Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Dụ Thượng - Tuần 3

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Dụ Thượng - Tuần 3

TUẦN THỨ 03

Ngày soạn: 24/08/2013.

Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013

Toán

Tiết 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)

I, Mục tiêu.

- Đọc,viết được một số số đến lớp triệu

- HS được củng cố về hàng và lớp Bài 1

Bài 2 ,Bài 3

II. Đồ dùng dạy học

- Gv: Bảng phụ kẻ sẵn các hàng, lớp.

- Hs: VBT, nháp

- Dk: Cá nhân, cả lớp.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Dụ Thượng - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN THỨ 03
Ngày soạn: 24/08/2013.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013
Toán
Tiết 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I, Mục tiêu.
- Đọc,viết được một số số đến lớp triệu
- HS được củng cố về hàng và lớp
Bài 1 
Bài 2 ,Bài 3 
II. Đồ dùng dạy học
- Gv: Bảng phụ kẻ sẵn các hàng, lớp.
- Hs: VBT, nháp
- Dk: Cá nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên chữa bài về nhà.
- Nhận xét cho điểm.
1. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ giờ học, ghi đầu bài lên bảng 
b. Hướng dẫn HS đọc và viết số
- GV đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn rồi yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng lớp 342 157 413
- GV có thể hướng dẫn cách đọc:
+ Ta tách số thành từng lớp, từng lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói, vừa gạch chân dưới các chữ số bằng phấn màu 342 157 413)
+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số và thêm tên lớp đó.
- Gọi HS nêu lại cách đọc số.
3. Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu và HDHS làm bài .
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu và HDHS đọc số.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập và viết số vào vở
- GV đọc đề bài, HS viết số tương ứng.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
- HS lên bảng làm bài 4 (14)
- Lắng nghe.
- HS: Đọc số 342 157 413
“Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm bảy nghìn, bốn trăm mười ba”
- Ta tách thành từng lớp.
- Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
- Nêu yêu cầu bài tập và tự làm vào vở
- HS đọc bài, nhận xét sửa chữa 
32 000 000 834 291 712
32 516 000 308 250 705
32 516 497 500 209 037 
- HS Nêu yêu cầu bài tập.
- Nối tiếp nhau đọc số.
- Nêu yêu cầu bài tập và viết số vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
a.10 250 214
c. 400 036 105
b.253 564 888
d. 700 000 231
- Lắng nghe.
Tập đọc
Đ5: THƯ THĂM BẠN.
I, Mục đích - yêu cầu.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nổi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn: muốn chia sẻ vui buồn cùng bạn ( trả lời được các câu hỏi trong SGK nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư ) .
*KNS: Giao tiếp, ứng xử trong giao tiếp. Thể hiện sự cảm thông. Xác định giá trị tư duy sáng tạo.
*Q&G: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại
II, Đồ dùng dạy học
- Gv: Tranh minh hoạ bài tập đoc. Bảng viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
- Hs: Tranh, ảnh tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt (nếu có)
- Dk: Nhóm, cả lớp
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1, Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Truyện cổ nước mình.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- ý hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài: 
- Gv giới thiệu bài thông qua tranh về hoạt động quyên góp ủng hộ, cứu đồng bào trong cơn nước lũ.
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Chia đoạn?
- Tổ chức cho hs đọc nối tiếp đoạn.
- Gv sửa đọ cho hs, hướng dẫn hs hiểu nghĩa một số từ khó.
- Gv đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài
Đoạn 1:
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Bạn Hồng đã mất mát đau thương như thế nào?
- Em hiểu “ hi sinh” nghĩa như thể nào?
- Đặt câu với từ “ hi sinh”.
- Đoạn 1 nói lên điều gì?
Đoạn 2 + 3:
- Những câu văn nào trong đoạn 2 + 3 cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biét cách an ủi bạn Hồng?
- Ở nơi địa phương bạn Lương, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào lũ lụt?
- Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
- Từ “ bỏ ống” nghĩa như thế nào?
- Đoạn 2 + 3 nói lên ý gì?
- Đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư. Những dòng đó có tác dụng gì?
- Bức thư thể hiện nội dung gì?
c, Đọc diễn cảm
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.
- Nêu giọng đọc của từng đoạn?
- Luyện đọc diễn cảm.
- Tìm cách đọc diễn cảm đoạn văn 2.
- Tổ chức cho h.s thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, dặn dò.
3, Củng cố, dặn dò.
- Bạn Lương là người như thế nào?
- Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn? 
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc bài.
- Hs chú ý nghe.
- Chia làm 3 đoan.
- Hs đọc nối tiếp đoạn 2-3 lượt.
- Hs đọc đoạn trong nhóm 3.
- Một vài nhóm đọc trước lớp.
- 1-2 hs đọc toàn bài.
- Hs chú ý nghe.
- Bạn lương không biết bạn Hồng từ trước, chỉ biết sau khi đọc báo.
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để động viên, chia sẻ cùng bạn Hồng.
- Cha bạn Hồng đã hi sinh trong khi giúp đỡ mọi người thoát khỏi cơn nước lũ.
- “ Hi sinh”: chết vì nghĩa vụ, vì lí tưởng cao đẹp, tự nhận lấy cái chết cho mình để giành lại sự sống cho người khác.
- ý 1: Nơi bạn Lương viết thư cho bạn Hồng.
- Hs nêu các câu văn trong bài.
- Hs nêu.
- Mọi người đang quyên góp giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn.
- Lương giúp đỡ Hồng toàn bộ số tiền bỏ ống được.
- “ bỏ ống”: dành dụm, tiết kiệm.
- Lời an ủi động viên của Lương đối với Hồng và tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.
- Hs đọc.
- Ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư.
- Nội dung bài: Tình cảm bạn bè, sự chia sẻ đau buồn cùng với bạn khi bạn gặp đau thương mất mát trong cuộc sống.
- Hs đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Hs luyện đọc diễn cảm.
-
 Hs thi đọc diễn cảm.
- Hs nêu.
Khoa học
Tiết 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO.
I, Mục đích, yêu cầu.
- Kể tên những thức ăn chất nhiều chất đạm ( Thịt, cá, trứng, tôm, cua,) chất béo ( mở, dầu, bơ, ) 
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
- Chất đạm giúp xây dựng và đổi mớI cơ thể.
- Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vi-ta-min A,D,E,K 
II, Đồ dùng dạy học
- Gv : Hình vẽ trang 12, 13 sgk. Phiếu học tập.
- Hs : VBT, sách giáo khoa
- Dk : Nhóm 2, cả lớp.
III, Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1, Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể ?
- Nhận xét, đánh giá.
2, Dạy bài mới.
2.1, Giới thiệu bài
Vai trò của chất đạm và chất béo.
2.2, Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
Mục tiêu: Nói tên và vai trò của các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo.
- Yêu cầu quan sát hình vẽ trang 12, 13 sgk.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm 2: nêu tên thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
- Nêu vai trò của chất đạm, chất béo.
- Gv kết luận: Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể. Chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em.chất đạm có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa chua, pho mát, đậu, lạc, vừng,
Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các loại vi ta min A,D,E,K. Thức ăn giàu chất béo là: dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và một số hạt có nhiều dầu như đậu nành, lạc, vừng
2.3, Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
-Tổ chức cho hs làm việc với phiếu học tập.
- Hs nêu.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs quan sát hình vẽ sgk.
- Hs thảo luận theo nhóm 2.
- Hs trình bày.
- Lắng nghe.
- Hs chú ý nghe.
- Hs làm việc với phiếu học tập.
Phiếu học tập.
1, Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm.
STT
Tên thức ăn chứa nhiều đạm
Nguồn gốc T.V
Nguồn gốc Đ.V
1
Đậu nành
X
2
Thịt lợn
X
3
Trứng
X
4
Thịt vịt
X
5
Cá
X
6
Đậu phụ
X
7
Tôm
X
8
Thịt bò
X
9
Đậu Hà Lan
X
10
Cua, ốc.
X
2, Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất bếo.
STT
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc T.V
Nguồn gốc Đ.v
1
Mỡ lợn
X
2
Lạc
X
3
Dầu ăn
X
4
Vừng
X
5
Dừa
X
- Nhận xét phiếu học tập.
- Kết luận: Các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
3, Củng cố, dặn dò
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo dối với cơ thể?
- Chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs chú ý nghe.
- Hs nêu lại bài học.
Ngày soạn: 24/08/2013.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2013
Toán
Tiết 12: LUYỆN TẬP.
I, Mục tiêu
- Đọc,viết được một số số đến lớp triệu
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số 
Bài 1 
Bai 2 
Bài 3 ( a,b,a ),Bài 4 (a, b )
II, Đồ dùng dạy học
- Gv : Bảng phụ bài tập 1. Hệ thống bài tập.
- Hs : VBT, nháp.
- Dk : Cá nhân, nhóm 2.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1, Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài tập luyện thêm.
- Kiểm tra vở bài tập.
- Gv nhận xét, đánh giá.
2, Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết các số đến lớp triệu, kĩ năng nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng, lớp.
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Tổ chức cho hs thảo luận, hoàn thành bài theo nhóm 2.
- Nhận xét.
Bài 2: Đọc số sau.
- Tổ chức cho hs đọc nối tiếp theo hàng dọc.
- Nhận xét cách đọc của hs
Bài 3: Viết các số sau.
- Gv đọc các số cho hs viết số.
- Nhận xét.
Bài 4: Nêu giá trị của mỗi chữ số 5 trong mỗi số sau.
- Hướng dẫn hs kẻ bảng trình bày bài.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Gv hướng dẫn bài tập làm thêm.
- Hs lên bảng chữa.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc số.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs viết số: 613 000 000; 131 000 000; 512 326 103; 86 004 702; 800 004 720.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Lắng nghe.
Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 3: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ.
I, Mục đích - yêu cầu.
- Nghe - viết và trình bay bài ctsạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng BT ( 2 ) a / b,
II, Đồ dùng dạy học
- Gv: Bảng phụ viết bài tập 2 a, 2 b.
- Hs: VBT, Vở viết bài.
- Dk: Cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1, Kiểm tra bài cũ
- Gv đọc cho hs viết một số từ.
Xuất sắc, năng suất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau,
- Nhận xét. 
2, Dạy bài mới.
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn viết chính tả.
- Gv đọc bài thơ.
- Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Trình bày bài thơ như thế nào?
- Lưu ý hs khi viết một số từ khó.
- Gv đọc rõ ràng, chậm từng dòng thơ để hs nghe viết bài.
 - Gv đọc để hs soát lỗi.
- Thu một số bài chấm. 
- Nhận xét, hướng dẫn hs sửa lỗi.
2.3, Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Tre - chịu - trúc - cháy - tr ...  trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm) và chất xơ ( các loại rau ) 
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể.
- vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bại bệnh.
- Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
- Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
II, Đồ dùng dạy học:
- Gv : Hình vẽ sgk trang 14, 15. Phiếu dùng cho các nhóm
- Hs : VBT, sách giáo khoa.
- Dk : Nhóm 4, cả lớp.
III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
1, Kiểm tra bài cũ
- Kể tên 1 số loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo?
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
- Gv nhận xét đánh giá.
2, Dạy học bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
Mục tiêu: Kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng,chất xơ.
Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
- Thảo luận nhóm 4
- Hoàn thành bảng:
- Hs nêu.
- Hs thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
Tên thức ăn
Nguồn gốc đ.v
Nguồn gốc t.v
Chứa vitamin
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ.
Rau cải....
- Nhận xét.
2.3, Vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước.
Mục tiêu: Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng,chất xơ và nước.
- Kể tên một số vitamin mà em biết. Vai trò của vitamin đó?
- Kết luận: V là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể (.SGK)
- Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
- Kết luận: sgk.
- Tại sao hàng ngày ta phải ăn các loại thức ăn có chứa chất xơ?
- Hàng ngày cần uống bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
3, Củng cố, dặn dò
- Đọc mục Bạn cần biết sgk.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu.
- Hs kể tên.
- Hs nêu lại kết luận.
- Hs trả lời.
- Hs đọc.
Ngày soạn: 24/08/2013.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2013
Toán
Tiết 15: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN.
I, Mục tiêu
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
Bài 1 ,Bai 2 ,Bài 3
Bài 4: viết giá trị chữ số 5 của hai số.
II, Đồ dùng dạy học
- Gv: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3.
- Hs: VBT, nháp.
- Dk: Cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
1, Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm của dãy số tự nhiên?
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Đặc điểm của hệ thập phân
- Hoàn thành bài tập sau:
10 đơn vị = .chục
10 chục = .trăm.
10 trăm = .nghìn.
..nghìn = 1 chục nghìn.
- Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị của 1 hàng thì tạo thành mấy đơn vị của hàng trên liền tiếp nó?
- Ta gọi đây là hệ thập phân.
- Hệ thập phân là gì?
2.3, Cách viết số trong hệ thập phân
- Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số là những chữ số nào?
- Hãy sử dụng 10 chữ số đó để viết các số. (gv đọc để hs viết.)
- Gv với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
- Hãy nêu giá trị của mỗi chữ số trong số 999.
- Cùng là chữ số 9 nhưng đứng ở vị trí khác nhau thì có giá trị khác nhau. Giá trị mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số.
2.4, Luyện tập
Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết số trong hệ thập phân.
Bài 1: Viết theo mẫu:
- Gv phân tích mẫu.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng.(Theo mẫu)
M: 387 – 300 + 80 + 7.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau.
- Hướng dẫn hs trình bày bài theo bảng.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- HD HS làm bài luyện tập thêm
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs nêu
- Hs lên bảng hoàn thành bài tập.
- Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền nó.
- Hệ thập phân là: cứ 10 đơn vị ở hàng này thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền với nó.
- Có 10 chữ số là: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- Hs viết: 999, 2006, 685 402 793.
- Hs nêu.
- Nêu yêu cầu.
- Quan sát mẫu.
- Hs làm bài theo mẫu.
- Hs nêu yêu cầu.
- Quan sát mẫu.
- Hs làm bài.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
- Hs làm bài luyện thêm.
Tập làm văn
Tiết 6: VIẾT THƯ.
I, Mục đích - yêu cầu.
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư ( ND Ghi nhớ ) 
- Vận dụng kiến thức đã học đ6ẻ viết một bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn ( mục III ) 
*KNS: Giao tiếp, ứng xử trong giao tiếp. Tìm kiếm và xử lý thông tin. Tư duy sáng tạo.
II, Đồ dùng dạy học
- Gv : Bảng phụ viết phần ghi nhớ.
- Hs: VBT
- Dk: Cá nhân
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Gv
Hoạt động của hs
1, Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài tập đọc: Thư thăm ban.
- Phần đầu và cuối thư cho ta biết điều gì?
2, Dạy học bài mới
2.1, Giới thiệu bài: Viết thư.
2.2, Phần nhận xét
- Trong bài Thư thăm bạn - sgk trang 25.
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Theo em người ta viết thư để làm gì?
- Đầu thư bạn Lương viết gì?
- Lương hỏi thăm (và chia buồn) tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
- Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
- Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
- Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc của một bức thư?
2.3, Ghi nhớ (sgk.)
2.4, Luyện tập
a, Tìm hiểu đề:
- Đề bài.
- Xác định trọng tâm của đề.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo các nội dung.
+ Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
+ Mục đích viết thư là gì?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?
+ Cần hỏi thăm bạn những gì?
+ Em cần kể cho bạn nghe những gì?
+ Em nên chúc, hứa hẹn điều gì với bạn?
b, Viết thư:
- Yêu cầu dựa vào gợi ý để viết.
- Chú ý: dùng từ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành.
- Nhận xét đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc.
- Hs nêu.
- Lắng nghe.
- Hs đọc bài Thư thăm bạn.
- Hs trả lời.
- Viết thư thăm hỏi, động viên,
- Nêu lí do và mục đích viết thư.
- Thăm hỏi người nhận thư.
- Thông báo tình hình người viết thư.
- Nhận xét: 
+ Phần đầu: Ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
+ Phần cuối: Ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
- Hs đọc đề.
- Đề bài yêu cầu: viết thư cho bạn ở trường khác để hỏi thăm, kể tình hình lớp, trường em.
- Hs thảo luận theo các gợi ý.
- Hs viết thư.
- Hs đọc bức thư đã viết.
- Lắng nghe.
Địa lí
Tiết 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN.
I, Mục tiêu.
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt 
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trang phục: mỗ dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc dược may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ 
+ nhà sán: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa..
II, Đồ dùng dạy học:
- Gv : Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hs : Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục......
- Dk : Nhóm 4, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1, Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm của dãy hoàng Liên Sơn?
- Nêu tên và xác định vị trí các dãy núi khác ở phía Bắc trên bản đồ.
- Nhận xét, đánh giá.
2, Dạy học bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
- Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng?
- Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
- Xếp thứ tự các dân tộc: Dao, Mông, Thái theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?
- Người dân ở những vùng núi cao thường đi lại bằng những phương tiện gì? Vì sao?
2.3, Bản làng với nhà sàn
- Đọc sgk, quan sát tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn.
- Bản làng thường nằm ở đâu?
- Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
- Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
- Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
- Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi?
2.4, Chợ phiên, lễ hội, trang phục
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm 4.
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
- Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ phiên? Tại sao chợ lại bán hàng hoá này?
- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? Lễ hội đó được tổ chức vào mùa nào? Tronglễ hội có những hoạt động gì?
- Nhận xét gì về truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6?
3, Củng cố, dặn dò
- Đặc điểm tiêu biểu về dân cư, trang phục, lễ hội, của dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
- Chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs nêu.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Dân cư thưa thớt.
- Hs kể tên: Thái, dao, mông,
- Thái - dao - Mông.
- Đi bộ, ngựa.
- Hs quan sát tranh.
- Nằm ở sườn núi cao, thung lũng.
- Bản có ít nhà.
- Để chống thú dữ, tránh ẩm thấp.
- Nhà sàn làm bằng tre, gỗ, nứa..
- Nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói.
- Hs thảo luận nhóm.
- Mua bán, trao đổi hàng hoá.
- Hàng thổ cẩm, mộc nhĩ, măng,
- Hs kể tên
- Hs nhận xét.
- Hs nêu.
Âm nhạc
Tiết 3: ÔN TẬP BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH.
BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU.
I, Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hs thuộc bài hát, tập biểu diễn tong nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ.
- Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
II, Chuẩn bị:
- Nghiên cứu một vài động tác phụ hoạ.
- Bảng phụ chép sẵn bài tập cao độ và tiết tấu.
- Nhạc cụ quen dùng.
III, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1, Phần mở đầu:
- Hát ôn bài hát Em yêu hoà bình.
2, Phần hoạt động.
2.1, Ôn bài hát.
- Chia lớp làm 2 nhóm:
+ Nhóm hát
+ Nhóm đệm theo tiết tấu lời ca.
- Lưu ý: Nhóm gõ đệm phải luyện tập thành thạo mới kết hợp cả hai nhóm.
2.2, Hát kết hợp phụ hoạ:
- Gv hướng dẫn động tác phụ hoạ.
- Gv làm mẫu vừa hát vừa kết hợp động tác phụ hoạ.
2.3, Bài tập cao độ và tiết tấu:
- Nhận biết các nốt: Đô, mi, son, la trên khuông nhạc.
- Vỗ tay theo bài tập tiết tấu – sgk.
- Thay thế bằng các âm tượng thanh.
* Làm quen với bài tập âm nhạc.
- Gv đọc mẫu.
- Hướng dẫn gõ tay theo phách ( ứng với nốt đen và dấu lặng đen)
3, Phần két thúc:
- Hát bài hát: Em yêu hoà bình kết hợp động tác phụ hoạ.
- Nhận xét tiết học.
- Hs hát ôn.
- Hs ôn theo nhóm.
- Hs chú ý quan sát động tác phụ hoạ.
- Hs vừa hát kết hợp động tác phụ hoạ
- Hs nhận biết trên khuông nhạc các nốt nhạc.
- Hs thực hiện bài tập tiết tấu.
- Hs chú ý nghe.
- Hs hát kết hợp động tác phụ hoạ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 LOP 4Times New Roman.doc