Giáo án các môn học lớp 4 năm 2009 - 2010 - Tuần 8

Giáo án các môn học lớp 4 năm 2009 - 2010 - Tuần 8

TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

– Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài )

* HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3.

II.Dồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 -Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 47 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 năm 2009 - 2010 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 8
 Thứ hai ngày 5 tháng9 năm 2009
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. 
– Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài ) 
* HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3.
II.Dồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:2-4p
-Gọi HS lên bảng đọc : Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:29-31p
 a. Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và giới thiệu.
 b. Hướng dẫn luệy đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (3 lượt HS đọc).GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Hướng dẫn cách đọc.
-Gọi HS đọc chú giải.
-Gọi 2 HS đọc toàn bài thơ.
-GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ.
-Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
+Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
+Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính đã nêu ở từng khổ thơ.
*Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
*Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
-Bài thơ nói lên điều gì?
-Ghi ý chính của bài thơ.
 * Đọc diễn cảm và thuộc lòng:
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc diễn cảm một đoạn thơ đã hướng dẫn. 
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS .
-*Yêu cầu HS khá ,giỏi đọc diễn cảm toàn bài và học thuộc lòng. 
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - HS khá, giỏi đọc thuộc lòng toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Củng cố – dặn dò:2-3p
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự.
-1 em đọc chú giải.
Luyện đọc theo cặp.
-2 em đọc toàn bài.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc thầm, trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài.
+Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+Trả lời theo yêu cầu.
-2 HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ.
+Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
+Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn.
+HS phát biểu tự do.
+Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
-2 HS nhắc lại ý chính.
-4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi. 
-2 HS nồi cùng bàn luyện đọc.
-2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
-Thực hiện theo yêu cầu.
 HS đọc thuộc lòng
TOÁN	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS:
 - Tính được tổng của 3 số,vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
 – HS làm được các bài tập 1a(dòng2,3),b (dòng1,3),BT2. 
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4 – VBT.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:1p
2.KTBC: 2-3p
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :28-30p 
 a.Giới thiệu bài:
 -GV: ghi bảng. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1b.
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì ?
*Làm các phần còn lại.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2 (dòng1,2)
 -Hãy nêu yêu cầu của bài tập ?
 -GV hướng dẫn: Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính, chúng ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn với nhau.
 * Làm phần còn lại.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3
 -GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
a) x – 306 = 504
 x = 504 + 306
 x = 810
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4(a)``
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
*Làm phần b.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 5
 -GV hỏi: Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
 -Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b 
thì chu vi của hình chữ nhật là gì ?
 -Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, ta có:
 P = (a + b) x 2
Đây chính là công thức tổng quát để tính chu vi của hình chữ nhật.
 -GV hỏi: Phần b của bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:2-3p
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Đặt tính rồi tính tổng các số.
-Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính.
-Tính bằng cách thuận tiện.
-HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
b) x + 254 = 680
 x = 680 – 254
 x = 426
-HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 Bài giải
Số dân tăng thêm sau hai năm là:
 79 + 71 = 150 (người)
* Số dân của xã sau hai năm là:
 5256 + 150 = 5406 (người)
Đáp số: 150 người ; 5400 người
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, được bao nhiêu nhân tiếp với 2.
-Chu vi của hình chữ nhật là:
(a + b) x 2
-Chu vi hình chữ nhật khi biết các cạnh.
a) P = (16 +12) x 2 = 56 (cm)
b) P = (45 + 15) x 2 = 120 (m)
KHOA HỌC :
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi,sổ mũi,chán ăn,mệt mỏi,đau bụng,môn,sốt... 
– Biết nói với cha mẹ,người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu ,không bình thường. 
– Phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
 -Phiếu ghi các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:1p
2.Kiểm tra bài cũ:2-3p 
Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó ?
 2) Em hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:26-28p
 Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh.
 Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 32 / SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung sau:
 +Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh.
 +Kể lại câu chuyện .cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh.
 -GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
 -Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt.
-Khi bị bệnh cơ thể ta thường có biểu hiện như thế nào?
 Hoạt động 2: Những việc cần làm khi bị bệnh. 
t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng.
 -Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng.
 1) Em đã từng bị mắc bệnh gì ?
 3) Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ?
 -GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường.
 * Kết luận: Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi.
 * Hoạt động 3: Phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và khi bị bệnh.
t Cách tiến hành:
 -GV chia HS thành 2 nhóm :yêu cầu các nhóm thảo luận và nói lên tình trạng cơ thể lúc khoẻ mạnh và lúc bị bệnh.
 -GV nhận xét , tuyên dương. 
 3.Củng cố- dặn dò:2-3p
 -Nhận xét tiết học
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 33.
 -Dặn HS luôn có ý thức nói với người lớn khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diển nhóm sẽ trình bày 3 câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Tr ...  gấp mép vải để tạo nẹp lồng dây trước, khâu ghép 2 mép vải ở phần túi sau.
 +Khi bắt đầu khâu phần thân túi cần vòng 2-3 lần chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa đường gấp mépcủa phần luồn dây với phần thân túi để đường khâu chắc, không bị tuột chỉ.
 +Nên khâu bằng chỉ đôi và khâu bằng mũi khâu đột thưa để chắc, phẳng. 
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu túi rút dây
 -GV nêu yêu cầu thực hành .
 -GV tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải và cắt, gấp, khâu hai bên đường nẹp phần luồn dây.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. 
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát và trả lời.
-HS nêu.
-HS quan sát và trả lời.
-HS theo dõi.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện thao tác. 
-Cả lớp.
AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 5
 GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
 VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I.Mục tiêu: 
1 Mặt nước cũng là một phương tiện giao thông.
 Biết tên các loại phương tiện giao thông đường thuỷ.
 Biết 6 biển báo giao thông đường thủy. 
2 Có ý thức khi tham gia giao thông đường thủy.
 II. Nội dung :
 -GTĐT : Đường thủy nội bộ – đường biển.
 – PTGT: thô sơ – cơ giới.
 III.Chuẩn bị :
 - Mẫu 6 biển báo – BĐVN.
 IV. Các hoạt động chính :
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
*Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài mới.
 GV giới thiệu.
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao thông đường thuỷ.
 – Các em đã nhìn thấy tàu thuyền đi lại trên mặt nước lần nào chưa? 
– Ở miền Nam có nhiều tàu thuyền di lại trên mặt nước.
 – Tàu thuyền có thể đi lại từ nơi này đến nơi khác. Từ đó tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy.
 – Người ta chia làm 2 loại : GT nội địa, GT đường biển, ta chỉ học về GT nội địa.
 Hoạt động 3: Phương tiện giao thông đường thủy.
 – Hỏi : Nơi nào người ta thường sử dụng phương tiện giao thông đường thủy? 
– Để đi lại trên mặt nước người ta sử dụng phương tiện nào?
 Cho HS xem tranh minh hoạ.
 * Hoạt động 4 : Biển báo hiệu
 – Trên đường thủy có xãy ra tai nạn không? 
– Cần phải có biển báo. 
– Giới thiệu 6 loại biển báo: cấm đậu, cấm phương tiện thô sơ, cấm rẽ trái, được phép đỗ, phía trước có biển. 
* Kết luận: Cần tuân theo luật GT đường thủy để phòng tránh tai nạn. 
V.Củng cố-dặn dò:
 Nhận xét tiết học. 
- Cả lớp trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Chỉ những nơi có mặt nước rộng,sâu,dài.
- Tàu, thuyền, ca nô...
- Có: tàu va chạm vào nhau, va vào vật cản...
- Quan sát, nhận dạng.
- Lắng nghe.
 KHOA HỌC : 
 ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: 
-Nhận biết người bệnh cần ăn uống đủ chất,chỉ một số bệnh phải ăn kiên theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
–Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. 
–Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô-rê-dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
 -Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận.
 -Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:1p
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
 1) Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ?
 2) Khi bị bệnh cần phải làm gì ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:26-28p
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1:äĂn uống khi bị bệnh.
t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 1) Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ?
 2) Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?
 3) Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ?
 4 ) Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ?
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo cho mỗi HS điều tham gia thảo luận.
 -GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
 -Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
 -GV chuyển việc: 
Các em đã biết chế độ ăn uống cho người bệnh. Vậy lớp mình cùng thực hành để chúng mình biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
 * Hoạt động 2: Cách phòng chống mất nước khi bị tiêu 
 t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị.
 -Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 
35 / SGK và nêu cách pha dung dịch ô-rê-dôn ,cách chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người nhà bị tiêu chảy.
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi một vài nhóm lên trình. 
Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
 -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát.
 * Kết luận: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. 
 t Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành cho HS thi đóng vai.
 -Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai.
 -GV gọi các nhóm lên trình bày.
 -GV nhận xét tuyên dương cho nhóm diễn tốt nhất.
 3.Củng cố- dặn dò:2-3p
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-2 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện từng nhóm bốc thăm và 
Trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1) Thức ăn có chứa nhiều chất như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa uqả, đậu nành.
2) Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.
3) Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
4) Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
-HS nhận xét, bổ sung.
-2 HS đọc.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thực hành nhóm.
-Nhận đồ dùng học tập và thực hành.
-2 đến 4 nhóm lên trình bày.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Tiến hành trò chơi.
-Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
-HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp.
-HS cả lớp.
KHÂU ĐỘT THƯA
2 Tiết
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 -Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu cĩ thể chưa đều nhau. Đường khâu cĩ thể bị dúm. *Với HS khéo tay:Khâu được các mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
 -Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm).
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 +Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:26-28p
 a)Giới thiệu bài: Khâu đột thưa.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) và trả lời câu hỏi :
 +Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu ?
 +So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
 -Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa.
 -GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa(phần ghi nhớ).
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
 -Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
 -Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường ,em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa.
 -Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa.
 +Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm
 +Từ cách khâu trên , em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa.
 -GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
 -GV và HS quan sát, nhận xét.
 -Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu.
 GV cần lưu ý những điểm sau:
 +Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
 +Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, 
 +Khơng rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
 +Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. 
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV kết luận hoạt động 2. 
 -Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ơ li với các điểm cách đều 1 ơ trên đường dấu. 
 3.Nhận xét- dặn dị:2-3p
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS đọc phần ghi nhớ mục 2a
-Cả lớp quan sát.
-HS nêu.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi.
-HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để thực hiện thao tác.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc.
-HS tập khâu.
-HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc