Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Đôn Xuân A - Tuần 18

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Đôn Xuân A - Tuần 18

TUẦN 18

Thứ hai ngày 09 tháng 12 năm 2013

TOÁN

LUYỆN TOÁN ( TIẾT 1 )

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Luyện tập củng cố về nhận biết các số chia hết cho 2; 5; 3; 9.

 - Áp dụng việc nhận biết các số chia hết cho 2; 5; 3; 9 để gải toán có lời văn liên quan .

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2+3.

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Đôn Xuân A - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 09 tháng 12 năm 2013
TOÁN 
LUYỆN TOÁN ( TIẾT 1 )
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Luyện tập củng cố về nhận biết các số chia hết cho 2; 5; 3; 9.
 - Áp dụng việc nhận biết các số chia hết cho 2; 5; 3; 9 để gải toán có lời văn liên quan .
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2+3.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I- Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
 * Tính bằng cách thuận tiện nhất :
- GV nhận xét + cho điểm.
 - Củng cố nội dung bài cũ.
- 2 HS lên bảng. 
a) (9803 + 7638) – 4638 	
b) 58775 – 2450 – 550
- Nhận xét+chữa bài.
II- Dạy bài mới:
 1) Giới thiệu bài.
 - GV giới thiệu nội dung bài luyện tập
 2) Luyện tập :
* Bài tập 1: GV nêu yêu cầu. 
Trong các số 1999 ; 1899 ; 27420 ; 108108 ; 54455 ; 12345:
- GV nhận xét + chữa bài.
* Bài tập 2 : Gv nêu yêu cầu bài tập :
 Viết chữ số thích hợp vào ô trống để :
a) 44 chia hết cho 9
b) 61 chia hết cho 3 và cho 2
c) 18 chia hết cho 3 và cho 9.
 Gv nhận xét + chấm 2-3 vở + nhận xét.
* Bài tập 3 : GV nêu yêu cầu bài tập : 
 Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a) Những số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.	
b) Số 33 312 chia hết cho 3. 	
c) Số 123 456 không chia hết cho 3. 	
d) Số 10 230 chia hết cho cả 2, 3 và 5. 
- Chữa bài trên bảng + cho điểm.
- Chấm 4-5 vở + nhận xét.
* Bài tập 4 : Gv nêu yêu cầu bài tập : 
 Một lớp học có ít hơn 35 học sinh và nhiều hơn 25 học sinh. Cô giáo chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 2 học sinh hoặc 3 học sinh thì không thừa, không thiếu bạn nào. Tìm số học sinh của lớp học đó.
- GVHDHS tóm tắt + lập kế hoạch giải .
- Chữa bài trên bảng + cho điểm.
- Chấm 4-5 vở + nhận xét.
III- Củng cố dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập .
 - Nhận xét tiết học
-1 HS nhắc lại.
- 5 HS lần lượt lên bảng- Lớp làm vở BT.
a) Các số chia hết cho 2 là : 27420 ; 108108
b) Các số chia hết cho 5 là: 27420; 54455;
12345:
c) Các số chia hết cho 3 là: 1899 ;12345;
27420; 108108.
d) Các số chia hết cho 9 là: 1899; 108108
e) Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 2 là: 27420. 108108.
- HS nhận xét - Chữa bài.
- HS nêu lại yêu cầu bài tập .
-2 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở.
a) 44 chia hết cho 9
b) 61 2 chia hết cho 3 và cho 2
c) 18 9 chia hết cho 3 và cho 9.
HS nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS lờn bảng - Lớp làm vào vở
a) Những số có tổng các chữ số chia 
hết cho 3 thì chia hết cho 3
b) Số 33 312 chia hết cho 3
c) Số 123 456 không chia hết cho 3
d) Số 10 230 chia hết cho cả 2, 3 và 5
Lớp nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS lên bảng - Lớp làm vào VBT
Số chia hết cho cả 2 và 3 trong các số từ 25 đến 35 là : 30.
 Vậy số học sinh của lớp đó là :
 30 : 2 = 15.
 30 : 3 = 10
 Đáp số : 30 học sinh.
 - Lớp nhận xét + chữa bài.
.
TOÁN 
LUYỆN TẬP ( TIẾT 2 )
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Luyện tập củng cố đọc viết các số trong phạm vi trăm triệu. Các đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian.
 - Luyện tập củng cố các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 5.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I- Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
 * Trong các số : 1999 ; 1899 ; 27420 ;108108; 54455 ; 12345 .Số nào chia hết cho 2, 3,5.
- GV nhận xét + cho điểm.
 - Củng cố nội dung bài cũ.
- 2 HS lên bảng. 
+ 27420
- Nhận xét+chữa bài.
 II- Dạy bài mới:
 1) Giới thiệu bài.
 - GV giới thiệu nội dung bài luyện tập
 2) Luyện tập :
* Bài tập 1: GV nêu yêu cầu.
-1 HS nhắc lại.
Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a) Số 987 605 432 đọc là : ...
b) Số “một trăm linh hai triệu tám trăm nghìn ba trăm sáu mươi” viết là : ....
c)Số 753 198 264 đọc là : ... 
d) Số “năm trăm triệu sáu trăm bảy mươi tám nghìn chín trăm chín mươi mốt” viết là .....
- GV nhận xét + chữa bài.
* Bài tập 2 : Gv nêu yêu cầu bài tập :
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a) 84kg =  yến kg	
 b) 145 phút =  giờ  phút 
 Gv nhận xét + chấm 2-3 vở + nhận xét.
* Bài tập 3 : GV nêu yêu cầu bài tập : 
 Đặt tính rồi tính :
a) 357 641 + 44 035 c) 
b) 906 825 – 29 564 d) 
- Chữa bài trên bảng + cho điểm.
- Chấm 4-5 vở + nhận xột.
* Bài tập 4 : Gv nêu yêu cầu bài tập : 
 Một hình vuông có chu vi là 46cm. Chiều dài hơn chiều rộng 13 cm Tính diện tích hình vuông đó.
- GVHDHS tóm tắt + lập kế hoạch giải .
- Chữa bài trên bảng + cho điểm.
- Chấm 4-5 vở + nhận xét.
* Bài tập 5 : Gv nêu yêu cầu bài tập : 
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
 a) Trong các số 12 345 ; 86 421 ; 97 560 ; 33 960 ; 69 455, số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là : 
 A. 12345 ; B. 97560 ; C. 33960 ; D. 69455
 b) Trong các số 369 ; 123 453 ; 3999 ; 818 181, số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 là :
 A. 369 ; B. 123 453 ; C. 3999 ; D. 818 181
- Chữa bài trên bảng + cho điểm.
- Chấm 4-5 vở + nhận xét.
III- Củng cố dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
 - Nhận xét tiết học.
- 4 HS lần lượt lờn bảng- Lớp làm vở BT.
a) Số 987 605 432 đọc là : Chín trăm tám mươi bảy triệu sáu trăm linh năm nghìn bốn trăm ba mươi hai.
b) Số “một trăm linh hai triệu tám trăm nghìn ba trăm sáu mươi” viết là : 
 102 800 360.
 c)Số 753 198 264 đọc là : Bảy trăm năm mươi ba triệu một trăm chín mươi tám nghìn hai trăm sáu mươi tư.
d) Số “năm trăm triệu sáu trăm bảy mươi tám nghìn chín trăm chín mươi mốt” viết là: 500 678 991
- HS nhận xét - Chữa bài.
- HS nêu lại yêu cầu bài tập .
-2 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở. 
 a) 84kg = 8 yến 4 kg	
 b) 145 phút = 2 giờ 25 phút 
HS nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 4 HS lên bảng - Lớp làm vào vở
+ - 
 401676 877261 1302
 868
 9982 
 5158 17
 058 303 
 7 
Lớp nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS lên bảng - Lớp làm vào VBT
 Nửa chu vi hình vuông đó là:
 46 : 2 = 23
 Chiều rộng hình vuông đó là:
 ( 23 - 13 ) : 2 = 5 ( cm ) 
 Chiều dài hình vuông đó là:
 23 - 5 = 18 ( cm ) 
 Diện tích hình vuông đó là:
 18 5 = 90( cm2 )
 Đáp số : 90( cm2 ).
 - Lớp nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS lờn bảng - Lớp làm vào VBT
 B . 97560
 C . 3999
- Lớp nhận xét + chữa bài.
ÔN TOÁN
Ôn tập
I/Yêu cầu
	Rèn cho HS kỹ năng thực hiện đặt tính , tính chia ; tìm X ; tính giá trị biểu thức & giải toán hình bình hành .
II/Chuẩn bị: 
	Soạn bài tập 
III/Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ổn định:
2/Luyện tập:
 Bài 1: đặt tính , tính : 
 4480 : 32 56088 : 123 
 Bài 2 : Tìm X
 X x 36 = 540 2040 : X = 85
-Cho HS đọc đề , nêu cách tính 
-Cho HS làm vở bài tập .
Bài 3 : Tính giá trị biểu thức :
 9900 : 36 - 15 x 11 1036 + 64 x 52 - 1827
-HS làm vở .
Bài 4 : Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 160m. Biết chiều rộng ngắn hơn chiều dài là 14m . Tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật đó .
-Cho HS tìm hiểu đề , nêu cách giải rồi thực hiện giải vào vở .
3/nhận xét tiết học
-Thực hiện vào bảng con .
-2 em ; -2-3 em
-Thực hiện cá nhân .
-Thực hiện theo nhóm 2 em .
-HS thực hiện
-Nhận xét , lắng nghe .
-Lắng nghe nhận xét ở bảng .
ÔN TOÁN
Ôn luyện tổng hợp
I/Yêu cầu
	Ôn các công thức toán đã học .
II/Chuẩn bị: 
	Soạn bài tập 
III/Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ổn định:
2/Bài mới: 
Hoạt động 1 : Ôn các công thức tính toán đã học : 
GV nêu câu hỏi , gọi HS trả lời bổ sung cho nhau .
 *Cho biết công thức tính chu vi , diện tích hình 
 -Chữ nhật ?
 -Vuông ?
 -Hình bình hành ?
 *Cho biết công thức tìm 2 số khi biết tổng và tỉ ?
 *Cho biết cách nhân nhẩm với : 10 ; 100 ; 1000 ?
 *Cho biết cách nhân nhẩm với : 9 ; 11 ?
 *Cho biết bảng đo : 
 -Đơn vị độ dài ?
 -Đơn vị đo khối lượng ?
 -Đơn vị đo diện tích ?
 *Cho biết quan hệ các đơn vị thời gian : Giây , phút , giờ , ngày , tuần, tháng , năm , thế kỉ ? 
Hoạt động 2 : Luyện tập
 Bài 1 : Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất : 
141 + 326 + 159 + 274 5937 + 4160 – 37 – 1160 
379 x 21 359 x 75 + 359 x 25 
 Bài 2 : Tìm X
 X : 142 = 625 – 457 X + 136 = 11 x 192
-Gọi 2 HS lên bảng giải .Gọi một số học sinh trình bày 
-Thu chấm vở , nhận xét .
3/nhận xét tiết học
-Thực hiện cá nhân , trả lời bổ sung cho nhau .
-HS thực hiện
-HS thực hiện
Nhận xét , lắng nghe .
-Lắng nghe nhận xét ở bảng .
TIẾNG VIỆT
 LUYỆN ĐỌC ( TIẾT 1 )
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, đọc đúng giọng câu hỏi, nhấn giọng ở một số từ ngữ diễn tả sự hồn nhiên, tự tin của nàng công chúa nhỏ.
 - Biết trả lời đúng các câu hỏi trong bài tập.
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu và vận dụng đề làm bài tập.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Ôn định 
I. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét cho điểm.
Củng cố nội dung bài cũ.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu nội dung tiết học .
2. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn văn của bài tập đọc số 1.
a)Bài 1: GV cho học sinh đọc đoạn văn : Rất nhiều mặt trăng .
*Cho học sinh luyện đọc đoạn văn.
? Nêu những từ trong đoạn văn cần nhấn giọng.
- GV đọc mẫu.
b)Bài 2 : GV nêu yêucầu : 
 Theo em, cô công chúa đã nghĩ như thế nào khi thấy xuất hiện nhiều mặt trăng ? Dựa vào đoạn văn ở bài tập 1, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu trả lời dưới đây :
Công chúa nghĩ : khi cô đã có được một ..... bé nhỏ gắn trên dây chuyền ở cổ thì trên ..... lại phải mọc lên một ..... mới để chiếu sáng, đó là chuyện bình thường.
- GV nhận xét, chữa bài + cho điểm .
3. GV nêu yêucầu :
 Đọc thầm bài Về thăm bà (Tiếng Việt 4, tập một, trang 176), dựa vào nội dung bài đọc, em hãy lần lượt chọn từng câu trả lời đúng nhất (mục B trong SGK tr. 176), câu trả lời đúng (mục C trong SGK tr. 177) và điền vào chỗ trống :
- Hát
 - 2 học sinh nối tiếp đọc bài: Rất nhiều mặt trăng, trả lời câu hỏi 2.
- 1 HS đọc đoạn văn.
- 4 em nối tiếp đọc 
 - HS tìm và nêu. 
 - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn .
 - HS đọc theo cặp
 - 2 em đọc cả đoạn văn .
 - Thi đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm .
 - Thi đọc phân vai giữa các nhóm.
 - Học sinh nhận xét và bình chọn nhóm đọc diễn cảm nhất.
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm bài tập vào vở.
* Lời giải :
Công chúa nghĩ : khi cô đã có được một mặt trăng bé nhỏ gắn trên dây chuyền ở cổ thì trên bầu trời lại phải mọc lên một mặt trăng mới để chiếu sáng, đó là chuyện bình thường.
- 2-3 HS đọc và làm của mình.
- HS nhận xét + chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm bài tập vào vở.
Về thăm bà (Bài luyện tập)
 (1) Những chi tiết cho thấy bà của Thanh đã già : Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
 (2) Những chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh : Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương; giục cháu đi vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
 (3) Khi trở về ngôi nhà của bà, Thanh có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
 (4) Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà chăm sóc, yêu thương.
 (5) Những từ cùng nghĩa với từ hiền trong bài Về thăm bà : hiền từ, hiền lành.
 (6) Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” có : 2 động từ và 2 tính từ. Các từ đó là :
- Động từ : trở về, thấy
- Tính từ : bình yên, thong thả.
 (7) Câu “Cháu đã về đấy ư ?” được dùng để thay lời chào.
 (8) Trong câu “Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ.”, bộ phận Sự yên lặng là chủ ngữ.
- GV nhận xét tuyên dương và cho điểm.
- GV nhận xét,chữa bài .
III. Củng cố, dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài học.
 - GV nhận xét tiết học , về nhà luyện viết.
 - Nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT
 LUYỆN VIẾT ( TIẾT 2 )
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Tiếp tục rèn cho học sinh kĩ năng viết bài văn miêu tả đồ chơi.
 - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 16, học sinh viết được 1 bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài (Có thể dùng 2 cách mở bài, 2 cách kết bài đã học
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn gợi ý bài tập 3.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I-Kiểm tra bài cũ : 
 - Đọc dàn ý cho bài văm tả đồ chơi em đã viết ở những tiết trước. ( 2 HS ) 
 + GV nhận xét + cho điểm.
 + Củng cố nội dung bài cũ.
 II-Bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
 2) Luyện viết :
* Bài tập 1: GV nêu yêu cầu bài tập :
 Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết : Đoạn văn tả bao quát hay tả cụ thể từng
bộ phận của cây bút bi ?
Cây bút bi nước chỉ lớn hơn ngón tay em một chút, dài khoảng 12 cm. Thân và nắp bút đều làm bằng chất nhựa trong nên em nhìn rõ được cả đầu bút và ruột bút. Đuôi
- 1 HS nhắc lại . 
- Lớp vào vở bài tập.
+ Đoạn văn tả cụ thể từng bộ phận của cây bút bi. 
bút được gắn một khoanh nhựa nhỏ màu 
xanh đậm, giống màu của mảnh nhựa cài bút. 
 - GV gọi HS nêu ý kiến của mỡnh của mình.
- GV nhận xét và nêu ra ý kiến đúng.
* Bài tập 2: GV nêu yêu cầu: Đọc từng
đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở
dưới : ( VBT ).
 (1) Gạch dưới những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật của hình dáng bên ngoài chiếc cặp (màu sắc, chất liệu, kích cỡ, quai xách, khoá cặp, trang trí,...) – đoạn a.
 (2) Chép lại câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn a.
 (3) Đoạn b tả bên trong chiếc cặp có mấy ngăn ? Hãy kể tên các đồ vật đựng trong từng ngăn cặp.
(4) Gạch dưới câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn b.
 - GVHDHS làm vào vở.
- GV nhận xét+ chữa bài cho học sinh.
* Bài tập 3: GV nêu yêu cầu: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) tả bao quát một đồ dùng học tập của em.
 - GVHDHS làm vào vở.
* Gợi ý : 
 a) Viết câu mở đoạn để nêu ý chung của toàn đoạn.
 b) Thân đoạn cần nêu một vài nét bao quát về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu hay đặc điểm nổi bật về cấu tạo, của đồ dùng học tập được chọn tả ; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hoá để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
c) Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét hay cảm nghĩ của em về đồ dùng học tập được tả. 
- GV nhận xét+ chữa bài cho học sinh.
III- Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau : luyện đọc.
 - Nhận xét tiết học.
- 3-4 HS lần lượt trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung bài cho bạn.
- HS nhắc lại yêu cầu. 
-1-2 HS ®äc đoạn văn. 
- HS nêu nhận xét. Lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến cho bạn.
 a): mới tinh, màu nâu, thơm phức mùi vải nhựa, hình chữ nhật, dài khoảng ba gang tay, chiều cao độ hai gang tay, đáy dày cỡ nửa gang, góc cặp lượn cong, may rất kĩ bằng chỉ dù cùng màu, khoen sắt vuông, chiếc đinh tán tròn, trông chắc chắn, hai chú thỏ bông nắm tay nhau đi học, khoá bằng kim loại sáng loáng.
 b): Quai cặp dày và cong như vành trăng khuyết.
 c): Ngăn to đựng vở, sách giáo khoa; Ngăn nhở để hộp bút, ê-ke, thước kẻ và vài thứ lặt vặt cần thiết; Ngăn phụ thường đựng vở nháp và dăm ba tờ giấy trắng để làm bài kiểm tra.
 d): Mỗi lần mở cặp ra, em dễ dàng tìm được những cuốn vở hay cuốn sách giáo khoa đựng ở ngăn to. 
 + Gạch dưới câu kết đoạn : Khi cặp được đóng lại, dù em có nô đùa chạy nhảy, sách vở và đồ dùng cũng không thể rơi được ra ngoài. 
- 4 HS lần lượt trình bày bài làm cuả mình.
- Lớp nhận xét bổ sung bài cho bạn.
- HS nhắc lại yêu cầu. 
- HS làm vào vở..
* VD : Cây bút bi nước chỉ lớn hơn ngón tay em một chút, dài khoảng 12 cm. Thân và nắp bút đều làm bằng chất nhựa trong nên em nhìn rõ được cả đầu bút và ruột bút. Đuôi bút được gắn một khoanh nhựa nhỏ màu xanh đậm, giống màu của mảnh nhựa cài bút. 
- 3-4 HS lần lượt trình bày bài viết cuả mình.
- Lớp nhận xét bổ sung bài cho bạn.
ÔN TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu : Ôn tập về danh từ ,động từ , tính từ .
I.Yêu cầu :
	-Củng cố cho HS về câu , danh từ , tính từ , động từ . Từ ghép .
II.Chuẩn bị :
	Soạn đề bài . Bảng phụ ghi đề .
III.Lên lớp : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ổn định : 
2/Bài tập :
-GV nêu đề bài
 Bài 1 : Ghép tiếng ở cột a với tiếng ở cột b để tạo ra từ ghép 2 tiếng có nghĩa .
a) uốn , uống 
b) dẻo , nước , éo , câu , sữa , cong .
Bài 2 : Xác định danh từ , động từ , tính từ trong đoạn văn sau :
 Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vẫy sáng hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như những con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con nhụ béo núc, trắng lớp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vẫy.
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về ước mơ của em 
 3/.Nhận xét, dặn dò
-Gọi HS nhắc lại nội dung ôn luyện
-Nhận xét tiết học .
-Làm vào BT trắng . HS lên bảng làm bảng phụ.
-2-3 em trình bày
-Lắng nghe , nhận xét .
-Thực hiện cá nhân vào vở em . 
-2-3 em nêu.
-Nhận xét , góp ý
-2-3 em nêu miệng .
-Nhận xét , góp ý
-Thực hiện
-Lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Yêu cầu :
	-Củng cố cho HS miêu tả đồ vật .
II.Chuẩn bị :
	Soạn đề bài . Tả chiếc bút của em đang dùng.
III.Lên lớp : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ổn định : 
2/Bài tập :
-GV nêu đề bài : Tả chiếc bút của em đang dùng.
-Gọi HS nêu lại bố cục bài văn , Yêu cầu cơ bản. Lưu ý cách trình bày, 
-Thu vở chấm .
-Nhận xét nhanh một số bài làm của học sinh
 3/.Nhận xét, dặn dò
-Gọi HS nhắc lại nội dung ôn luyện
-Nhận xét tiết học .
-3-4 em nhắc lại 
-HS làm
-Lắng nghe .
-2-3 em nhắc lại .
-Lắng nghe .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Seqap tuan 18.doc