Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 9

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 9

MÔN: TẬP ĐỌC

BÀI: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

TIẾT 17

 I. MỤC TIÊU:

 Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

 Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .

 Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK

· Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần thứ 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
TIẾT 17
 I. MỤC TIÊU: 
 Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
 Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
 Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
12’
12’
12’
3’
. KTBC:
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
‚. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc :
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
+Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. 
+Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc. 
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc từng đoạn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
-Gọi HS trả lời và bổ sung.
+Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc:
-Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
-Yêu cầu HS đọc theo cách đọc đã phát hiện.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn .
-Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
-Tổ chức cho HS thị đọc diễn cảm.
-Nhận xét tiết học.
ƒ. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Dặn vền nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và soạn bài Điều ước của vua Mi-đát.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự..
-1 HS đọc thành tiếng.
-3 HS đọc toàn bài.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ trả lời.
-2 HS nhắc lại nội dung bài.
-3 HS đọc phân vai. HS phát biểu cách đọc hay (như đã hướng dẫn)
-3 HS đọc phân vai.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-3 đến 5 HS tham gia thi đọc. 
- HS chú ý lắng nghe
..
MÔN ĐẠO ĐỨC
BÀI: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ 
TIẾT 9
 I.MỤC TIÊU: 
 -Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được:
 + Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
 + Cách tiết kiệm thời giờ.
 - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
10’
8’
9’
2’
.KTBC:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”.
‚.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15
 -GV kể chuyện và cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15.
 Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16)
 -GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
 - GV kết luận chung.
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ(bài tập 3-SGK)
 Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16).
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành) .
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận ý kiến đúng, sai.
 -GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
ƒ.Củng cố - Dặn dò:
 -Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
 -Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) 
-Một số HS thực hiện.
-HS lắng nghe, thảo luận.
-Đại diện lớp trả lời.
- HS lắng nghe
- Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích.
- HS lắng nghe.
-HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước .
- HS giải thích.
- HS chú ý lắng nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ.
-HS cả lớp thực hiện.
..
MÔN THỂ DỤC
 BÀI: ĐỘNG TÁC CHÂN 
 TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
TIẾT 17
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn tập 2 động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 -Học động tác chân : Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. 
 -Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, phấn viết, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
TL
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
5’
30’
5’
 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.
 -Khởi động : Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
 -Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ” 
‚. Phần cơ bản:
 a) Bài thể dục phát triển chung: 
 * Ôn động tác vươn thở :
 -GV nhắc nhở học sinh hít thở sâu khi tập. 
 -GV uốn nắn cho các em từng cử động ở mỗi nhịp và hô thật chậm để tập HS động tác. 
 * Ôn động các tay: 
 -GV đếm nhịp hô dứt khoát cho HS luyện tập
 -HS tập GV theo dõi để nhắc nhở HS hướng chuyển động và duỗi thẳng chân.
 * Ôn hai động tác vươn thở và tay :
 -GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập. 
 -GV cử cán sự lên vừa hô nhịp vừa tập cùng các bạn. 
 -GV nhận xét để nhấn mạnh ưu nhược điểm của hai động tác cho HS nắm. 
 * Học động tác chân : 
 * GV nêu tên động tác 
 * GV làm mẫu nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu y.ù 
 * GV vừa làm mẫu chậm từng nhịp vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước: 
Nhịp 1: Đá chân trái ra trước lên cao , đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp
Nhịp 2: Hạ chân trái về trước đồng thời khuỵu gối , chân phải thẳng và kiểng gót, hai tay đưa ra trước bàn tay sấp. 
Nhịp 3: Chân trái đạp nhanh lên thành tư thế đứng trên chân phải, chân trái và hai tay thực hiện như nhịp 1. 
Nhịp 4: về TTCB. 
Nhịp 5 ,6, 7, 8 như nhịp 1 , 2, 3, 4. 
 * GV treo thanh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. 
 * GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với các em. 
 * GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác. 
 * Cho cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV theo dõi sửa sai cho các em. 
 -Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở , tay , chân 
 + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập. 
 + Lần 2: Cán sự vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập. 
 + Lần 3: Cán sự chỉ hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát, sửa sai cho HS, sau đó nhận xét. 
 + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ 
 +Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua thực hiện 3 động tác vươn thở, tay, chân. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 +GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố 
 b) Trò chơi : “Nhanh lên bạn ơi ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi 
 -Nêu tên trò chơi 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi 
 -Cho một tổ HS chơi thử 
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức có phân thắng thua và đưa ra hình thức thưởng phạt 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ HS chơi đúng luật, nhiệt tình, chủ động. 
ƒ. Phần kết thúc:
 -HS đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. 
 -HS đứng tại chỗ vỗ tay hát. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
 € € € €
 € € € €
 € € € €
 € € € €
 € € € €
 Gv
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 5GV
” ”
 5GV
 ” ”
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 5GV
 €€€€€€€
-HS hô “khỏe”.
.
MÔN TOÁN
BÀI: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
TIẾT 41
 I.MỤC TIÊU:
 -Giúp HS: Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 -Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
 -Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
17’
20’
2’
.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập tiết trước. 
‚.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc.
 b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD yêu cầu HS đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?
 -GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
 -GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác). +Vẽ đường thẳng AB.
 +Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
 -GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK.
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS  ... 
-HS thực hiện.
-Tiến hành hoạt động nhóm, thảo luận.
-Trình bày và nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-HS cả lớp.
MÔN TOÁN
BÀI: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
TIẾT 44
I.MỤC TIÊU 
 -Giúp HS: Biết sử dụng thước thẳng và ê ke để vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
12’
18’
4’
.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS đường thẳng vuông góc và đường cao của tam giác. 
‚.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước :
 -GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát.
 +GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.
 +GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ.
 -GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS thực hiện bước vẽ vừa nêu, đặt tên cho đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD là đường thẳng MN.
 Bài 2
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC.
 -GV hướng dẫn HS vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC.
 -GV yêu cầu HS tự vẽ đường thẳng CY, song song với cạnh AB.
Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình.
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
ƒ.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-HS nghe.
-Theo dõi thao tác của GV.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
-1 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp thực hiện vẽ hình vào vở.
-1 HS đọc đề bài.
-HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện vẽ hình (1 HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp vẽ vào vở.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở.
- HS suy nghĩ và nêu. 
-HS cả lớp.
MÔN KĨ THUẬT
BÀI: KHÂU ĐỘT THƯA
TIẾT 9
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 
- Khâu được các mũi khâu thưa mau theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học 
-	Tranh quy trình khâu đột thưaSGK.
-	Vật liệu và dụng cụ cần thiết :
	+ Một mảnh vải kích thước 20cm x 30cm.
	+ Len (hoặc sợi) khác màu vải.
	+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
2’
18’
7’
3’
. Kiểm tra bài cũ	
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
‚. Bài mới 
 - Giới thiệu bài : “Khâu đột thừa (Tiết 2)” 
Hoạt động 1 : Thực hành khâu đột thưa.
Mục tiêu : Học sinh biết cách khâu đột thưa và khâu một cách thành thạo.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu đột thưa theo hai bước:
+Bước 1 : Vạch dấu đường khâu.
+Bước 2 : Khâu đột theo đường cạch dấu.
- GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs và nêu thời gian thực hành
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của hs.
Mục tiêu : 
Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
ƒ. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị tiết học sau.
- Chuẩn bị bài : “Khâu đột mau (Tiết 1)”
- hs nhắc lại phần ghi nhớ.
- hs theo dõi yêu cầu của GV.
- hs thực hành.
- hs trình bày sản phẩm.
- hs tự đánh giá sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn GV đưa ra.
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
MÔN TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
TIẾT 18
 I. MỤC TIÊU: 
Xác định được mục đích trao đổi.
Xác định được vai trò của mình trong cách trao đổi.
Lập được dàn ý (nội dung) bài trao đổi.
Đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuYết phục để đạt được mục đích đề ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
30’
4’
. KTBC:
-Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
‚. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Đưa ra tình huống: Ti-vi đang có phim hoạt hình rất hay nhưng anh em lại giục em học bài, khi đó em phải làm gì?
 b. Hướng dẫn làm bài:
 * Tìm hiểu đề:
-Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
-GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
-Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
 * Trao đổi trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
-Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí của bài.
ƒ. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- 2 HS lên bảng kể chuyện.
-Lắng nghe, trao đổi với nhau, trả lời câu hỏi tình huống.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
-HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy nháp để ghi những ý kiến đã thống nhất.
-Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
- HS chú ý lắng nghe.
.
MÔN ĐỊA LÍ
BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO)
TIẾT 9
I.MỤC TIÊU :
 -Như tiết 7 .
II.CHUẨN BỊ :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
32’
2’
.KTBC :
 -Kể tên những cây trồng. Vật nuôi chính ở Tây Nguyên .
‚.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 3/.Khai thác nước :
 *Hoạt động nhóm :
 GV cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý của GV bằng cách quan sát lược đồ hình 4 SGK.
 GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
 GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 GV gọi HS chỉ 3 con sông Xê Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên BĐ Địa lí tự nhiên VN.
 4/.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên:
 *Hoạt động từng cặp :
 -GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK ,trả lời các câu hỏi của GV.
 -GV cho HS đại diện trả lời câu hỏi trước lớp.
 -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 * Hoạt động cả lớp :
 Cho HS đọc mục 2 ,quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi của GV.
 -GV nhận xét và kết luận .
ƒ.Củng cố - Dặn dò:
 GV cho HS trình bày tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. 
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Thành phố Đà Lạt”.
 -Nhận xét tiết học.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS thảo luận nhóm .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
-HS lên chỉ tên 3 con sông theo yêu cầu.
-HS quan sát và đọc SGK để trả lời .
-HS đại diện cặp của mình trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc SGK và quan sát tranh,ảnh để trả lời .
 -HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày .
-HS cả lớp.
MÔN TOÁN
BÀI: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
TIẾT 45
 I.MỤC TIÊU:
 -Giúp HS: Biết sử dung thước và ê ke để vẽ hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
15’
20’
4’
.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ đường thẳng song song.
‚.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh :
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS:
 -Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.
 -Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
 -GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK giới thiệu.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài, rộng cho trước. 
 -GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp.
 -GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.
ƒ.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.
-HS nghe.
-Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.
-HS vẽ vào giấy nháp.
-1 HS đọc trước lớp.
-HS vẽ vào vở.
-HS nêu các bước như phần bài học của SGK.
- HS suy nghĩ, trả lời.
-HS làm bài cá nhân.
-HS cả lớp.
Ký duyệt
BGH
Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 9 hung.doc