Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 5

Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 5

TẬP ĐỌC

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. Mục tiêu: - Đọc thành tiếng:

 -Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

 +Chẳng nảy mầm, sững sờ, dõng dạc, truyền ngôi,

 -Biết đọc với giọng kể chậm rãi ,phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện.

 – Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm,dám nói lên sự thật. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )

* HS khá,giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK (phóng to nếu có điều kiện)

 -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 49 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu: - Đọc thành tiếng:
 -Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
 +Chẳng nảy mầm, sững sờ, dõng dạc, truyền ngôi,
 -Biết đọc với giọng kể chậm rãi ,phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện.
 – Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm,dám nói lên sự thật. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ) 
* HS khá,giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
 -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:2-4 phút
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:
1/. Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? Của ai?
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:29-31phútt
 a. Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và giới thiệu. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Yêu cầu HS mở SGK trang 46, tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt HS đọc)
GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
-Kết hợp giúp HS hiểu các từ: bệ há, sững sờ,dõng dạc,hiền minh.
-Gọi 2 HS đọc toàn bài.
-Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
-GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
-Gọi HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực.
+Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao?
- -Câu chuyện tiếp diễn ra sao, chúng ta cùng học tiếp.
-Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+ Theo lệng vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
-Gọi HS đọc đoạn 3.
-Câu chuyện kết thúc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn kết.
* HS khá,giỏi: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
-Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi : Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp.
-Gọi 4 HS tiếp theo đọc nối tiếp từng đoạn.
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
-GV đọc mẫu.
-Gọi 2 HS đọc lại toàn bài.
-Gọi 3 HS đọc i.
-Nhận xét và cho điển HS đọc tốt.
3.Củng cố – dặn dò:3-5 phút
-Nhận xét giờ học .
-Dặn HS về nhà học bài.
-3 HS đọc và thực hiện theo yêu cầu.
- Nghe giới thiệu.
- Từng tốp 4 HS đọc
- Luyện đọc theo cặp.
- 2em đọc toàn bài.
– Cả lớp đọc thầm
.- Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi.
-Phát cho mỗi người dân một nắm thóc...
 –Thóc luộc chín không thể nảy mầm được. 
- Dốc công trồng và chăm sóc nhưng thóc không sao nảy mầm được.
–Chôm dũng cảm nói lên sự thật,không sợ bị trừng phạt.
–Vì người trung thực bao giò cũng nói thật...
-Đọc thầm : Ca ngợi chú bé Chôm trung thưc,dũng cảm,dám nói lên sự thật.
-2 em đọc nội dung.
- 4 em đọc.
- Cả lớp luyện đọc.
- Cả lớp.
TOÁN : 	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS: 
 -Biết số ngày của từng tháng trong năm,của năm nhuận và năm không nhuận.
 -Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngay,giờ,phút, giây.
 -Xác đinh một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
 –Làm được các BT 1,2,3 SGK. 
II.Chuẩn bị:
 -Nội dung bảng bài tập 1 – VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ, nếu có thể.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:3-5 phút 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước.
3.Bài mới : 28-30 phút
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 -GV yêu cầu HS nêu lại: Những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
 -GV giới thiệu: Những năm tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi một số HS giải thích cách đổi của mình.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
* HS khá giỏi :làm bài 4.
 Bài 5
 -GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ 
- Nhận xét.
4.Củng cố- Dặn dò:2-4 phút
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS nghe giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nhận xét bài bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
-HS nghe GV giới thiệu, sau đó làm tiếp phần b của bài tập.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một dòng, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Hs tự làm bài, sau đó đứng dậy trả lời miệng.
-HS qs và đọc và khoanh tròn vào đáp án đúng. –Đọc giờ. - 
-HS cả lớp.
 KHOA HỌC SỬ DỤNG HỢP LÍ 
 CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS:
 -Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguôøn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc từ thực vật.
 – Nêu ích lợi của muối i-ốt( giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ),tác hại của thói quen ăn mặn( dễ gây bệnh huyết áp cao).
 II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:2-3 phút
 Gọi 2 HS lên bảng hỏi:
 1) Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:27-29 phút
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn cung cấp nhiều chất béo.
. t Cách tiến hành:
 * GV tiến hành trò chơi theo các bước:
 -Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
 -Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
 -GV cùng các trọng tài đếm số món các đội kể được, công bố kết quả.
 * Hoạt động 2: Biết được cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
 t Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm từ 4 HS,
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 
20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng để trả lời các câu hỏi:
 +Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
 +Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
 -GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Sau ít phút GV gọi 2 đến 3 HS trình bày ý kiến của nhóm mình.
 -GV nhận xét từng nhóm.
 § Bước 2: GV yêu cầu HS đọc phần thứ nhất của mục Bạn cần biết.
 * GV kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
 * Hoạt động 3: Ích lợi củaviệc sử dụng muối i-ốt và tác hại của thói quen ăn mặn ?
 t Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu từ tiết trước.
 -GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi: Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người ?
 -Gọi 3 đến 5 HS trình bày ý kiến của mình. GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
 -Gọi HS đọc phần thứ hai của mục Bạn cần biết.
 § Bước 2: GV hỏi: Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ?
 -GV kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.
 3.Củng cố- dặn dò:2-3 phút
 -Nhận xét tiết học., 
 -Chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS chia đội và cử trọng tài của đội mình.
-HS lên bảng viết tên các món ăn.
-5 đế 7 HS trả lời.
-HS thực hiện theo định hướng của GV.
-HS trả lời:
+Thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào, 
Trả lời theo ý kiến của mình. 
-2 đến 3 HS trình bày.
-2 HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
-HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.
-HS thảo luận cặp đôi.
-Trình bày ý kiến.
+Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.
+Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.
+Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực.
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
-HS trả lời:
+Ăn mặn rất khát nước.
+Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
 Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
 TOÁN : TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I.Mục tiêu: - Giúp HS: 
 -Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
 -Biết tìm số trung bình cộng của2,3,4 số.
 - làm được các bài tập ( 1a,b,c ; BT2 )
I.Đồ dùng dạy học:
 -Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
III.Hoạt động trên lớp:
	Hoạt động của thầy
 ... ch khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau.
 -Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
 -Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình khâu mũi đột mau.
 -Mẫu khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu mũi khâu dài 2cm, một số sản phẩm có đường may bằng máy hoặc đường khâu đột mau và mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường của bài 4.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 +Kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu đột mau.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu đường khâu đột mau, hướng dẫn HS quan sát các mũi chỉ trên mặt phải, mặt trái của mẫu và kết hợp với quan sát H.1a, 1b (SGK) để trả lời câu hỏi về mũi khâu đột mau.
 +Em hãy nhận xét đặc điểm các mũi khâu đột mau ở mặt trái và phải đường khâu ?
 -Có thể vẽ phóng to hình mũi khâu đột mau để giúp HS hiểu rõ hơn đặc điểm của mũi khâu đột mau.
 -GV giới thiệu đường may bằng máy, hướng dẫn HS quan sát so sánh và đặt câu hỏi để HS nêu sự giống, khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu (may) bằng máy khâu.
 -GV kết luận về đặc điểm của đường khâu đột mau: ở mặt phải đường khâu các mũi khâu đột mau dài bằng nhau và nối tiếp nhau giống như các mũi may bằng máy khâu. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước.
 -GV gợi ý cho HS rút ra khái niệmkhâu đột mau từ đặc điểm d8ường khâu.
 -GV hướng dẫn HS quan sát so sánh về độ khít, độ chắc chắn của đường khâu ghép hai mép vải và bằng mũi khâu đột mau. Từ đó, GV có thể nêu ứng dụng của khâu đột mau là khâu được đường khâu chắc, bền.
 *Hoạt động 2: 
 -GV treo tranh quy trình khâu đột mau và tranh quy trình khâu đột thưa của bài trước, hướng dẫn để HS rút ra điểm giống, khác nhau trong quy trình và kỹ thuật khâu đột thưa, khâu đột mau.
 -Hướng dẫn HS quan sát các hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi và hướng dẫn thao tác kết thúc đường khâu đột mau.
 +Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu.
 -Cho HS quan sát H.3a, b, c, d SGK và trả lời :
 +Em hãy nêu cách bắt đầu khâu đột mau.
 +So sánh cách bắt đầu khâu đột mau và khâu đột thưa.
 +Dựa vào H3b,c,d, em hãy nêu cách khâu mũi đột mau thứ ba và thứ tư
 +Từ cách khâu trên , em hãy nhận xét cách khâu mũi đột mau.
 -GV cho HS quan sát H.4 để trả lời câu hỏi:
 +Em hãy nêu cách kết thúc đường khâu đột mau.
 -Khi hướng dẫn, GV lưu ý HS một số điểm sau:
 +Khâu theo chiều từ phải sang trái.
 +Khâu đột mau theo quy tắc “lùi 1,tiến 2”. Mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi 1 mũi để xuống kim. Khi xuống kim, mũi kim đâm khít vào điểm đầu của mũi khâu trước. Sau đó lên kim cách vị trí vừa xuống kim một khoảng cách gấp 2 lần chiều dài một mũi khâu ở mặt phải và rút kim, kéo chỉ lên.
 +Khâu theo đúng đường vạch dấu.
 +Không rút chỉ chặt quá để được đường khâu thẳng, phẳng.
 -GV hướng dẫn nhanh lần 2 toàn bộ thao tác để HS biết thực hiện khâu theo quy định.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV tổ chức cho HS tập khâu mũi đột mau trên giấy kẻ ô li với chiều dài mũi khâu là một ô li. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Tuyên dương những HS làm nhanh và đẹp.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát.
-HS trả lời sự giống và khác nhau.
-HS lắng nghe.
-HS rút ra khái niệm khâu đột mau theo SGK.
-HS nêu:
 +Giống nhau :khâu mũi một và lùi lại một mũi để xuống kim.
 +Khác nhau:về khoảng cách lên kim.
-HS quan sát.
-HS nêu.
-HS quan sát và trả lời câu .
-HS đọc ghi nhớ.
-HS thực hành.
-HS cả lớp.
THỂ DỤC : 
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐÚNG LẠI
 TRÒ CHƠI “ BỎ KHĂN ”
I.Mục tiêu :
 - Biết cách, đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại.
 -Trò chơi: “Bỏ khăn” Yêu cầu biết cách chơi, và tham gia chơi được trò chơi.
II.Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và khăn để bịt mắt khi chơi. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp : 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp , ổn định : Điểm danh 
 -GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 
 -Khởi động Chạy theo một hàng dọc quanh sân tập (100 - 200m).
 -Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ:
 -Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại., 
 * GV điều khiển lớp tập có quan sát sửa chữa sai sót cho HS. 
* Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. 
 * Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 b) Trò chơi : “Bỏ khăn”:
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơ.i 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -GV cho cán sự điều khiển cho cả lớp cùng chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS tích cực trong khi chơi. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 
6 –10 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
18 – 22 phút
10 – 12 phút
2 – 3 phút 
4 – 5 phút
2 – 3 phút
6 – 8 phút
4 – 6 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-HS đứng theo đội hình 3 hàng dọc. 
-Cả lớp cùng tập.
-Học sinh 3tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
-Các tổ thi đua trình diễn.
-HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
-HS hô “khoẻ”.
Bài: 3 Đạo Đức BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
I.Mục tiêu:
 -Học xong bài này,
- HS biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
– Bước đàu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
* HS khá , giỏi: Biết trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
 – Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân,biết lắng nghe,tôn trọng ý kiến của người khác.nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức lớp 4
 -Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.
 -Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng.
 -Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 1	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định lớp:
2.KTBC:2-3 phút
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nhắc lại phần ghi nhớ bài “Vượt khó trong học tập”.
 3.Bài mới:26-28 phút
a.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến.
b.Nội dung: 
*Khởi động: Trò chơi “Diễn tả”
 -GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xát của mình về đồ vật, bức tranh đó.
 -GV kết luận:
 Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Câu 1, 2- SGK/9) 
 -GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1.
 -GV nêu yêu cầu câu 2:
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
 -GV kết luận:
 +Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/9)
 -GV nêu cầu bài tập 1:
 -GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/10)
 -GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu:
 +Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
 +Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối.
 +Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự.
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10)
 -GV yêu cầu HS giải thích lí do.
 -GV kết luận:
 Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai. 
4.Củng cố - Dặn dò:2-4 phút
 -Thực hiện yêu cầu bài tập 4.
 +Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
 -Một số HS tập tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhận xét .
-HS lặp lại.
-HS thảo luận :
+Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không?
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp thảo luận.
-Đại điện lớp trình bày ý kiến .
-HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng.
-HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
-Vài HS giải thích.
- cả lớp thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc