Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 16 năm học 2012

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 16 năm học 2012

TIẾT 2

TOÁN ( TIẾT 76)

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

 - Giải bài toán có lời văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 16 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai, ngày 03 tháng 12 năm 2012
TIẾT 1
CHÀO CỜ
TIẾT 2
TOÁN ( TIẾT 76)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIáO VIÊn
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A) Kiểm tra bài cũ: 
Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo)
- Yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính sau:
69104 : 56 ; 60116 : 28
- Nhận xét, cho điểm 
B) Dạy bài mới: 
 1/ Giới thiệu bài mới: Luyện tập 
 2/ Thực hành:
 Bài tập 1: (dòng 1 và 2)
 - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giúp học sinh tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở vài học sinh làm vào bảng phụ 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính 
- Nhận xét, sửa bài vào vở (nếu sai)
 Bài tập 2 :
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải toán vào vở, vài em làm vào bảng phụ
- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, sửa bài vào vở
Tóm tắt: 25 viên gạch : 1 m2
 1050 viên gạch : .m2
Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu học sinh đọc đề, làm bài. Sau đó chữa bài
 + Tính tổng số sản lượng của đội làm trong 3 tháng.
 + Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
 Bài tập 4: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu học sinh đọc đề, làm bài. Sau đó chữa bài
- Học sinh quan sát, tính để phát hiện chỗ sai. 
 C) Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu học sinh 2 đội thi đua thực hiện chia 24662 : 59
- Nhận xét, bình chọn
- Chuẩn bị bài: Thương có chữ số 0
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính 
- Cả lớp đặt tính rồi tính vào vở vài học sinh làm vào bảng phụ 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính 
- Nhận xét, sửa bài vào vở (nếu sai)
a) 4725 15 4674 82 
 22 315 574 57
 75 0
 0 
b) 35136 18 18408 52
 171 1952 280 354
 93 208
 36 0
 0 
- Học sinh đọc đề toán
- Học sinh tóm tắt và giải bài toán bài vào vở, vài em làm vào bảng phụ
- Học sinh trình bày bài giải
- HS nhận xét và sửa bài
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là:
 1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42 m2
Bài giải
Trong 3 tháng đội đó làm được là:
885 + 920 + 1326 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được là:
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm
- Học sinh tìm chỗ sai của 2 phép tính chia và giải thích tại sao sai.
- Học sinh 2 đội thi đua thực hiện chia 24662 : 59
TIẾT 3
TẬP ĐỌC (Tiết 31)
KÉO CO
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
	- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
- Bảng viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A) Kiểm tra bài cũ : Tuổi Ngựa
 - Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung 
- Nhận xét bài cũ
B) Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu bài: Kéo co
Kéo co là một trò chơi vui mà người 
Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.
 2/ Hướng dẫn luyện đọc:
- Giáo viên chia đoạn 
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài văn. Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
- Giáo viên kết hợp giải nghĩa các từ chú thích, các từ mới ở cuối bài đọc: giáp 
- Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài theo nhóm đôi 
- Mời vài học sinh đọc toàn bài văn
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời. 
 3/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và quan sát tranh minh hoạ trong SGK trả lời câu hỏi
 + Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn và quan sát tranh minh hoạ trong SGK trả lời câu hỏi
 + Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 và quan sát tranh minh hoạ trong SGK trả lời câu hỏi
 + Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 
- Bài văn này cho ta biết điều gì?
 4/ Đọc diễn cảm: 
* Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
- Giáo viên hướng dẫn đơn giản để học sinh có giọng đọc phù hợp với tình cảm, thái độ của nhân vật 
* Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
- Giáo viên đọc diễn cảm và hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn.
- Giáo viên cùng trao đổi, thảo luận với học sinh cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
+ Giọng đọc vui, hào hứng. Chú ý ngắt nhịp, nhấn giọng đúng khi đọc các câu sau :
Hội làng Hữu Tráp / thuộc huyện Quế Võ, / tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui.// Vui là ở sự ganh đua, / vui là ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội . //
 - Cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Mời đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất
 C) Củng cố, dặn dò: :	
 Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung của bài văn Hãy nêu lại đại ý của bài.
- Chuẩn bị: Trong quán ăn “Ba cá bống” 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
+ Đoạn 1: năm dòng đầu 
+ Đoạn 2: bốn dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: sáu dòng còn lại 
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc (2 – 3 lượt)
- Học sinh đọc phần Chú giải
- Học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài theo nhóm đôi 
- Vài học sinh đọc toàn bài văn
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc thầm và quan sát tranh minh hoạ trả lời:
Học sinh gạch chân phần trả lời trong sách và nêu: Kéo co phải có hai độià số lượng người bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau( nắm chung một sợi dây). Kéo co phải đủ ba keo, đội nào có số keo thắng nhiều hơn – đội đó thắng
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và quan sát tranh minh hoạ trong SGK trả lời:
 + Học sinh thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp “đây là cuộc chơi giữa bên namxem kéo co”
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 và quan sát tranh minh hoạ trong SGK trả lời:
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. 
 + Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi; vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem. 
Nội dung chính: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. 
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn
- Học sinh theo dõi 
- Học sinh trao đổi, thảo luận với học sinh cách đọc diễn cảm 
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay
- HS nêu
- Cả lớp chu ý theo dõi
	TIẾT 4
KỂ CHUYỆN (Tiết 16)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
1) Rèn kĩ năng nói:
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
2) Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bảng lớp viết đề bài. Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết vắn tắt:
+ Ba hướng xây dựng cốt truyện: Kể xem vì sao em có thứ đồ chơi mà em thích. Cách giữ gìn.
Kể về việc em tặng đồ chơi đó cho các bạn nghèo.
+ Dàn ý của bài kể chuyện: Tên câu chuyện. Mở đầu: Giới thiệu món đồ chơi. Diễn biến:Kết thúc:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
A) Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Mời vài học sinh lên kể lại câu chuyện mà em đã kể ở tuần trước.
- Nhận xét, cho điểm
B) Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
 a) Hướng dẫn học sinh phân tích đề:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
- Yêu cầu 4 học sinh nối tiếp đọc các gợi ý.
- Chú ý học sinh: SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện; khi kể dùng từ xưng hô là “tôi”. Kể theo 1 trong 3 hướng, kể cho bạn ngồi bên, kể cho cả lớp.
- Yêu cầu học sinh nói hướng xây dựng cốt truyện.
- Yêu cầu học sinh nêu tên câu chuyện mình muốn kể 
- Khen ngợi những học sinh chuẩn bị tốt.
 b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Dán dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc học sinh :
 + Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
 + Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
 + Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- Cho học sinh kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho học sinh thi kể trước lớp.
- Cho học sinh bình chọn bạn kể hay và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
 C) Củng cố, dặn dò :
Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung câu chuyện mà mình đã chọn kể.
 - Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
- Chuẩn bị câu chuyện: Một phát minh nho nhỏ.
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh kể tốt và cả những học sinh chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Học sinh lên kể lại câu chuyện mà em đã kể ở tuần trước.
- Cả lớp theo dõi
- Đọc và gạch: đồ chơi của em, của các bạn.
- Đọc gợi ý : Kể vì sao em có thứ đồ chơi mà em thích - Kể về việc gìn giữ đồ chơi- Kể về việc em tặng đồ chơi cho các bạn nghèo .
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh nói hướng xây dựng cốt truyện. (lập dàn ý)
- Phát biểu: Tôi muốn kể câu chuyện Vì sao tôi có con búp bê biết bò, biết hát, 
- Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh nêu lại nội dung câu chuyện mà mình đã chọn kể.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Tiết 5
LỊCH SỬ ( Tiết 16 )
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 Nêu đ ... g khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
	- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Hình trang 66,67 SGK. Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:	
	+ Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ. Nước vôi trong.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
A) Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu những tính chất của không khí?
- Nêu ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống
B) Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Không khí gồm những thành phần nào?
 Hoạt động 1: 
Xác định thành phần chính của không khí 
Cách tiến hành:
- Cho các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh đọc mục “Thực hành” trang SGK để biết cách làm.
- Hướng dẫn các nhóm: trước tiên cần thảo luận “Có phải không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không
- Em hãy chú ý mực nước trong cốc:
 + Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
 + Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không?
 + Thí nghiệm trên cho thấy không khí gồm hai thành phần chính nào?
 + Người ta đã chứng minh được thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
- Yêu cầu học sinh các nhóm thực hành thí nghiệm theo hướng của giáo viên.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, góp ý, chốt lại 
- Yêu cầu học sinh đọc mục “Bạn cần biết” trang 66 SGK.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí 
Cách tiến hành:
- Dung lọ nước vôi trong cho học sinh quan sát, sau đó bơm không khí vào. Nước vôi còn trong như lúc đầu không?
 + Trong những bài học trước ta biết không khí có hơi nước, em hãy nêu VD chứng tỏ không khí có hơi nước.
 + Hãy quan sát hình 4, 5 trang 67 SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí.
 + Che tối phòng học dùng đèn pin soi cho học sinh quan sát chùm ánh sáng sẽ thấy rõ bụi trong không khí.
 + Vậy không khí gồm những thành phần nào?
- Yêu cầu học sinh các nhóm thực hành thí nghiệm theo hướng của giáo viên.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, góp ý, chốt lại:
 Không khí gồm hai thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn..
C) Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu tên các thành phần của không khí?
- Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra học kì I.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, chữa cháy,
- Cả lớp chú ý theo dõi 
- Các nhóm chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm
- Học sinh đọc mục “Thực hành” trang SGK để biết cách làm.
- Các nhóm theo dõi
 + Không khí mất đi, nước dâng lên chiếm chỗ. Không khí mất đi duy trì sự cháy gọi là ô-xi
 + Không duy trì sự cháy vì nến tắt gọi là ni-tơ.
 + Không khí gồm hai thành phần: một phần duy trì sự cháy và một phần không duy trì sự cháy.
- Các nhóm thực hành thí nghiệm theo hướng của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, góp ý, chốt lại 
- Học sinh đọc mục Bạn cần biết
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Dựa vào mục “Bạn cần biết”để lí giải hiện tượng.
- Học sinh thực hiện thí nghiệm
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung, góp ý, chốt lại 
 + Bề mặt của cốc nước lạnh có nước do hơi nước trong không khí gặp lạnh và ngưng tụ.
 + Khói, bụi, khí độc, vi khuẩn
- Học sinh nêu tên các thành phần của không khí.
- Cả lớp chú ý theo dõi
SINH HOẠT
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
- Chuyên cần, đi học đúng giờ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
-Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- Đồng phục, khăn quàng, bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt
- Tiến bộ
- Chưa tiến bộ
B. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM NƯỚU, CÁCH DỰ PHÒNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS biết lí do tại sao nướu răng của mình bị viêm và biết caùch phoøng ngừa viêm nướu..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Tranh minh hoïa : Cấu tạo mô nâng đỡ răng - Nguyên nhân bị viêm nướu – Cách phòng ngừa viêm nướu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Các thói quen xấu có hại cho răng, hàm.
GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài học và nhận xét.
 - HS trả lời câu hỏi.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Cấu tạo của mô nâng đỡ răng
-GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp ( 2 phút) và trả lời câu hỏi: Mô nâng đỡ răng gồm những bộ phận nào ? Nướu răng lành mạnh có màu gì?
-GV kết luận: Mô nâng đỡ răng gồm : nướu răng, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xê-măng. Nướu răng lành mạnh có màu màu hồng nhạt.
- HS quan sát, thảo luận theo caëp.
- Ñaïi dieän HS trình bày chæ treân 
hình vẽ.
- HS lắng nghe. 
Hoạt động 2: Nguyên nhân viêm nướu. 
- GV cho HS quan sát sơ đồ trên bảng phụ
 Vi khuẩn chất độc Viêm nướu
- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến nêu nguyên nhân của viêm nướu.
- GV kết luận: Vi khuẩn có sẵn trong miệng tạo thành chất độc gây viêm nướu.
-HS hoạt động cá nhân
-HS quan sát sơ đồ và vốn hiểu biết để nêu nguyên nhân của viêm nướu.
-HS lớp bổ sung.
HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Biểu hiện và tác hại của viêm nướu
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 (TG 3 phút ), mỗi tổ thảo luận trả lời một câu hỏi:
 -Biểu hiện của viêm nướu là gì?
 -Viêm nướu gây tác hại gì?
- GV mời HS đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả trước lớp.
- GV kết luận : - Biểu hiện của viêm nướu là : Nướu răng bị sưng , đau, đỏ, dễ chảy máu khi ăn nhai, khi chải răng, khi mút chíp.
-Tác hại của viêm nướu là: răng lung lay phải nhổ, hôi miệng.
- HS thảo luận theo YC.
- HS đại diện mỗi nhóm lên trình bày trước lớp. HS lớp bổ sung.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 4: Cách đề phòng viêm nướu
GV hỏi: Để giữ cho răng sạch phòng tránh bệnh viêm nướu, em phải làm gì ? 
- Cho HS quan sát tranh các loại thức ăn tốt cho răng và yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn cung cấp chất đạm ,chất đường bột, chất khoáng, vitamin.
-GVkết luận:Để phòng tránh viêm nướu, chúng ta phải:
 -Chải răng sau khi ăn và sau khi ngủ dậy sẽ loại trừ mảng bám, loại trừ vi khuẩn giúp cho nướu lành mạnh.
 - Ăn thức ăn hay thức uống tốt cho răng và nướu giúp cho nướu lành mạnh.
- HS trả lời cá nhân
- HS làm theo yêu cầu củaGV.
- HS phát biểu, HS lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 4: Câu thuộc lòng
GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ :
 Răng em xinh xinh
 Nướu em hồng hồng
 Vì em thuộc lòng 
 Lời cô giáo dạy
 Chải răng hằng ngày.
-Yêu cầu HS thi đua đọc thuộc lòng bài thơ. Nhận xét
-HS học thuộc lòng bài thơ.
-HS thi đua đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố –dặn dò: Cho HS làm phiếu học tập
-GV phát phiếu, cho 2 HS đại diện 2 nhóm làm trên bảng phụ (hoặc giấy khổ to ) để trình bày trước lớp.
ĐÁP ÁN: Câu 1)b, câu 2)d, cẩu 3)e, câu 4)a, câu 5) d
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài 4 Phương pháp chải răng.
-HS làm bài tập .
-Đại diện HS trình bày, HS lớp nhận xét, sửa
- HS lắng nghe.
 PHIẾU HỌC TẬP
 Đánh dấu X vào trước câu trả lới đúng nhất
1- Nướu răng lành mạnh là nướu có màu hồng nhạt, lấm tấm da cam :
 a) Đúng. b) Sai .
2- Khi bị viêm nướu răng thì ta thấy :
 a) Nướu có màu đỏ đậm.
 b) Gai nướu sưng phù.
 c) Dễ chảy máu.
 d) Cả 3 câu trên đều đúng.
3- Viêm nha chu là:
 a) Tiến triển nặng hơn của viêm nướu.
 b) Mô nâng đỡ răng bị hủy hoại làm răng lung lay.
 c) Chiếc răng có lỗ sâu lớn đến nướu gây chảy máu.
 d) Cả 3 câu trên đều đúng. e) Câu a và b đúng. g) Câu a và c đúng.
 4-Loại thức ăn hay thức uống nào sau đây không tốt cho răng và nướu ?
 a) Nước ngọt, mè xửng, cốm. c) Thịt, cá, trứn, ốc
 b) Nước ngọt, cua, tôm, cá, củ sắn. d) Câu a và b đúng.
5-Để đề phòng bệnh viêm nướu em nên :
 a) Ăn nhiều thức ăn chứa chất bột, đường. 
 b) Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi.
 c) Chải răng đúng cách sau mỗi bữa ăn và tối trước khi đi ngủ.
 d) Câu b và c đúng.
 Kĩ thuật (tiết 16)
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	Sử dụng được một số dụng cụ, vật cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bộ đồ dùng Kĩ thuật (cắt, khâu, thêu)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
5’
1’
24’
4’
1’
1) Kiểm tra bài cũ: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 1)
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét chung các sản phẩm của bài trước
3) Dạy bài mới:	
 a/ Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 2)
 b/ Phát triển:
Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức ôn tập các bài đã học ở trong chương I 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình lần lượt các mũi vừa nêu.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Học sinh tự chọn sản phẩm và thực hành sản phẩm tự chọn 
- Yêu cầu học sinh tự chọn một sản phẩm (có thể là: khăn tay, túi rút dây đựng bút, váy áo búp bê, áo gối ôm)
- Hướng dẫn học sinh chọn và thực hiện, chú ý cần dựa vào những mũi khâu đã học.
 c/ Củng cố:
- Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm vừa hoàn thành, nhận xét, bình chọn sản phẩm làm đẹp.
 d/ Nhận xét, dặn dò:
- Dặn học sinh dựa vào những mũi đã học để cắt khâu thêu được sản phẩm.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 3)
- Hát tập thể
- Học sinh trưng bày sản phẩm vào góc trưng bày.
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh nhắc lại: khâu thường; đột thưa; thêu móc xích.
- Học sinh nêu lần lượt quy trình các mũi khâu thêu đã học .
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Học sinh tự chọn một sản phẩm (có thể là: khăn tay, túi rút dây đựng bút, váy áo búp bê, áo gối ôm)
- Học sinh chọn và thực hiện, chú ý cần dựa vào những mũi khâu đã học.
- Học sinh trưng bày sản phẩm vừa hoàn thành, nhận xét, bình chọn sản phẩm làm đẹp.
- Cả lớp chú ý theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docGA4 T16 CKTTich hopGT122012.doc