và uốn nắn cho HS b. Tập viết vào vở - GV hướng dẫn cách viết và cách trình bày - Theo dõi nhắc nhở c. Chấm bài nhận xét - Chấm 1/3 số vở tại lớp và nhận xét số vở còn lại chấm ở nhà. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét chung bài viết - Nhắc nhở những em viết chưa đẹp - Nhận xét giờ học - 2 HS thực hiện - Cả lớp viết bảng con - HS chú ý theo dõi - Viết bảng con - HS chú ý theo dõi - Viết vào vở tập viết - Bình chọn bài viết đẹp để tuyên dương - HS lắng nghe Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về - Làm tính trừ các số trong P.V 3 - HS yêu thích học toán II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 em đọc các phép trừ trong phạm vi 3 - Nhận xét- ghi điểm 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Luyện tập b) Hướng dẫn HS làm các bài tập * Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu bài tập - Cho HS nêu cách làm * Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu bài tập - Cho HS nêu lại cách tính * Bài 3: - Cho HS nêu yêu cầu bài tập - Cho HS nêu cách làm và làm bài vào vở - GV chữa bài * Bài 4: - Cho HS xem từng tranh viết phép tính 3. Củng cố-Dặn dò: - Trò chơi: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó - Nhận xét tiết học - 2 HS đọc - HS nêu yêu cầu bài tập: Tính - HS nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài - HS nêu yêu cầu bài tập: Điền số - HS nêu lại cách tính, làm tiếp các bài sau rồi đổi bài cho bạn để chữa và chấm bài - HS nêu yêu cầu: Điền dấu +/- - HS nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài - HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính ứng với tình huống trong tranh vào dòng các ô vuông dưới bức tranh - HS tiến hành chơi - Nhận xét đội thắng cuộc Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động: THẦY GIÁO, CÔ GIÁO CỦA EM I. Mục tiêu : - HS biết thêm được thông tin về các thầy giáo,cô giáo dạy lớp mình và các thành tích đã đạt được trong các mặt công tác của trường mình. - Giáo dục HS tình cảm yêu trường, yêu lớp và kính yêu các thầy giáo, cô giáo. II. Tài liệu: - Tư liệu về thành tích của nhà trường trong các mặt công tác. III. Các bước tiến hành Bước 1: Chuẩn bị + Gv phổ biến nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động cho cả lớp. + Sắp xếp, kê lại bàn ghế theo hình chữ u. Bước 2: Tiến hành. - GV cho cả lớp hát tập thể bài: Lớp chúng ta đoàn kết. - HS hỏi những điều các em muố biết về các thầy giáo, cô giáo dạy lớp mình. - GV giới thiệu các thành tích mà nhà trường và các thầy cô giáo đã đạt được trong những năm qua. - HS bày tỏ tình cảm của mình với các thầy giáo, cô giáo dạy lớp mình. - HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Bước 3: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét chung. - Khen HS đã biết ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô và nhắc nhở HS hãy học tập, rèn luyện tốt để thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Hướng dẫn HS chuẩn bị cho hoạt động lần sau. Tiết 5: SINH HOẠT LỚP I. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần: 1. Nề nếp - Nghiêm túc chấp hành tốt các nề nếp của lớp học - Đi học đầy đủ, đúng giờ Mang đúng trang phuịc đã quy định - Nghỉ học có lí do 2. Học tập - Có ý thức học tập tốt, hăng say phát biểu xây dựng bài: - Một số em chưa chú ý trong giờ học:.. 3. Vệ sinh - Các tổ luân phiên nhau làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 4. Hoạt động khác - Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp II. Kế hoạch tuần tới: - Phát động phong trào thi đua học tốt để chào mừng ngày 20 - 11 - Đi học đầy đủ, đúng giờ - Vệ sinh cá nhân và VS lớp học sạch sẽ - Tham gia đầy đủ các hoạt động do đội tổ chức - Mang đúng trang phục và đi dép có quai hậu
Tài liệu đính kèm: