Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 25

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 25

TOÁN

MỘT PHẦN NĂM

I. MỤC TIÊU:

+ Hiểu được một phần năm , nhận biết viết và đọc

+ HS chia được số phần của tấm bìa ra 4 phần bằng nhau.

+ Giúp học sinh rèn luyện tư duy học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ GV: bài dạy, các mảnh hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.

- HS: VBT, dụng cụ học toán

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: Hát vui.

2. Bài kiểm: gọi hs đọc bảng chia 5, lên bảng tính. 45 : 5 = 9; 35 : 5 = 7; 20 : 5 = 4. Nhận xét

3. Bài mới: Một phần năm.

a. Giới thiệu: Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài lên bảng.

 

doc 15 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	Thứ hai, ngày 25 tháng 02 năm 2013
TOÁN
MỘT PHẦN NĂM
I. MỤC TIÊU: 
+ Hiểu được một phần năm , nhận biết viết và đọc 
+ HS chia được số phần của tấm bìa ra 4 phần bằng nhau.
+ Giúp học sinh rèn luyện tư duy học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: bài dạy, các mảnh hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật. 
- HS: VBT, dụng cụ học toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát vui.
2. Bài kiểm: gọi hs đọc bảng chia 5, lên bảng tính. 45 : 5 = 9; 35 : 5 = 7; 20 : 5 = 4. Nhận xét
3. Bài mới: Một phần năm. 
a. Giới thiệu: Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài lên bảng.
b. Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
+ Mục tiêu: Hiểu được một phần năm, nhận biết viết và đọc . 
+ Treo hình vuông lên bảng cho HS nhận xét
.Hình vuông đựơc chia làm mấy phần đều nhau?
. Trong đó có 1 phần tô màu vậy ta đã tô một phần mấy của hình vuông?
. Một phần năm ta viết thế nào?
- Nêu: chia hình vuông thành 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần ( tô màu) được hình vuông
* Hoạt động 2: Thực hành 
+ Mục tiêu: Hs nhận biết viết và đọc 
+ Bài 1: hình nào tô màu 
+ Bài 2: Tương tự. Hình nào tô màu ô vuông 
+ Bài 3: Hình nào khoanh vào số con vịt
+ Quan sát hình vuông nhận xét. 
- Có 5 phần đều nhau
- Tô một phần năm của hình vuông. 
- Số 1 viết trên, số 5 viết dưới dấu gạch ngang
- Viết . Đọc một phần năm
- Vài em nhắc lại bài
+ HS quan sát
+ Hình A và D
+ Tô màu hình A và tô màu hình C
+ HS quan sát và trả lời (Hình a)
Củng cố: Một phần năm ta viết thế nào? Nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Về xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài sau ‘Luyện tập’. 
TẬP ĐỌC
SƠN TINH, THUỶ TINH
I. MỤC TIÊU: 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc lời phân biệt người kể với lời nhân vật. 
+ Đọc hiểu từ ngữ: cầu hôn, lế vật, ván, nộp,
+ Hiểu truyện giải thích nạn lụt ở nước ta. Đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: bài dạy, tranh minh họa của thư viện.
- HS: xem bài trước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi hs đọc và TLCH bài ‘Voi nhà’. Nhận xét ghi điểm.
Bài mới (1’): Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng.
Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’ 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
+ Mục tiêu: đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật
+ Đọc diễn cảm toàn bài 1 lần 
a. Đọc từng câu, luỵên đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc và phát âm từ khó. 
b. Đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ
- yêu cầu HS đọc phần chú giải (SGK)
- Giảng thêm: ‘kén’ (lựa chọn kĩ)
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài TIẾT 2
+ Mục tiêu: Hiểu truyện giải thích nạn lụt.
+ Cho HS đọc từng đoạn và trả lời.
- Nhận xét đúc kết từng câu trả lời đúng.
+ HS lắng nghe, đọc thầm theo trong SGK. 
a. HS từng dãy bàn đọc nối tiếp nhau. Lớp luyện đọc từ khó: lễ vật, cơm nếp, giỏi, ván, dâng, dãy, chặn, lũ,
b. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, đọc nghĩa từ ở phần chú giải. 
+ HS trong nhóm nối tiếp đọc từng đoạn. 
+ Đại diện nhóm thi đọc. Lớp nhận xét. 
+ HS đọc từng đoạn và TLCH tương ứng mỗi đoạn. Nhận xét bổ sung. 
Củng cố : Hôm nay các em học tập đọc bài gì? Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau ‘Bé nhìn biển’. 
Thứ ba, ngày 26 tháng 02 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
+ Củng cố học thuộc bảng chia 5 – rèn kĩ năng vận dụng bảng chia đã học.
+ Nhận biết 1/5. + Học sinh ham thích học toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Bộ dụng cụ dạy toán – SGK.
- HS: dụng cụ học tập môn toán. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
2. Bài kiểm: Gọi 2 HS đọc thuộc bảng chia 5. Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới:
 a. GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng lớp. 
 b. Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: HDHS làm BT
+ Mục tiêu: Củng cố học thuộc bảng chia 5
+ Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
+ Bài 2: Tính nhẩm
- Lần lượt thực hiện tính theo từng cột
- Nhận xét chữa bài. 
+ Bài 3, 4: yêu cầu đọc đề và tóm tắt đề.
- Gọi 1 em lên giải – lớp làm vào vở
- Nhận xét chữa bài. 
+ Bài 5: yêu cầu HS quan sát và trả lời
+ HS tính nhẩm rồi nêu kết quả.
 10 : 2 = 5 45 : 5 = 9
 30 : 5 = 6 20 : 5 = 4
 50 : 5 = 10 25 : 5 = 5
- Lớp nhận xét bổ sung.
+ Lớp tính theo cột tính. 
 5 x 2 = 10 5 x 4 = 20 
 10 : 2 = 5 20 : 4 = 5 
 10 : 5 = 2 20 : 5 = 4
+ HS đọc đề – tóm tắt rồi giải. 
3. Giải 4. Giải
Số vở của mỗi bạn Số đĩa cam là:
35 : 5 = 7 (quyển) 325 : 5 = 5 (đĩa)
 ĐS: 7 quyển ĐS: 5 đĩa
+ Hình a. có 1/5 con voi được khoanh vào.
4. Củng cố: Nhận xét tiết học.
Về xem lại bài. 
Chuẩn bị bài sau. 
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương. 
CHÍNH TẢ
SƠN TINH, THUỶ TINH 
I. MỤC TIÊU:
+ Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
+ Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần dễ lẫn : ch/ tr ; thanh hỏi/ ngã
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: sách giáo khoa 
- HS: dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Khởi động : 
2. Bài kiểm: Gọi 3 HS lên bảng lớp, lớp viết bảng con các từ: sản xuất, chim sẻ, xẻ gỗ, 
 - Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: nê yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng lớp
 b. Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: hướng dẫn tập chép. 
+ Mục tiêu: trình bày đúng một đoạn viết,
+ Đọc đoạn chép trên bảng lớp. 
- HDHS viết bảng con những từ dễ sai
- Yêu cầu HS đọc toàn bộ chữ khó.
+ Cho HS viết vào vở
- chấm, chữa bài và nhn xét chữ viết.
* Hoạt động 2: HD làm BT 
+ Mục tiêu: biết phân biệt tiếng có vần dễ lẫn : ch/ tr ; thanh hỏi/ ngã.
+ Bài tập 2: (lựa chọn) gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng:
a. Trú mưa, chú ý. Truyền tin, chuyền cành.
b. Số chẳn, số lẻ, chăm chỉ, lỏng lẻo, mệt mỏi, buồn bã
+ Bài tập 3: (lựa chọn) cho HS làm BT 3a
- Chia bảng thành 4 cột tương ứng 4 nhóm. 
- Nhận xét nhóm tìm nhiều từ thì thắng cuộc. 
a. chõng tre, che chở, nước chè, chả nem, cháo lòng, cha mẹ, chào hỏi,
 Cây tre, cá trê, nước trong, trung thành, tro bếp
+ HS nhìn bảng đọc lại đoạn viết
- HS viết bảng con: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, tuyệt trần
+ Lớp nhìn bảng chép vào vở.
- HS nộp bài viết xong.
+ 1 HS đọc đề bài – lớp đọc thầm.
- 2 em làm bài bảng lớp – lớp làm vào 
VBT. 
+ HS từng nhóm tiếp nối lên bảng viết những từ tìm được theo cách thi tiếp sức, HS cuối cùng đọc to kết quả. 
b. Biển xanh, đỏ thẳm, nghỉ ngơi, chỉ trỏ, quyển vở, Nỗ lực, nghĩ ngợi, cái chõ, cái mõ, vỏ trứng, 
4. Củng cố: Hôm nay các em học bài gì? 
Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương. 
KỂ CHUYỆN
SƠN TINH, THUỶ TINH 
I. MỤC TIÊU: 
+ Biết sắp xếp các tranh theo thứ tự câu chuyện. Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
+ Biết phân phối lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
+ Nghe và ghi nhớ lời kể của bạn, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: tranh minh hoạ
- HS: xem bài trước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát vui. 
2. Bài kiểm: gọi hs lên phân vai kể lại truyện: Quả tim khỉ. Nhận xét. 
3. Bài mới: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
a. Giới thiệu: ghi tựa bài lên bảng. 
b. Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’ 
* Hoạt động: 1 HD HS kể chuyện
+ Mục tiêu: Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh. 
+ Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh họa
- Treo 3 tranh minh, yêu cầu nêu nội dung tranh và nói thứ tự đúng của 3 tranh.
 * Nội dung các tranh: Thứ tự tranh 3 – 2 – 1 
+ Tranh 1: Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
+ Tranh 2: Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về núi
+ Tranh 3: Vua Hùng tiếp 2 vị thần 
* Hoạt động: 2 Kể từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã được sắp xếp lại. 
+ Mục tiêu : Biết phân phối lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ thích hợp
+ Yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo 2 hình thức
- Mỗi nhóm 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn
- Gọi 3 HS đại diện 3 nhóm kể nối tiếp nhau
- Nhận xét tuyên dương. 
1. HS quan sát theo dõi, nhớ nội dung truyện qua tranh, sắp xếp thứ tự tranh
- Vài em nêu nội dung tranh – 1 em lên bảng xếp thư tự các tranh.
+ HS kể nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- 3 em kể nối tiếp nhau 3 đoạn
- Mỗi nhóm 1 đại diện thi kể.
- Nhận xét bình chọn.
4. Củng cố: Hôm nay các em học bài gì? Khuyến khích những em kể hay nhất. 
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Thứ tư, ngày 27 tháng 02 năm 2013
TẬP ĐỌC
BÉ NHÌN BIỂN
I. MỤC TIÊU:
+ Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên.
+ Hiểu Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng - ngộ nghĩnh như trẻ em. Học thuộc lòng bài thơ.
+ HS biết yêu thích cảnh đẹp của biển.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
+ GV: Bài dạy, tranh minh hoạ.
- HS: Sưu tầm các tranh về cảnh Biển.
III. HOẠT DDỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát vui. 
2. Bài kiểm: Gọi 3 HS đọc 3 đoạn truỵên “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và TLCH. Nhận xét. 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng. 
Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’ 
* Hoạt động 1: Luyện đọc. 
+ Mục tiêu: Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên.
* Giáo viên đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
+ Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng dòng thơ 
- Học sinh luyện đọc từng câu ( 2 lượt )
+ Hướng dẫn luyện phát âm từ khó tưởng rằng, biển nhỏ, bễ, khiêng, khoẻ, vẫn là.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Gọi 1 em đọc chú giải ( SGK)
+ GV giảng thêm “ Phì phò “ tiếng thở của nhân vật, “lon ta lon ton” ý nói dáng đi nhanh nhẹn vui vẻ của một em bé.
- Đọc từng dòng thơ trong nhóm.
+ Thi đọc trước lớp ( CN,ĐT) 
* Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài .
* Mục tiêu: HS biết yêu thích cảnh đẹp của biển.
- Câu 1: Tìm những câu thơ cho ta thấy biển rất rộng.
- Câu 2: Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ em?
- Câu 3 : Em thích khổ thơnào nhất? Vì sao ?
- GV nhận xét,.
* Luyện đọc lại và học thuộc lòng.
