Tiết 2
Toán
Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG.
I. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng:
- Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
2 - Giáo dục:
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
GV - Phấn màu.
HS - SGK, V3
III. LÊN LỚP:
A. Bài cũ : - Mét vuông - Sửa các bài tập về nhà.
TUẦN 12 : Thứ hai, ngày 05 tháng 11 năm 2012 Tiết 1 Chào cờ Tiết 2 Toán Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG. I. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng: - Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. 2 - Giáo dục: - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. CHUẨN BỊ: GV - Phấn màu. HS - SGK, V3 III. LÊN LỚP: A. Bài cũ : - Mét vuông - Sửa các bài tập về nhà. B. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu: Nhân một số với một tổn . 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. - Ghi bảng 2 biểu thức : 4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5 - Yêu cầu tính . - Yêu cầu phát biểu bằng lời. - Viết bảng: a x (b + c) = a x b + a x c Tiểu kết : HS nắm cách nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số. Hoạt động 2: Thực hành. - Bài 1: Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô (theo mẫu) + Đưa bảng phụ vào, nêu cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính nhẩm bài mẫu. - Bài 2 ( a) ý1; b)ý1): Tính bằng 2 cách * Yêu cầu bài . * Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện BT a. * Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện BT mẫu. * Chữa bài - Bài 3: Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức. * Yêu cầu bài . * Yêu cầu HS thực hiện cá nhân. * Yêu cầu 1 HS lên bảng chữa bài Tiểu kết: Vận dụng để tính. Hoạt động lớp. - Tính giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 - Phát biểu: Khi nhân một số với một tổng , ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau . - Vài em nhắc lại Hoạt động lớp. - Nêu yêu cầu. - HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trong bảng. - Tự làm vào vở. - Thống nhất kết quả. a) 2 em lên bảng tính theo 2 cách. Lớp làm vào vở. - Nhận xét cách làm, kết quả ở bảng. - Nêu cách làm nào thuận tiện hơn. b) Làm theo mẫu. 1 em lên bảng làm mẫu. Lớp làm vào vở. - Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng. - Nêu cách làm nào thuận tiện hơn. - Nêu yêu cầu. - HS tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh - Tự làm vào vở .Thống nhất kết quả. - Nêu cách nhân một tổng với 1 số. C. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng. - Nêu lại cách nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Nhận xét lớp. - Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. - Chuẩn bị: Nhân một số với một hiệu. Tiết 3 Tập đọc Tiết 23: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI. I. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức& Kĩ năng: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải ;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưở , từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng . ( trả lơi9f được các CH 1, 2, 3 trong SGK ) * Kĩ năng sống: - Xác định giá trị. - Tự nhận thức bản thân. - Đặt mục tiêu. 2 - Giáo dục: - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó. II. CHUẨN BỊ: GV : - Tranh minh họa nội dung bài đọc. Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . HS : SGK III. LÊN LỚP: A. Bài cũ : Có chí thì nên . - Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước. B. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi - Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK . 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện đọc - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. - Hướng dẫn phân đoạn (Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). Chỉ định HS đọc nối tiếp - Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm . * Gọi HS đọc phần chú thích * Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc diễn cảm cả bài. Tiểu kết: - Đọc trơn toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. * Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? * Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? * Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ? - Tổ chức hỏi đáp. - Đoạn 1 , 2 cho biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 1,2. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 , 4 trao đổi và trả lời câu hỏi. - Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào thời điểm nào? - Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngồi như thế nào? - Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế - Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ? - Liên hệ bản thân phát biểu tự do và giải thích - Đoạn 3 , 4 cho biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 3,4. - Nêu nội dung chính cả bài. - Ghi nội dung chính Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài . Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm ( KNS + Đóng vai) - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 và 2 + Đọc mẫu đoạn văn. + Sửa chữa , uốn nắn. Tiểu kết: Biết đọc diễn cảm. - Theo dõi Hoạt động cả lớp - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện . (3 lượt). - 1 HS đọc chú thích. - Cả lớp đọc thầm phần chú thích. - 3 em đọc cả bài . Hoạt động nhóm . * 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi. - Trả lời. - Phát biểu : Bạch Thái Bưởi là người có chí. - 2 HS nhắc lại. * 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi. - Trả lời. - Phát biểu : Sự thành công của Bạch Thái Bưởi - 2 HS nhắc lại. - Phát biểu: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy. - 2 HS nhắc lại. Hoạt động cả lớp(Thảo luận nhóm;đóng vai) + Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. (Tìm giọng đọc) + Luyện đọc diễn cảm theo cặp. + 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp. C. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Nêu ý chính của bài - Liên hệ thực tế: Giáo dục HS có ý chí, nghị lực vượt khó. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Vẽ trứng. Tiết 4 Kể chuyện Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. I. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng: - Dựa vào gợi ý ( SGK ) biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính truyện. 2 - Giáo dục: - Giáo dục HS có ý chí vượt khó , vươn lên trong học tập . II. CHUẨN BỊ: GV: - Một số truyện viết về người có nghị lực. - Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài KC. HS : - SGK. III. LÊN LỚP: A. Bài cũ: Bàn chân kì diệu. - HS kể lại truyện Bàn chân kì diệu, trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký? III. Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 1. Giới thiệu truyện: Kể chuyện đã nghe , đã đọc 2. Các Hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài . - Viết đề bài, gạch dưới những từ quan trọng: được nghe, được đọc, có nghị lực. - Nhắc HS: Những nhân vật được nêu tên là những nhân vật các em đã biết trong SGK. Nếu kể chuyện ngồi SGK, các em sẽ được cộng thêm điểm. - Gắn dàn ý và tiêu chuẩn đánh giá bài KC ở bảng , nhắc HS: + Trước khi kể, cần giới thiệu câu chuyện của mình. + Chú ý kể tự nhiên, đúng giọng kể. + Với những truyện dài, có thể chỉ kể 1 đoạn Tiểu kết: HS nắm nội dung truyện. Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện. - Kể theo nhóm: Mỗi em nêu tên truyện, kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí và nghị lực của nhân vật. - Kể trước lớp : Viết lần lượt lên bảng tên những em tham gia thi kể và tên truyện đã kể. Tiểu kết: HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện. Hoạt động lớp . - 1 em đọc đề bài. - 4 em tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 , 2 , 3 , 4 . Cả lớp theo dõi. - Đọc thầm lại gợi ý 1. - Vài em tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. - Cả lớp đọc thầm gợi ý 3. Hoạt động lớp. - Nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của BT. - Kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa truyện - Thi kể trước lớp. - Lớp nhận xét, bình chọn người ham đọc sách, chọn được truyện hay nhất; người kể chuyện hay nhất. C. Củng cố – Dặn dò: (3’) - Giáo dục HS có ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở những em yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần KC. - Chuẩn bị: Tìm và đọc kĩ một truyện được chứng kiến hoặc tham gia về một người có nghị lực. Tiết 5 Lịch sử Tiết 12: CHÙA THỜI LÝ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức &Kĩ năng: - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý + Nhiều vua thời Lý theo đạo Phật. + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. * HS khá, giỏi: Mô tả ngôi chùa mà em biết . * GDBVM : Vẻ đẹp của chùa, giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hóa của ông cha, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường. 2 - Giáo dục: - Tự hào về truyền thống lịch sử , văn hóa của dân tộc ta. II. CHUẨN BỊ: GV - Ảnh phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà. HS : SGK III. LÊN LỚP: A.Bài cũ: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. Nêu lại ghi nhớ bài học trước. B. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: Chùa thời Lý . 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Sự tiếp thu đạo Phật. - Làm việc theo nhóm đôi. - Giao việc: * Đọc SGK. * Trao đổi: Vì sao nói “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?” - Yêu cầu trình bày. Thống nhất ý kiến. Tiểu kết: HS nắm được: Đến thời Lý , đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất . Hoạt động 2: Đạo Phật phát triển thịnh đạt. - Tổ chức làm việc cá nhân: * Yêu cầu đọc SGK. - Vấn đáp: * Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt? - Đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Tiểu kết: HS nắm vai trò, tác dụng của chùa dưới thời Lý. Hoạt động 3: Kiến trúc thời Lý. - Quan sát 1 số hình ảnh chùa Một Cột , chùa Keo, tượng Phật A-di-đà và nêu nhận xét. - Yêu cầu mô tả và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. - Kết luận ( ghi nhớ) Tiểu kết: HS mô tả được một số đặc điểm các ngôi chùa lớn thời Lý. Hoạt động nhóm đôi. - Lắng nghe. - HS đọc SGK và câu hỏi - Trao đổi theo cặp, thống nhất ý kiến. - Trình bày trước lớp: Đạo Phật dạy con người biết thương yêu, nhường nhìn, giúp đỡ nhau, không đối xử ác với loài vật, con người sống vị tha. Đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt. Hoạt động lớp. - Đọc SGK - Phát biểu- Đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân những ý đúng: + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư . + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật . + Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã + Chùa là nơi tổ chức văn nghệ . Hoạt động Lớp - Một số em trả lời: (Theo SGK) - Vài em mô tả b ... đồ. - Yêu cầu miêu tả hiện tượng trên sơ đồ . - Trình bày đơn giản về sơ đồ trong SGK - Kết luận: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Tiểu kết: HS biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. * Tổ chức HS làm việc cặp đôi theo định hướng: - Quan sát hình 49 / SGK vẽ vào giấy A4. - Giao nhiệm vụ cho HS như yêu cầu ở mục Vẽ SGK. Tiểu kết: HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Hoạt động lớp, nhóm. - Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên SGK. - Liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ. - Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên. - Trình bày: Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây. Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa Hoạt động lớp, nhóm. - Nhận giấy. - Hồn thành bài tập theo yêu cầu. - Các nhóm trình bày với nhau về kết quả đã làm việc. - Một số em trình bày sản phẩm của mình trước lớp. C. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Nêu ghi nhớ SGK. - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học. * GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trương và tài nguyên thiên nhiên. - Nhận xét lớp. - Dặn HS xem kĩ mục bạn cần biết. - Chuẩn bị: Nước cần cho sự sống. Thứ sáu, ngày 09 tháng 11 năm 2012 . Tiết 1 Âm nhạc Tiết 12: Học Hát Bài: Cò Lả (Dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ) I. Mục tiêu: - Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát. - Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng giai điệu của bài hát. - Biết bài hát này là bài dân ca của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ đệm. - Băng nghe mẫu. - Hát chuẩn xác bài hát. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học. B. Bài mới: Hoạt Động Của Giáo Viên HĐ Của Học Sinh * Hoạt động 1 Dạy hát bài: Cò Lả. - Giới thiệu bài hát, tác giả. - GV cho học sinh nghe bài hát mẫu. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức. - Cho học sinh tự nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát. * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài . - Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Dân ca vùng nào? - HS nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và sự giáo dục của bài hát * Cũng cố dặn dò: - Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học. - Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn. - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học. - HS lắng nghe. - HS nghe mẫu. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy + Hát cá nhân. - HS nhận xét. - HS chú ý. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trả lời. + Bài :Cò Lả + Nhạc sĩ: Dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ. - HS nhận xét - HS thực hiện - HS chú ý. - HS ghi nhớ. Tiết 2 Toán Tiết 60: LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng: - Thực hiện được nhân với số có 2 chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số 2 - Giáo dục: - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. CHUẨN BỊ: GV - Phấn màu . HS - SGK.bảng con, V3 III. LÊN LỚP: A. Bài cũ: Nhân với số có hai chữ số. B. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: Luyện tập . 2. Các hoạt động: Hoạt động1: Củng cố cách đặt tính, thực hiện phép tính . - Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Bài 2 ( cột 1, 2 ): Viết giá trị biểu thức vào ô trống. * Gắn đề bài. * Yêu cầu nêu thao tác thực hiện . Tiểu kết : HS nắm vững cách đặt tính , thực hiện phép tính . Hoạt động 2: Thực hành. - Bài 3: Giải toán. * Phân tích đề toán. * Thảo luận nêu cách giải. * Tổ chức trình bày bài giải. * Chữa bài Tiểu kết: Rèn luyện kĩ năng. Hoạt động lớp. - Tự đặt tính trên bảng con, nêu cách tính. - Tính ở nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống. Lên bảng gắn kết quả. - Nêu thao tác: * Thay chữ bằng số. * Tính giá trị. * Ghi giá trị vào ô. Hoạt động lớp. - Đọc và tóm tắt bài toán. - Nêu cách làm. - Tự làm vào vở rồi chữa bài. C. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua làm các phép tính ở bảng. - Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: - Làm các bài tập tiết 60 sách BT Tiết 3 Tập làm văn Tiết 24: KỂ CHUYỆN: KIỂM TRA VIẾT. I. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Viết được bài văn kể chuyện yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc ). - Ddiễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ). 2 - Giáo dục: - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn. II. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt của một bài văn KC. HS: - Giấy, bút làm bài KT. III. LÊN LỚP: A. Bài cũ: Kết bài trong bài văn kể chuyện. - 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước. B. Bài mới: Kiểm tra viết. 1) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học. 2) Các hoạt động: HS làm một trong 3 đề bài sau - 30 phút + Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên. + Kể lại truyện Ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng. + Kể lại truyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. C. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Thu bài cả lớp. - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại văn kể chuyện. - Chuẩn bị Trả bài văn kể chuyện. Tiết 4 Khoa học Tiết 24: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG. I. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức &Kĩ năng: - Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt. + Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật .Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. * SDNLTK&HQ ( Liên hệ ): - HS biết được nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật như thế nào, từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước. 2 - Giáo dục: - Yêu thích tìm hiểu khoa học. II. CHUẨN BỊ: GV - Hình trang 50, 51 SGK. - Giấy Ao, băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm. HS: - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về vai trò của nước. III. LÊN LỚP: A. Bài cũ: - Sơ đồ vòng tuần hồn của nước trong tự nhiên. - Nêu lại ghi nhớ bài học trước. B. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: Nước cần cho sự sống. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. - Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người. + Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật. + Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật. - Giao lại tư liệu, tranh, ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc cùng với giấy Ao, băng kẹp, bút dạ. - Kết luận như nội dung mục Bạn cần biết SGK Tiểu kết: HS nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. Hoạt động 2: Vai trò của nước trong hoạt động của con người. (SDNLTK&HQ ) - Nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi em đưa ra một ý kiến về: Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác? - Ghi các ý kiến của HS ở bảng. - Lần lượt hỏi về từng vấn đề Tiểu kết: HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi, giải trí. Hoạt động lớp, nhóm. - Nộp các tư liệu, tranh, ảnh đã sưu tầm. - Các nhóm làm việc theo nhiệm vụ đã được giao. - Cả nhóm cùng nghiên cứu mục Bạn cần biết và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày. - Trình bày vấn đề được giao trên giấy A0 - Đại diện các nhóm lên trình bày . - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật. Hoạt động lớp, cá nhân. - Lần lượt các nhóm lên trình bày. HS đưa ra ví dụ minh họa về: + Vai trò của nước trong vui chơi, giải trí. + Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp + Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp C. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Thi hùng biện: Nếu em là nước em sẽ nói gì ? - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học. - Nhận xét lớp. - Nhắc nhở xem lại bài, quan sát các hiện tượng trong tự nhiên. - Chuẩn bị Nước bị ô nhiễm. Tiết 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. TUẦN 12. I . MỤC TIÊU : - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Báo cáo tuần 12. III. LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hóa tuần 12. - Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Làm thiệp trang trí lớp. 3. Hoạt động nối tiếp : (3’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hóa tuần 13 - Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Chú ý HS: An toàn thực phẩm, Vệ sinh môi trường. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Tiết 2 : Hoạt động văn hoá văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo VN I - MỤC TIÊU : - Mỗi hs có ít nhất một tiết mục văn nghệ thể hiện trước lớp để mừng ngày nhà giáo VN . - GD học sinh luôn luôn kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo . II - CHUẨN BỊ : - Khăn bàn ; lọ hoa, cây hoa ; các bông hoa gắn các câu hỏi , bài hát , bài thơ trang trí lớp . - Lớp trưởng cùng với lớp phó văn thể dẫn chương trình . III - CÁCH THỨC TỔ CHỨC : - Lớp trưởng tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu . - Lớp trưởng , lớp phó tổ chức cho các bạn trong lớp lên hái hoa và thể hiện . - Sau mỗi lần các bạn thực hiện cả lớp cùng vỗ tay cỗ vũ , động viên . - Lời phát biểu của GV chủ nhiệm và các đại biểu - Lớp trưởng bế mạc - Cuối tiết học thu dọn lớp .
Tài liệu đính kèm: