Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 2

Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 2

TẬP ĐỌC

 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

 Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. ( trả lời được các CH trong SGK )

 - HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn ( CH4 );

II. Đồ dùng dạy học:

• Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .

• Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 48 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2
 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010 
TẬP ĐỌC
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I. Mục tiêu: 
1. Đọc thành tiếng: 
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
 Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. ( trả lời được các CH trong SGK )
 - HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn ( CH4 );
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài .
.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và giới thiệu. 
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 15 sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) .
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần Chú giải .
- Đọc mẫu lần 1. Chú ýgiọng đọc như sau:
Đoạn 1 : Giọng căng thẳng , hồi hộp .
Đoạn 2:Giọng đọc nhanh, lời của Dế Mèn dứt khoát , kiên quyết .
Đoạn 3 : Giọng hả hê , lời của Dế Mèn rành rọt, mạch lạc .
Nhấn giọng ở các từ ngữ : sừng sững , lủng củng, im như đá , hung dữ , cong chân , nặc nô , quay quắt , phóng càng , co rúm , thét , béo múp béo míp , kéo bè kéo cánh , yếu ớt , đáng xấu hổ, phá hết .
 * Tìm hiểu bài: 
-HS trả lời các câu hỏi
 - Đại ý của đoạn trích này là gì ? 
- Ghi đại ý lên bảng .
 * Thi đọc diễn cảm 
- Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại toàn bài .
- Để đọc 2 đoạn trích này em cần đọc như thế nào ? 
-GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc . Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu cách đọc và luyện đọc theo cách hướng dẫn đúng .
HS lên bảng thực hiện yêu cầu , cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc , câu trả lời của các bạn . 
-Thực hiện
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. 
- HS nhắc lại đại ý . 
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp .
- Đoạn 1 : Giọng chậm , căng thẳng , hồi hộp . Lời của Dế Mèn giọng mạnh mẽ , đanh thép , dứt khoát như ra lệnh .
Đoạn tả hành động của bọn nhện giọng hả hê .
Đánh dấu cách đọc và luyện đọc .
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm .GV uốn nắn , sữa chữa cách đọc .
- Cho điểm HS .
3. Củng cố, dặn dò :
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .
- Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì đáng quý ?
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực , giúp đỡ những người yếu , ghét áp bức bất công .
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .
- 5 HS luyện đọc .
- 1 HS đọc bài 
- HS trả lời.
-HS cả lớp lắng nghe.
TOÁN
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I.Mục tiêu: 
 - Giúp HS: Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề hang liền kề. 
 - Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có).
 -Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.
 -Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
Hàng
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập của tiết 5.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: 
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề;
 +Mấy đơn vị bằng 1 chục ? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?)
 +Mấy chục bằng 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ? )
 +Mấy trăm bằng 1 nghìn ? (1 nghìn bằng mấy trăm ?)
 +Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn ? )
 +Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ? )
 -Hãy viết số 1 trăm nghìn.
 -Số 100000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 c.Giới thiệu số có sáu chữ số :
 -GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu.
 * Giới thiệu số 432516
 -GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100000 là một trăm nghìn.
 -Có mấy trăm nghìn ?
 -Có mấy chục nghìn ?
 -Có mấy nghìn ?
 -Có mấy trăm ?
 -Có mấy chục ?
 -Có mấy đơn vị ?
 -GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
 * Giới thiệu cách viết số 432 516
 -GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ?
 -GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432516 có mấy chữ số ?
 -Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ?
GV kết luận
-GV *Giới thiệu cách đọc số 432 516
 -GV: Bạn nào có thể đọc được số 432516 ?
 -Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV giới thiệu cách đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
 -GV hỏi: Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau.
-GV viết lên bảng các số 12357 và 312357; 81759 và 381759; 32876 và 632876 yêu cầu HS đọc các số trên.
 d. Luyện lập, thực hành :
 Bài 1
 -GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313214, số 523453 và yêu cầu HS đọc, viết số này.
-GV nhận xét, có thể gắn thêm một vài số khác cho HS đọc, viết số. Hoặc có thể yêu cầu HS tự lấy ví dụ, đọc số, viết số và gắn các thẻ số biểu diễn số.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài (Nếu HS kém GV có thể hướng dẫn để HS thấy cột thứ nhất trong bảng là Viết số, các cột từ thứ hai đến thứ 7 là số trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị của số, cột thứ tám ghi cách đọc số. )
 -GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số.
 -GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Ví dụ: Số nào gồm 8 trăm 8 nghìn, 3 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị ?
 Bài 3
 -GV viết các số trong bài tập (hoặc các số có sáu chữ số khác) lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số.
 -GV nhận xét.
 Bài 4
 -GV tổ chức thi viết chính tả toán, GV đọc từng số trong bài (hoặc các số khác ) và yêu cầu HS viết số theo lời đọc.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+10 đơn vị bằng 1 chục. (1 chục bằng 10 đơn vị.)
+10 chục bằng 1 trăm. (1 trăm bằng 10 chục.)
+10 trăm bằng 1 nghìn. (1 nghìn bằng 10 trăm.)
+10 nghìn bằng 1 chục nghìn. (1 chục nghìn bằng 10 nghìn.)
+10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.)
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 100000.
-6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-HS quan sát bảng số.
-Có 4 trăm nghìn.
-Có 3 chục nghìn.
-Có 2 nghìn.
-Có 5 trăm.
-Có 1 chục.
-Có 6 đơn vị.
-HS lên bảng viết số theo yêu cầu.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con): 432516.
-Số 432516 có 6 chữ số.
-Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
-1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS đọc lại số 432516.
-Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 432516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, còn số 32516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết.
-HS đọc từng cặp số.
-1 HS lên bảng đọc, viết số. HS viết số vào vở.
 a) 313214
 b) 523453
-HS tự làm bài vào vở, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. (HS có thể dùng bút chì để làm vào SGK)
-HS nêu: Tám trăm ba mươi hai nghìn bảy trăm năm mươi ba và lên bảng viết 832753.
-HS lần lượt đọc số trước lớp, mỗi HS đọc từ 3 đến 4 số.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Yêu cầu viết số theo đúng thứ tự GV đọc, hết số này đến số khác.
Bài a,b
-HS cả lớp.
 KHOA HỌC 
 TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
 -Giúp HS: -Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
 -Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động , cơ thể sẽ chết. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Hình minh hoạ trang 8 / SGK.
 -Phiếu học tập theo nhóm.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Kiểm tra bài cũ: 
 1) Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
 2) Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì ?
 -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất.
 -GV tổ chức HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 8 / SGK và trả lời câu hỏi.
 1) Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ?
 -Gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh hoạ vừa giới thiệu.
 -Nhận xét câu trả lời của từng HS.
 * Kết luận: Trong quá trình trao đổi chất, mỗi cơ quan đều có một chức năng. Để tìm hiểu rõ về các cơ quan, các em cùng làm phiếu bài tập.
 * Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất. 
 § Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước.
 -Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
 -Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
 -Sau 3 đến 5 phút gọi HS dán phiếu học tập lên bảng và đọc. Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Yêu cầu: Hãy nhìn vào phiếu học tập các em vừa hoàn thành và trả lời các câu hỏi:
 1) Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và nó lấy vào và thải ra những gì ?
 2) Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
 3) Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS.
 * Kết luận: Những biểu hiện của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
 +Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện, lấy vào khí ô-xy, thải ra khí các-bô-níc.
 +Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực hiện: lấy vào nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể, thải ra chất cặn bã (phân).
 +Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện. Cơ quan bài tiết nước tiểu: Thải ra nướ ... trỏ để kẹp đúng vào đường dấu.
 +Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu.
 +Cần giữ an toàn tránh kim đâm vào ngón tay hoặc bạn bên cạnh.
 -GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
 GV hướng dẫn kỹ thuật khâu thường:
 -GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
 -Hướng dẫn HS quan sát H.4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
 -GV hướng dẫn HS đường khâu theo 2cách:
 +Cách 1: dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
 +Cách 2: Dùng mũi kim gẩy 1 sợi vải cách mép vải 2cm, rút sợi vải ra khỏi mảnh vải dược đường dấu. Dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
 -Hỏi :Nêu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu tiếp theo ?
 -GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường.
-GV hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì?
 -GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK.
 -GV lưu ý :
 +Khâu từ phải sang trái.
 +Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhip nhàng.
 +Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu. Không dứt hoặc dùng răng cắn chỉ.
 -Cho HS đọc ghi nhớ
 -GV tổ chức HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị các dụng cụ vải, kim, len, phấn để học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát sản phẩm.
-HS quan sát mặt trái mặt phải của H.3a, H.3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
-HS đọc phần 1 ghi nhớ.
-HS quan sát H.1 SGK nêu cách cầm vải, kim.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện thao tác.
-HS đọc phần b mục 2, quan sát H.5a, 5b, 5c (SGK) và trả lời.
-HS theo dõi.
-HS quan sát H6a, b,c và trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
-HS đọc ghi nhớ cuối bài.
-HS thực hành.
-HS cả lớp.
KĨ THUẬT : BÀI 2 CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU (1 tiết)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
 -Vạch được đường dấu trên vải ( vạch đườngthẳng, đường cong )và cắt được vải theo đường vạch dấu đường cắt có thể mấp mô..
 -Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu.
 -Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 -Một mảnh vải có kích thước 15cm +30cm.
 -Kéo cắt vải. 
 -Phấn vạch trên vải, thước may (hoặc thước dẹt có chia cm).
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu của bài học. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
 -Gợi ý để HS nêu tác dụng của đường vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
 -GV: Vạch dấu là công việc được thực hiện khi cắt,khâu, may 1 sản phẩm. Tuỳ yêu cầu cắt, may, có thể vạch dấu đường thẳng, cong.Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch .
 * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật
 * Vạch dấu trên vải:
 -GV hướng dẫn HS quan sát H1a,1b để nêu cách vạch dấu đường thẳng, cong trên vải.
 -GV đính vải lên bảng và gọi HS lên vạch dấu.
 -GV lưu ý :
 +Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải.
 +Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt.
 +Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ vị trí đã định.
 * Cắt vải theo đường vạch dấu:
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.2a, 2b (SGK) kết hợp quan sát tranh quy trình để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
 -GV nhận xét, bổ sung và nêu một số điểm cần lưu ý:
 +Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn.
 +Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên.
 +Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo.
 +Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu.
 +Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo. 
 -Cho HS đọc phần ghi nhớ.
 * Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
 -Kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS.
 -GV nêu yêu cầu thực hành:HS vạch 2 đường dấu thẳng , 2 đường cong dài 15cm. Các đường cách nhau khoảng 3-4cm. Cắt theo các đường đó.
 -Trong khi HS thực hành GV theo dõi,uốn nắn.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo tiêu chuẩn:
 +Kẻ, vẽ được các đường vạch dấu thẳng và cong.
 +Cắt theo đường vạch dấu.
 +Đường cắt có thể bị mấp mô, răng cưa.
 +Hoàn thành đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS .
 4.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị,tuyên dương tinh thần học tập và kết quả thực hành.
 -GV hướng dẫn HS về nhà luyện tập cắt vải theo đường thằng, đường cong, đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài”khâu thường”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát sản phẩm.
-HS nhận xét, trả lời. 
-HS nêu.
-HS quan sátvà nêu.
-HS vạch dấu lên mảnh vải
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe.
-HS đọc phần ghi nhớ.
-HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
-HS chuẩn bị dụng cụ.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình.
-HS cả lớp.
THỂ DỤC : BÀI 3 
 QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG 
 TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG NHANH”
I.Mục tiêu :
 -Biết cáhc dan hàng dồn hàng , động tác quay phải, quay trái đúng với khẩu lệnh.
-Bước đầu biết cách quay sau và đi đều theo nhịp
 -Trò chơi: “Thi xếp hàng nhanh”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi II.Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi. 
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 .Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp , phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay, giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2 , 1-2 
 -Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ 
 -Ôn quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng 
 + GV điều khiển cho HS tập, có nhận xét sửa chữa những sai sót cho HS 
 + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát nhận xét sửa chữa những sai sót cho HS các tổ .
 + Tập hợp lớp sau đó cho các tổ thi đua thực hiện nội dung đội hình đội ngũ. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa những sai sót biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 +GV điều khiển cho cả lớp tập lại để củng cố .
 b) Trò chơi : “Thi xếp hàng nhanh” 
 -GV nêu tên trò chơi
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi: HS đứng không thành hai hàng. GV có thể ra khẩu lệnh cho HS xếp hàng dọc hoặc hàng ngang một cách nhanh chống và thẳng hàng. 
 -Cho một tổ HS chơi thử, sau đó cả lớp chơi thử . 
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức có thi đua. 
 GV quan sát, nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc. 
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS làm động tác thả lỏng.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 – 22 phút
10 – 12 phút 
1 – 2 lần 
2 – 3 phút
1 – 2 lần
2 lần 
6 – 8 phút 
1 – 2 lần
2 – 3 lần 
4 – 6 phút 
2 – 3 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
Nhận lớp 
Thực hiện.
HS tham gia chơi.
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang nghe giới thiệu.
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
-Các tổ thực hiện theo yêu cầu.
-HS tập.
-Lắng nghe.
-HS chơi.
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
-HS hô “khoẻ”.
THỂ DỤC : BÀI 4 ĐỘNG TÁC QUAY SAU 
TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I.Mục tiêu : 
 -Bước đầu biết cách quay sau và đi đều theo nhịp.
 -Trò chơi “ nhảy đúng nhảy nhanh”.Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
II.Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và kẻ sẵn sân chơi trò chơi. 
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
 -Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 
 -Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản :
 a) Đội hình đội ngũ:
 - Ôn quay phải, quay trái, đi đều. 
 * GV điều khiển cả lớp tập. 
 * Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. 
 -Học kỹ thuật động tác quay sau: 
 * GV làm mẫu động tác: Lần 1 làm chậm. 
 * Lần 2 vừa làm vừa giảng giải yếu lĩnh động tác: 
TTCB : Đứng nghiêm 
Khẩu lệnh : Đằng sau . Quay. 
Động tác : Khi dứt lệnh giữ nguyên tư thế thân trên, đồng thời dùng gót chân phải và nửa bước bàn chân trái làm trụ quay qua phải ra sau. Khi quay trọng tâm trọng tâm cơ thể dồn vào chân phải, quay xong nhanh chóng thu chân trái về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. 
 * Gọi 3 HS tập làm thử, GV nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. 
 * Cho cả lớp tập theo khẩu lệnh của GV. 
 * Chia tổ cho HS luyện tập, GV nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. 
 d) Trò chơi : “ Nhảy đúng , nhảy nhanh”. 
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -GV cho một nhóm HS làm mẫu cách nhảy, rồi cho một tổ chơi thử .
 -Tổ chức cho cả lớp chơi. 
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc. 
3. Phần kết thúc:
 -HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 -GV hô giải tán .
6 – 10 phút
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 – 20 phút
10 – 12 phút 
3 – 4 phút 
1 – 2 lần 
3 – 4 lần 
7 – 8 phút 
2 lần 
1 lần
2 – 3 phút
4 – 6 phút 
1 – 2 lần
2 – 3 lần 
4 – 6 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
1 – 2 phút 
Nhận lớp 
-Đội hình trò chơi
-HS đứng theo đội hình 4 hàng dọc.
- Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập
-Cả lớp theo dõi.
*Các tổ tự tập luyện.
-HS chuyển thành đội hình vòng tròn .
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
-HS hô “khoẻ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc