Giáo án các môn học lớp 4 năm 2009 - 2010 - Tuần 9

Giáo án các môn học lớp 4 năm 2009 - 2010 - Tuần 9

TẬP ĐỌC

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

 I. Mục tiêu:

 -Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

 –Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiêp nào cũng đáng quý.(trả lời được các câu hỏi SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 -Tranh đốt pháo hoa.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 48 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 năm 2009 - 2010 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Thứ hai,ngày 12 tháng10 năm 2009
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
 I. Mục tiêu: 
 -Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
 –Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiêp nào cũng đáng quý.(trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 -Tranh đốt pháo hoa.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:2-4p
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:29-31p
 a. Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và giới thiệu.
- b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc :
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Giải nghĩa từ “thưa”.
+Cương xin mẹ đi học nghề rèn để làm gì?
+Giải nghĩa từ “Kiếm sống
-Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
-Gọi HS đọc từng bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
-Gọi HS trả lời và bổ sung.
+Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc:
-Gọi HS đọc bài.Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2. 
-Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
-Nhận xét tiết học.
3. Củng cố- dặn dò:2-4p
-Hỏi: +Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học.
-Dặn vền nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và soạn bài Điều ước của vua Mi-đát.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học  đến phải kiếm sống.
+Đoạn 2: mẹ Cương  đến đốt cây bông.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Luyện đọc theo cặp.
-1HS đọc toàn bài.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Bà ngạc nhiên và phản đối.
+Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
+Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.
-2 HS nhắc lại nội dung bài.
-3 HS đọc theo lời nhân vật.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-3 đến 5 HS tham gia đọc. 
 TOÁN 	HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
 I.Mục tiêu:
 -Giúp HS: Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
 –Kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke. 
–Làm được bài tập 1,2,3(a).
II. Đồ dùng dạy học:
 -Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:1p
2.KTBC:2-4p 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :28-30p 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD. 
 -Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc 
bẹt ?)
 -GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô (thầy) kéo dài cạnh BC và DC, thành 2 đường thẳng và cho HS biết hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau. 
 -GV: Như vậy hai đường thẳng BC và DC vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
 -GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
 -GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau. 
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK.
 -GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuonga góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.
 -GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
 Bài 3(a)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
*3b:nếu còn thời gian.
* Bài 4:nếu còn thời gian.
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:2-3p
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Hình ABCD là hình chữ nhật.
-Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
-HS theo dõi thao tác của GV.
-HS nêu ví dụ
-HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
-
-Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
-HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV.
-
-1 HS đọc trước lớp.
-HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp:
AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB.
-HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở.
-1 HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-1 HS lên bảng, HS khá,giỏi làm bài vào vở.
-HS nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình theo nhận xét của GV.
-HS cả lớp.
 KHOA HỌC:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
-Nêu được một số việc nên làm và không nên làm dể phòng tránh tai nạn đuối nước. 
 +Không chơi đùa gần hồ,ao,sông,suối;giếng,chum vại,bể nước phải có nắp đậy.
+chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+Tâp bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. 
–Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. 
 II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to hình nếu có điều kiện).
 -Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
 -Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:1p
2.Kiểm tra bài cũ:2-3p
 Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cơ thể ta thường có biểu hiện gì?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:27-29p
 Giới thiệu bài: 
 Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
t Cách tiến hành:
 -Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ?
 2) Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? 
 -GV nhận xét ý kiến của HS.
 -Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.
 Hoạt động 2: Những điều cần biếtkhi đi bơi hoặc tập bơi.
t Cách tiến hành:
 -GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?
 2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
 3) Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều
gì ?
 -GV nhận xét các ý kiến của HS.
 Kết luận: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi.
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến.
 t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
 +Nhóm 1: Tình huống 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ?
 +Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cuối xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
 +Nhóm 3: Tình huống 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?
 +Nhóm 4: Tình huống 4: Chiều chủ nhật, Dũng rủ Cường đi bơi ở một bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt chưa có bảo vệ để không mất tiền mua vé. Nếu là Cường em sẽ nói gì với Dũng ?
 +Nhóm 5: Tình huống 5: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh  ... à ai?
-Gọi HS đọc gợi ý 2.
-Treo bảng phụ.
-Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
 * Kể trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS , yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. Cùng trao đổi, thảo luận với các bạn về nội dung, ý nghĩa và cách đặt tên cho chuyện.
-GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. Chú các em phải mở đầu câu chuyện bằng ngôi thứ nhất, dùng đại từ em hoặc tôi.
 * Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS , tên truyện, ước mơ trong truyện.
-Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học.
-Gọi HS nhận xét bạn ke.å 
-Nhận xét, cho điểm từng HS .
3. Củng cố –dặn dò:2-4p
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu.
-2 HS lên bảng kể.
-Báo cáo sự chuẩn bị.
-2 HS đọc thành tiếng đề bài.
+Đề bài yêu cầu đây là ước mơ đẹp.
Nhân vật chính trong chuyện là em hoặc bạn bè, người thân.
-3 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc nội dung trên bảng phụ.
*Em kể về nội dung em trờ thành cô giáo vì quê em ở miền núi rất ít giáo viên và nhiều bạn nhỏ đến tuổi mà chưa biết chữ.
*Em từng chứng kiến một cô y tá đến tận nhà để tiêm cho em. Cô thật dịu dàng và giỏi. Em ước mơ mình trở thành một y tá.
-Hoạt động trong nhóm.
-Và HS tham gia kể chuyện.
-Hỏi và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét truyện bạn kể.
QUYỀN BỔN PHẬN TRẺ EM
CHỦ ĐỀ 1
TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ
MỘT CON NGƯỜI CÓ ÍCH CÓ QUYỀN VÀ BỔN PHẬN NHƯ MỌI NGƯỜI
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: -HS hiểu được trẻ em là một con người có những quyền có cha mẹ,có họ tên,quốc tịch và tiếng nói riêng.Có quyền được chăm sóc,bảo vệ và giáo dục,được tôn trọng và bình đẳng. 
–HS hiểu trẻ em cũng có bổn phận đối với bản thân,gia đình và xã hội như mọi người.
2.Thái độ: HS có thái độ tự tin,tự trọng ,mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp.Không nhút nhát,sợ sệt.
3Kĩ năng: HS có thể tự tin về mình một cách rõ ràng.
 –HS biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình,với bạn bè và những người xung quanh.
II.Đô dùng dạy học: 
-Phiếu bài tập trắc nghiệm để HS làm. 
–Một HS chuẩn bị trước câu chuyện đứa trẻ không tên.
-Cây hoa dân chủ.
-Bài hát “em là bông hồng nhỏ”.
III.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Bài mới:
 -Giới thiệu bài. 
–Hoạt động 1:Kể chuyện đứa trẻ không tên. 
+GV kể lần 1.
Nêu câu hỏi về nội dung truyện. 
+Kết luận. 
–Hoạt động 2:trả lời trên phiếu bài tập. +Chuẩn bị 1 tờ giấy dán lên bảmg và một số phiếu bài tập.
Kết luận. –Hoạt động 3: Chuyện kể.
 Cho 1HS lên kêû về bạn Ngàn.
 +Nêu câu hỏi cho HS trả lời.
 +Kết luận. 
–Hoạt động 4: trò chơi hái hoa đân chủ. +Yêu cầu HS lên hái hoa và trả lời được câu hỏi hoặc thực hiện điều ghi trong hoa. 
–Kết thúc:Tóm tắt và nhấn mạnh một lần nữa về quyền và bổn phận của trẻ em
+1HS kể lại.
-Lớp hình thành nhóm.
-Làm việc trên phiếu bài tập
-1HS kể chuyện,cả lớp theo dõi.
 –Thảo luận.
-Cả lớp tham gia trò chơi.
-Cả lớp hát bài “Em là bông hồng nhỏ”
Kĩ thuật : CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY (3 tiết )
Tiết 2 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b)Thực hành tiếp tiết 1:
 -Kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây. 
 -Hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Nhắc HS khâu vòng 2 -3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giápgiữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
 -GV cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng .
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Đường cắt, gấp mép vải thẳng, phẳng.
 +Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm, không bị tuột chỉ.
 +Túi sử dụng được (đựng dũng cụ học tập như : phấn, tẩy). 
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định 
 -GV cho HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thêu lướt vặn”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nêu các bước khâu túi rút dây.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
 Kĩ thuật CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY Tiết 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b)Thực hành tiếp tiết 1:
 -Kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây. 
 -Hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Nhắc HS khâu vòng 2 -3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giápgiữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
 -GV cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng .
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Đường cắt, gấp mép vải thẳng, phẳng.
 +Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm, không bị tuột chỉ.
 +Túi sử dụng được (đựng dũng cụ học tập như : phấn, tẩy). 
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định 
 -GV cho HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thêu lướt vặn”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nêu các bước khâu túi rút dây.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
Tiết : 9 ÔN TẬP	
I.Mục tiêu :
 -HS biết : từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lịch sử :Buổi đầu dựng nước và giữ nước;Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập .
 -Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian .
II.Chuẩn bị :
 -Băng và hình vẽ trục thời gian .
 -Một số tranh ảnh , bản đồ .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền .
 -Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
 -Kết quả trận đánh ra sao ?
 -GV nhận xét , đánh giá.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu :ghi tựa .
 b.Phát triển bài :
*Hoạt động nhóm :
 -GV yêu cầu HS đọc SGK / 24
 -GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn .
 -GV hỏi :chúng ta đã học những giai đoạn LS nào của LS dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn.
 -GV nhận xét , kết luận .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoăc phát PHTcho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 năm TCN ,938.
 -GV tổ chức cho các em lên ghi bảng hoặc báo cáo kết quả .
 -GV nhận xét và kết luận .
*Hoạt động cá nhân :
 -GV yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu mục 3 trong SGK :
 Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau :
 +Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất ,ăn mặc , ở , ca hát , lễ hội )
 +Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc kn?
 +Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng .
 -GV nhận xét và kết luận .
 4.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.
-3 HS trả lời , cả lớp theo dõi , nhận xét .
-HS đọc.
-HS các nhóm thảo luận và đại diện lên điền hoặc báo cáo kết quả 
-Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
-HS lên chỉ băng thời gian và trả lời.
-HS nhớ lại các sự kiện LS và lên điền vào bảng .
- HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh .
-HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu .
*Nhóm 1:kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
*Nhóm 2:kể về khởi nghĩa Hai Bà trưng.
*Nhóm 3:kể về chiến thắng Bạch Đằng.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS khác nhận xét , bổ sung.
-HS cả lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc