Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 30

Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 30

A. Mục tiêu

 - Đọc đúng các tiếng: Xê-vi-la, Man-gien-lăng, biển lặng, nước.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở một số từ ngữ.

 - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.

 - Hiểu nghĩa các từ trong bài

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng: Khẳng định trái đát hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

B. Đồ dùng dạy- học:

 - GV: Ảnh chân dung Man-gien-lăng.

 - Bản đồ thế giới.

 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 - HS: SGK, vở ghi

 

doc 35 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 808Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Soạn ngày 12/4/2008 Ngày dạy: Thứ 2 / 14 / 4/ 2008
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
A. Mục tiêu
	- Đọc đúng các tiếng: Xê-vi-la, Man-gien-lăng, biển lặng, nước...
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở một số từ ngữ.
	- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
	- Hiểu nghĩa các từ trong bài
	- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng: Khẳng định trái đát hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
B. Đồ dùng dạy- học:
	- GV: Ảnh chân dung Man-gien-lăng.
 - Bản đồ thế giới.
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
	- HS: SGK, vở ghi
C. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ(3’)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơi...từ đâu đến ? và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm HS.
III- Bài mới:	
 1. Giới thiệu bài
 Nhà thám hiểm Man-gien-lăng là người đã phát hiện ra Thái Bình Dương. Nhưng cụôc hành trình vòng quanh trái đất của Man-gien-lăng không hề đơn giản chút nào. Ông và các thuỷ thủ đã trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí cả sự hi sinh mất mát để thực hiện sứ mệnh vẻ vang ? Bài tập đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về chuyến du lịch của Man-gien-lăng.
2. Nội dung bài
a.Luyện đọc:11’
- Viết bảng các tên riêng và các số chỉ ngày, tháng, năm : Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan, ngày 20 tháng 9 năm 1519.
- Gọi HS đọc, chỉnh sửa cách đọc.
- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng ý của bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, • Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng.
• Nhấn giọng ở một số từ ngữ : khám phá, mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ...
b.Tìm hiểu bài: 12’
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Man-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
+ Vì sao Man-gien-lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương ?
 Với mục đích khám phá những vùng đất mới Man-gien-lăng đã going buồm ra khơi. Đến gần cực Nam thuộc bờ biển Mỹ, đi qua một eo biển là đến một đại dương mêng mông, sóng yên lặng hiền hoà nên ông gọi là Thái Bình Dương. Eo biển dẫn ra Thái Bình Dương sau này có tên gọi là eo Man-gien-lăng.
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
+ Hạm đội của Man-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ?
- Dùng bản đồ để chỉ rõ hành trình của hạm đội.
+ Đoàn thám hiểm của Man-gien-lăng đã đạt những kết quả gì ?
+ Mỗi đoạn trong bài nói lên điều gì ?
- Ghi ý chính từng đoạn lên bảng ?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm ?
- Em hãy nêu lại ý chính của bài.
- Ghi ý chính lên bảng.
c. Đọc diễn cảm: 12’
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Mỗi HS đọc 2 đoạn. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn 2,3.
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
 Vượt Đại Tây Dương....ổn định được tinh thần.
IV- Củng cố – dặn dò(2’)
 - Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, là HS các em cần phải làm gì ?
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- HS đọc bài theo trình tự.
+ HS 1 : Ngày ... vùng đất mới.
+ HS 2 : vượt Đại Tây Dương... Thái Bình Dương
+ HS 3 : Thái Bình Dương...tinh thần
+ HS 4 : Đoạn đường từ đó...mình làm.
+ HS 5 : Những thủy thủ...Tây Ban Nha.
+ HS 6 : Chuyến đi đầu tiên...vùng đất mới.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng đoạn
.- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Cuộc thám hiểm của Man-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+ Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.
- Lắng nghe.
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn : hết thức ăn, nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn, mỗi ngày có vài ba người chết, phải giao tranh với dân đảo Ma-tan và Man-gien-lăng đã chết.
+ Đoàn thám hiểm có năm chiếc thuyền thì mất bốn chiếc thuyền lớn, gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường, chỉ huy Man-gien-lăng bỏ mình khi giao chiến với dân đảo Ma-tan, chỉ còn một chiếc thuyền mà mười tám thuỷ thủ sống sót.
+ Hạm đội của Man-gien-lăng đã đi theo hành trình châu Âu - Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương - Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu á - ấn Độ Dương – châu Phi. 
- Quan sát và lắng nghe.
+ Đoàn thám hiểm đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- Tiếp nối nhau phát biểu :
+ Đoạn 1 : Mục đích cuộc thám hiểm.
+ Đoạn 2: Phát hiện ra Thái Bình Dương.
+ Đoạn 3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm.
+ Đoạn 4: Giao tranh với dân đảo Ma-tan, Man-gien-lăng bỏ mạng.
+ Đoạn 5: Trở về Tây Ban Nha
+ Đoạn 6: Kết quả cuộc thám hiểm.
+ Các nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
+ Các nhà thám hiểm là người ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá, đem lại cái mới cho loài người.
+ Bài ca ngợi Man-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh, mất mát, để hoàn thành sứ mạnh lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, tìm cách đọc như hướng dẫn ở phần luyện đọc.
+ Theo dõi GV đọc.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ 3 đến 5 HS thi đọc.
- Là HS chúng em cần phải : học giỏi, ham học hỏi, ham hiểu biết, ham đọc sách giáo khoa, dũng cảm, không ngại khó khăn.
Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu
 Giúp HS :
 - Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính phân số, tìm phân số của một số.
 - Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 - Tính diện tích hình bình hành.
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: SGK, giáo án
- HS: SGK, vở ghi
C. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: 3’
- Nêu bài 4(152)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III- Bài mới: 35’
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung bài
Bài 1(153): Tính
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
+ Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2(153)
- Đọc đề bài.
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ?
- GV chấm bài: 3đ
Bài 3(153)
- Đọc đề bài toán?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?
+ Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?.
- GV yêu cầu HS làm bài sau đó chấm bài: 3đ
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4(153)
- GV tiến hành tương tự như bài tập 3.
GV chấm 3 đ và 1 đ trình bày
Bài 5(153)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Nêu kết quả? Vì sao?
IV- Củng cố- dặn dò: 2’
- GV tổng kết giờ học, dặn về ôn lai cách cộng trừ nhân chia phân số.
- Nhận xét giờ học
- 2 HS 
- 5 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó trả lời câu hỏi :
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là :
 18 x = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là :
 18 x 10 = 180 (cm2)
 Đáp số : 180 cm2
- 1 HS 
+ Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
 Búp bê :	63 đồ chơi
 Ôtô :
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
 2 + 5 = 7(phần)
Số ôtô có trong gian hàng là :
 63 : 7 x 5 = 45 ôtô
 Đáp số : 45 ôtô
- HS tự làm bài
Bài giải
Ta có sơ đồ:
Con;
 35T
Bố:
 Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:
 9 - 2 = 7 ( phần)
Tuổi con là:
 35 : 7 x 2 = 10 ( tuổi) 
 Đáp số: 10 tuổi
- HS dùng bút chì để khoanh tròn vào 
- Khoanh tròn ý B vì 2/8 = 1/4
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( Tiết 1)
GT: Thông tin 1 thay từ nạn bằng từ bị, bỏ từ bị ở trên câu hỏi 1: Sửa lại: Qua những thông tin trên theo em môi trường bị ô nhiễm do các nguyên nhân nào?( BT 1sửa ý h, , bài 3 sửa ý a, bài 5 sửa lại)
A. Mục tiêu: 
 Học xong bài này H có khả năng
	-Hiểu: con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trướng trong sạch
	+Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch
	+Đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường
B. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Các tấm bìa: xanh, đỏ, trắng + Phiếu giao việc.
	- HS: SGK, vở ghi
 C. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II KTBC
III - Bài mới
1-Giới thiệu- ghi đầu bài.
Các em hãy tưởng tượng nếu mỗi lớp học có một chút rác thì nhiều lớp học sẽ nhiều rác NTN? Để hiểu rõ điều nãyem có hại hay có lợi chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm này" Bảo vệ môi trường".
2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Trao đổi thông tin
a, Mục tiêu: Qua 1 số thông tin giúp H nắm được tác hại của môi trường bị ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
b, Cách tiến hành:
-Chia HS thành nhóm 4 giao việc cho từng nhóm.
-Y/C H đọc các thông tin, thu thập và ghi chép được về MT
-Qua thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống
-Theo em, môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào?
-Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
-KL: Rút ghi nhớ
*Hoạt động 2: bày tỏ ý kiến (BT1-sgk)
a, Mục tiêu: H biết bày tỏ ý kiến của mình trước những việc làm có tác dụng bảo vệ môi trường.
b, Cách tiến hành:
-Y/C H thảo luận cặp đôi
1, Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư
2, Trồng cây gây rừng
3, Phân loại rác trước khi xử lý.
4,Giết mỏ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt
5, Dọn rác thải trên đường phố thường xuyên
6, Làm ruộng bậc thang
KL: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trườ ... o nhóm 4
VD: Bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
- 5 em
- 2 em
Tiết 5: ĐỊA LÍ: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
 A. Mục tiêu: Học xong bài này H biết
	-Dựa vào bản đồ vn xác định được và nêu vị trí của Đà Nẵng 
	-Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch
B. Đồ dùng dạy- học.
	- GV: Bản đồ hành chính VN; bảng phụ hgi các câu hỏi; 
	- HS: Sưu tầm tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng
C. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Ổn định tổ chức
II - KTBC
- GV treo bản đồ hành chúnh Việt Nam
- Nêu nhận xét của mình về thành phố Huế?
- Nhận xét ghi điểm
III - Bài mới
1. Giới thiệu- ghi đầu bài
Vượt qua dãy núi Bạch Mã , những nơi ở phía Nam của dãy núi chỉ có 2 mùa: mưa và khô, không có mùa đông , lạnh. Hãy kể tên những thành phố nằm ở phía Nam dãy bạch Mã dựa vào bản đồ Việt Nam.Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thành phố Đà Nẵng.
2. Nội dung bài
a. Đà Nẵng-Thành phố cảng
*Hoạt động 1:làm việc theo cặp
- YC HS quan sát lược đồ và nêu được:
-Vị trí của Đà Nẵng
-Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải Miền Trung?
-HS quan sát tranh 2 và nhận xét tàu đỗ trên cảng?
- y/c HS quan sát H1; nêu được các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng
b. Đà Nẵng-Trung tâm công nghiệp
*Hoạt động 1:làm việc theo cặp
- Dựa vào bảng thống kê kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng?
-Qua bảng ghi tên chuyên chở từ Đà Nẵng đi nơi khác em hãy nêu tên một số ngành sản xuất ở Đà Nẵng
-Các mặt hàng từ nơi khác đưa đến Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành nào?
- Sản phẩm từ đà Nẵng đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm cộng nghiệp hay nguyên vật liệu?
- Dựa vào tranh ảnh về các hoạt động sản xuất ở Đà Nẵng đã sưu tầm được hãy cho biết Đà Nẵng có các cơ sở sản xuất hàng gì? 
-Chuyển ý: Hiện nay ở đà nẵng có các khu công nghiệp lớn thu hút nhiều nhà đầu tưĐà Nẵng trở thành trung tâm khu công ngiệp lớn.
c. Đà Nẵng-địa điểm du lịch
*Hoạt động 3:làm việc cá nhân
- Cho biết những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch 
-Các địa điểm du lịch có ở đâu?
-Ngoài những địa điểm trên ở Đà Nẵng còn có những điểm du lịch nào nữa?
-Tiểu kết
IV. Củng cố - dặn dò:
- YC HS đọc ghi hớ trong SGK
- Về nhà chuẩn bị tranh ảnh về biển Việt Nam
- Nhận xét giờ học
- HS quan sát chỉ thành phố Huế, và dòng sông Hương trên bản đồ
- 2 em nêu phần ghi nhớ
-H quan sát lược đồ H1 của bài 24 và nêu tên thành phố phía Nam của đèo Hải Vân 
-H nêu tên thành phố Đà Nẵng
-Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng,bán đảo Sơn Trà
-Vì Đà Nẵng có cảng Tiên Sa,cảng sông Hàn gần nhau .Thành phố là nơi đến và xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông:đường sắt ,đường bộ 
-H báo cáo kết quả
-H nhận xét
-Tàu đỗ trên cảng là loại tàu lớn ,hiện đại 
+Tàu biển tầu sông (cảng sông Hàn,cảng biển Tiên Sa)
+ô tô(đường quốc lộ 1a đi qua thành phố)
+Tàu hoả (có nhà ga xe lửa)
+Máy bay(có sân bay)
- HS trả lời
-1số mặt hàng sản xuất ở Đà Nẵng 
+Vật liệu xây dựng(đá)
+Vải may quần áo(ngành dệt)
+Tôm cá đông lạnh,khô(ngành chế biến thuỷ hải sản)
- công nghiệp 
- Chủ yếu là các nguyên liệu : đá, cá tôm đông lạnh
- Dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng
-H quan sát H1 và rả lời câu hỏi
-Bán đảo Sơn Trà,bãi tắm Mĩ Khê chùa Non Nước; 
 -Các địa điểm đó thường nằm ven biển 
-H đọc nội dung đoạn 3
-Đà nẵng hấp dẫn khách du lịch bởi những bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước còn gọi là ngũ hành Sơn,bảo tàng Chăm
-H nhận xét
- 3 em
 Soạn ngày 16 / 4/ 2008 Ngày dạy: Thứ 6 /18 /4 / 2008
Tiết 1: MĨ THUẬT: ( GV chuyên )
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A.Mục tiêu
	- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
	- Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
B. Đồ dùng dạy- học: 
	- GV: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng 42 tờ: - Phiếu to để treo bảng.
	- HS: SGK, vở ghi
C. Các hoạt động dạy - học:
Họat động dạy
Hoạt động học
I- Ổn định tổ chức
II- Bài cũ: 3’
- Hãy đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo, (chó)?
- Đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo(chó)?
- Nhận xét đánh giá?
III- Bài mới: 35’
1. Giới thiệu bài: 
- Cho hS quan sát phiếu tạm trú, tạm vắng
Trong cuộc sống có rất nhiều loại giấy tờ in sẵn mà khi cần chúng ta phải điền vào các ô trống, mỗi loại giấy tờ có mục đích, nội dung riêng. Việc điền vào chỗ trống đòi hỏi phải có 1 kiến thức, kĩ năng, phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng có tác dụng gì?cần phải viết gì vào đó? Đó là ND bài học hôm nay
2. Nội dung bài 
Bài 1 (122)
- Nêu yêu cầu? ( Treo bảng phụ)
Giải thích: CMND ( chứng.)
- Đây là bài tập giả định vì vậy mục địa chỉ em phải ghi NTN?
- Họ tên chủ hộ em ghi TN?
- Mục 1 ghi TN?
Mục 2,3,4,5 em điền đúng như yêu cầu
Mục 6 khai thế nào?
Mục 9 em ghi thế nào?
GV phát phiếu
- Đọc phiếu của mình?
Nhận xét đánh giá bài của bạn?
Bài 2(122)
- Vì sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng?Nêu yêu cầu?
- Nhận xét đánh giá bài của bạn?
IV. Củng cố- dặn dò:2’
- Nhớ cách điền vào tờ in sẵn( đọc kỹ phần ghi trong giấy tờ để ghi cho đúng và chính xác)
- Dặn về xem lại bài.
- Nhận xét giờ học
- 2 em
- 2 em
- Quan sát
- Lắng nghe
- Hãy điền vào giấy tạm trú, tạm vắng giúp mẹ?
- Địa chỉ của người họ hàng.
- Tên chủ người mà mẹ con em đến chơi.
- Họ tên mẹ của em.
-Nơi mẹ con em ở đâu đến.
- Họ tên em
- Một số em nêu nối tiếp.
Thảo luận nhóm 4
- Để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở,những người ở nơi khác đến. Khi có viễcảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều ta xem xét.
Tiết 3: TOÁN: THỰC HÀNH
A. Mục tiêu
	- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng(khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tế bằng thước dây, ví dụ : đo chiều dài bảng lớp, chiều rộng phòng học...
	- Biết cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng các cọc tiêu).
B. Đồ dùng dạy- học: 
	- HS: chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm : một thước dây cuộn, một số cọc mốc, một số cọc tiêu.
	- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 1 phiếu để ghi kết quả thực hành như sau :
Phiếu thực hành
Nhóm :............................................
Ghi kết quả thực hành vào ô trống trong bảng :
1.
Lần đo
Chiều dài bảng của lớp học
Chiều rộng phòng học
Chiều dài phòng học
1
.....................................
...................................
...............................
2
.....................................
...................................
...............................
3
.....................................
...................................
...............................
2. Dùng cọc tiêu chọn 3 điểm thằng hàng trên mặt đất.
3.
Họ tên
Uớc lượng độ dài 10 bước chân
Độ dài thật của 10 bước chân
C. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Ổn định tổ chức
II- Bài cũ:2’: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III - Bài mới: 18’
1. Giới thiệu : Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.
2. Nội dung bài
a. Đo đoạn thẳng trên mặt đất
- GV chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
- Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B?
- Làm thế nào đề đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ?
- GV và HS thực hành đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B vừa chấm.
b. Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất.
+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+ Cách gióng cọc tiêu như sau :
• Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định.
• Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn cào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
- Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.
- Nhìn thấy một cạnh của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.
3. Thực hành ngoài lớp học: 18’
Bài 1(159)
- Nêu yêu cầu?
- Từng dãy nêu kết quả trong phiếu học tập.
 Bài 2(159)
- Tập ước lượng độ dài:
- Hãy bước 10 bước từ điểm A đến điểm B. Hãy ước lượng độ dài AB bằng bao nhiêu m?
- Kiểm tra lại bằng thước?
- Nêu kết quả?.
IV. Củng cố – dặn dò: 2’
- Dặn về tập đo khoảng cách: Cổng, chiều dài mặt bàn học, chiều dài nhà mình.
- Nhận xét giờ học
HS kiểm tra nhau
- Lắng nghe
+ Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
+ Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo là số đo độ dài đoạn thẳng AB
- HS thực hành đo
- HS quan sát hình minh họa trong SGk và nghe giảng.
Lớp chia 3 nhóm
- Dãy 1 đo chiều dài bảng.
- Dãy 2 đo chiều dài phòng học.
- Dãy 3 đo chiều rộng phòng học.
Các dãy khá kiểm tra KQ của nhau.
HS ra sân
HS làm theo nhóm 4 tập ước lượng xong đo lại KQ
Nhóm khác KT KQ.
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I- Yêu cầu
 	- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
 	- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp 
 	- Giáo dục HS chăm học. ngoan
 II- Nội dung sinh hoạt:
 	- HS tự nhận xét
 	- GV nhận xét chung 
 1,Đạo đức:
+Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
 2,Học tập:
+ Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc
+ Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập 
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
 Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
- Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều
- Các em , có ý thức trong học tập 
+1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- 
 3,Công tác khác
 	-Vệ sinh đầu giờ: tham gia chưa đầy đủ. . vệ sinh trường ,lớp sạch 
	 - Các khoản thu nộp chậm
 	- Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
 	- Có đủ ghế ngồi chào cờ
 II, Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất ,không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà đầy đủ
 - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt
Tiết 5: THỂ DỤC ( GV chuyên dạy) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 L4du cac mon.doc