- Cho học sinh đọc nối tiếp giữa các bàn. 
+ Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
* Lớp đọc thầm theo trong SGK. 
+ Học sinh từng dãy bàn luyện đọc từng câu. 
- Học sinh luyện đọc từ khó.
- Học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
+ HS đọc .
- “Tưởng rằng biển nhỏ
 Mà to bằng trời
 Như con sông lớn
 Chỉ có một bờ
 Biển to lớn thế”
-“Bãigiằng với sóng
 Chơi trò trẻ con
 Nghìn con ... đúng 3 khổ thơ.
+ Kỹ năng : Làm đúng các BT phân biệt tiếng có âm đầu Tr, ch, hỏi, ngã..
II. Đồ dùng dạy học
+ GV : Tranh minh hoạ ( SGK )
- HS: Xem bài trước.
III. Các hoạt động lên lớp.
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu:
Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
+ Mục tiêu: Nghe viết chính xác , trình bày đúng 3 khổ thơ.
+ GV đọc 3 khổ thơ đầu bài thơ “ Bé nhìn biển”
+ Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài chính tả.
- Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào ?
+ Hướng dẫn nhận xét.
- Mỗi dòng có mấy tiếng?
- Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào vào trong vở?
+ Giáo viên đọc học sinh ghi bài vào trong vở.
+ Chấm – chữa bài.
* Hoạt động: 2 Hướng dẫn bài tập :
+ Mục tiêu: phân biệt tiếng có âm đầu Tr, ch, hỏi, ngã..
+ Bài tập 2 : Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu BT.
+ GV treo tranh các loài cá – chia lớp thành 2 nhóm sao cho nhóm củng cố tên cá bắt đầu bằng ch, tr.
+ Nhận xét chốt ý đúng.
- Ch: Chim, chép,chuối, chày, chạch, chuồn,..
- Tr: trê, trôi, trích, tràu,
+ Bài tập 3 : ( Lựa chọn)
+ Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập 3.
+ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
- Chú - Trường – chân
- Dễ – cổ – mũi.
- Biển rất to, có những hành động giống như con người.
- Có 4 tiếng.
- Nên viết từ ô thứ 3 tính từ lề của tờ giấy.
+ Học sinh ghi bài.
+ Các nhóm trao đổi thống nhất tên các loài cá – cử đại diện lên viết tên từng loài cá.
+ Các nhóm nhận xét kết quả của nhau.
+ Cho lớp làm bài vào vở.
4. Củng cố: Hôm nay các em viết bài gì?
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học. 
Về viết lại những chỗ viết sai và chuẩn bị bài sau. 
TẬP VIẾT 
V - VƯỢT SUỐI BĂNG RỪNG
I. MỤC TIÊU: 
 + Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng viết. Biết viết chữ V(hoa) theo cỡ chữ vừa và nhỏ. 
 + Kĩ năng:Biết ứng dụng cụm từ “ Vượt suối băng rừng” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: chữ mẫu. HS: VTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 1 em nhắc lại cụm từ ứng dụng “Ươm cây gây rừng”. 2 em lên bảng – lớp viết bảng con: Ươm. GV nhận xét 
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: GV ghi tựa bài lên bảng. 
 b. Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa:
+ Mục tiêu: Biết viết chữ V (hoa) theo cỡ chữ vừa và nhỏ
1. HD HS quan sát và nhận xét.
+ Cấu tạo: cho HS quan sát và hỏi: 
- Chữ V cỡ vừa cao mấy ô li?
- Chữ V gồm mấy nét?
- Nó được kết hợp bởi những nét nào?
+ Cách viết:
- Nét 1: ĐB trên ĐK5 viết nét cong trái rồi lựơn ngang, giống như nét 1 của chữ H, I, K dừng bút trên ĐK6 
- Nét 2: từ điểm ĐB của nét 1, đổi chiều bút, nét lượn dọc từ trên xuống dưới, DB ở ĐK5
- Nét 3: Từ điểm DB của nét 2 đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, DB ở ĐK5
+ Viết mẫu V trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết.
* Hướng dẫn viết bảng con
+ GV nhận xét, uốn nắn. Có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để HS viết đúng
* HD HS viết câu ứng dụng
- Em hiểu thế nào là “Vượt suối băng rừng” ?
+ Quan sát câu ứng dụng trên bảng và nhận xét.
- Độ cao các chữ V, b, g cao mấy li?
- Chữ t cao mây ô li?
- Chữ s , r cao bao nhiêu?
- Các chữ còn lại cao mấy ô li? 
- Đặt dấu thanh như thế nào?
+ Cho HS viết từng phần vào vở
 - Nhận xét, chấm và sửa bài
+ HS quan sát chứ mẫu và trả lời.
- 5 ô li
- 3 nét
+ Nét 1: kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang. 
+ Nét 2: là nét lựơn dọc
+ Nét 3: là nét móc xuôi phải
+ HS theo dõi
+ HS viết 2, 3 lượt
+ HS đọc cụm từ ứng dụng
- Vượt qua nhiều đoạn đường, không quản ngại khó khăn gian khổ
- 2,5 ô li
- 1,5 ôli
- 1,25 ô li
- 1 ô li
- Dấu nặng dưới chữ ơ, dấu sắc trên chữ ô, dấu huyền trên chữ ư
- Viết bằng chữ o
4. Củng cố: Cho HS thi viết chữ U, Ư – từ ứng dụng. Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 01 tháng 03 năm 2013
TẬP LÀM VĂN 
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý
QUAN SÁT TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
 + Kiến thức: Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường.
 + Kĩ năng: Biết quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.
 + Thái độ: Hs biết áp dụng vào đời sống. 
GDKNS: 
Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. 
Lăng nghe tích cực. 
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh họa. HS: VBT
III. Hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát vui. 
Kiểm tra bài cũ: KT vở BTTV của HS. 
Bài mới: Đáp lời đồng ý – Quan sát và trả lời câu hỏi. 
 a. Giới thiệu: Nêu yêu cầu tiết học ghi tựa bài.
 b. Các hoạt động. 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
+ Mục tiêu : Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường.
* Bài tập 1: ( miệng)
- Hà cần nói với thái độ như thế nào ? Bố cũng nói với thái độ như thế nào?
+ GV nhận xét và bình chọn cặp đối thoại hay nhất.
* Bài tập 2: ( Miệng) khuyến khích học sinh đáp lời đồng ý theo nhiều cách khác nhau, đúng mức phù hợp vơi tình huống giao tiếp.
- Lời của bạn thương ( ở tình huống a), lời của anh ( ở tình huống b) cần nói với thái độ ntn?
+ Nói thêm: Dù là anh cũng phải biết bày tỏ sự cảm ơn em.
+ Gọi 4 học sinh thực hành đóng vai.
* Bài tập 3 : ( Miệng ) 
+ Treo tranh bảng lớp.
- Tranh vẽ cảnh gì? 
- Sóng biển như thế nào?
- Trên mặt biển có những gì?
- Trên trời có những gì ?
+ Gọi 1 em trả lời lại toàn bộ bài.
+ HSQS và trả lời. 
- Hà lễ phép.
- Lời bố Dũng niềm nở.
- Từng cập học sinh đóng vai ( Bố Dũng, Hà). Học sinh thực hành đối đáp. Học sinh nhận xét.
+ Lời của bạn Thương biểu lộ sự biết ơn vì được Hương Giúp đỡ.
- Lời anh: Vui vẻ, biết ơn vì­ được em cho mượn đồ chơi.
+ HS đóng vai Tình huống a, b, c, d. 
* HSQS tranh cảnh biển buổi sáng. 
- Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng khi mặt trời mọc lên.
- Sóng biển nhấp nhô / sóng biển dềnh lên..
- Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượng
- Mặt trời đang dâng lên, những đám mây màu tím nhạt đang trôi bồng bềnh
+ 1 Học sinh nêu toàn bộ nội dung bài
4.Củng cố: Hỏi lại tựa bài. Nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
GIỜ, PHÚT 
I. MỤC TIÊU: 
+ Học sinh nhận biết được 1 giờ bằng 60 phút, cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc 6 
+ Nhận biết đơn vị thời gian. Việc sửng dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày. 
+ HS thích học toán để biết xem giờ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ GV: Bài dạy, mô hình đồng hồ. HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động: Hát vui
Kiểm tra bài cũ: KT VBT toán của HS. 
Bài mới: Giờ, phút. 
 a. Giới thiệu: Nêu yêu cầu tiết học ghi tựa bài. 
 b. Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
+ Mục tiêu: HS biết được 1 giờ bằng 60 phút
+ GV nói “ Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác đó là phút,một giờ có 60 phút
Viết 1 giờ = 60 phút
+ Sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào số 8 giờ và hỏi:
- Đồng hồ chỉ đang chỉ mấy giờ?
- Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
Viết bảng: 8 giờ 15 phút.
+ Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 6 .
- Lúc này đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Ghi tựa “ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
- Gọi học sinh lên bảng làm lại các công việc như nêu để cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Yêu cầu học sinh tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt: Đúng 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút
* Hoạt động 2: Thực hành.
+ Mục tiêu: Biết sửng dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.
* Bài 1: Học sinh tự làm và chữa bài.
+ GV nhận xét.
* Bài 2: Cho học sinh xem tranh, hiểu các sự việc và hoạt động được mô tả qua tranh vẽ.
+ GV nhận xét.
* Bài 3: Học sinh tự làm bài. 
+ GV nhận xét.
+ HS lắng nghe.
- HS đọc “Một giờ bằng sáu mươi phút”
- HS nêu 8 giờ 15 phút.
- 8 giờ 30 phút
- Học sinh thực hành
- Học sinh nhận xét.
+ Học sinh thực hành quay đồng hồ.
* Bài 1: Học sinh nhận xét.
+ A: 7 giờ 15 phút; B: 2 giờ 30 phút
 C: 11giờ 30 phút; D: 3 giờ
* Bài 2: HS xem đồng hồ – lựa chọn giờ thích họp cho từng tranh.
* Tính theo mẫu bài 2: 5 g + 2 g = 7 giờ 
Củng cố: Gọi hs lên bảng thi xoay mô hình đồng hồ chỉ: 10 giờ rưỡi, GV nhận xét
Dặn dò: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
THỦ CÔNG 
LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Biết cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
- Kĩ năng: Rèn đôi tay khéo léo và thói quen lao động theo quy trình, có kế hoạch.
- Thái độ: Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV : bài dạy
+ HS : dụng cụ môn học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động: 
2. KT bài cũ: T dụng cụ học tập của HS. Nhận xét. 
3. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài bảng lớp.
Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1
* Hoạt động 1: HD HS quan sát và nhận xét
* Mục tiêu: HS biết dây xúc xích gồm có các vòng tròn
+ GV giải thích dây xúc xích mẫu và hỏi: 
- Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì? 
- Hình dáng, màu sẵc, kích thước ntn? Để có dây xúc xích ta làm thế nào?
* Hoạt động 2: GV HD làm 
* Mục tiêu : Biết cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
+ Bước 1: cắt thành các nan giấy. Cắt 3,4 nan giấy thủ công khác màu cắt thành các nan giấy rộng 1 ô, dài 12 ô (H1 a). mỗi tờ cắt 4 – 6 nan
+ Bước 2: dán các nan thành dây xúc xích. Bôi hồ vào 1 đầu nan và dán các nan thành vòng tròn
- Làm tương tự với các nan kế tiếp cho đến khi đựợc dây xúc xích vừa ý
- GV tổ chức cho HS tập cắt nan giấy
TIẾT 2
* Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: Biết cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
- HS thực hành làm dây xúc xích trang trí. 
+ Bước 1: cắt nan giấy
+ Bước 2: dán nan giấy thành dây xúc xích
- Động viên các em làm dây xúc xích dài, nhiềuvòng và nhiều màu sắc khác nhau để sử dụng trang trí phòng, góc học tập trong gia đình 
- Đánh giá sản phẩm. 
+ HS quan sát nhận xét
- Đựợc làm bằng giấy thủ công
- Hình tròn, màu sắc đẹp, nan giấy dài bằng nhau. Ta lồng các nan giấy thành nhứng vòng tròn nối tiếp nhau
+ HS quan sát ghi nhớ và thực hành trên giấy nháp.
- HS nhắc lại cách làm dây xúc xích và thực hiện thao tác cắt, dán 2 vòng xúc xích. Chú ý uốn nắn thao tác cắt giấy để các em cắt được nan thẳng theo đường kẻ.
- HS thực hành cất nan giấy làm dây xúc xích và trang trí
- HS nhắc lại cách làm dây xúc xích 
- HS thực hành làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
- HS trưng bày sản phẩm.
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Nhận xét tíết học. 
KT DUYỆT BGH DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L2B T25.12-13.doc