Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 2

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 2

Tập đọc (tiết 3) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)

I. MỤC TIÊU :

 Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạ

 Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật .

*KNS: Biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 3) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)
I. MỤC TIÊU :
 Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạ
 Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật .
*KNS: Biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Bài cũ : 1 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Mẹ ốm ” .
	- 1 em đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý nghĩa truyện .
 - Nhận xét bài cũ	
 3. Bài mới Giới thiệu bài :
Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Chia đọan, luyện đọc .
MT : Giúp HS biết chia đọan, đọc đúng từ,câu,đoạn.
 - GV cho hs đọc mẫu lần 1
- GV hướng dẫn HS chia đoạn ->GV chốt 3 đoạn .
 - GV cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
 -GV chốt lại nghĩa 1 số từ ngữ : lủng củng,béo múp béo míp.
 - GV đưa bảng phụ có ghi câu:
 “Ai đứng chóp bu bọn này ?
 Thật đáng xấu hổ !
 Có phá hết vòng vây đi không ?”
 - GV lưu ý cách đọc => GV đọc mẫu.
 -Cho HS đọc theo nhóm đôi,GV theo dõi,uốn nắn
Hoạt động lớp ,cá nhân,dãy,nhóm
- Lớp theo dõi
- 1 em khá đọc,lớp đọc thầm
- HS tham gia chia đoạn,bạn nhận xét,bổ sung
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn theo hàng dọc. Đọc 2 – 3 lượt .
-HS đọc phần chú giải các từ ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- HS đọc
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
- Điều khiển lớp đối thoại , nêu nhận xét , thảo luận và tổng kết .
- Yêu cầu đọc thành tiếng và đọc thầm để trả lời các câu hỏi :
 + Đoạn 1 : 
 Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ?
 - Nêu ý đoạn 1?
 - GV chốt : Trận địa mai phục của bọn Nhện.
 + Đoạn 2 :
 Yêu cầu HS đọc và trao đổi nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
 Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
 -Nêu ý đoạn 2 ?
 => GV chốt:Dế Mèn ra oai với bọn Nhện
 + Đoạn 3 :
 Yêu cầu HS đọc ,trao đổi nhóm 2:
 Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
 Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ?
-GV gợi ý giúp HS đ đi tới kết luận .
*KNS: Nếu em là Dế Mèn em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó. Vì sao?
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
-HS nêu ,bạn bổ sung
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời. 
- HS nêu,bạn bổ sung
-HS trao đổi nhóm 2
Đọc câu hỏi 4 , trao đổi , thảo luận , chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn .
- HS lần lượt nêu:võ sĩ,tráng sĩ,hiệp sĩ,dũng sĩ,anh hùng.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
- Cho HS đọc nối nhau cả bài.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Từ trong hốc đá  vòng vây đi không ?
 + Đọc mẫu đoạn văn .
 + Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
 Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố :- Giáo dục HS biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công trong cuộc sống .
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : - Về đọc bài nhiều lần
	- Chuẩn bị: đọc kĩ “Truyện cổ nước mình”:trả lời câu hỏi , chia đoạn, nêu ý nghĩa bài thơ.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (tiết 2)
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
 I. MỤC TIÊU : 
Hiểu nội dung bài viết “ Mười năm cõng bạn đi học ”
 Nghe – viết chính xác , trình bày đúng đoạn văn “ Mười năm cõng bạn đi học ” . Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm đầu , vần dễ lẫn : s / x , ăng / ăn .
 Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2 ; để phần giấy trắng ở dưới để HS làm tiếp BT 3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Bài cũ : Mời 1 em đọc cho 2 bạn viết vào bảng lớp , cả lớp viết vào nháp từ còn viết sai:chùn chùn.
 3. Bài mới :a) Giới thiệu bài 	
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn .
- GV đọc toàn bài viết 1 lượt .
 - Nhờ những nguyên nhân nào mà kq học tập của bạn tiến bộ? 
 - Yêu cầu HS nêu từ khó viết ,phân tích 
 => GV chốt, cho ghi bảng con 
 - GV đọc mẫu lần 2
 -Yêu cầu HS nhắc lại cách để vở,cầm bút,tư thế ngồi.
 - GV đọc cho HS viết .
 - Đọc lại toàn bài 1 lượt .
 - Chấm , chữa 7 – 10 bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- HS theo dõi .
- Đọc thầm lại đoạn văn cần viết , chú ý:
 +Tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai 
- HS trả lời ,bạn nhận xét,bổ sung.
- HS nêu các từ khĩ.
Viết từ khó vào bảng con
- HS lắng nghe ,theo dõi
- HS viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
- Bài 2 : Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to , mời 3 – 4 em lên bảng thi làm bài đúng , nhanh +GV chốt bài làm đúng và nêu qua tính khôi hài của truyện.
 Bài 3 b :
- Chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui “ Tìm chỗ ngồi ” , suy nghĩ , làm bài vào vở 
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
- 2 em đọc câu đố .
- HS trao đổi nhóm đôi, thi giải nhanh , viết đúng chính tả lời giải câu đố .
 4. Củng cố : Giáo dục HS biết giúp bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong học tập .
 -Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò - Yêu cầu HS về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s / x hoặc tiếng có chứa vần ăn/ ăng.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu (tiết 3)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU 
 Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm “ Thương người như thể thương thân ” . Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán – Việt . Nắm được cách dùng các từ ngữ đó .
 Dùng được những từ ngữ trên vào các bài tập
 Có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và 4 – 5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột a , b , c , d ở BT 1 , viết sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp những từ cần thiết vào cột ; kẻ bảng phân loại để HS làm BT 2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 . Bài cũ :2 em viết bảng lớp , cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : có 1 âm ; có 2 âm .- Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài :
 b. Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm BT .
MT : Giúp HS vận dụng làm đúng các bài tập .
 - Bài 1 : GV cho HS đọc nội dung ,yêu cầu
 + GV phát bút dạ , phiếu khổ to cho các nhóm để tìm các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu ,tình cảm yêu thương đồng loại.
 + GV chốt và dán kết quả đúng lên bảng phụ đã kẻ sẵn
- Bài 2 :GV cho HS đọc nội dung ,yêu cầu
 + Phát phiếu khổ to cho 4 – 5 nhóm HS,sửa hình thức tiếp sức ngẫu nhiên, mỗi dãy 4 em 
 + GV chốt lời giải đúng ,hỏi nghĩa các từ vừa nêu.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung ,yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi làm bài trên phiếu .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc nội dung ,yêu cầu BT .
- Trao đổi , thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm làm bài trên phiếu 
- HS thi tiếp sức ngẫu nhiên dán cácù từ đúng vào cột trên bảng đã kẻ sẵn. 
- Nhận xét ,bổ sung.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT 
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
 - Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu
 + Giúp HS hiểu yêu cầu của bài .
 + Phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm làm bài yêu cầu mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau viết câu mình đặt lên phiếu.
 + Nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc 
Hoạt động lớp , nhóm .
 1 em đọc yêu cầu BT .
- HS nối tiếp nhau viết câu mình đặt lên phiếu ,1 em viết câu theo nhóm a,1 em viết câu theo nhóm b.
- Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài ở bảng lớp . 
 4. Củng cố : Giáo dục HS có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè .
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : -Chuẩn bị : Đọc kỹ và xem trước phần nhận xét và các câu hỏi trong bài:Dấu hai chấm.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện (tiết 2)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện , trao đổi đượ ... ùch chỉ bản đồ.
Hoạt động lớp .
+ 1 em nêu và lên chỉ tỉ lệ trên bản đồ
+ 1 em lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng B , N , Đ , T .
+ 1 em chỉ đường biên giới quốc gia
+ 1 em lên chỉ vị trí của tỉnh ( thành phố ) mình đang sống trên bản đồ .
+ 1 em nêu tên những tỉnh ( thành phố ) giáp với tỉnh ( thành phố ) của mình .
 4. Củng cố - Nêu các bước sử dụng bản đồ
	 - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu bản đồ .
 - Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò : - Tập đọc các bản đồ ở nhà .
 Trả lời câu hỏi để tiết sau học bài Dãy Hoàng Liên Sơn.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU :
 HS biết : Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức 
 Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn . Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng . Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước VN .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Bài cũ : -Nêu các bước sử dụng bản đồ.
 -Tìm vị trí TPHCM trên bản đồ.
 ù -Nhận xét bài cũ
 Bài mới a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hoàng Liên Sơn –dãy núi cao và đồ sộ nhất VN
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm địa hình của dãy núi Hoàng Liên Sơn .
 - Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu , tìm vị trí của dãy núi này ở hình 1 SGK .
 - Dựa vào lược đồ hình 1 SGK và nội dung mục 1 SGK trả lời các câu hỏi :
 + Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta ; trong những dãy núi đó , dãy núi nào dài nhất ?
 + Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
 + Dãy núi Hoàng Liên Sơn, rộng bao nhiêu km ?
 + Đỉnh , sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
 - Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày .
Hoạt động cá nhân ,nhóm.
- Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường .
- HS trao đổi theo cặp,trả lời câu hỏi:
 Trình bày kết quả làm việc trước lớp: mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn ,nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
Hoạt động 2 : Đặc điểm của đỉnh Phan-xi-păng
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của đỉnh Phan-xi-păng .
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm,
 trả lời câu hỏi gợi ý sau :
 + Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó .
 + Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “ nóc nhà ” của Tổ quốc ?
 + Quan sát hình 2 và mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng . 
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động nhóm .
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
- Các nhóm khác sửa chữa , bổ sung .
Hoạt động 3 : Khí hậu lạnh quanh năm
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm khí hậu , thực vật ở Hoàng Liên Sơn .
 - Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
 - Nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS .
 - Gọi 1 em lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường .
 - Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời và nói : Sa Pa có khí hậu mát mẻ , phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du 
lịch , nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc .
 - Cho HS xem một số tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm về nó
Hoạt động lớp .
- Vài em trả lời trước lớp .
- Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn .
 4. Củng cố : 	- Giáo dục HS tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước .
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : 
 - Chuẩn bị :Tìm hiểu đặc điểm tiêu biểu về dân cư ,sinh hoạt,trang phục,lễ hội của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức (tiết 2)
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tt)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức : Nhận thức được : Cần phải trung thực trong học tập . Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng 
 2. Kĩ năng : Biết trung thực trong học tập .
 3. Thái độ : Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	 Các mẩu chuyện , tấm gương về sự trung thực trong học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Bài cũ : - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp .
 Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm .
MT : Giúp HS xử lí đúng các tình huống nêu ra qua bài học .
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo bài tập 3 SGK
 + Em sẽ làm gì nếu:
 a)Em không làm được bài trong giờ kiểm tra ?
 b)Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi ?
 c)Trong giờ kiểm tra ,bạn ngồi bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
 - GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống :
 a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại .
 b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng .
 c) Nói bạn thông cảm , vì làm như vậy là không trung thực trong học tập .
Hoạt động nhóm .
HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét , bổ sung .
Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được .
MT : Giúp HS trình bày được các tư liệu của mình .
- GV yêu cầu HS hãy kể lại những mẩu chuyện ,tấm gương trung thực trong học tập mà em biết.
- Kết luận.
Hoạt động lớp .
- Vài em trình bày , giới thiệu .
- Thảo luận lớp : Em nghĩ gì về những mẩu chuyện , tấm gương đó ?
Hoạt động 3 : Trình bày tiểu phẩm .
MT : Giúp HS trình bày được các tiểu phẩm theo nội dung bài học .
 -GV mời 1, 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.
 - GV nhận xét chung .
Hoạt động nhóm .
- Vài nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị .
- Cả lớp thảo luận :
 + Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ?
 + Nếu em ở vào tình huống đó , em có hành động như vậy không ? Vì sao ?
4. Củng cố : - Giáo dục HS trung thực trong học tập .
 - Nhận xét tiết học
5. Dặn dò 
- Thực hiện các nội dung ở mục thực hành SGK ,nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Chuẩn bị : Đọc trước câu chuyện Một học sinh nghèo vượt khó tìm các mẩu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 2 : Vật liệu , dụng cu ïcắt, khâu, thêu (tt)
I/ Mục tiêu : 	+ Cho HS biết đặc điểm, tác dụng, bảo quảnnhững vật liệu , dụng cụ đơn giảnthường dùng để cắt, khâu, thêu
+ Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các thao tác xâu chỉ vào kimvà vê gút (gút chỉ)
+ Giáo dục ý thức an toàn lao động
II/ Chuẩn bị : 
_ Một số mẫu vải ;Kim khâu ; kim thêu các cỡ ( kim khâu len; kim khâu, kim thêu. . .)
_ Kéo cắt vải ; kéo cắt chỉ; Khung thêu ; Một số sản phẩm may, khâu thêu . . .
III/Hoạt động : Ổn định Kiểm tra : dụng cụ tiết học 
 Bài mới : 
Giáo viên 
Hoạt động 1: 
 a) Vải : * Cho HS nhắc lại nội dung như mục 1a SGK. GV đặt câu hỏi:
 _ Em biết sản phẩm nào được làm ra từ vải ?
 _ Ta cần chọn loại vải thế nào để khâu thêu?
 b) Chỉ : Cho HS nhắc lại mục 1b SGK và cho biết có mấy loại chỉ ? 
 _ Chỉ thêu và chỉ khâu có gì khác nhau?
nhận xét chốt lại và nhắc nhở HS : 
Khi khâu hay thêu ta chọn chỉ phù hợp với vải ( về độ dày mỏng, màu sắc cho tương ứng . . .
So sánh cho HS quan sát
Hoạt đông 2: 
a) Kéo _ Hãy quan sát hình 2 và cho biết trong may khâu,thường có những loại kéo nào? 
Hướng dẫn HS cách cầm kéo: ngón cái ; bàn tay. . .
Vừa hướng dẫn vừa làm mẫu. 
 _ Hãy so sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ
 ** Chú ý : khi dùng kéo : vít kéo cần được vặn chặt vừa phải . Nếu vặn chặt quá hoặc lỏng quá đều không cắt được vải .
Học sinh
+ Hoạt động cá nhân : Đọc mục ( 1a)+ Trả lời câu hỏi
+ Nhắc lại phần kết luận 
+ Hoạt động cá nhân : Đọc mục ( 1b)
+ Góp ý bổ sung 
+ Nhắc lại phần kết luận 
( . . .2loại)
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi 
+ Thực hiện theo hướng dẫn 
Củng cố : Nhắc lại những phần cần ghi nhớ 
Dặn dò : Về nàh chuẩ bị tiếp những dụng cụ cần thiết cho việc học thêu . . .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 02.doc