Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 15 năm 2011

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 15 năm 2011

Tiết 2 : Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I / Mục tiêu.

1.Đọc thành tiếng .

- Đọc trôi chảy lư¬u loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

2.Đọc hiểu .

- Hiểu các từ ngữ trong bài niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng, khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

II / Chuẩn bị .

Tranh ảnh minh họa cho bài học.

III / phương pháp .

Trực quan, đàm thoại, thực hành , luyện tập, giảng giải.

 

doc 35 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 15 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn : 26/11/2011 Ngày giảng : Thứ 2 / 28 / 11 / 2011
 .........................................................
Tiết 2 : Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I / Mục tiêu.
1.Đọc thành tiếng .
Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
2.Đọc hiểu .
Hiểu các từ ngữ trong bài niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng, khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
II / Chuẩn bị .
Tranh ảnh minh họa cho bài học.
III / phương pháp .
Trực quan, đàm thoại, thực hành , luyện tập, giảng giải.
IV / Hoạt động dạy học.
1 bài cũ .
Gọi HS đọc nối tiếp bài “Chú đất nung”
- Nhận xét ghi điểm .
2 bài mới .
*Giới thiệu bài .
Luyện đọc và tìm hiểu bài .
a.Luyện đọc .
GV chia đoạn: 2 đoạn.
Đoạn 1 từ đầu - > Sao sớm .
Đoạn 2 tiếp - > hết .
-GV đặt câu hỏi để giải thích chú giải.
GVHD nghỉ hơi dài sau 3 chấm .
- Kết hợp hỏi câu chú giải trong bài 
GV đọc mẫu cả bài .
b.Tìm hiểu bài .
Yêu cầu HS đọc thầm bài để trả lời câu hỏi .
? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
? Tác giả đã quan sát cánh diều bằng giác quan nào?
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
? Trò chơi thả diều đã đem lại cho tre em những mơ ước đẹp ntn? 
GV tóm lại nội dung đoạn 2.
? Bài văn nói lên điều gì?
c đọc diễn cảm 
Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài .
Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc .
GV tổ chức cho HS thi đọc đọan văn.
NX - tuyên dương.
3.Củng cố - dặn dò .
? Trò chơi thả diều đem lại cho tuổi thơ những gì?
GV rút ra ý nghĩa treo lên bảng.
- Tóm lại nội dung bài .
- Về đọc lại nội dung bài - chuẩn bị bài giờ sau học .
5'
1'
13'
12'
8'
3'
Hai em thực hiện.
Lắng nghe.
-HS nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp tìm từ khó trong bài .
HS nối tiếp đoạn lần 2.
HS đọc câu dài .
Đọc lần 3 theo cặp đôi.
1 HS đọc bài .
Đọc và trả lời câu hỏi GV nêu.
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè ...vì sao sớm.
- Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt.
-Đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi.
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo đẹp nh một tấm thảm nhung khổng lồ ...Ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời .
Hy vọng “Bay đi diều ơi, bay đi”
- Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng .
- 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc.
HS luyện đọc theo cặp.
3->5 HS thi đọc.
HS trả lời.
HS đọc ý nghĩa.
Tiết 3 : Lịch sử
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I / Yêu cầu .
Học xong bài này HS biết:
Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê, phòng lũ lụt .
Do có hệ thống đê điều tốt, nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển, nhân dân no ấm .
Tích hợp BVMT : Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lũ ngày nay là truyền thống của nhân dân ta.
II / Chuẩn bị .
- Phiếu học tập của HS.
Hình minh họa trong SGK.Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III / phương pháp .
- Quan sát , đàm thoại, luyện tập, thực hành, phân tích .
IV / Hoạt động dạy học.(40’)
1.Bài cũ .
Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi ở cuối bài 12. 
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS .
 2 bài mới .
 *Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: 
Điều kiện của nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta.
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là gì?
? Sông ngòi nước ta ntn? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?
? Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân?
GV tóm lại HĐ1.
Hoạt động 2:
Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt .
GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm.
? Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt ntn?
Yêu cầu cả lớp NX.
GV tóm lại hoạt động 2 .
Hoạt động 3:
Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần.
? Nhà Trần đã thu được kết quả ntn trong công cuộc đắp đê.
GV kết luận câu 1.
? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?
GV tóm lại HĐ3.
Liên hệ thực tế: 
em hãy kể về quá trình giữ đê ở các địa phương hiện nay mà em biết?
3 củng cố - dặn dò. 
- Tóm lại nội dung bài .
- Về hoàn thiện lại nốt bài - chuẩn bị bài giờ sau học .
3'
10'
10'
10'
2'
HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
HS đọc bài trong SGK .
- dưới thời nhà Trần nhân dân ta làm nông nghiệp là chủ yếu .
- Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông nh sông Hồng, sông Đà , sông Đuống, sông Cầu...
- Là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng và cuộc sống của nhân dân.
HS đọc SGK và thảo luận nhóm để tìm câu trả lời .
- HS trả lời câu hỏi thảo luận .
Các nhóm cử đại diện báo cáo .
HS nhóm khác NX bổ xung.
HS đọc SGK để trả lời câu hỏi .
- Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ.
Làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ.
HS trả lời.
Tiết 4 : Toán
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I / Yêu cầu .
Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số tận cùng là các chữ số 0.
II / Chuẩn bị .
SGK , SGV, vở BT.
III / phương pháp .
Thực hành, luyện tập, đàm thoại , phân tích.
IV / Hoạt động dạy học.
1.bài cũ .
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài .
-Nhận xét chữa bài.
2.Bài mới .
Giới thiệu bài .
HD cách thực hiện.
320 : 40 = ? 
320 : 40 = 320 : (10 x 4)
 = 320 : 10 : 4
 = 32 : 4 
 = 8
Vậy 320: 40 = 8
Qua phép tính em có nhận xét gì?
VD 2 :32000 : 400 = ?
32000 : 400 = 32000 : (100 x 4)
 = 32000 : 100 : 4
 = 320 : 4 
 = 80 
Vậy 32000: 400 = 320 : 4
? KHi thực hiện chia tận cùng là chữ số 0 ta làm ntn?
= > Quy tắc: SGK.
3.Luyện tập
HD HS thực hiện BT.
Bài 1 : Tính .
Gọi HS lên bảng làm BT. 
GVNX chữa bài .
Bài 2 .
Tìm X .GVHD HS tìm X.
GV NX chữa bài .
Bài 3 
Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài 
gv gợi ý cho HS cách giải.
? 1 xe chở 20 tấn hàng thì 180 tấn cần mấy xe ta làm ntn?
? 1 xe chở 30 tấn thì 180 tấn cần bao nhiêu xe?
NX chữa bài.
3.Củng cố - dặn dò .
- Tóm lại nội dung bài .
- Về hoàn thiện nốt phần còn lại 
- Chuẩn bị bài giờ sau học .
4'
14'
20'
2'
Hai HS thực hiện trên bảng .
2 HSNX.
HS lắng nghe và quan sát GVHD mẫu.
320 : 40 = 32 ; 4
Vài HS đọc quy tắc.V
2 HS thực hiện .
4500 : 500 85000 : 500
4500 500 85000 500
 0 9 35 170 00
2 HS NX bài của bạn.
2 HS thực hiện trên bảng .Lớp làm BT vào vở.
a, X x 40 = 25600 b, X x 90 = 37800
 X = 25600 : 40 X = 37800 : 90
 X = 640 X = 420.
HS NX bài của bạn.
2 HS đọc bài .
Ta lấy 180: 20.
Giải: 
a, Nếu một xe chở 20 tấn thì cần số toa xe là?
180 : 20 = 9 (Toa )
b, Nếu 1 xe chở 30 tấn thì cần số toa xe là .
180 : 3 = 6 (Toa)
Đáp số : a, 9 toa xe.
 b, 6 toa xe
Một HS NX bài.
Tiết 5 : Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T 2)
I / Mục tiêu:
1.Kiến thức .
Giúp HS hiểu công lao của các thầy, cô giáo đối với HS
2 .Thái độ.
HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý các thầy, cô giáo 
3. Hành vi.
Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 4. Các KNS được GD trong bài : Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II / Đồ dùng dạy học.
Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán .
III / phương pháp.
Đàm thoại, giảng giải, luyện tập, thực hành, nêu gương ...
IV / Hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ:
Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ .
Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:
Báo cáo kết quả sưu tầm .
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm .
Yêu cầu các nhóm viết lại các câu ca dao, tục ngữ đã su tầm vào 1 tờ giấy.
GV tổng hợp các câu tục ngữ, ca dao của các nhóm xem có đúng với yêu cầu của giờ học không .
Tuyên dương các nhóm có nhiều câu tục ngữ ca dao nói lên sự biết ơn cảu thầy, cô giáo.
