TOÁN
BẢNG NHÂN 3
I. MỤC TIÊU:
+ Lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3, , 10) và học thuộc bảng nhân 3
+Thực hành nhân 3, giải bài toán và thêm 3.
+ Vận dụng bảng nhân 3 để làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
- HS: dụng cụ môn học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động (1’): Hát vui
2. Bài kiểm (3’): gọi hs lên đọc thuộc bảng nhân 2. Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới (1’): bảng nhân 3
a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài.
b. Các hoạt động:
Tuần 20 Ngày soạn: 12/01/2013. Thứ hai, ngày 14 tháng 01 năm 2013 TOÁN BẢNG NHÂN 3 I. MỤC TIÊU: + Lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3, , 10) và học thuộc bảng nhân 3 +Thực hành nhân 3, giải bài toán và thêm 3. + Vận dụng bảng nhân 3 để làm tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. - HS: dụng cụ môn học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs lên đọc thuộc bảng nhân 2. Nhận xét ghi điểm. Bài mới (1’): bảng nhân 3 a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: Hướng dẫn hs lập bảng nhân 3. + MT: Lập được bảng nhân 3 Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Đính các tấm bìa (mỗi tấm có 3 chấm tròn). - Nêu: mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 3 (chấm tròn) được lấy 1 lần . Ta viết: 3 x 1 = 3 đọc là: 3 nhân 1 bằng 3. + Gắn 2 tấm bìa mỗi tấm có 3 chấm tròn hỏi: - Nêu lý thuyết như trên - Viết bảng: 3 x 2 = 3 + 3 = 6. 3 x 2 = 6 . Vậy 3 nhân 2 bằng mấy? Viết bảng : Tương tự 3 x 3 = 9 3 x 10 = 30 + Lớp quan sát các tấm bìa trả lời: - Theo dõi ghi nhận để lập phép nhân 3. - Đọc đồng thanh. + 3 được lấy 2 lần. Mỗi lần 3 chấm tròn. - Ta viết ba nhân hai bằng ba cộng ba bằng sáu. 3 nhân 2 bằng 6 - Đọc 3 x 2 = 6 - Đọc lần lượt bảng nhân 3. - Xung phong đọc thuộc bảng nhân 3. * HĐ 2: Thực hành + MT: biết nhân 3, giải bài toán và đếm thêm 3. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 1: Tính nhẩm - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 2: Gọi 1 em đọc đề bài - Chấm chữa bài, nhận xét. + Bài tập 3: Điền thêm 3 rồi đếm thêm - bớt. + HS tự nhẩm nêu kết quả từng phép tính. - Nhận xét bổ sung. + 1 em đọc đề bài. Tự tóm tắt và giải. - Đọc kết quả bài làm của mình. Nhận xét. + Điền số vào ô trống và đếm thêm – bớt. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về học thuộc bảng nhân và làm lại các BT . Chuẩn bị bài tới ‘Luyện tập’. TẬP ĐỌC ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I. MỤC TIÊU: + Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật. + Hiểu tác hại của sự huỷ hoại môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người. + Biết giữ gìn môi trường sống để bảo vệ Môi trường Thiên nhiên. GDKNS: Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. Ra quyết định: Ứng phó, giải quyết vấn đề. Kiên định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: bài dạy - HS: xem bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ “ Thơ trung thu” và TLCH. nhận xét cho điểm. Bài mới (1’): ông Mạnh thắng Thần Gió. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: luyện đọc + MT: đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Đọc diễn cảm bài văn. - HD đọc từng câu, luyện đọc - giải nghĩa từ. - Giảng thêm ‘lồm cồm’: chống cả hai tay để nhổm người dậy. + Đọc từng đoạn trước lớp: - Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh. + Lớp đọc thầm theo. - Nối tiếp đọc từng câu, luyện phát âm từ khó: hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, ngào ngạt, lồm cồm. Đọc nghĩa từ + Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - Lần lượt đọc trong nhóm. Nhận xét đọc. Cử đại diện từng nhóm thi đọc. * HĐ 2: TIẾT 2. Tìm hiểu bài + MT: ông Mạnh tượng trưng cho con người, thần gió tượng trưng cho thiên nhiên. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Cho hs đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi tương ứng mỗi đoạn. Lần lượt nêu các câu hỏi: . Thần gió làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? . Ông Mạnh đã làm gì để chống lại thần gió? . Ông Mạnh làm gì để thần gió kết bạn? . Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần gió gì? . Phải làm gì để phòng tránh được các thiên tai? - Nhận xét đúc kết từng câu trả lời đúng. + HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi tương ứng mỗi đoạn. - Nhận xét bổ sung. - Biết yêu thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xanh-sạch-đẹp. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về luyện đọc lại bài nhiều lần. Chuẩn bị bài tới ‘Mùa xuân đến’. Thứ ba, ngày 15 tháng 01 năm 2013 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: + Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính. Giải toán đơn về nhân 3. + Tìm số thích hợp của dãy số. + Học sinh ham thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: bài dạy - HS: xem bài trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi 3 hs đọc thuộc bảng nhân 3. Nhận xét ghi điểm cho từng em. Bài mới (1’): a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn thực hành. + MT: nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 1: Yêu cầu lớp làm vào vở. - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 2: Đọc đề toán và giải - Nhận xét chữa bài. Số Lít dầu đựng trong 5 can 3 x 5 = 15 (l) ĐS: 15 l + Bài tập 3: Tự làm – sửa bài Số túi gạo có là: 3 x 8 = 24 (Kg) ĐS: 24 Kg - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 4: Làm – sửa bài 3, 6, 9, 12, 15 10. 12, 14, 16, 18 21, 24, 27, 30, 33. - Số tìm được bằng số đứng trước cộng thêm 3 - Nhận xét chữa bài. + Làm vào vở, đọc kết quả - Nhận xét bổ sung. + Đọc đề toán và giải. Nhận xét bổ sung. Số Lít dầu đựng trong 5 can 3 x 5 = 15 (l) ĐS: 15 l + Tự làm – sửa bài Số túi gạo có là: 3 x 8 = 24 (Kg) ĐS: 24 Kg + Lớp làm – sửa bài 3, 6, 9, 12, 15 10. 12, 14, 16, 18 21, 24, 27, 30, 33 - Đọc kết quả bài làm của mình. - Nhận xét bổ sung. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Bảng nhân 4’. CHÍNH TẢ (nghe viết) GIÓ I. MỤC TIÊU: + Nghe viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ gió. + Biết trình bày thơ 7 chữ với 2 khổ thơ. + Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn – phân biệt s/x, iêc/ iêt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: chép bài bảng lớp - HS: dụng cụ môn học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs lên viết lại một số từ dễ sai (nặng nề, thi đỗ, la hét, lặng lẽ, giả gạo). Bài mới (1’): Gió a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: HD viết chính tả. + MT: Nghe viết chính xác bài thơ Gió. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Đọc 1 lần bài thơ Gió. Tìm hiểu ND bài viết: . Nêu một số ý thích và hoạt động của gió? - Nhận xét đúc kết. . Bài thơ có mấy khổ, mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy tiếng? . Những chữ nào có dấu hỏi, ngã? - Cho hs viết từ khó vào bảng con. + Đọc cho hs viết vào vở - Nhắc hs tư thế ngồi, cách nối nét chữ. - Chấm từ 5 – 7. Nhận xét bài viết. + Lớp đọc thần theo trong sách: - Nêu: Gió thích chơi thân với mọi nhà. Gió cù mèo mướp. Gió rủ rê ong bướm đến thăm hoa. Gió đưa những cánh diều bay bổng. Gió ru cái ngủ đến la đà. Gió thèm ăn quả. Hết trèo cây bưởi lại trèo na. - Có 2 khổ, 1 khổ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ. - Ở, khẽ, rủ, bẩy, ngủ, quả bưởi. - Viết bảng con: mèo mướp, bưởi, rất xa, khe khẽ, ong mật, đọc lại các từ khó. + Nghe viết bài vào vở. - Ngồi đúng tư thế để viết bài. * HĐ 2: hướng dẫn làm bài tập. + MT: hiểu và làm đúng các bài tập. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 2: ( lựa chọn) - Nhận xét chữa bài: Hoa sen, xúng xính, + Bài tập 3: HS làm bài 3b - Chỉ định 2 hs đọc lời đố và lời giải. GDKNS: HS thấy được “Tính cách” thật đáng yêu của nhân vật Gió (Thích chơi thân với mọi nhà, cù khe khẽ anh mèo mướp, Rủ đàn ong mật đến thăm hoa, đưa những cánh diều bay bổng, ru cái ngủ đến la đà, thèm ăn quả, hết trèo cây bưởi lại trèo na). Từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. + HS làm vào vở BT - Thi làm bài đúng nhanh. Nhận xét + Cả lớp làm bảng con - Chảy xiết, tai điếc Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về viết lại các từ dễ viết sai. Chuẩn bị bài tới ‘Chim Sơn ca và bông cúc trắng’. KỂ CHUYỆN ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I. MỤC TIÊU: + Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung truyện + Kể lại câu chuyện với giọng tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. - Đặt được tên phù hợp với truỵên + Nghe bạn kể chuyện – Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: tranh minh hoạ - HS: xem bài trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs lên phân vai dựng lại ‘Chuyện bốn mùa’. Nhận xét tuyên dương. Bài mới (1’): ông Mạnh thắng Thần Gió. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn kể chuyện. + MT: biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung truyện Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. a) Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện. - HDHS quan sát kĩ từng tranh được đánh số, nhớ lại nội dung truyện. - Gọi 4 em lên bảng đứng theo thứ tự từ trái sang phải. Mỗi em cầm 1 tranh quay xuống lớp. - Nhận xét đúc kết: . Tranh 4 à tranh 1 (Thần gió xô ông Mạnh) . Tranh 2 à tranh 2 (Ông Mạnh đá làm nhà) b) Kể lại toàn bộ câu chuỵên - Gọi hs kể lại toàn bộ câu chuyện - Nhận xét tuyên dương. a). Lớp quan sát tranh - Đánh số tranh theo nội dung truyện. - Lớp nhận xét và sắp xếp lại thứ tự tranh đúng theo nội dung câu chuyện. - Nêu sắp xếp thứ tự tranh của mình. - Lớp nhận xét, bổ sung. . Tranh 3 là tranh 3 (Thần gió tàn phá làm cây cối không xô đổ ngôi nhà ông Mạnh) . Tranh 1 là tranh 4 (Thần gió trò chuyện..) b). Từng hs nối tiếp kể. Lớp nhận xéthay. * HĐ 2: Đặt tên khác cho câu chuyện. + MT: Đặt tên phù hợp với chuyện. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Gợi ý cho hs suy nghĩ đặt tên cho chuyện - Nhận xét ghi tên chuyện lên bảng. + Nối tiếp nhau nói tên cho chuyện: Ông Mạnh và Thần gió. Chiến thắng thần gió. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về kể lại truyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài tới ‘Chim Sơn ca và bông cúc trắng’. Thứ tư, ngày 16 tháng 01 năm 2013 TẬP ĐỌC MÙA XUÂN ĐẾN I. MỤC TIÊU: + Luyện kĩ năng đọc thành tiếng toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, cảm. + Rèn kĩ năng đọc hiểu. Biết một vài loài cây, loài chim trong bài thơ. + Cảm thụ được vẻ đẹp của mùa xuân, mùa xuân làm cho cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: ... 32 + 10 = 42 4 x 9 + 14 = 36+14 =100 4 x 10 + 60 = 40 + 60 = 100 + Đọc đề, tóm tắt rồi tự giải. - Nhận xét bổ sung. + Tự làm bài – chữa bài - Khoanh tròn chữ C Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Bảng nhân 5’. CHÍNH TẢ MƯA BÓNG MÂY I. MỤC TIÊU: + Nghe viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ “ Mưa bóng mây” + Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn – phân biệt s/x, iêc/ iêt + Biết được các dạng mưa trong tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: chép sẵn bài lên bảng lớp - HS: dụng cụ môn học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): Nêu từ khó: hoa xoan, con sáo, giọt sương, diệt ruồi, chảy xiết. Viết bảng con Bài mới (1’): Mưa bóng mây. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn nghe – viết. + MT: nghe viết chính xác bài thơ. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. a. Đọc diễn cảm bài thơ. Hỏi nội dung bài thơ: . Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên? . Mưa bóng mây có điểm gì lạ? Mưa bóng mây có điều gì làm bạn nhỏ thích thú? b. Hướng dẫn hs nhận xét: . Bài thơ có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy tiếng? . Tìm từ có vần ươi, ướt, oang, ay? Viết bảng. - Cho HS viết từ khó vào bảng con. c. Đọc cho hs viết bài vào vở. - Thu chấm nhận xét chữ viết. a. 2, 3 hs đọc lại Mưa bóng mây - Thoáng qua rồi tạnh ngay, không làm ướt tóc ai, mưa chưa đủ làm ướt bàn tay. - Mưa dung dăng đùa vui với bạn, mưa như bé làm nũng mẹ, khóc xong lại cười. - 3 khổ, 1 khổ có 4 câu, mỗi dòng có 5 chữ - Cười – ướt – thoáng – tay. - Viết bảng con: thoáng, cười, tay, dung dăng c. HS viết bài vào vở. * HĐ 2: hướng dẫn làm bài tập. + MT: làm đúng các BT phân biệt s/ x, iêc/ iêt. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 2: ( lựa chọn) nêu yêu cầu - Gọi vài em lên bảng làm bài. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng : a) sương mù, cây xương rồng Đất phù sa, đường xa. Xót xa, thiếu sót. + Đọc yêu cầu bài. - Lớp làm vào nháp. Đọc bài tập. - Vài em đọc kết quả. Lớp nhận xét. b) Chiết cành, chiếc lá Nhớ tiếc, tiết kiệm. Hiểu biết, xanh biếc Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về xem lại bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Chim Sơn ca và bông cúc trắng’. TẬP VIẾT Q – QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP I.MỤC TIÊU: + Rèn luyện kĩ năng viết. Biết viết chữ Q (hoa) theo cỡ chữ vừa và nhỏ. + Biết viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. + Thích viết chữ đều nét – đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: chữ mẫu - HS: xem bài trước, dụng cụ môn học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): Bài mới (1’): a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: Hướng dẫn viết chữ hoa Q. + MT: Biết viết chữ Q hoa theo cỡ chữ vừa-nhỏ Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. a. HD HS quan sát và nhận xét cấu tạo chữ. . Chữ Q (hoa) cỡ vừa mấy li? Gồm mấy nét? . Nét 1 giống chữ nào? Nét 2 là nét lượn ngang + Cách viết: Nét 1: viết như chữ O. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút xuống - Vừa viết vừa nói lại cách viết mẫu chữ Q + HD HS viết trên bảng con. Nhận xét uốn nắn b. HD HS quan sát và viết cụm từ ứng dụng. - Giải thích nghĩa cụm từ ứng dụng. . Các chữ Q, h, g, đ, p, t cao mấy li? . Các chữ còn lại cao mấy li? . Khoảng cách giữa các chữ thế nào? + Viết mẫu chữ ‘quê’ lên dòng kẻ. - Cho hs viết bảng con. - Nhận xét uốn nắn lại chữ viết. c. Cho lớp viết từng phần vào ( VTV) - Nhắc hs ngồi – cầm bút đúng tư thế. - Thu vở, chấm – chữa bài. a. Quan sát chữ mẫu trên bảng, mô tả. - Cao 5 li. Có 2 nét - Chữ O. Giống như một dấu ngã lớn. + Tập viết theo hướng dẫn. - Tập viết chữ Q 2, 3 lần. - Lớp viết vào không gian, nêu cách viết. + Lớp viết vào bảng con, Đọc lại chữ Q. b. đọc từ ứng dụng: Quê hương tươi đẹp. - Nêu lại nghĩa cụm từ ứng dụng. - Cao 2,5 li. Cao 2 li. Cao 1,5 li - Cao 1 li - Bằng khoảng cách con chữ O - Quan sát viết theo hướng dẫn. - Viết bảng con chữ ‘quê’ 2 lần. Đọc từ. c. HS viết từng phần vào ( VTV) - Nộp bài viết xong.â5n xét bài viết lẫn nhau. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về tập viết lại các chữ cho đều nét, đẹp. Chuẩn bị bài tới ‘chữ hoa R’. Thứ sáu, ngày 18 tháng 01 năm 2013 TẬP LÀM VĂN TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA I. MỤC TIÊU: + Đọc đoạn văn xuân về trả lời các câu hỏi về nội dung bài. + Dựa vào gợi ý, viết được 1 đoạn văn đơn giản từ 3 – 5 câu nói về mùa hè. + Biết được đặc điểm các mùa trong năm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: tranh ảnh về cảnh mùa Hè. - HS: tranh ảnh sưu tầm về mùa Hè. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs thực hành đối đáp ( nói lời chào, tự giới thiệu – đáp lời chào, lời tự giới thiệu). Nhận xét ghi điểm. Bài mới (1’): Tảua2 a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn làm bài tập + MT: biết được đặc điểm các mùa trong năm. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 1: (miệng) gọi hs đọc yêu cầu bài - Yêu cầu thảo luận từng cặp + Nhận xét, kết luận. a. Những dấu hiệu báo mùa xuân đến. - Cho lớp nhận xét – bổ sung. b. Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách nào? * Nêu: để tả được quang cảnh đầu xuân tác giả đã quan sát tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân ngắn gọn và thú vị độc đáo. Các em tả được cảnh vật xung quanh. + Bài tập 2: (viết) gọi hs đọc yêu cầu và gợi ý. - Nhắc hs bám sát câu hỏi gợi ý viết đoạn văn - Gọi hs đọc bài viết của mình. Nhận xét sửa sai + VD: mùa hè bắt đầu từ tháng 4, vào mùa hè, mặt trời chói chang, thời tiết nóng. Mùa hè làm cho trái ngọt hoa thơm. GDBVMT: - GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. + 2 em đọc – lớp đọc thầm theo. - Từng cặp thảo luận. Đại diên phát biểu. - Lớp nhận xét bổ sung. a. Đầu tiên, từ trong vườn: mùi thơm của các loài hoa.Trong không khí: không khí đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng cởi bỏ rặng dâm bụt sắp có nụ. b. Ngửi: mùi hương thơm của các loài hoa .đầy ánh nắng. - Nhìn: ánh nắng mặt trời, cây cối thay áo mới. + HS đọc – lớp đọc thầm theo - HS làm bài vào VBT. - HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình Được nghỉ hè chúng em tha hồ đọc truyện. Mùa hè được bố mẹ đưa về thăm ông bà thật là thích. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài tới ‘Đáp lời cám ơn. Tả ngắn về loài Chim’. TOÁN BẢNG NHÂN 5 I. MỤC TIÊU: + Lập bảng nhân 5 ( 5 nhân với 1, 2, 3, , 10), học thuộc lòng bảng nhân 5 + Thực hành nhân 5, giải bài toán và đếm thêm 5. + Nhận biết được các số trong phạm vi 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: các tấm bìa - HS: dụng cụ học toán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs đọc thuộc lòng bảng nhân 4. Nhận xét. Bài mới (1’): Bảng nhân 5. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 5. + MT: Lập được bảng nhân 5. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. * Hướng dẫn lập bảng nhân 5. + Gắn tấm bìa có 5 chấm tròn nêu: - Mỗi tấm có 5 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 5 được lấy 1 lần. Ta viết: 5 x 1 = 5 + Gắn 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn hỏi: . Mỗi bìa có mấy chấm tròn? Được lấy mấy lần? . Ta viết thế nào? Vậy 5 x 2 = ? Viết bảng : 5 x 2 = 10 Tương tự : 5 x 3 = 15 . 5 x 10 = 50 . Đây là bảng nhân 5 - HD HS đọc bảng nhân 5. Đọc từ trên xuống, từ dưới lên, cách quãng. + Quan sát đếm các chấm tròn trên tấm bìa và lập bảng nhân theo hướng dẫn: - 5 chấm tròn. Lấy 1 lần - Viết 5 x 1 = 5. - Đọc năm nhân một bằng năm. - Có 5 chấm tròn. Lấy 2 lần - Ta viết 5 x 2 = 5 + 5 = 10 - 5 x 2 = 10. Đọc năm nhân 2 bằng mười. - Tương tự hs nối tiếp lập bảng nhân 5 - Đọc lần lượt bảng nhân 5 à xung phong đọc thuộc lòng. * HĐ 2: Thực hành. + MT: biết nhân 5, giải bài toán và đếm thêm 5. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 1: Tính nhẩm. Nhận xét chữa bài. + Bài tập 2: đọc đề bài, tóm tắt rồi giải. + Bài tập 3: gọi hs đếm xuôi từ 5 à 50. 50 à 5 + Tính nhẩm và nêu kết quả. Nhận xét. + Đọc đề bài - Tự tóm tắt và giải. + Lớp nối tiếp đếm thêm, đếm bớt. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về học thuộc bảng nhân 5, xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Luyện tập’. THỦ CÔNG CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG I. MỤC TIÊU: + Biết cách cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng. + Cắt, gấp được thiếp chúc mừng. + Hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: vật mẫu - HS: dụng cụ môn học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs nêu lại các bước cắt, gấp dán Thiệp chúc mừng. Bài mới (1’): cắt, gấp trang trí Thiệp chúc mừng. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: Thực hành + MT: cách cắt, gấp trang trí được thiệp chúc mừng đúng, đẹp. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. * Cách tiến hành: - Yêu cầu hs nêu lại các bước. - Nhận xét. + Cho hs thực hành gấp trang trí thiệp chúc mừng. - Treo tranh Quy trình. Quan sát nhắc lại quy trình cắt, gấp thiệp chúc mừng. + Tổ chức cho hs thực hành theo nhóm. - Quan sát giúp đỡ các nhóm còn lúng túng. + Quan sát giúp đỡ hs hoàn thành và trang trí sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm. Chọn sản phẩm đẹp nhất để tuyên dương (cá nhân, nhóm). + Cho hs dán sản phẩm vào vở. * HS nối tiếp nhắc lại các bước. - Gồm hai bước: . Bước 1: cắt gấp thiệp chúc mừng . Bước 2: trang trí thiệp chúc mừng + Thực hành làm thiệp chúc mừng. - Quan sát và nêu lại cách cắt, gấp tiệp chức mừng. + HS thực hành theo nhóm. + HS trang trí sản phẩm theo sở thích. - Trình bày sản phẩm theo nhóm. - Các nhóm quan sát, kiểm tra chéo đánh giá sản phẩm lẫn nhau. + HS dán thiệp chức mừng vào vở. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. Giáo dục hs tính tiết kiệm trong mua sắm dụng cụ học tập, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày. VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về tập cắt, gấp trang trí thiệp chúc mừng. Chuẩn bị bài tới ‘Gấp, cắt dán phong bì’. KT DUYỆT BGH DUYỆT
Tài liệu đính kèm: