Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 13, 14

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 13, 14

Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn- cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật.

 - Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lê các vì sao (Trả lời được các CH trong SGK).

*KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Đặt mục tiêu và quản lí thời gian.

 

doc 117 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 4
TUẦN 13
THỨ
NGÀY
TIẾT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
12/11/2012
25
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
61
Toán
Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
13
Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà,cha mẹ 
 ( tiết 2)
13
Kỹ Thuật
Thêu móc xích
BA
13/11/2012
25
Khoa học
Nước bị ô nhiễm
62
Toán
Nhân với số có 3 chữ số
25
LT&VC
Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực 
TƯ
14/11/2012
26
Tập đọc
Văn hay chữ tốt 
63
Toán
Nhân với số có 3 chữ số(TT)
13
Kể chuyện
Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
25
TLV
Trả bài văn kể chuyện 
NĂM
15/11/2012
26
Khoa học
Nguyên nhân nước bị ô nhiễm 
65
Toán
Luyện tập 
26
LT&VC
Câu hỏi và dấu hỏi chấm
13
Chính tả
Nghe – viết : Người tìm đường lên các vì sao
SÁU
16/11/2012
13
Địa lí
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 
13
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tỗng xâm lược lần 2
65
Toán
Luyện tập chung
26
TLV
Trả bài văn kể chuyện 
13
SHL
Sinh hoạt tuần 13
Ngày soạn : 07/11/2012
Ngày dạy : Thứ hai 12/11/2012
 Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn- cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật.
 - Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lê các vì sao (Trả lời được các CH trong SGK).
*KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Đặt mục tiêu và quản lí thời gian.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: Vẽ trứng
Gọi hs lên bảng đọc và TLCH 
1) Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán ngán? 
2) Lê-ô-nác -đô đa-Vin-xi thành đạt như thế nào?
3) Theo em, nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa-Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
- Nhận xét, chấm điểm
B/ Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Cho hs quan sát tranh minh họa chân dung Xi-ôn-cốp-xki trong SGK
- Một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki-người Nga (1857-1935). Xi-ôn-cốp-xki đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm đượn đường lên các vì sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này.
2) Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
+ HD phát âm những từ khó trong bài và đọc đúng những câu hỏi. 
- Gọi hs đọc 4 đoạn lượt 2 + Giảng từ mới trong bài 
 Đoạn 3 : khí cầu, Sa hoàng, thiết kế, 
 Đoạn 4: tâm niệm, tôn thờ
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4
- Gọi hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki.
b) Tìm hiểu bài:
*KNS 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 TLCH ( *Động não)
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2,3 để TLCH:
* PP: Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi.
+ Để tìm hiểu điều bó mật đó, ông đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? 
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? 
- Em hãy đặt tên khác cho truyện? 
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lại 4 đoạn của bài.
- Y/c hs lắng nghe và tìm ra giọng đọc, cách nhấn giọng thích hợp.
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn của bài
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc
+ Y/c hs đọc trong nhóm đôi
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm
+ Nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại toàn bài
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki? 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần.
- Bài sau: Văn hay chữ tốt
Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng đọc và trả lời
1) Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rấtnhiều trứng.
2) Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm của ông được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điệu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại phục hưng
3) Do Lê-ô-nác-đô khổ luyện nhiều năm 
- Quan sát tranh
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Từ đầu...đến vẫn bay được
+ Đoạn 2: Tiếp theo...tiết kiệm thôi
+ Đoạn 3: Tiếp theo...các vì sao
+ Đoạn 4: Phần còn lại 
- HS đọc phát âm: Xi-ôn-cốp-xki, Sa hoàng, tâm niệm, 
- HS đọc nối tiếp lượt 2 
- HS luyện đọc trong nhóm 4
- HS đọc toàn bài
- Lắng nghe 
- HS đọc thầm đoạn 1
+Xi-ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời
- HS đọc thầm đoạn 2
- Hs thảo luận và trình bày.
+ Ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần
+ Ông sống rất khaom khổ. Ông chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh bằng khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không ản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên. 
+ Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước. 
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+ Người chinh phục các vì sao.
+ Ông tổ của ngành du hành vũ trụ 
+ Quyết tâm chinh phục bầu trời .
+ Từ mơ ước bay lên bầu trời. 
- HS nối tiếp nhau đọc trước lớp
- Lắng nghe, tìm ra giọng đọc, cách nhấn giọng (mục 2a)
- Theo dõi
+ Lắng nghe
- HS đọc đoạn cô vừa hướng dẫn
+ HS luyện đọc trong nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét 
- HS đọc to trước lớp
+ Câu chuyện nói lên từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời
+ Nhờ kiên trì, nhẫn nại Xi-ôn-cốp-xki đã thành công trong việc nghiên cứu thực hiện mơ ước của mình
- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại.
Môn: TOÁN 
Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 
I/ Mục tiêu:
 Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
 Bài tập cần làm: bài 1, bài 3; bài 2* và bài 4 dành cho học sinh giỏi
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Luyện tập
Gọi hs lên bảng sử bài 4/70
- Gọi một số hs đọc bài viết của mình 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Gọi hs lên bảng thực hiện:
 27 x 11 
- Ngoài 2 cách thực hiện trên, các em còn có thể thực hiện 27 x11 bằng cách khác nhanh hơn, tiện hơn. Tiết toán hôm nay, cô sẽ hd các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
2) Giới thiệu cách nhân nhẩm:
a) Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
 * Ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 
. 2 cộng 7 bằng 9;
. viết 9 vào giữa hai số của 27 được 297 
. Vậy 27 x 11 = 297 
- Gọi hs nhân nhẩm 41 x 11 
- Em có nhận xét gì về tổng của hai chữ số 27, 41?
- Trường hợp tổng của hai chữ số nhân với 11 lớn hơn 10 thì ta làm sao? Các em cùng theo dõi tiếp
b) Trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. 
- Ghi bảng 48 x 11 = ?
Ta nhẩm như sau:
 . 4 cộng 8 bằng 12; 
 . Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 , được 428 
 . Thêm 1 vào 4 của 428, được 528 
- Y/c hs nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11
- Ghi bảng 75 x 11, gọi hs nêu cách nhẩm 
3) Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs nêu miệng 
Bài 3: Y/c hs tự làm bài trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày 
Nhận xét, sửa sai 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi bảng 35 x 11, 76 x 11 gọi 2 hs lên thi đua. 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Nhân với số có 3 chữ số
Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng thực hiện
- Một số hs đọc bài làm của mình 
Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 đồng một kilogam là:
 5200 x 13 = 67600 (đ)
Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng một kilôgam là:
 5500 x 18 = 99000 (đ)
Số tiền cửa hàng thu được tất cả là:
 67600 + 99000 = 166600 (đ)
 Đáp số: 166600 đồng 
- HS lên bảng thực hiện
27 x 11 = 27 x (10 + 1) = 27 x 10 + 27 x 1
 = 270 + 27 = 297
- HS thực hiện theo cách: 
 27 
 x 11
 27
 27 
 297 
- Theo dõi
- HS nhẩm:
. 4 cộng 1 bằng 5;
. Viết 5 vào giữa hai chữ số của 41 được 451
. Vậy 41 x 11 = 451 
- Tổng của hai chữ số 27, 41 đều nhỏ hơn 10.
- Lắng nghe, theo dõi 
- HS nêu lại 
- HS nêu:
 . 7 cộng 5 bằng 12;
 . Viết 2 vào giữa hai chữ số của 75, được 725
 . Thêm 1 vào 7 của 725, được 825
 . Vậy 75 x 11 = 825 
a) 34 x 11 = 374 b) 11 x 95 = 1045
c) 82 x 11 = 902 
- HS tự làm bài trong nhóm đôi
- HS lên thực hiện: 1 em làm tóm tắt, 1 em giải bài toán 
 Số hs của khối lớp Bốn là:
 11 x 17 = 187 (học sinh)
 Số hs của khối lớp Năm là:
 11 x 15 = 165 (học sinh)
 Số hs của hai khối lớp là:
 187 + 165 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh 
35 x 11 = 385 , 76 x 11 = 836 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( Tiêt 2 )
I/ Mục tiêu:
Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* Hs kh giỏi : Biết nhắc nhở bạn b thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhị em nhỏ.
*KNS: Kĩ năng xác định giá trị thìn cảm của ơng b, cha mẹ dnh cho con chu. Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yu thương của mình với ơng b, cha mẹ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ ghi các tình huống ở HĐ2 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Hãy đọc những câu ca dao mà em biết nói về công ơn của cha mẹ? 
Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Ở tiết học này, các em sẽ tập đóng vai thể hiện tình huống và nói cho nhau nghe những bài thơ, những câu tục ngữ nói về công lao của ông bà và sự hiếu thảo của con cháu.
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Đóng vai
- Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 thảo luận đóng vai theo tình huống 1, nhóm 2 thảo luận đóng vai theo tình huống 2 
- Y/c các nhóm thảo luận 
- Gọi các nhóm lên đóng vai 
- Em cảm thấy thế nào khi em xoa dầu làm cho bà bớt đau lưng? 
- Hãy nêu cảm xúc của mình khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu? 
- Y/c hs nhận xét về cách ứng xử của nhóm bạn 
Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau
* Hoạt động 2: Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ
- Gọi hs đọc BT 4 SGK/20
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành y/c của bài tập (ph ... 
- Quan sát, lắng nghe 
- Thảo luận nhóm , đại diện trả lời
+ Hàng hóa là sản phẩm sản xuất tại địa phương (rau, khoai, cá, trứng...) và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ sản xuất và đời sống người dân. 
+ Người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó. 
- lắng nghe 
- quan sát, thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời: đây là cảnh một chợ phiên, người dân đi chợ rất đông, chợ không có nhà hàng to để bán hàng, chỉ gồm hàng hóa là sản phẩm do người dân sản xuất được. Người dân bán hàng ngay trên mặt đất. ai đi chợ cũng rất vui vẻ. 
- Nhiều học sinh đọc to trước lớp
- lắng nghe, thực hiện 
Môn: Lịch sử
Tiết 15: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ 
I/ Mục tiêu :
 Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần với sản xuất nông nghiệp:
 Nhà Trần quan đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
* GDBVMT: Qua việc dắp đê của nhà Trần liên hệ về thực tế của HS để giáo dục HS.
II/ Đồ dùng dạy-học:
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Nhà Trần thành lập
 Gọi hs lên bảng trả lời
1) Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
2) Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Y/c hs quan sát tranh SGK/39 và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? 
- Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân? Các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sông ngòi 
- Y/c hs đọc SGK/39
- Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì? 
- Sông ngòi ở nước ta như thế nào? 
- Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân? 
- Em có được chứng kiến hoặc biết câu chuyện nào về cảnh lụt lội không? Hãy kể tóm tắt về cảnh lụt lội đó 
Kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất 
* Hoạt động 2: Nhà Trần tổ chức việc đắp đê
- Gọi hs đọc SGK từ "Nhà Trần ...phát triển "
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần? 
Kết luận: Dưới thời Trần, công việc đắp đê chống lũ lụt rất được coi trọng 
* Hoạt động 3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần
- Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? 
- Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? 
* Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi và nói cho nhau nghe ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? 
Kết luận: Để chống lũ lụt, nhân dân ta đã tích cực trồng rừng, chống phá rừng, củng cố đê điều và cùng nhau bảo vệ các môi trường tự nhiên. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/ 40
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài, học thuộc ghi nhớ
- Giáo dục có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
- Bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Nhận xét tiết học 
- HS lần lượt lên bảng trả lời
1) Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập
2) Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội và phát triển nông nghiệp, đặt thêm chức quan Hà đê sứ để khuyến khích nông dân sản xuất, đặt thêm chức quan khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất. Đặt thêm chức quan đồn điền sứ để tuyển mộ người khân hoang. 
- Vẽ cảnh mọi người đang đắp đê. 
- Lắng nghe 
- HS đọc SGK
- Là nghề trồng lúa nước
- Hệ thống sông ngòi ở nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu,...
- Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân 
- Một vài hs kể trước lớp 
- Lắng nghe 
- HS đọc to trước lớp
. Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc đắp đê
. Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê
. Hàng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê
. Có lúc vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê. 
- Lắng nghe
- Hệ thồng đê điều được hình thành dọc theo những con sông chính
- Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm ấm no, thiên tai, lụt lội giảm rất nhiều 
- Thảo luận nhóm đôi và các nhóm lần lượt trả lời
. Trồng rừng , chống phá rừng
. Xây dựng các trạm bơm nước
. Củng cố đê điều 
- Lắng nghe
- Nhiều hs đọc 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN 
Tiết 75: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
 Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư ).
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Luyện tập
- Gọi hs lên bảng thực hiện 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục học cách chia cho số có hai chữ số trường hợp số bị chia có 5 chữ số
2) Bài mới::
a) Trường hợp chia hết
- Ghi bảng: 10105 : 43
- Y/c hs thực hiện vào vở nháp, gọi hs lên bảng thực hiện 
* Lần 1: 101 chia 43 được 2, viết 2;
 2 nhân 3 bằng 6; 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1
 2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9 
 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 
* Lần 2: Hạ 0, được 150; 150 chia 43 được 3, viết 3 
3 nhân 3 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1
 3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13 
 15 trừ 13 bằng 2, viết 2
- HS có thể tính theo cách ước lượng thương ở 3 lần chia như sau:
 101 : 43 = ; có thể ước lượng 10 : 4 = 2 dư 2
 150 : 43 = ; có thể ước lượng 15 : 4 = 3 dư 3
 215 : 43 = ; có thể ước lượng 20 : 4 = 5 
b) Trường hợp chia có dư
- Ghi bảng: 26345 : 35 
- Gọi hs lên bảng thực hiện 
3) Thực hành:
Bài 1: Y/c HS thực hiện bảng con 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà làm lại BT1 
- Bài sau: Luyện tập.
- HS lên bảng thực hiện
 7895 : 83 = 95 dư 10 9785 : 79 = 125 dư 10
- Lắng nghe
- HS lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở nháp
 10105 43
 150 235
 215
 00 
* Lần 3: Hạ 5, được 215; 215 chia 43 được 5, viết 5
5 nhân 3 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1
5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21
21 trừ 21 bằng 0, viết 0 
- HS lên bảng vừa thực hiện vừa nói như trên 
 26345 35
 184 752
 095
 25 263 : 35 = 752 (dư 25) 
- Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia 
a) 23576 : 56 = 421 31628 : 48 = 658 (dư 44)
b) 18510 : 15 = 1234 42546 : 37 = 1149 (dư 33)
 - Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 30: QUAN SÁT ĐỒ VẬT 
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật khác ( ND Ghi nhớ ).
 - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa một số đồ chơi
- Một số đồ chơi: gấu bông, ô tô, máy bay, bộ xếp hình, chong chóng,... bày trên bàn để hs chọn quan sát
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Luyện tập miêu tả đồ vật
- Gọi hs đọc lại dàn ý bài văn tả chiếc áo và đọc bài văn tả chiếc áo. 
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học cách quan sát một đồ chơi mà em thích.
- Kiểm tra việc mang đồ chơi đến lớp của các em 
2) Tìm hiểu bài
Bài 1: Gọi hs đọc các gợi ý a, b, c, d
- Gọi hs giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp
- Các em hãy đọc thầm lại các gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào VBT theo cách gạch đầu dòng 
- Gọi hs trình bày kết quả quan sát của mình
- Cùng hs nhận xét theo các tiêu chí:
+ Trình tự quan sát hợp lí
+ Giác quan sử dụng khi quan sát
+ Khả năng phát hiện những đặc điểm riêng 
- Bình chọn bạn quan sát tinh tế, chính xác, phát hiện những đặc điểm độc đáo của trò chơi 
 Bài 2: Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? 
- Khi quan sát đồ vật, các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì đập vào mắt đầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt, mũi, chân, tay... Khi quan sát phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/154
3) Phần luyện tập
- Gv nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài vào VBT
- Gọi hs trình bày
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất (tỉ mỉ, cụ thể) 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ.
- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi
- Chuẩn bị bài sau: LT giới thiệi địa phương.
- HS 1: đọc dàn ý
- HS 2 đọc bài văn tả chiếc áo 
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý BT1
- HS lần lượt giới thiệu
. Em có chú gấu bông rất đáng yêu
. Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin
. Đồ chơi của em là cô bé búp bê biết múa
. Đồ chơi của em là búp bê biết bò 
- Lắng nghe, tự làm bài 
- HS lần lượt trình bày 
- Nhận xét 
- Cần chú ý:
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận
+ Quan sát bằng nhiều giác quan : mắt, tai, tay...
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại. 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ 
- Lắng nghe
- Tự làm bài
- Lần lượt trình bày
- Nhận xét 
- HS đọc lại ghi nhớ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ví dụ về một dàn ý
Mở bài: giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất
Thân bài: 
 - Hình dáng: gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng
- Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở mũi, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác
- Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh
- Mũi: màu nâu, nhỏ trông như một chiếc cúc áo gắn trên mõm
- Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh
- Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu.
kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
 LÂM KIẾT , NGÀY 25/ 11/2011
 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT
 LÂM THỊ THANH XUÂN

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4TUAN 131415CKTKNSTKNL100.doc