Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 13

Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 13

Người tìm đường lên các vì sao

I. Mục tiêu:

-Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi -ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

*GDKNS: -Xác định giá trị.

 -Tự nhận thức bản thân.

 -Đặt mục tiêu, quản lý thời gian.

II- Phương pháp dạy học :

 Đàm thoại , trực quan

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 13
( Từ ngày 19/11............23/ 11/2012 )
Ngày
Môn
Tên bài
Thứ 2
19/11/2012
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Chính tả
Lịch sử
/
Người tìm đường lên các vì sao.
Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
( n- v ) Người tìm đường lên các vì sao.
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077)
Thứ 3
20/11/2012
Toán
LTVC
Khoa học
Kể chuyện
Nhân với số có ba chữ số.
MRVT: Ý chí- Nghị lực.
Nước bị ô nhiễm.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Thứ 4
21/11/2012
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
MT
Văn hay chữ tốt.
Nhân với số có ba chữ số ( t t ).
Trả bài văn kể chuyện.
/
Thứ 5
22/11/2012
Toán
LTVC
Đạo đức
Địa lí
Luyện tập.
Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ( t t ).
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Thứ 6
23/11/2012
Toán
Tập làm văn
Khoa học
Kĩ thuật
SH
Luyện tập chung.
Ôn tập văn kể chuyện.
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Thêu móc xích.
Sinh hoạt cuối tuần.
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tập đọc:
Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi -ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
*GDKNS: 	-Xác định giá trị.
	-Tự nhận thức bản thân.
	-Đặt mục tiêu, quản lý thời gian.
II- Phương pháp dạy học : 
 Đàm thoại , trực quan
III. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh chân dung Xi-ôn-cốp-xki ( SGK)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I - Kiểm tra bài cũ: (5)
- Đọc bài: Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài
 II- Bài mới: (28) 
 - Giới thiệu bài
HĐ1:Luyện đọc: 
- 1HS đọc bài
- Cho HS chia đoạn 
- Cho HSđọc nối tiếp đoạn
- Sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ câu dài và giải nghĩa từ khó như chú giải SGK 
- Tổ chức cho HS đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
 + Nội dung của đoạn 1? 
- Cho HS đọc đoạn 2 và 3, trả lời câu hỏi:
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ như thế nào? 
+ Nội dung của đoạn 2 và 3? 
- Cho HS đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? 
+ Nội dung của đoạn 4? 
- Gợi ý cho HS nêu ý chính
Nội dung: Câu chuyện ca ngợi Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu đã thực hiện được ước mơ tìm đường lên các vì sao.
HĐ3:Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho HS nêu giọng đọc của bài 
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm toàn bài
- Nhận xét
III-Củng cố, dặn dò: (2)
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài
- Cả lớp theo dõi
- 1HS đọc, lớp đọc thầm, chia đoạn(4 đoạn)
- Đọc nối tiếp các đoạn (3 lượt)
- Lắng nghe
- Đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc, lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - (Mơ ước được bay lên bầu trời)
-(Mơ ước của Xi-ôn-cốp-xki )
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- (Ông sống kham khổ để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ nhưng ông không nản chí. Ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng trở thành phương tiện bay đến các vì sao)
-(Xi-ôn-cốp-xki kiên trì, bền bỉ thực hiện ước mơ của mình.)
-(Do ông có ước mơ; có nghị lực và 
quyết tâm thực hiện ước mơ)
-(Sự thành công của Xi –ôn-cốp-xki )
- HS nêu 
- 1 HS nêu giọng đọc
 - 2 HS đọc, lớp nhận xét 
-----------------------------------------
Toán:
Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I. Mục tiêu:
-Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
Bài tập cần làm: Bài 1,3.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con
III- Phương pháp dạy học : 
 Đàm thoại , luyện tập - thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/HĐ1:- Kiểm tra bài cũ: (5)
Tính: 368 x 23 1721 x 45
2/HĐ2:Bài mới(28)
 - Giới thiệu bài (2)
- Ví dụ:
*Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
- Nêu ví dụ, cho cả lớp đặt tính, tính vào bảng con
Í
 27
 11
 27
 27
297
- Gọi HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 để rút ra kết luận 
- Nêu cách nhân nhẩm 27 với 11 (như SGK)
*Trường hợp tổng hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: 48 Í 11
- Nêu ví dụ, yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm trên để thực hiện 
- Yêu cầu HS làm bài để nhận thấy 4 + 8 là số có hai chữ số, từ đó đề xuất cách làm tiếp.
- Yêu cầu cả lớp đặt tính rồi tính vào bảng con để rút ra cách nhân nhẩm đúng (như SGK)
Nhận xét: Để có 528 ta lấy 4 + 8 = 12 viết 2 vào giữa hai số của 48 ta được 428. Thêm 1 vào 4 của 428 được 528
3/HĐ3:Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm rồi nêu kết quả
- Nhận xét, chốt lại đáp án
Đáp án:
a) 34 Í 11 = 374
b) 11 Í 95 = 1045
c) 82 Í 11 = 902
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tóm tắt, làm bài 
- Chấm, chữa bài
4/HĐ4:Củng cố, dặn dò: (2)
- Khi nhân 2 số tự nhiên với 11 ta nhẩm 
như thế nào? 
- 2 HS thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi, tính vào bảng con
 - 1 HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét, rút ra kết luận
(Để có 297 ta viết số 9 (là tổng của 2 và 7) xen vào giữa hai chữ số của 27)
- Lắng nghe
- Làm ra nháp, nêu cách làm 
- Làm bài vào bảng con, so sánh, rút ra cách nhân nhẩm
- 1 HS nêu 
- HS làm bài, nêu kết quả
- Theo dõi, nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Tóm tắt, làm bài vào vở
Bài giải
Số học sinh của khối lớp bốn có là:
11 Í 17 = 187 (học sinh)
Số học sinh của khối lớp Năm có là:
11 Í 15 = 165 (học sinh)
Số học sinh của cả khối Bốn và khối Năm là:
187 + 165 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh 
 ----------------------------------------
Chính tả: (Nghe – viết)
Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu:
-Nghe-viêt đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn, không mắc quá 5 lỗi.
-Làm đúng BT 2a
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chép sẵn yêu cầu bài tập 2a; 3a lên bảng.
- HS: Bảng con
III-Phương pháp dạy học : Đàm thoại,trực quan
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/HĐ1: (5)
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Viết 2 từ bắt đầu bằng ch/tr. 
2/ HĐ2: Bài mới: (28)
- Giới thiệu bài
-Hướng dẫn học sinh nghe – viết:
- Cho HS đọc đoạn viết
+ Em hãy nêu nội dung đoạn viết ?
- Cho HS phát hiện các từ khó, dễ lẫn. - Nhận xét, lưu ý cho HS cách viết tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki
- Đọc bài cho HS viết
- Đọc lại toàn đoạn viết
- Chấm bài, nhận xét 
3/HĐ3:Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Tìm các tính từ
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài 
- Tổ chức cho 2 nhóm lên bảng làm bài theo lối tiếp sức
- Cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
4/HĐ4: (2)Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà học bài
- Lớp viết bảng con, 2 HS lên bảng
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nêu
- Tìm, viết từ khó ra bảng con
- Theo dõi
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi chính tả
- 1 HS nêu 
- HS làm bài vào VBT
- Lên bảng làm bài
- Theo dõi, nhận xét 
 -----------------------------------
Lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai(1075 – 1077)
I. Mục tiêu:
-Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tường truyền của Lý Thường Kiệt):
+Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
-Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thức hai thắng lợi.
*HSKG: 	+Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
	+Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến:trí thoogn minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
II. Đồ dùng dạy học:	
- GV: Lược đồ kháng chiến chống quân Tống 
III-Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/HĐ1: (5)
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
- Vì sao dân ta tiếp thu đạo phật?
2/HĐ2: Bài mới (28)
 * GT bài
 a/Lý Thường Kiệt cho quân sang Tống
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK “Cuối năm 1072  rồi rút về” 
- Đặt vấn đề cho HS thảo luận. Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang Tống có 2 ý kiến khác nhau:
+ Để xâm lược nước Tống
+Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống
? Em thấy ý kiến nào là đúng, ý kiến nào sai? Vì sao? 
b/ Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
- Yêu cầu HS trình bày lại 
c/Nguyên nhân thắng lợi
- Đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? 
- Yêu cầu HS thảo luận rồi báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
* Bài học: SGK
- Yêu cầu HS đọc mục bài học
3/HĐ3: (2)Củng cố, dặn dò:
- Em biết gì về Lý Thường Kiệt?
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm 2, trả lời.
(Ý kiến thứ 2 là đúng vì: Trước đó vua nhà Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống để triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi sau đó kéo quân về nước)
- 2 HS trình bày, 
- Nhận xét 
- Thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm trình bày, nhận xét
Do quân ta dũng cảm, Lý Thường Kiệt làm một tướng tài.
- 2 HS đọc
-----------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
Toán:
Nhân với số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
-Tính được giá trị của biểu thức.
-Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng kẻ sẵn bài 2
- HS: Bảng con
III- Phương pháp dạy học : Đàm thoại , luyện tập – thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/HĐ1: (5)
 - Kiểm tra bài cũ: 
Tính nhẩm và nêu kết quả của các phép tính
24 Í 11 = ? 59 Í 11 = ?
2/HĐ2: (28)
a/ Giới thiệu bài
b/ Ví dụ: 
Tìm cách tính 164 Í 123
- Ghi phép tính lên bảng
- Yêu cầu HS áp dụng nhân với một tổng để tính
164 Í 123 = 164 Í (100 + 20 + 3) 
 = 164 Í 100 + 164 Í 22 + 164 Í 3
 = 16400 + 3280 + 492 = 20172
- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính:
- Giới thiệu cho HS về các tích riêng và cách viết từng tích riêng.
- Yêu cầu HS đặt tính và tính lại phép nhân đó.
3/HĐ3:Luyện tập ... vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó đẻ trao đổi với bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
III. Phương pháp: Luyện tập - thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/HĐ1: (3)
 - Kiểm tra dụng cụ học tập 
 - Nhận xét
2/HĐ2: (12)Hướng dẫn xác định đề
Bài 1: Đề nào là đề văn kể chuyện trong 3 đề văn cho sẵn: (nội dung SGK)
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS đọc thầm suy nghĩ và trả lời.
- Gọi học sinh trả lời 
- Nhận xét, chốt câu trả lời 
3/HĐ3 (15): Kể chuyện
Bài 2: Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau (nội dung SGK trang 132)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, 3
- Gọi 1 số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể
Bài 3: Trao đổi với bạn về câu chuyện em vừa kể về nhân vật; tính cách nhân vật; ý nghĩa câu chuyện và kiểu mở đầu, kết thúc của chuyện.
- Cho HS thực hành kể chuyện
-Tổ chức thi kể chuyện trước lớp
- Cho HS đọc một số kiến thức về văn kể chuyện
4/HĐ4: (5)Củng cố, dặn dò
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài.
- Cả lớp theo dõi
- 2 HS đọc nối tiếp 
- HS thực hiện yêu cầu
Đề 2 là đề văn kể chuyện vì yêu cầu của đề là phải kể 1 câu chuyện
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS nêu đề tài 
- Kể chuyện theo nhóm 2, kết hợp trao đổi bài tập 3
- 2 – 4 HS kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Theo dõi, nhận xét 
- HS đọc 
--------------------------------------
Khoa học:
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu:
-Nêu được nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,...
+Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
+Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,..
+Vỡ đường ống dẫn dầu,...
-Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người; lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
*KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
	- Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
	- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các hàng động gây ô nhiễm nước.
*GDMT: Chúng ta nên làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm?
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương
III. Phương pháp dạy học : Đàm thoại , Thực hành
IVCác hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/HĐ1: (5)
 - Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu tiêu chuẩn đánh giá nước sạch và nước bị ô nhiễm.
2/HĐ2: (28) 
a/- Giới thiệu bài
b/ Tìm hiểu bài
 *Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- Cho HS quan sát H1 đến H8 trong SGK để tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm nước và liên hệ thực tế ở địa phương 
- Yêu cầu HS trình bày
- Nhận xét
- Kết luận: - Nguyên nhân làm cho nguồn nước bị ô nhiễm: xả rác, phân, nước tiểu bừa bãi, sử dụng phân hoá học, nước thải, thuốc trừ sâu, khói bụi và khí thải 
* Tác hại của sự ô nhiễm nước 
- Đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
*GDMT: Chúng ta nên làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm ?
Kết luận: Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sống, phát triển và lan truyền các loại bệnh dịch như tả; lị; thương hàn (vừa nói vừa chỉ vào hình 9) Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
- Yêu cầu HS đọc mục: Bạn cần biết.
3/HĐ3: (2)Củng cố, dặn dò
- Em sẽ làm gì để khỏi nước bị ô nhiễm?
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, thảo luận nhóm 2 và liên hệ thực tế.
- Đại diện nhóm trình bày
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm:
 xả rác, phân, nước tiểu bừa bãi, sử dụng phân hoá học, nước thải, thuốc trừ sâu, khói bụi và khí thải 
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
-HS đọc 
Kỹ thuật:
Thêu móc xích (t1)
I. Mục tiêu:
-Biết cách thêu móc xích.
-Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. theu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
*HS nam có thể thực hành khâu. Không bắt buộc thêu để tạo sản phẩm.
*HS khéo tay:+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
	 +Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tọa thành nhwnngx vòng chỉ móc nối tiêp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 8 vòng vòng và thêu không bị dúm.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu thêu móc xích; Vải, kim, chỉ, khung thêu, thước, kéo...
- HS: Vải, kim, chỉ, khung thêu, thước, kéo...
III - Phương pháp dạy học : Quan sát- Luyện tập - Thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/HĐ1: (3)
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ của học sinh 
2/HĐ2: (28)
a/ Giới thiệu bài
b/Quan sát và nhận xét mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 ( SGK) và trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét của đường thêu móc xích ? 
+ Thêu móc xích là gì? 
- Giới thiệu 1 số sản phẩm thêu móc xích.
+ Nêu ứng dụng của thêu móc xích ? 
c/ Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Yêu cầu quan sát hình 2 ( SGK) và nêu cách vạch dấu đường thêu móc xích.
- Hướng dẫn HS cách thêu các mũi thêu thứ nhất, thứ 2 và 3.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 ( SGK) và nêu cách kết thúc đường thêu móc xích.
- GV hướng dẫn cách kết thúc đường thêu móc xích.
- GV lưu ý 1 số điều khi thêu.
+ Thêu từ phải qua trái.
+ Mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ đường dấu. 
+ Lên kim, xuống kim đúng vào các điểm trên các đường vạch dấu.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Kết thúc đường thêu móc xích bằng cách đưa mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ. Rút kim, kéo chỉ và lật mặt sau của vải. Cuối cùng luồn kim qua mũi thêu cuối để tạo vòng chỉ và luồn kim qua vòng chỉ để nút chỉ giống như cách kết thúc đường khâu đột.
- Hướng dẫn cách thêu đường thêu móc xích.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3/HĐ3:Củng cố, dặn dò
- nhận xét .
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau..
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Mặt phải là những đường vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối ttiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau)
( Là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích )
-thêu vỏ gối, khăn mặt, trang trí hoa lá... 
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát, trả lời.
- Theo dõi.
- Quan sát và trả lời.
- Theo dõi
- HS đọc
 -------------------------------------
Địa lý:
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu:
-Biết đồng bằng Bắc Bộ (BB) là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng BB chủ yếu là người Kinh.
-Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng BB:
+Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,..
+Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là áy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
*HSKG: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng BB: để tránh gió, bão, nhà được dựng chắc chắn.
*THMT: Tích hợp bộ phận
 Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở ĐBBB, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ  các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh về nhà ở, làng quê  của người Kinh ở ĐBBB ( SGK)
III - Phương pháp dạy học : Đàm thoại , Thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/HĐ1: (5)
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ ?
2/HĐ2: (28) Bài mới
a/ Giới thiệu bài
b/Tìm hiểu bài
 *Chủ nhân của ĐBBB:
- Cho HS đọc mục 1 ở SGK và trả lời câu hỏi:
+ Dân cư ở ĐBBB có đặ điểm gì? 
+ Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc nào? 
 * Khí hậu
- Cho HS thảo luận dựa vào tranh ảnh đã chuẩn bị và ở SGK để trả lời câu hỏi:
+ Ở ĐBBB có khí hậu như thế nào?
 + Nhà của người dân ở ĐBBB? 
 *Trang phục, lễ hội:
- Cho HS đọc mục 2 (SGK), trả lời câu hỏi:
+ Nêu trang phục của người dân ở ĐBBB? 
+ Nêu một số lễ hội tiêu biểu ở ĐBBB? 
* Ghi nhớ: ( SGK)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
3/HĐ3: (2)Củng cố,dặn dò
- Em biết gì về người dân ở ĐBBB?
- Dặn HS về nhà học bài; chuẩn bị bài sau.
HS thực hiện
Nhận xét
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
(Nơi tập trung dân cư đông đúc nhất nước ta)
-(Dân tộc Kinh)
- Thảo luận nhóm 4, dựa vào tranh ảnh để trả lời các câu hỏi
-(có 2 mùa: mùa nóng và mùa lạnh)
- nhà thường quay về hướng Nam và được làm kiên cố
-(thường là sử dụng quần áo bình thường. Trang phục truyền thống của nam là: quần trắng, áo dài the; của nữ là: váy đen; áo dài tứ thân )
-(Hội Lim; hội Chùa Hương; hội Gióng. Các lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân.
- HS đọc
 -----------------------------------------
Sinh hoạt lớp
 I- Mục tiêu:
 - Tổng kết hoạt động lớp trong tuần 13.
 - Lập kế hoạch hoạt động tuần 14.
 II- Hoạt động:
 - Lớp trưởng: Nhận xét chung.
 - GV nhận xét đánh giá hoạt động lớp trong tuần.
 1. Đạo đức, tác phong:
 - Đa số các em ngoan, lễ phép với thầy, cô giáo.
 - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết với bạn bè.
 2. Học tập:
 -Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Trong lớp còn một số bạn nói chuyện riêng.
 -Tuyên dương 1 số em có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 3. Công tác thể dục, vệ sinh:
 - Vệ sinh cá nhân, sạch sẽ, gọn gàng.
 - Vệ sinh đầu giờ thực hiện tốt, sân trường, lớp học sạch sẽ.
 III. Phương hướng tuần 13:
 * Đạo đức, tác phong:
 - Gio dục học sinh làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Mặc đồng phục quần xanh áo trắng đi học, đeo khăn quàng từ nhà đến trường.
 - Trang trí lớp học.
 * Học tập:
 - Học thuộc bài cũ ở nhà, chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp. Chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bi, khơng nĩi chuyện, khơng lm việc ring trong giờ học
 - HD chơi một số trò chơi dân gian.
 * Vệ sinh:
 - Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ,.
 - Nhắc học sinh làm vệ sinh trường lớp và nhà ở sạch sẽ phòng bệnh sốt xuất huyết.
 - Gíao dục học sinh thực hiện tốt ATGT
 - Tiếp tục nhắc hs rửa tay bằng xà phòng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13 A.doc