Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 5

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 5

Tập đọc (tiết 9)

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. MỤC TIÊU :

 Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Nắm được những ý chính của câu chuyện . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm , dám nói lên sự thật

 Đọc trơn toàn bài . Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi , cảm hứng , ca nhợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi . Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .

 Học tập tấm gương trung thực của chú bé Chôm yêu quý và hiểu được tầm quan trọng của hạt lúa, thực phẩm đối với cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 9)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU :
 Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Nắm được những ý chính của câu chuyện . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm , dám nói lên sự thật 
 Đọc trơn toàn bài . Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi , cảm hứng , ca nhợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi . Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .
 Học tập tấm gương trung thực của chú bé Chôm yêu quý và hiểu được tầm quan trọng của hạt lúa, thực phẩm đối với cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1 Bài cũ : Tre Việt Nam .
	- 2 em đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi SGK: 
 - Nhận xét bài cũ.
 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
 - GV cho hs đọc mẫu lần 1
- GV hướng dẫn phân đoạn , GV chốt : 4 đoạn 
 - Yêu cầu HS luyện đọc:
 Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HSK đọc, lớp lắng nghe
- 1 em khá đọc ,cả lớp đọc thầm, chia đoạn
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- HS đọc phần chú giải 
- Luyện đọc theo cặp .
- 2 em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn 
 - HS đọc đoạn 1 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
+ Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?
+ Thóc đã luộc chín rồi còn nảy mầm được không ?
 + Nêu ý đoạn 1 ?
 - HS đọc đoạn 2
 + Theo lệnh vua , chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ?
 + Đến kì phải nộp thóc cho vua ,chuyện gì đã xảy ra ?
 + Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
 - Cho HS đọc đoạn 3
 + Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ?
 - HS đọc đoạn cuối bài 
 + Nhà vua đã nói với mọi người ra sao?
 + Vua khen cậu bé Chôm thế nào ?
 + Nhờ đức tính thật thà ,dũng cảm ,cậu bé nhận được gì ?
 + Theo em , vì sao người trung thực là người đáng quý ?
*KNS: Em học được điều gì qua nhận vật Chôm
- Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
 + Ý 1 : Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- Đọc đoạn 2 , 2 em cùng bàn trao đổi trả lời câu hỏi 
- Đọc đoạn 3 và TLCH . 
- Đọc đoạn cuối bài .
 + HS tiếp nối nhau trả lời , bạn nhận xét bổ sung.
HS nối tiếp nhau trả lời
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm 
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . .* yêu quý và hiểu được tầm quan trọng của hạt lúa, thực phẩm đối với cuộc sống.
 - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Chôm lo lắng  thóc giống của ta .
 + Đọc mẫu đoạn văn .
 + Sửa chữa , uốn nắn .
- Theo em hạt luau có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
HS phát biểu => có ý thức yêu quý và tiết kiệm thực phẩm
4. Củng cố : (3’)
	- Câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? ( Trung thực là đức tính quý nhất của con người . Cần sống trung thực  )
 - Nhận xét tiết học . 
 5. Dặn dò : (1’)
 - Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (tiết 5) NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU : 
 Hiểu nội dung bài viết Những hạt thóc giống .
 Nghe – viết lại đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn văn trong bài từ “ Lúc ấy .ông vua hiền minh “. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l / n , en / eng .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài cũ - Nhận xét bài viết kì trước
 - Viết bảng con từ sai phổ biến :tuyệt vời, sâu xa,nghiêng soi.
 2. Bài mới a) Giới thiệu bài 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết (20’).
MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ .
 - GV đọc mẫu đoạn viết.
 - Tìm hiểu nội dung :
 + Vì sao người trung thực là người đáng quy?ù 
 - Hướng dẫn viết từ khó:
 Yệu cầu tìm từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả 
 - Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài:
 - Viết chính tả : GV đọc bài cho HS viết .
 - Đọc lại bài một lượt .
 - Chấm , chữa 7 – 10 bài .
 - Nhận xét chung .
Hoạt động lớp ,
- HS theo dõi .
- - Cả lớp đọc thầm lại , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai : luộc kĩ , thóc giống,dõng dạc ,truyền ngôi,=> viết bảng con.
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
 - Bài 2 a : + Gv cho hs làm theo nhóm .
 + GV chốt lời giải đúng : lời giải – nộp bài – lần này – làm em – lâu nay –lòng thanh thản – làm bài.
 - Bài 3 : Giải câu đố .
 - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật.
 - GV chốt lại lời giải đúng : 
Hoạt động cá nhân , nhóm .
Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm đoạn văn , đoán chữ bị bỏ trống , làm bài cá nhân vào vở .
- Đại diện các nhóm lên bảng sửa thi đua tiếp sức rồi đọc lại đoạn văn .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS cần trung thực trong học tập .
 - Nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò : 
 Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học .
- Xem trước bài Người viết truyện thật thà, tìm hiểu nội dung, tìm từ khó viết ,dễ lẫn.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu (tiết 9)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU :
Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng .
Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ trên để đặt câu .
Giáo dục HS tính trung thực , lòng tự trọng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Từ điển tiếng Việt , Sổ tay từ ngữ .
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1 .
	- Bút dạ xanh , đỏ và 2 , 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 , 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Bài cũ : - Làm phiếu : Xếp các từ ghép sau thành 2 nhóm : phân loại – tổng hợp :
 Bạn học , bạn đường, anh cả , anh rễ, anh em , hòa thuận ,vui buồn .
 - Sửa , nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập ( 16’)
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
Bài 1 : Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với trung thực
 + Phát phiếu cho từng nhóm,yêu cầu HS trao đổi , tìm từ đúng điền vào phiếu.
Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
 + Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Bài 2 : Đặt câu với 1 từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với trung thực 
Nhận xét nhanh .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp HS trao đổi làm bài .
Các nhóm dán phiếu ,trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung .
 - Nêu yêu cầu BT .
- Nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .MT : Giúp HS làm được các bài tập .
Bài 3 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng ?
 + Dán lên bảng 2 , 3 tờ phiếu ghi sẵn BT 
Bài 4 : - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đểû trả lời câu hỏi 
GV chốt lời giải đúng : 
.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi tìm lời giải .
- 2 , 3 em lên bảng thi làm bài .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi , trả lời câu hỏi .
- 2 , 3 em lên bảng làm bài trên phiếu : gạch bút đỏ và bút xanh để phân biệt .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
 4. Củng cố : - Giáo dục HS tính trung thực , lòng tự trọng .
 - Nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò : 
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Kể chuyện (tiết 5)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
 Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
 Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về tính trung thực .Chăm chú lắng nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn. 
 Giáo dục HS tính trung thực .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số truyện viết về tính trung thực .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Bài cũ1 em kể câu chuyện Một nhà thơ chân chính , trả lời câu hỏi về nội dung , ý nghĩa truyện .Nhận xét bài cũ .
 2. Bài mới : a) Giới th ...  : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của vùng đồi trung du .
 + Vùng trung du là vùng núi , vùng đồi hay đồng bằng ?
 + Các đồi ở đây như thế nào ?
 + Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ .
 - Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
 - Yêu cầu HS lên bảng ,chỉ trên bản đồ hành chính các tỉnh có vùng trung du
Hoạt động cá nhân .
HS tiếp nối trả lời,bạn nhận xét ,bổ sung:
- Chỉ trên bản đồ hành chính VN treo tường các tỉnh :Thái Nguyên , Phú Thọ , Vĩnh Phúc , Bắc Giang – những tỉnh có vùng đồi trung du .
Hoạt động 2 : Chè và cây ăn quả ở trung du
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về sản xuất của con người ở vùng đồi trung du .
 + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
 + Hình 1 , 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang ?
 + Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 + Chè ở đây được trồng để làm gì ?
 + Trong những năm gần đây , ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì ?
 + Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè .
 - Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm 4 em thảo luận theo câu hỏi
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
- thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe qui trình chế biến chè, đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, cả lớp theo dõi ,bổ sung.
Hoạt động 3 : Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về rừng ở vùng đồi trung du . .* cĩ ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên rừng. Biết tham gia trồng cây.
 - Cho cả lớp quan sát tranh , ảnh đồi trọc 
 - Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau 
 + Hiện nay ở các vùng núi và trung du đang có hiện tượnggì xảy ra ?
 + Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống , đồi trọc ?
 + Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ?
 + Dựa vào bảng số liệu , nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây .
 - Liên hệ với thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. 
Hoạt động lớp .
HS trả lời cá nhân lớp nhận xét .
+ 1 em đọc bảng số liệu và nhận xét về diện tích trồng rừng mới tăng.
+ HS lắng nghe
 4. Củng cố : Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây : nếu khai thác gỗ bừa bãi sẽ làm cho đất trống,đồi trọc, gây lũ lụt, đất đai cằn cỗi kéo theo sự thiệt hại lớn về người và của.Để che phủ đồi ,ngăn cản tình trạng trên,người dân vùng trung du đang phải từng bước trồng cây xanh.
 - Nhận xét tiết học..
 5. Dặn dò : - Chuẩn bị : Xem trước bài Tây Nguyên , xác định vị trí trên bản đồ.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức (tiết 5)
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
I. MỤC TIÊU 	
 1. Kiến thức : Nhận thức được : Các em có quyền có ý kiến , có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em
 2. Kĩ năng : Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình , nhà trường .
 3. Thái độ : Biết tôn trọng ý kiến của những người khác .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : 	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước . - Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Em sẽ làm gì ?
MT : Giúp HS giải quyết đúng các tình huống qua thảo luận .
 - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo 4 tình huống sau :
 a/ + Em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng hoặc sức khỏe của em ? Em sẽ làm gì ?
 b/ + Em bị cô hiểu lầm và phê bình 
 c/ + Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi.
 d/ + Em muốn tham gia vào 1 hoạt động của trường.
 - GV chốt cách giải quyết trong từng tình huống :
 a/ Em sẽ gặp cô để xin cô giao việc khác phù hợp sức khỏe và khả năng.
 b/ Em xin phép cô cho kể lại sự việc để không bị hiểu lầm.
 c/ Em hỏi ba mẹ có thời gian rãnh không ? Nếu được thì xin ba mẹ chở đi chơi.
 d/ Em nói với người tổ chức về nguyện vọng và khả năng sở trướng của mình.
 - Thảo luận cả lớp : Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em đến lớp em ?
 - Kết luận :
 + Trong mọi tình huống , em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu khả năng , nhu cầu , mong muốn , ý kiến của em . Điều đó có lợi cho em và mọi người Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình , mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu , mong muốn của em nói riêng và trẻ em nói chung .
 + Mỗi người , mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình 
Hoạt động nhóm ,cả lớp
- Các nhóm thảo luận theo tình huống đã bắt thăm .
- Đại diện các nhóm trình bày tình huống của mình
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- HS lần lượt nêu ý kiến, bạn bổ sung.
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
MT : Giúp HS giải quyết đúng tình huống qua thảo luận.
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các câu 1 SGK:
 - Kết luận : Việc làm của bạn Dung là đúng vì bạn biết bày tỏ mong muốn , nguyện vọng của mình . Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng .
Hoạt động nhóm đôi .
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Các nhóm thảo luận .
- Các nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến .
MT : Giúp HS bày tỏ được ý kiến của mình qua bài tập.
 - Phổ biến cách bày tỏ ý kiến qua các tấm bìa màu :
 + Đỏ : Tán thành .
 + Xanh : Không tán thành .
 + Trắng : Phân vân , lưỡng lự .
 - Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2:
 a/+ Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan.
 b/+ Trẻ em cần lắng nghe ,tôn trọng ý kiến người khác.
 c/+ Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em.
 d/+ Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện.
 - Kết luận : Các ý kiến a , b , c là đúng ý kiến d là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình , đất nước mới cần được thực hiện .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp bày tỏ thái độ theo cách đã quy ước và giải thích lí do .
- Cả lớp thảo luận .
4. Củng cố : 	- Nêu ghi nhớ SGK .
 - Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò : - Thực hiện yêu cầu BT4 SGK .
GÓP Ý BỔ SUNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 5 : Khâu thường(tt)
I/ Mục tiêu : 	+ Cho HS biết cách cầm kim, lên kim , xuống kim khi khâu và đặc mũi khâu , dường khâu thường . HS biết cách khâu và khâu được các mũi hâu thường theo đường vạch + Rèn kĩ năng khâu thành thạo ; khâu đẹp và phát huy sự khéo léo của đôi tay
II/ Chuẩn bị : Tranh quy trình khâu thường 
III/ Hoạt động : Ổn định Kiểm tra : KT dụng cụ tiết học
Giáo viên 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
 Cho HS xem bài mẫu chuẩn mực và cho HS biết được khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn
Cho HS quan sát mặt phải ; mặt trái của của mẫu khâu thường kết hợp quan sát hình 3a; 3bvà nêu nhận xét
 Kết luận :
 ++ Tóm lại : Khâu thường là kiểu khâu thế nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
 1/ Hướng dẫn một số thao tác khâu, thêu cơ bản
Gợi ý và giao việc :
_ Hãy quan sát hình 1(SGK) và thực hiện cầm vải 
_ Hãy quan sát hình 2 (SGK) và thực hiện cầm kim
+ Nhận xet sửa chữa cho HS và hướng dẫn cho HS
** Nhắc nhở HS một số điểm cần chú ý 
 2/ Hướng dẫn kĩ thuật khâu thường 
+ Hướng dẫn HS vạch đường khâu theo hai cách :
 _ Dùng thước kẻgạch trên vải ; Rút một sợi vải . . .
++ Tóm lại : _ Khâu thường được thực hiện thế nào?
+ Lần 1 : Hướng cẫn từng thao tác kết hợp với giải thích
+ Lần 2: hướng dẫn nhanh hơn. . .
 Hướng dẫn lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu .
 ** Chú ý : _ Khâu từ phải sang trái
 _ Trong khi khâu hai tay phải hoạt động nhịp nhàngvới sự lên xuống của kim. . .
 _ Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu.( Không dứt hoặc cắn. . 
Học sinh
+ Chú ý quan sát và theo dõi hướng dẫn gợi ý của giáo viên
+ Quan sát và neu nhận xét 
 Ghi nhớ ( mục 1)
+ HS thực hiện theo Y/C 
 HS thực hiện theo Y/C 
+ Trình bày trước lớp 
+ Nhận xét góp ý . . .
+ Chú ý theo dõi 
+ Ghi nhớ mục 2
+ Chú ý theo dõi 
+ Khâu thử trên giấy . . .
Củng cố : Nhắc lại phần ghi nhớ (SGK)
Dặn dò : Chuẩn bị chu đáo ; tiết sau thực hành. . .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 05.doc