Hoạt động 2
Thi kể chuyện yêu cầu HS làm việc theo nhóm .
Các nhóm chọn một câu chuyện hay để thi kể.
Các nhóm lên kể chuyện .
GV cho HS bình xét nhóm có câu chuyện hấp dẫn nhất và tuyên dương.
Hoạt động 3
Sắm vai sử lý tình huống .
GV đa ra tình huống và yêu cầu các nhóm sử lý tình huống và sắm vai thể hiện cách giải quyết.
Yêu cầu HS làm việc .
GVNX các tình huống các nhóm đa ra.
3 củng cố - dặn dò .
- Tóm lại nội dung bài .
- Chuẩn bị bài giờ sau học .
3'
10'
10'
10'
2'
2 HS đọc ghi nhớ.
HS làm việc theo nhóm .
Các nhóm viết lại các câu ca dao, tục ngữ đã su tầm vào 1 tờ giấy.
Đại diện các nhóm đọc câu tục ngữ ca dao.
HS làm việc theo nhóm .
Các em kể lần lượt cho nhóm mình nghe câu chuyện của mình đã chuẩn bị Mỗi nhóm chọn một câu chuyện hay để dự thi.
Các nhóm khác nhận xét bày tỏ .
Các nhóm đọc tình huống và thảo luận đa ra cách giải quyết.
HS lên bảng đóng vai, các HS khác theo dõi.
Ngày soạn : 27/11/2011 Ngày giảng : Thứ 3 / 29 / 11 / 2011
 .............................................................
Tiết 1 : Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I / Mục tiêu .
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung .Yêu cầu thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng .
Trò chơi: Thỏ nhảy .Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình sôi nổi và chủ động .
II / Địa điểm phương tiện .
- Địa điểm Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
phương tiện Chuẩn bị còi, phấn kẻ sân.
III / Nội dung và phương pháp lên lớp.
1.Phần mở đầu 6-10’
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu buổi học 1-2’
Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập: 1’
* Trò chơi GV tự chọn: 1-2’
2 Phần cơ bản: 18-22’
a, Bài thể dục phát triển chung:12-15’
Ôn cả bài: 2-3 lần mỗi ĐT 2 x8 nhịp.lần 1 GV hô nhịp cho cả lớp tập .Lần 2-3 cho cán sự hô tập .
GVNX sau mỗi lần tập sau đó cho HS tập luyện .
Biểu diễn và thi đua giữa các tổ bài thể dục phát triển chung 5-6’ .Lần lợt từng tổ lên biểu diễn bài thể dục phát triển chung 1 lần, các em khác quan sát và nhận xét.
a, Trò chơi vận động 5 – 6’ Trò chơi: Thỏ nhảy.
GV cho HS khởi động các khớp .
GV nêu tên trò chơi, GV phổ biến cách chơi luật chơi, cho chơi thử sau đó điều khiển HS chơi.Kết thúc trò chơi đội nào thắng cuộc được biểu dương, đội nào thua cuộc phải nắm tay nhau vừa nhảy vừa hát hoặc chịu hình thức phạt nào đó . 
3 . Phần kết thúc: 4-6’
Đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1’
GV cùng HS hệ thống bài 1’
GVNX đánh giá kết quả giờ học và giao BT về nhà: 1-2’.
Tiết 2 : Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I / Yêu cầu  ... g đó.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4')
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trưng bài bài để cho giáo viên cùng các nhóm khác nhận xét.
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét và đánh giá.
- Nhận xét lớp học, nhận xét và đánh giá.
- Học sinh nhận xét bài bạn theo hướng dẫn của giáo viên với các tiêu đề sau:
Bố cục tranh
Cách vẽ hình
Người vẽ trong tranh là ai, nét mặt như thế nào.
- Học sinh xếp loại bài vẽ theo cảm nhận.
Ngày soạn : 30/11/2011 Ngày giảng : Thứ 6 / 2 / 11 / 2011
 .............................................................
Tiết 1 : Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I / Mục tiêu .
Kiểm tra bài thể dục phát triển chung .Yêu cầu thực hiện bài thể dục đúng thứ tự và kỹ thuật.
Trò chơi: Lò cò tiếp sức hoặc trò chơi Thỏ nhảy .Yêu cầu chơi đúng luật.
II / Địa điểm phương tiện .
- Địa điểm Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
phương tiện chuẩn bị còi, phấn kẻ sân.Ghế cho kiểm tra.
 III / Các hoạt động dạy học
1.Phần mở đầu 6-10’
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và hình thức kiểm tra 2’
Khởi động các khớp: 1’
Đi đều hoặc giậm chân tại chỗ và hát 1-2’
* Trò chơi GV tự chọn: 1-2’
2 Phần cơ bản: 18-22’
a, Bài thể dục phát triển chung:14 - 15’
Ôn cả bài: Tập 2-3 lần .mỗi ĐT 2 x8 nhịp. GV hô lần đầu sau đó cho cán sự hô cho cả lớp tập .
Kiểm tra: 
+ Nội dung kiểm tra: HS thực hiện 8 ĐT của bài thể dục phát triển chung .
+ Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra làm nhều đợt, mỗi đợt 3-5 HS.GV gọi tên những HS đến lợt kiểm tra đứng vào vị trí quy định, sau đó hô nhịp cho các em thực hiện ĐT.
+ Cách đánh giá.
Hoàn thành tốt : Thực hiện đúng từng ĐT và thứ tự các ĐT trong bài .
Hoàn thành : Thực hiện đúng ĐT trong bài, có thể nhầm nhịp hoặc quên 2-3 ĐT 
Cha hoàn thành : Thực hiện sai từ 4 ĐT trở lên.
Chú ý: Những HS cha hoàn thành, GV tiến hành cho kiểm tra lại lần 2 ngay sau đó hoặc vào giờ học sau.
b, Trò chơi vận động 4- 5’ .
Trò chơi Lò cò tiếp sức hoặc Thỏ nhảy đã học ở lớp 2.
3 . Phần kết thúc: 4-6’
Đứng tại chỗ thực hiện ĐT gập chân thả lỏng 5-6 lần .
Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân 5-6 lần.
GVNX và công bố kết quả kiểm tra: 2’
GV có thể tuyên dương những HS đạt kết quả tốt và động viên những HS cha hoàn thành để giờ sau kiểm tra được tốt hơn.
gv giao BT về nhà: 1’
Tiết 2 : Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾP THEO)
I / Yêu cầu .
Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số .
II / Chuẩn bị .
SGK , SGV, vở BT.
III / phương pháp .
Thực hành, luyện tập, đàm thoại.
IV / Hoạt động dạy học.
1.Bài cũ .
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiên phép tính .
-Nhận xét ghi điểm .
2.Bài mới .
Giới thiệu phép chia .
Giới thiệu phép chia .
a, 10105 : 43 = ?
HD chia từ trái qua phải.
10105 43 
235
 215
 00
b, 26345 : 35 = ?
26345 35 
752
 095
 25
Vậy 26345: 35 = 752 d 25.
GV nhắc lại cách chia .
3.Luyện tập
HD HS thực hiện BT.
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu của BT. 
2 HS thực hiện trên bảng .
GVNX chữa bài .
Bài 2 .
Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài 
GVHDHS làm BT.
Tóm tắt:
1 giờ 15 phút: 38 km 400 m.
1 phút: ? m
? Để giải cho dễ ta phải làm gì?
GV yêu cầu HS thực hiện đổi và giải BT.
GV NX ghi điểm.
3.Củng cố - dặn dò .
- Tóm lại nội dung bài .
- Về hoàn thiện nốt phần còn lại 
- Chuẩn bị bài giờ sau học .
5'
14'
19'
2'
Hai HS thực hiện trên bảng .
126172 3 93640 5
2 HSNX.
HS lắng nghe và quan sát GVHD mẫu.
Quan sát lắng nghe.
HS đọc yêu cầu của BT. 
2 HS thực hiện .
23576 56 31628 48
 117 421 282 658
428
 0 44
2 HS NX bài của bạn.
HS đọc yêu cầu của bài 
Đổi 1h15’ ra phút và đổi 38km 400m ra mét.
HS lên bảng giải BT .
Bài giải:
1 h 15’ = 75 phút.
38 km 400 m = 38400 m.
Trung bình mỗi phút ngời đó đi được là
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số : 512 Mét .
HS NX bài của bạn.
Tiết 3 : TLV
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu :
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
II. Đồ dùng dạy học :
- HS chuẩn bị đồ chơi 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
TG
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc dàn ý: Tả chiếc áo của em.
- Khuyến khích HS đọc đoạn văn, bài văn miêu tả cái áo của em.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS 
b. Tìm hiểu ví dụ :
Bài 1: Y/c HS tiếp nối nhau đọc y/c và gợi ý.
- Yêu cầu HS giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS (nếu có)
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
Theo em khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
c. Ghi nhớ : 
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
d. Luyện tập :
- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng học sinh (nếu có)
 - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng 
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em.
4'
1'
10'
2'
20'
3'
- 2 HS đọc dàn ý.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 
+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+ Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin. 
- Tự làm bài.
- 3 HS trình bày kết quả quan sát.
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Khi quan sát đồ vật ta cần quan sát theo trình tự hợp lí từ bao quát đến từng bộ phận.
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự làm bài vào vở.
- 3 - 5 HS trình bày dàn ý.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của gv. 
Tiết 4 : Khoa học
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? 
I. Mục tiêu:
Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
GDBVMT(Bộ Phận HĐ4 trong bài) : HS nhận biết một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Không khí).
GDKNS: Lắng nghe tích cực;Hợp tác;xác định giá trị
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Chuẩn bị theo nhóm: các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, bình thuỷ tinh, chai không, một viên gạch
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Tiết kiệm nước
Gọi hs lên bảng trả lời
1) Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? 
2) Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm nước? 
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
* HĐ 1. Giới thiệu bài: Theo em không khí quan trọng như thế nào? 
- Trong không khí có khí ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
* HĐ 2. Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
- Gọi 2 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang hàng lang của lớp, khi chạy mở rộng miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buột chặt miệng túi lại. 
- Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng? 
- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì? 
* HĐ 3. Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Gọi HS đọc mục thực hành SGK/62
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm 6
- Đi đến các nhóm giúp đỡ: Các em thảo luận và đưa ra giả thiết là “xung quanh ta có không khí", sau đó làm 2 thí nghiệm như SGK và rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên 
- Ghi nhanh các kết luận lên bảng 
- Cả 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì? 
Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. 
* HĐ 4. Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí
- Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì? 
- Các em tiếp tục thảo luận nhóm 6 tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. 
- Gọi các nhóm nêu ví dụ
- Tuyên dương nhóm tìm ra những điều lạ
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK/63
- Về nhà chuẩn bị 3 quả bong bóng với những hình dạng khác nhau để học bài sau: Không khí có những tính chất gì?
Nhận xét tiết học 
4'
2'
10'
10'
8'
2'
- 2 hs lên bảng trả lời
1) Tiết kiệm nước để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng
2) Chúng ta cần: Vặn nước vừa phải, đủ dùng, nhớ khóa vòi nước sau khi dùng
- Không khí rất quan trọng, vì chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ba ngày chứ không thể nhịn thở được quá 3 đến 4 phút. 
- Lắng nghe 
- 2 HS thực hiện 
- Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại, nó phồng lên
- Xung quanh ta có không khí
- 1 HS đọc to trước lớp
- Các nhóm lắng nghe, làm thí nghiệm 
- Đại diện các nhóm nêu kết luận
+ TN1: Khi dùng kim đâm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống. để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ. 
 Kết luận: Không khí có trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy
+ TN2: Khi mở nút chai ta thấy có bong bóng nổi lên mặt nước. KL: Không khí có ở trong chai rỗng. 
+ TN3: Nhúng cục đất xuống nước ta thấy nổi lên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong cục đất. KL: Không khí có trong khe hở của cục đất.
- Không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, cục đất. 
- Lắng nghe
- Là khí quyển 
- Chia nhóm tìm ví dụ
- Lần lượt các nhón nêu (mỗi nhóm 1 ví dụ)
+ Khi ta rót nước vào chai, ta thấy ở miêng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong chai rỗng
+ Khi ta thổi hơi vào bong bóng. Quả bong bóng căng phông lên. điều đó chứng tỏ không khí có trong quả bóng
+ Khi ta dùng quạt quạt ta thấy hơi mát ở mặt. điều đó chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta
- Nhiều HS đọc to trước lớp 
- lắng nghe, thực hiện 
Tiết 5 :
SINH HOẠT LỚP
1. Tổng hợp tuần học
- Nhận xét tình hình chung
 + Ưu điểm:
 - Ngoan ngoãn, lễ phép, không có hiện tượng đánh chửi nhau 
 - Một số em có ý thức học tập tốt, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như : Xuyên, Thắng , Quý
 - Có ý thức lao động tốt, vệ sinh sạch sẽ
+ Nhược điểm:
 - Một số em còn chưa học bài, làm bài tập khi đến lớp, trong lớp chưa chú ý nghe giảng còn nói chuyện riêng như : Chính, Xiên, Lù Thanh, Inh
 - Còn có em đi học muộn đó là em Lù Thanh
2. Lên kế hoạch tuần học tới
- Duy trì sĩ số
- Tích cực trong học tập 
- Rèn chữ viết 
- Ôn lai toàn bộ các bảng cửu chương đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 T15 du co tich hop.doc