Giáo án các môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Sơn Hà - Tuần 13

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Sơn Hà - Tuần 13

TẬP ĐỌC:

 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO.

I.MỤC TIÊU:

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi - ôn - cốp - xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngơi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GD kĩ năng sống: Đặt mục tiêu.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.Bài cũ: - Hai em đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi ở SGK.

2.Dạy bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

*Luyện đọc:

- 4 em đọc nối tiếp từng đoạn: 2 lượt.

GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng tên riêng, đọc đúng các câu hỏi trong bài, hiểu các từ mới và từ khó.

- Đọc theo cặp, 1 em đọc cả bài, GV đọc toàn bài.

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Sơn Hà - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
Thứ hai, ngày 2 tháng 12 năm 2013
Chào cờ
Tập đọc:
 Người tìm đường lên các vì sao.
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi - ôn - cốp - xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngơi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD kĩ năng sống: Đặt mục tiêu.
II.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: - Hai em đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi ở SGK.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
- 4 em đọc nối tiếp từng đoạn: 2 lượt.
GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng tên riêng, đọc đúng các câu hỏi trong bài, hiểu các từ mới và từ khó.
- Đọc theo cặp, 1 em đọc cả bài, GV đọc toàn bài.
Tìm hiểu bài:
HS đọc đoạn1- cả lớp đọc thầm.
? Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?( được bay lên bầu trời.)? 
? Lúc còn nhỏ ông đã làm gì để có thể bay được?(nhảy qua cửa sổ)
? Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi - ôn - cốp - xki?( quả bóng không có cánh vẫn bay được)
? Đ1 cho em biết điều gì?ước mơ của Xi- ôn - cốp - xki.
- HS đọc đoạn2,3 cả lớp đọc thầm.
? Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?( ông sống rất kham khổ)
? Nguyên nhân chính giúp xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?(vì ông có ước mơ đẹp...)
-HS đọc đoạn4.Đoạn 4 nói lên sợ thầnh công của Xi- ôn - cốp - xki.
Em hãy đặt tên khác cho truyện?(.ước mơ của Xi- ôn - cốp xki;Người chinh phục các vì sao;)
? Câu chuyện nói lên điều gì? (HS trả lời . GV ghi nội dung lên bảng.)
-HS luyện đọc theo cặp.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn, tìm đúng giọng đọc bài văn.
- Thi đọc diễn cảm một đoạn.
3.Củng cố-dặn dò: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Tiếng anh
Giáo viên chuyên trách dạy
Toán:
Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- HS làm bài 1;2.
- HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại.
II.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
a. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10:
Cả lớp đặt tính và tính 27 x 11, một em tính ở bảng.
Nhận xét kết quả 297 với thừa số 27?
Để có 297 ta viết số 9 (là tổng của 2 và 7) xen giữa hai chữ số của 27.
HS vận dụng tính: 35 x 11.
b. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10:
HS nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên. Vì tổng 4 + 8 không phải là số có một chữ số mà có hai chữ số-> HS nêu cách tính-> đặt tính-> rút ra kết luận.
4 + 8 = 12. viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 428.
Thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
c. Thực hành;
Bài 1: Dành cho HS cả lớp.
HS tự làm bài rồi chữa bài.
Chẳng hạn: 
a. 34 x 11 = 374 b. 11 x 95 = 1045 c. 82 x 11 = 902
Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi.
Khi tìm x yêu cầu HS nhân nhẩm với 11.
x : 11 = 25 b. x : 11 = 78
x = 25 x 11 x = 78 x 11
x = 275 x = 858
Bài 3: Dành cho HS cả lớp.
HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài.
Giải:
Số HS của khối lớp 4 có là:
11 x 17 = 187 ( HS )
Số HS của khối lớp 5 có là:
11 x 15 = 165 ( HS )
Số HS của cả hai khối là:
187 + 165 = 352 ( HS )
 Đáp số: 352 HS.
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
1 em đọc đề bài, các nhóm trao đổi- rút ra kết luận câu b.
3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Lịch sử: 
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( 1075-1077).
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệtvà bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt .
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt : người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
HS khá, giỏi:
+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
+ Biết nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến : trí thông minh , lòng dũng cảm của nhân dân ta , sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt. 
II. Đồ dùng dạy-học:
Phiếu học tập, lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: ?Những sự việc nào cho thấy dưới thời Lí, đạo phật rất thịnh đạt?
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta.
b.Các hoạt động:
* Lí Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống:
- GV giới thiệu sơ qua về nhân vật lịch sử Lí Thường Kiệt.
? Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lí Thường Kiệt có chủ trương gì?
? Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
? Theo em, việc Lí Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì?
* Trận chiến trên sông Như Nguyệt:
? Lí Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
? Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
? Lực lượng quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào?
? Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu?
- Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
* Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi:
- Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm ý chí quyết tâmđánh giặc, bên cạnh đólại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lí Thường Kiệt.
3. Củng cố-dặn dò: GV tổng kết giờ học, về nhà xem lại bài.
Thứ ba, ngày 3 tháng 12 năm 2013
Toán:
Nhân với số có ba chữ số.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
- HS làm bài 1;3.
- HS khá, giỏi làm thêm những bài còn lại. 
II. Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Tìm cách tính: 164 x 123.
Đặt tính và tính: 164 x 100; 164 x 20; 164 x 3.
Tính: 164 x 123 tương tự cách nhân với số có hai chữ số.
 164 x 123 = 164 x ( 100 + 20 + 3).
 = 164 x 100 + 164 +164 x 20 + 164 x 3.
 = 16 400 + 3 280 + 492.
 = 20 172.
b. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
Để tính 164 x 123 ta phải thực hiện ba phép nhân và một phép cộng ba số. GV cùng HS đi đến cách đặt tính và tính.
Lưu ý: Phải viết tích riêng thứ hai lùi sang trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất; phải viết tích riêng thứ ba lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
c. Thực hành:
Bài 1: Dành cho HS cả lớp.
HS đặt tính rồi tính, chữa bài.
Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi.
HS tính vào nháp, sao đó điền kết quả vào ô trống.
Bài 3: Dành cho HS cả lớp.
HS tự làm bài rồi chữa bài.
Giải:
Diện tích của mảnh vườn là:
125 x 125 = 15625 ( m2 )
 Đáp số: 15625 m2
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
HS thảo luận trả lời.
(khá): Tìm tích của hai số, biết rằng nếu giữ nguyên một thừa số và tăng thừa số còn lại lên 4 lần thì được tích mới bằng 8 900.
Giải:
Gọi hai số cần tìm tích của chúng là a; b.
Nếu giữ nguyên thừa số a và tăng thừa số b lên 4 lần thì ta có:
a x ( b x 4) = 8 900.
( a x b) x 4 = 8 900.
 a x b = 8 900 : 4.
 a x b = 2 225.
Vậy tích cần tìm là 2 225.
d. Chấm, Chữa bài:
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Chính tả (nghe-viết):
 Người tìm đường lên các vì sao.
I. Mục tiêu : - Nghe- viết đúng chính tả trình bày đúng 1 đoạn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
 - Làm đúng bài tập (2)b; (3)b dựa vào phương ngữ. 
II. Đồ dùng dạy- học:1 số bảng phụ viết nội dung các bài tập 2a hoặc 2b.
 1 số giấy A4 để làm bài tập 3a hoặc 3b.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:1 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp :vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương nước .
2. Dạy bài mới:
 a.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b.Hướng dẫn HS nghe- viết :
- GV đọc đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết tên riêng.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài tập 2: Lựa chọn
- GV chọn cho HS làm bài tập 2a hoặc 2b
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài vào vở bài tập- >chữa bài.
Bài tập 3: lựa chọn: tương tự như bài tập 2
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. 
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: ý chí- nghị lực.
I.Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người ; bước đầu biết tìm từ ( BT1), đặt câu ( BT2), viết đoạn văn ngắn ( BT 3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. 
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 1; 2.
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Kiểm tra bài cũ:Một em nhắc lại ghi nhớ bài: Tính từ (tt), 1 em làm bài tập 2.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
b.Hướng dẫn luyện tập:
BT 1:- Một em đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm bài trước lớp, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
- Hai em đọc bài làm của mình, mỗi em một cột.
BT 2: - HS đọc yêu cầu của bài, làm việc độc lập.
 - HS lần lượt báo cáo, GV và cả lớp nhận xét, góp ý.
 - GV: Có một số từ có thể vừa là danh từ vừa là tính từ.
Ví dụ: Gian khổ không làm anh nhụt chí.
 DT
 Công việc ấy rất gian khổ.
 TT
- Có một số từ có thể vừa là danh từ, vừa là tính từ hoặc động từ.
Ví dụ: Khó khăn không làm anh nản chí.
 DT 
 Công việc này rất khó khăn.
 TT 
 Đừng khó khăn với tôi.
 ĐT
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài, GV nhắc HS: có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ, HS viết vào vở bài tập.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, biểu dương những em làm tốt.
Khoa học
 Nước bị ô nhiễm.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết.
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm :
+ Nước sạch : trong suốt , không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. 
II. Đồ dùng dạy- học:- 1 chai đựng nước sông hay hồ, ao, 1 chai nước giếng l -2 chai không.
 - 2 phểu lọc nước, bông, 1 kính lúp.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật?
? Nước có vai trò gì trong đời sống sản xuất nôn ... thân, bên trong mặc yểm đỏ, lưng thắt ruột tượng(khăn lụa dài), đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
3.Củng cố- dặn dò: Vài em đọc ghi nhớ, về nhà học bài và xem bài hôm sau.
Thứ sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2013
Tập làm văn: 
Ôn tập văn kể chuyện.
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện ( nội dung, nhân vật, cốt truyện ); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước ; nắm được nhân vật , tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn. 
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay là tiết cuối cùng dạy văn kể chuyện ở lớp 4. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học.
2. Hướng dẫn ôn tập:
Bài tập 1: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a.Đề 2 thuộc loại văn kể chuyện. Vì khác với các đề 1 và 3.
b.Khi làm đề này, HS phải kể 1 câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa.Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi, noi theo.
Bài tập 2;3:
- Một em đọc yêu cầu của bài tập 2;3.
- Một số em nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể.
- HS thi kể chuyện trước lớp, nhận xét.
- GV treo bảng phụ viết sẵn tóm tắt, 1 em đọc.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức đã học về văn kể chuyện.
Khoa học: 
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm : có màu, có chất bẩn , có mùi hôi , chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép , chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
- GDKNS : + Kĩ năng tìm kiễm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nướcbị ô nhiễm.
 + Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
 + Kĩ năng bình luận , đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
GDBVMT biển đảo: - HS hiểu rác thải từ đất lion, các hoạt động đánh bắt cá, du lịch cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển.
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường biển. 
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nước sạch? Thế nào là nước bị ô nhiễm?
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm? Các em cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
b.Các hoạt động:
* Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước:
HS quan sát các hình từ hình 1- hình 8 trang 54;55 và thảo luận:
? Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
?Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
? Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
? Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
? Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hònh đó là gì?
Làm việc theo cặp.
Kết luận: GV sử dụng mục Bạn cần biết.
* Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước:
Điều gì sẽ xẩy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
HS dựa vào mục Bạn cần biết để trả lời.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Toán:
 Luyện tập chung.
I.Mục tiêu: 
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích ( cm2; dm2; m2 ).
- Thực hiện được nhân với số có hai , ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính , tính nhanh.
- HS làm bài 1; 2 ( dòng 1); 3.
- HS khá, giỏi làm thêm những bài còn lại. 
II.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài 1: Dành cho HS cả lớp.
HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: HS TB, yếu làm dòng 1.
HS khá, giỏi làm thêm các dòng còn lại.
Bài 3: Dành cho HS cả lớp.
HS làm bài rồi chữa.
2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 b. 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x ( 16 + 4)
 = 10 x 39 = 390 = 302 x 20
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi. = 302 x 2 x 10
HS tự làm bài rồi chữa. = 604 x 10 = 6040
Giải:
1 giờ 15 phút = 75 phút.
Mỗi phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được là:
25 + 15 = 40( l )
Sau 1 giờ 15 phút hay 75 phút cả hai vòi nước chảy vào bể được là:
40 x 75 = 3000(l)
 Đáp số: 3000l.
GV lưu ý HS đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút, sau đó mới giải.
Bài 5: HS tự làm bài rồi chữa bài.
a) S = a x a.
Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu bằng lời cách tính diện tích hình vuông,
b) Với a = 25 m thì S = 25 x 25 = 625 (m2).
HĐ2: Chữa bài.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: 
 - Tổ chức hướng dẫn học sinh:
Sinh hoạt lớp cuối tuần 13. Học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của cá nhân, lớp trong tuần học
Học sinh đề ra nhiệm vụ thi đua tuần học 14.
Bình chọn học sinh được tuyên dương trong tuần. Phê bình những học sinh vi phạm nội quy.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh về: Nề nếp, học tập, vệ sinh.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần tới
Học sinh đăng ký thi đua( Cá nhân, tổ, lớp)
ý kiến của giáo viên chủ nhiệm
+ Yêu cầu về vệ sinh: lớp học và khu vực vệ sinh sạch sẽ, kịp thời.
+ Nề nếp: giữ trật tự trong sinh hoạt 15 phút và các giờ học, hoạt động ngoài trời.
+ Học tập: Có đủ đồ dùng học tập, làm bài kịp thời theo từng tiết học, từng ngày.
III. Giáo viên nhận xét tiết sinh hoạt lớp.
Nhận xét mọi hoạt động trong tuần và kế hoạch tuần tới.
Đạo đức:
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. (Tiết 2).
I.Mục tiêu:
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- HS khá, giỏi hiểu được : con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà , cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ sinh thành nuôi dạy mình. 
- GD kĩ năng sống: Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ. 
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Vài em đọc ghi nhớ bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
2. Dạy bài mới:
HĐ1: Đóng vai (BT3, SGK).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa đóng vai theo tình huống 2.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai- phỏng vấn các em đóng vai.
- Cả lớp nhận xét- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (BT4, SGK).
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm đôi- Một số em lên trình bày.
HĐ3: Trình bày, giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT5, 6 SGK).
Kết luận: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3. Củng cố-dặn dò: Vài em nhắc lại ghi nhớ, về nhà xem lại bài.
Thể dục:
 Động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung.Trò chơi “Chim về tổ”.
I. Mục tiêu :
- Thực hiện cơ bản đúng các động tácvươn thở, tay, chân, lưng – bụng toàn thân, thăng bằng, nhảy và bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia các trò chơi. 
II. Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường, còi .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu : 6-10 phút 
- GV ổn định tổ chức lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. 
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh nơi tập.
- Đi thường theo một vòng tròn và hít thở sâu:
* Trò chơi do GV chọn.
2. Phần cơ bản: 18-22 phút.
a. Bài thể dục phát triển chung: 13-15 phút.
Ôn 7 động tác đã học: 2 lần x 8 nhịp – dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Học động tác điều hoà:4-5 lần.
- GV hô cho cả lớp tập 8 động tác : 1 lần. 
b. Trò chơi vận động: 4-5 phút 
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, chơi thử, chơi thật.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút. - Đứng tại chỗ thả lỏng.
 - GV hệ thống bài.
 - GV nhận xét giờ học.
Thể dục: 
Bài thể dục phát triển chung.Trò chơi “Chim về tổ”.
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác vươn thở, tay, chân, lưng – bụng, toàn thân, thăng bằng nhảy và động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi. 
II. Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:.
- GV ổn định tố chức lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân trường.
- HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay để khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản: 
a.Trò chơi vận động: Trò chơi “ chim về tổ”. 
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi- HS chơi thử- Chơi chính thức.
b.Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn từ đông tác 4 đến động tác 8 của bài thể dục phát triển chung: 2 lần x 8 nhịp.
Sau mỗi lần tập, GV nhận xét ưu, nhược điểm của lần tập đó.
Trong quá trình HS tập, GV có thể dừng lại ở từng nhịp để sửa sai.
GV chia tổ để HS tập theo nhóm.
- ÔN toàn bài: 2 lần, do cán sự điều khiển.
3. Phần kết thúc:.
- Cho HS tập 1 số động tác thả lỏng. Vài em nhắc lại thứ tự 8 động tác.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Kĩ thuật: 
Thêu móc xích (Tiết 1).
I.Mục tiêu:
- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- HS hứng thú học thêu.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh quy trình thêu móc xích, mẫu thêu, vải chỉ, kim.
III. Các hoạt động dạy- học :
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát 2 mặt của đường thêu móc xích+ quan sát hình 1 SGK.
- Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích- nêu khái niệm thêu móc xích.
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và ứng dụng: Trang trí hoa lá, cảnh vật, cổ áo, ngực áo, vỏ gốithêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn.
HĐ2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
GV treo tranh quy trình+ HS quan sát hình 2:
? Nêu cách vạch dấu, so sánhcách vạch dấu đường thêu móc xích với cách vạch dấucác đường khâu đã học?
- GV nhận xét và bổ sung- GV vạch dấu, chấm các điểm cách đều 2 cm.
- Quan sát hình 3 a, b, c- GV hướng dẫn thao tác thêu.
- HS thực hiện- GV lưu ý thêm cách thêu.
- GV hướng dẫn nhanh lần thứ hai-1 em đọc ghi nhớ- HS thêu.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem laị bài

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc