Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 6

Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 6

 TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I. Mục tiêu:

-Giúp HS : Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu nội dung : Nỗi dằn vặt của An –đray – ca thể hiện trong tình yêu thương ,ý thức trắch nhiệm với người thân,lòng trung thực và sự ngiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

II. Đồ dùng dạy học:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện)

· Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 44 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Thứ hai ngày 21 tháng9 năm 2009
 TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. Mục tiêu: 
-Giúp HS : Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. 
 - Hiểu nội dung : Nỗi dằn vặt của An –đray – ca thể hiện trong tình yêu thương ,ý thức trắch nhiệm với người thân,lòng trung thực và sự ngiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:2-3phút
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơGà trống và Cá và trả lời các câu hỏi.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:28-30phút
 a. Giới thiệu bài:
-Treo bức tranh minh hoạ và giới thiệu.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Yêu cầu HS mở SGK trang 55, gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
GV sửa lỗi phát âm, nhắt giọng cho từng HS (nếu có)
-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1
-Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
-Gọi HS đọc đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
-Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hướng dẫn HS đọc phân vai.
-Thi đọc toàn truyện.
-Nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố-dặn dò:2-3phút
-Nhận xét chung giờ học.
 – Chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát tranh.
-Lắng nghe.
-HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+Đoạn 1:An-đrây-ca đến mang về nhà.
+Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa
.-1em đọc chú giải
 –Luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc thần và trả lời.
+An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+An-đrây-ca nhanh nhenï đi ngay.
+An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
-1 HS đọc thành tiếng.
+An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình .
+An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
+An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
-1 HS đọc thành tiếng.
Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
-2 HS nhắc lại.
-2 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
-3 đến 5 HS thi đọc.
-4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
-3 đến 5 HS thi đọc.
-Lắng nghe.
TOÁN:	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 -Giúp HS: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. 
– Làm được BT 1,2 SGK.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Các biểu đồ trong bài học.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:1phút
2.KTBC: 2-3phút
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 29-31phút
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 -GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
 -Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ?
 -GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 -GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:dành cho HS khá, giỏi
 -GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
 -Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
 -Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
 -GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
 -GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2.
 -GV nêu lại vị trí đúng: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô.
 -GV hỏi: Nêu bề rộng của cột.
 -Nêu chiều cao của cột.
 -GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
 -GV nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3.
 -GV chữa bài.
4.Củng cố- Dặn dò:2-4phút
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu.
-Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
-HS dùng bút chì làm vào SGK.
-Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
-Tháng 7, 8, 9.
-HS làm bài vào VBT.
-HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
-Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
-Tháng 2 và tháng 3.
-Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
-HS chỉ trên bảng.
-Cột rộng đúng 1 ô.
-Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
-1 HS lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng viết chì vẽ vào SGK.
-HS cả lớp.
KHOA HỌC: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướpmặn, đóng hộp...
 -Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô.
 -10 tờ phiếu học tập khổ A2 và bút dạ quang.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:2-3phút
2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
 2) Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả 
chín ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:27-29phút
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Kể tên một số cách bảo quản thức ăn.
 * Cách tiến hành:
 -GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
 +Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
 +Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
 -GV nhận xét các ý kiến của HS.
 * Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
 * Hoạt động 2: Một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
* Cách tiến hành:
 -GV chia lớp thành nhóm, 
 -Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy:
 +Hãy nêu một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
 +Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu
 * GV kết luận: Biện pháp bảo quản:
 -Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa,  sau đó rửa sạch và để ráo nước.
 -Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối).
 * Hoạt động 3: Thực hành:
Trò chơi: “Ai đảm đang nhất ?”
* Cách tiến hành:
 -Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước.
 -Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất ? và 1 HS làm trọng tài.
 -Trong 7 phút các HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
 -GV và các HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra các sản phẩm của từng tổ.
 -GV nhận xét và công bố các nhóm đoạt giải.
 3.Củng cố- dặn dò:2-3phút
 -Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
GV nhận xét tiết học, 
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 25 / SGK.
 -Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng gây nên.
- HS trả lời.HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn.
- 
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+Phơi khô, đón ...  bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
 2.Mấy hôm sau,cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng,cô vừa ngạc nhiên,vừa xúc động:Ký đang ngồi giữa sân tập viết.Cậu cặp một mẩu gạch vầo ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khoẻ của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học.Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân dẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mựt giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngữa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút”làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quẳng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tímột.Các bạn cũûng mỗi người nói một câu , giúp một việc.Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo , những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
 Ký kiên nhẫn,bền bỉ.Ngày nắng cũng như ngày mưa , người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi...nhưng Ký không nản lòng.Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký.
 3. Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một.Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm,9 điểm rồi 10 diểm về môn tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học , trở thành sinh viên trường Đại học Tổng hợp. 
 Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống , đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của người cho cậu học trò dũng cảm, giàu nghị lực ấy.
 Phỏng theo BÀN CHÂN KÌ DIỆU
 BÚP BÊ CỦA AI ?
1.Nga là cô bé ham chơi và mau chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâuNga đã bỏ mặt búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.
 Trời trở rét, búp bê chỉ có độc chiếc quần lót. Bộ váy áo của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra , vứt đi đâu không rõ. Một đêm, lạnh quá, búp bê khóc thút thít. Chị lật đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi:
 -Sao em khóc ?
 -Em không có áo quần . Em rét lắm. Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga không tháo ra được.
 -Cô ấy tệ thật. –Chị lật đật chép miệng –Cô ta bắt bọn mình làm trò vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng mình.
 Búp bê nứt nở:
 -Em không muốn sống với chị ấy nữa. Em đi đây.
2. Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hởi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị lật đật gọi lạithế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị lật đật tiết rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi nốt.
 Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn, Nga kêu rầm lên: “Ai lấy búp bê của con rồi?” Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!
 3.Đêm hôm trước,thoát được ra ngoài, búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến mộy gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét. Sáng hôm sau, có một cô bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên:
 - Ôi, con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này,hoài của
 Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về lau rửa cẩn thận. Cô bảo:
 -Búp bê sao không có áo? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.
 Thế rồi, ngay tối đó, cô bé hí húi cắt may cho búp bêmột bộ váy áo rất đẹp. Rồi cô ôm cả búp bê đi ngủ. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:
 -Chị ơi. Em muốn ở với chị suốt đời.
 HỒ PHƯƠNG
PHIẾU HỌC TẬP
 NHÓM ĐÔI:
Câu hỏi1: Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
 NHÓM 2 
 Họ và tên thành viên:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
Lời ước dưới trăng
1Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: Vào đêm rằm tháng Giêng,tất cả các cô gái trong lang tròn mười lăm tuổi đều được đến ho Hàmà Nguyệt , một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rữa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.
 2 Năm nay,chị gái tôi đi học ở xa củng tròn tuổi trăng rằm.Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này.Đêm thiêng liêng ấy,chị tôi đi rồi ,tôi tò mò theo chị để xem.Ra đến cổng,tôi gặp chị Ngàn.Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi.Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người,đẹp nết.Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy.Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi ,hoa nhài ,hoa lan được chị kín đáo gài sau chiếc kẹp tóc . Chị làm bánh ngon nhất làng. Trông thấy chị lần bước ra đường,tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa.Thương chị,tôi đến bên dắt chị đi. 
 Trên đường đi ,tôi hỏi chị :
- Chị Ngàn ơi,lát nữa chị định ước điều gì?Chị có thể cho em biết được không?Chị Ngàn không trả lời tôi.Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó.Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một gia đình hạnh phúc.Chị tuy không lành lặn như những người khác nhưng chị đẹp người và chăm chỉ,khéo léo như vậy.Chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ ! Aùnh trăng bát ngát,dịu dàng đậu xuống trần gian.Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo.Dưới ánh trăng đẹp,tôi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện,vừa có vẻ bí ẩn.
3. Chị em tôi ra tới hồ,dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng.Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ.Chị quỳ xuống,rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ:” vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt.Aùnh trăng lung linh hôn lên má ,chảy trên tóc chị.Sau đó,chị chắp cả hai tay trước ngực,nén xúc động nói khẻ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình:
-Con ước gì...mẹ chị Yên...bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh. Nói xong chị từ từ đứng dậy,gương mặt rạng rỡ hạnh phúc. Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “ Cả đời người chỉ được ước một lần,sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”
 4.Tôi đưa chị Ngàn về trong lăng lẽ và phân vân.Gần đến nhà,chị Ngàn xiết chặt tay tôi nói: 
- Em ạ.Nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng.Năm ngoái,Chị Yên tròn mười lăm tuổi.Đêm rằm tháng Giêng,mẹ chị ấy đổ bệnh nặng,chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm.Khi trang lặn,biết mình khôngcòn cơ hội nói điềøu ước thiêng liêng.Chị đã khóc như mưa.Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh,chị ước thay cho chị Yên.Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ. 
 Tôi đã hiểu ra rồi.Chị Ngàn ơi,khi nào em mười lăm tuổi,en sẽ...
 Theo PHẠM THỊ KIM NHƯỜNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc