Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Số 2 Mường kim - Tuần 11

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Số 2 Mường kim - Tuần 11

Tập đọc

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. Mục tiêu

- Đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu); giọng hiền từ(người ông).

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họaSGK

 III. Hoạt động dạy và học

 * HĐ1 : Giới thiệu chủ điểm

 * HĐ2 : Giới thiệu bài

 * HĐ3 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 a) Luyện đọc

- HS đọc bài

- HS luyện đọc nối tiếp.GV kết hợp sữa sai và giải nghĩa 1 số từ khó.

- Đọc phần chú giải.

- GV hướng dẫn cách đọc và HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Số 2 Mường kim - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Thứ 2 ngày 18 tháng 11 năm 2013`
Chào cờ
- - - - - - - - * * * - - - - - - - - - 
Tập đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu); giọng hiền từ(người ông). 
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họaSGK
 III. Hoạt động dạy và học
 * HĐ1 : Giới thiệu chủ điểm
 * HĐ2 : Giới thiệu bài
 * HĐ3 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- HS đọc bài
- HS luyện đọc nối tiếp.GV kết hợp sữa sai và giải nghĩa 1 số từ khó. 
- Đọc phần chú giải.
- GV hướng dẫn cách đọc và HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài
- HS đọc bài thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
 + Bé Thu ra ban công dể làm gì?
 + Những loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
 + Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
 + Vì sao khi có chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hồng biết?
 + Em hiểu “ Đất lành chim đậu “ là thế nào?
 ( Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn)
 + Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
 + Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
 + Hãy nêu nội dung chính của bài văn?
c) Luyện đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm doạn 3.
 IV . Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiêt học.
Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
- - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - 
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính cộng với các số thập phân, tính theo cách thuận tiện.
- So sánh các số thập phân.
- Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân.
- Bài tập cần làm bài 1; 2(a,b); 3(cột 1);4
- HS khá, giỏi làm bài 1,2,3,4.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
 - Tính theo cách thuận tiện nhất
 a) 2,8 + 4,7 +7,2 + 5,3
 b) 12,34 + 23,87 + 7,66 + 32,13
2. Bài mới
 * HĐ1 : HS làm bài tập 1; 2(a,b); 3(cột 1); 4 vào vở .
 Bài 1: HS nêu y/c bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp làm bài vào vở
- Cả lớp và GV chữa bài nhận xét.
 Bài 2: Làm tương tự bài tập 1
- Làm bài phần a,b
- HS khá, giỏi làm toàn bài 2.
Bài 3: HS nêu y/c bài tập
- HS làm cột 1.
- HS khá, giỏi làm thêm cột 2.
 Bài 4: Cho HS đọc bài toán .
- GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải bài vào vở.
Bài giải
Số vải dệt được trong ngày thứ 2 là
28,4+ 2,2 = 30,6 (m)
Số vải dệt được trong ngày thứ 3 là
30,6 + 1,5 = 32,1(m)
Số vải dệt được cả trong 3 ngày là
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1(m)
Đ/s: 91,1m
 * HĐ2 : Chấm chữa bài
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết hoc.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
- - - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - - - 
Lịch sử
Ôn tập : Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ( 1858 - 1945 )
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được những mốc thời gian, các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
+ Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỷ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
+ Đầu thế kỷ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3- 2- 1930: đảng Cộng sản VN ra đời.
+ Ngày 19- 8- 1945: khởi nghĩa dành chính quyền ở HN.
+ Ngày 2-9- 1945: Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước VN dân chủ cộng hoà.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 + hãy tả lại không khí tưng bừng cử buổi lễ tuyên bố độc lập : 2- 9- 1945.
 + Cuối bản tuyên ngôn đọc lập Bác Hồ đã thay mặt nhân Việt Nam khẳng định điều gì?.
 2. Dạy bài mới
 * HĐ1 : Giới thiệu bài
 * HĐ2 : Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản ( hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện đó
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
 1/9/1858
 1858- 1864
* HĐ3 :Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
- GV giới thiệu trò chơi, cách chơi
+ Ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc.
+ Trò chơi tiến hành cho 3 đội chơi.
+ Lần lượt các đội chơi được chọn từ hàng ngang, GV đọc gợi ý từ hàng ngang cả 3 đội cùng suy nghĩ, đội phất cờ nhanh nhất giành được quyền trả lời. Đúng 10 điểm, sai không có điểm, đội khác có quyền trả lời.
+ Trò chơi kết thúc khi tìm được từ hang dọc.
+ Độ nào giành được điểm nhiều nhất , đội đó chiến thắng
HS tổ chức trò chơi
3.Củng cố dặn dò
GV tổng kết giờ học
Dặn về nhà chuẩn bị bài sau
- - - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - -
Anh
GV chuyên trách dạy
- - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - 
Thứ 3 ngày 19 tháng 11 năm 2013
Toán
 Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
Biết thực hiện phép trừ hai số thập phân .
Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng k/n đó để giải các bài toán liên quan.
Bài tập cần làm: 1(a,b); 2(a,b); bài 3.
HS khá, giỏi làm toàn bộ bài tập 1,2,3.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu quy tắc cộng 2 số thập phân.
2. Dạy học bài mới
 * HĐ1: Giới thiệu bài
 * HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai số thập phân
 a) Hình thành phép trừ.
 - GV nêu bài toán 1 và hỏi : Để tính được độ dài đoạn thẳng BC ta làm thế nào?
 - HS nêu Phép trừ: 4,29 -1,84
 b) Đi tìm kết quả
 - HS dựa vào nhứng điều các em đã biết để tìm ra kêt quả phép tính bằng cách đổi số đo có đơn vị đo là mét thánh số đo có đơn vị đo là xen-ti-mét rồi tính.
- HS nêu cách tính
c) Giới thiệu kĩ thật tính
 ( Như SGK )
* Bài toán 2: Thực hiện tương tự
Đặt tính rồi tính
 45,8- 19,26
- Nhận xét về số chữ số ở phần thập phân của số trừ so với số các chữ số ở phần thập phân của số trừ .
- Hãy tìm cách làm cho số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ bằng số chữ số ở phần thập phân của số trừ.
- HS đặt tính và thực hiện.
* HĐ3: Nêu ghi nhớ
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Đọc phần chú ý trong SGK.
* HĐ4: Luyện tập
- HS làm bài tập 1(a,b); 2(a,b); 3 vào vở 
 Bài 1 : HS nêu y/c bài tập.
- HS làm phần a,b vào vở rồi chữa bài.
- HS khá, giỏi làm thêm phần c.
Bài 2:Đặt tính rồi tính.
 - HS làm phần a,b vào vở rồi chữa bài.
- HS khá, giỏi làm thêm phần c.
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán
- HS tự tóm tắt rồi giải bài vào vở
Bài giải
 Số kg đường còn lại sau khi lấy ra 10,5 kg là
 28,75 – 10,5 = 18,25(kg)
 Số kg đường còn lại trong thùng là
18,25 – 8 = 10,25(kg)
Đ/s: 10,25kg
* HĐ5: Chấm chữa bài
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - - - 
Chính tả (Nghe- viết)
Bài viết:Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm đúng các bài tập 2a, 3b. 
- GDTNMTBD: Giúp HS có ý thức bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển đảo nói riêng.
II. Đồ dùng:
Phiếu.
Bút dạ, giấy
III. Hoạt động dạy và học
*HĐ1: Giới thệu bài
*H Đ2: Hướng dẫn nghe- viết chính tả
a) Trao đổi nội dung bài viết.
- Một HS đọc đoạn luật.
+ Điều 3, khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường có nội dung gì?
- GV : Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển, đảo nói riêng.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- tìm những từ viết đễ lẫn lộn, các từ khó trong đoạn văn.
- HS đọc và viết những từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
+ GV nhắc HS chỉ viết xuống dòng ở tên điều khoản và kháI niệm: “Hoạt động môI trường” đặt trong ngoặc kép.
*HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2a 
- HS làm dưới hình thức trò chơi để tìm từ sau đó cho HS làm vở bài tập.
Bài tập 3b. 
- HS tổ chức thi tìm từ láy theo nhóm.
IV. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ những từ vừa tìm được.
- - - - - - - - - * * * - - - - - - - - -
Luyện từ và câu
Đại từ xưng hô
I. Mục tiêu
 - Học sinh nắm được k/n đại từ xưng hô.
 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống.
- HS khá, giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô(BT1).
II. Đồ dùng 
Bảng phụ ghi bài giải bài tập 3.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 2. Dạy bài mới
 * HĐ1 : Giới thiệu bài
 * HĐ2 : Nhận xét
 - HS đọc nội dung bài tập 1 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Các nhân vật làm gì?
 - GV nêu nhận xét: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
 - Bài tập 2. GV nêu yêu cầu bài tập, HS đọc lời từng nhân vật, nhận xét thái độ của những nhân vật đó.
 - Bài tập 3. HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành.
* HĐ3: ghi nhớ
- HS đọc và nhắc lại nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
 * HĐ4: Luyện tập
- Làm bài tập 1, 2 vào vở 
 * HĐ5 : Chấm chữa bài
Bài 1: + Thỏ kiêu căng coi thường rùa.
 +Rùa tự trọng, lịch sự với thỏ.
- HS khá, giỏi nêu nhận xét, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô?
Bài 2. + Đoạn văn gồm có những nhân vật nào?
 + Nội dung đoạn văn kể chuyện gì? 
- Thứ tự cần điền: 1-Tôi, 2-Tôi, 3- nó, 4- Tôi, 5- nó, 6- Chúng ta.
3. Củng cố dặn dò
- Một HS nhắc lại phần ghi nhớ trong bài.
- GV nhận xét tiết học
- - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - - -
Khoa học
 Ôn tập : Con người với sức khỏe (tiếp)
I . Mục tiêu
 - Ôn tập các kiến thức về cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS
II . Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Hãy vẽ sơ đồ tuổi dậy thì của con trai và con gái.
2.Dạy bài mới
* HĐ1: Ôn tập cách phòng tránh một số bệnh
Hình thức : Hoạt động theo nhóm 6.
 + Nhóm trưởng bốc thăm lựa chọ một rrong các bệnh đã học để vẽ sơ đồ cách phòng chống bệnh đó
 + Các nhóm báo cáo kết quả thaor luận
cách phòng tránh bệnh sốt rét.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
Cách phòng chống bệnh viêm não.
Cách phòng chống bệnh viêâIgn A.
Cách phòng chống bệnh HIV/ AIDS
Các nhóm lên trình bày yêu cầu các nhóm khác hỏi lại nhóm trình bày những câu hỏi mà nhóm trình bày sơ đồ.
 VD: Bệnh đó nguy hiểm như thế nào? Bệnh dó lây truyền bằng con đường nào?
 * HĐ2 :Tổ chức thi Nhà tuyên truyền giỏi
 - Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền.
 3. Nhận xét, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS hoàn thành bài vẽ
- - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - -
Thứ 4 ngày 20 tháng 11 năm 2013
Anh 
GV chuyên trách dạy
- - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - -
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
Rèn luyện kĩ năng trừ hai số thập phân.
Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân.
C ... ằng tre, mây, song và cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh được làm từ tre, mây, song.
III. Hoạt động dạy và học
*HĐ1: Kể tên một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song.
- HS kể cho cả lớp.
*HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của tre, mây, song trong thực tiễn.
- HS phân biệt cây tre, mây, song.
- Nêu và so sánh đặc điểm của tre, mây, song.
 + Hình thức thảo luận theo nhóm
? Cây tre, mây, song có đặc điểm chung là gì? 
? Ngoài việc ứng dụng làm nhà, nông cụ. Dụng cụ đánh bắt cá, đồ dụng trong gia đình, cây tre còn dùng vào việc gì nữa?
*HĐ3 :Tìm hiểu một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song.
- HS quan sát các tranh minh họa và cho biết:
+ Đó là những đồ dùng nào?
+ Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào? 
+ Ngoài ra còn có những đồ dùng nào được làm từ tre, mây, song nữa? 
*HĐ3 :Thảo luận tìm ra cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song.
III.Củng cố dặn dò
+ Nêu đặc điểm và công dụng của tre, mây, song?
+ Nhận xét tiết học
+ Dặn dò: Tìm hiểu những đồ dùng trong nhà được làm từ sắt, gang, thép
Đạo đức
Thực hành giữa học kỳ I
 I. Mục tiêu:
 - Cũng cố những kiến thức đã học từ tuần 1 đến nay.
 - HS biết vận dụng những hành vi đạo đức đã học vào thực tế.
 II. Các hoạt động dạy học:
 - Cho HS nêu tên các bài đạo đức đã được học từ đầu năm lại nay.
 - HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
 + Em nghĩ mình đã xứng đáng là học sinh lớp 5 chưa?
 + Bản thân em đã có trách nhiệm về những việc làm của mình chưa?
 + Trong học tập em nghĩ mình đã có chí chưa?
 + Em đã làm được những việc gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
 + Em đã có người bạn nào tốt chưa? Đã có tình bạn đẹp chưa? Mỗi chúng ta cần phải làm gì để giữ cho tình bạn ngày càng đẹp hơn?
 - Một số HS trình bày câu trả lời.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
 III. Nhận xét, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS vận dụng những hành vi đạo đức đã học vào bản thân.
- - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - -
Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2013
Toán
 Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
(Phó hiệu trưởng dạy)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: 1,3.
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 2.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng làm bài tập:
a) Tổng của hai số là 17,5, hiệu của hai số là 3,5. Tìm hai số đó?
b) Hiệu hai số là 4,4. Nếu tăng số thứ nhất thêm 4,2 thì tổng của hai số là 20,6. Tìm hai số đó?
2. Dạy học bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Giới thiệu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên
a) Ví dụ.
+ Hình thành phép nhân
- GV nêu bài toán, HS nêu cách tính chu vi hình tam giác đó
 + Chu vi của hình tam giác đó là: 1,2m 3
+ Đi tìm kết quả
Yêu cầu HS tìm kết quả bằng sự hiểu biết của mình( HS đưa về số tự nhiên nhân với số tự nhiên)
 Đổi : 1,2 m = 12dm
- Diện tích của tam giác là: 12 x 3 = 36(dm) = 3,6(m)
+ Giới thiệu kĩ thuật tính
GV trình bày cách đặt tính và cách thực hiện phép tính( Như SGK) 
 1,2 + Đặt tính rồi thực hiện phép tính như đối với số tự nhiên
 3 + Đếm thấy phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu 
 3,6m phẩy tách ở tích 1 chữ số kể từ phảI sang trái.
? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phép tính nhân trên( 12 và 1,2 3)
? Ta tách phần thập phân ở tích như thế nào. Em có nhận xét gì về số chữ số ở phần thập phân của thừa số và tích.
? Em hãy nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
+ Ví dụ 2. GV nêu ví dụ 2: 0,46 12
- HS thực hiện và nêu cách tính
*HĐ3: Ghi nhớ
- Qua hai ví dụ trên em nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
*HĐ4: Luyện tập
- HS làm bài tập 1, 3 vào vở .
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 2.
*HĐ5: Chấm chữa bài
3. Củng cố Dặn dò
- GV tổng kết tiết học
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu
- Viết được một lá đơn ( kiến nghị)đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
- GDKNS : Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ.
Mẫu đơn.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
 - HS đọc lại đoạn văn mà các em đã làm tiết trước.
2. Dạy bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Hướng dẫn HS viết đơn
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ đã trình bày mẫu đơn. 
- HS đọc mẫu đơn
- GV nêu một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
- GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn( tình hình thực tế, những tác động xấu có thể xẩy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn .
- HS viết đơn vào vở .
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đơn chưa đạt về nhà viết lại.
 - - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - -
Địa lí
Lâm nghiệp và thủy sản
I.Mục tiêu
Sau bài học HS :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta:
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
- Dựa vào sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và ngành thủy sản. 
- HS khá, giỏi biết được nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản. vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản hằng ngày tăng.
- HS khá, giỏi biết được các biện pháp bảo vệ và trồng rừng. 
*GDMTBD: Giúp HS biết rừng ngập mặn ở vùng ven biển cũng có vai trò quan trọng.
 II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK.
Các tranh ảnh .
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
 - Kể một số loại cây trồng ở nước ta?
 - Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới?
 - Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định?
2. Dạy bài mới
 * HĐ1 : Giới thiệu bài
 * HĐ2: Tìm hiểu các hoạt động của lâm nghiệp
 - GV hỏi cả lớp: Theo em ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì?
 - Cho HS quan sát sơ đồ các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp để nêu các hoạt động chính của ngành lâm ngiệp.
 - GV kết luận: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
 * HĐ3: Tìm hiểu về sự thay đổi về diện tích rừng của nước ta.
- GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi:
+ Bảng số liệu thống kê về điều gì? Dựa vào bảng số liệu có thể nhận xét về vấn đề gì?
+ Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
+ Nêu diện tích rừng của từng năm đó?
+ Từ năm 1980- 1995 diện tích rừng của nước ta tăng hay giảm bao nhiêu ha?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
+ Từ năm 1995 - 2005, diện tích rừng nước ta thay đổi thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
+ Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng?
*GDTNMTBD: + Rừng ngập mặn được phân bố ở đâu?( Vùng ven biển)
- GV: Việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường biển.
* HĐ4: Tìm hiểu ngành khai thác thủy sản
HS quan sát biểu đồ thuỷ sản và trả lời các câu hỏi sau:
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì?
+ Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì?Còn trục dọc? Tính theo đơn vị nào?
+ Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì? Còn các cột màu xanh?
- HS thảo luận trả lời câu hỏi mục 2-SGK
- GV nhận xét kết luận.
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi:
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản?
+ Nêu các biện pháp bảo vệ rừng?
* GDSNLTK& HQ: Khai thác và sử dụng hợp lí các loại lâm sản và thuỷ sản
*GDTNMTBD: Khi phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển thì chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường biển.
3. Củng cố dặn dò
- Cần phải làm gì để bảo vệ các lài thủy sản?
- GV nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Quan hệ từ
I. Mục tiêu
- Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn, xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu theo quan hệ từ.
- HS khá, giỏi đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ thể hiện nội dung bài tập 2 ( phần nhận xét )
III. Hoạt động dạy và học
*HĐ1 : Giới thiệu bài
*HĐ2 : Nhận xét
 Bài tập 1:
- HS thảo luận theo nhóm 4 nộ dung bài tập 1 và viết vào tờ giấy to
Câu
Rừng say ngây và ấm nóng
Từng hồi dìu dặt của họa mi..
Tác dụng của từ in đậm
 Và nối từ say ngây với ấm nóng
.
 Bài tập 2. GV cho HS những cặp từ thể hiện mối quan hệ giữa các ý trong mỗi câu .
Cặp từ nếu thì
Cặp từ tuy nhưng
GV: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải băng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả một quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận của câu
*HĐ3 : HS nêu phần ghi nhớ
*HĐ4 : Luyện tập 
Bài 1,2:
- HS làm bài tập 1, 2 vào vở rồi chữa bài.
Bài 3 : HS đặt được câu với quan hệ từ..
- HS khá, giỏi làm toàn bộ bài tập 3.
*HĐ5: Chữa bài
- GV chấm, chữa bài cho HS.
3. Củng cố dặn dò
- Một HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - - 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp cuối tuần.
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 11
	- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 12
 II:. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét tuần 11
 - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.
 - GV nhận xét bổ sung.
 * Nhận xét về học tập:
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
 - Học bài cũ, bài mới, sách vỡ, dồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài...
 * Nhận xét về các hoạt động khác.
 - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản...
 * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
 * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp.
 Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 12
 - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động:
 * Về học tập.
 * Về lao động.
 * Về hoạt động khác.
 - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
 * Kết thúc tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc