Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
- Ra quyết định.
- Ứng phó, thương lượng.
- Tư duy sáng tạo:bình luận, phân tích.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 25 Từ ngày 24/02/2014 đến 28/02/2014 LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 4 TUẦN 25 THỨ NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY HAI 24/02/2014 Tập đọc 49 Khuất phục tên cướp biển Toán 121 Phép nhân phân số Đạo đức 25 Thực hành Kỹ Thuật 25 Chăm sóc cây rau, hoa BA 25/02/2014 Khoa học 49 Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt Toán 122 Luyện tập LT&VC 49 Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? TƯ 26/02/2014 Tập đọc 50 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Toán 123 Luyện tập (tr. 134) Kể chuyện 25 Những chú bé không chết TLV 49 Ôn tập tiết trước NĂM 27/02/2014 Khoa học 50 Nóng, lạnh và nhiệt độ Toán 124 Tìm phân số của một số LT&VC 50 Mở rộng vốn từ: Dũng cảm Chính tả 25 Nghe – viết: Khuất phục tên cướp biển SÁU 28/02/2014 Địa lí 25 Thành phố Cần Thơ Lịch sử 25 Trịnh – Nguyễn phân tranh Toán 125 Phép chia phân số TLV 50 LT xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối SHL 25 Sinh hoạt tuần 25 Ngày soạn: 19/02/2014 Ngày dạy: Thứ hai: 24/02/2014 Môn: TẬP ĐỌC Tiết 49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Ra quyết định. - Ứng phó, thương lượng. - Tư duy sáng tạo:bình luận, phân tích. II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Đoàn thuyền đánh cá Gọi hs đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung bài - Nhận xét, ghi điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tuần này, chúng ta học chủ điểm gì? - Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? - YC hs quan sát tranh minh họa chủ điểm: Tranh vẽ những ai? (GV có thể gợi ý) - Đây là những người con ưu tú của đất Việt, những người con anh dũng dám hi sinh bản thân mình vì lí tưởng cao đẹp như Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng hay cứu hai em nhỏ như anh Nguyễn Bá Ngọc. Đó chính là nội dung chính của tuần 25,26,27. Bài đầu tiên của chủ điểm, các em sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược nhau (qua tranh). Vì sao có cảnh tượng này? Các em cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay. 2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài + Lượt 1: Luyện phát âm: vạm vỡ, trắng bệch, loạn óc, rút soạt dao ra. + Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó trong bài (phần chú giải) KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Bài đọc với giọng thế nào? - Y/c hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài: KNS*:- Ứng phó, thương lượng. - Tư duy sáng tạo:bình luận, phân tích. - YC hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Những TN nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn? - Yc hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? - Thấy tên cướp biển như vậy, bác sĩ Ly đã làm gì? - Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? - YC hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi + Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho? - Tên cướp biển cũng có thể sợ bác sĩ Ly đưa ra toà, nhưng hắn phải khuất phục trước hết bởi sức mạnh của một người trong tay không có vũ khí nhưng vẫn khiến hắn phải nể sợ. - Truyện đọc Khuất phục tên cướp biển giúp em hiểu ra điều gì? c) HD đọc diễn cảm - Gọi hs đọc theo cách phân vai. - Yc hs lắng nghe, theo dõi tìm các từ cần nhấn giọng. - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai + Gv đọc mẫu + YC hs luyện đọc trong nhóm + Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay C/ Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài? KNS*: - Ra quyết định. - Kết luận nội dung đúng (mục I) - Giáo dục: Cần noi gương hành động dũng cảm của bác sĩ Ly - Về nhà đọc bài nhiều lần, chú ý đọc đúng giọng của từng nhân vật - Bài sau: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - HS lên đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. - Những người quả cảm - Tên chủ điểm gợi cho em nhớ đến những người dũng cảm, gan dạ, dám hi sinh bản thân mình vì người khác hoặc vì lí tưởng cao đẹp - Tranh vẽ: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc,... - HS lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài + Đoạn 1: Từ đầu...bài ca man rợ. + Đoạn 2: Tiếp theo...phiên toà sắp tới + Đoạn 3: Phần còn lại - Luyện cá nhân - Lắng nghe, giải thích - Giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. - HS luyện đọc theo cặp - HS đọc cả bài - Lắng nghe - Những TN: đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng. - Các chi tiết: tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly "Có âm mồm không?"; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. - Bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho chủ quán cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi lại hắn: "Anh bảo tôi có phải không?", bác sĩ Ly dõng dạc và quả quyết: nếu hắn không cất dao sẽ đưa hắn ra tòa. - Cho thấy ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. - Đọc thầm đoạn 3 + Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. - Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. - Lắng nghe + Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. + Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng. + sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục. - HS đọc theo phân vai (người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly) - Trả lời theo sự hiểu - Lắng nghe - Luyện đọc trong nhóm - Vài nhóm thi đọc trước lớp - Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. - Vài hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện Môn: TOÁN Tiết 121: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân hai phân số. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 Bài 2* dành cho HS khá, giỏi. II/ Đồ dùng dạy-học: - Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng, trừ phân số, thế nhân phân số với phân số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Bài mới: a/ Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật - Y/c hs thực hiện vào B tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. (1 hs lên bảng tính) - Các em tính tiếp diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng - Để tính diện tích của hình chữ nhật trên ta phải làm sao? b. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số b.1. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ - Chúng ta sẽ đi tìm kết quả của phép nhân trên qua hình vẽ sau: (đưa bảng phụ đã vẽ hình) - Có hình vuông, mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu? - Chia hình vuông có diện tích 1 mét vuông thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu mét vuông? - Hình chữ nhật được tô màu gồm bao nhiêu ô? - Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông? b.2. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số - Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết - 8 là gì của hình chữ nhật mà ta phải tính diện tích? - 15 là gì của hình vuông? - Ta có phép nhân sau: (ghi bảng và gọi hs lên tính kết quả) - Dựa vào ví dụ trên bạn nào cho biết: Muốn nhân hai phân số tà làm sao? Kết luận: Ghi nhớ SGK/132 3) Thực hành: Bài 1: Yc hs thực hiện vào bảng con Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - YC hs tự làm bài vào vở (1 hs lên bảng lớp thực hiện) - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân hai phân số ta làm sao? - Giáo dục và liên hệ thực tế. - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập - Lắng nghe - Thực hiện B: 5 x 3 = 15 (m2) - Ta thực hiện phép nhân - Diện tích hình vuông là 1m2 - Mỗi ô có diện tích là: 2 - Được tô màu 8 ô - Bằng m2 2 - số ô của hình chữ nhật (4x2) - số ô của hình vuông (5x3) - Ta lấy tử số nhân với tử số, lấy mẫu số nhân với mẫu số. - Vài hs đọc lại - HS thực hiện vào bảng a) - HS đọc đề bài - Tự làm bài Diện tích hình chữ nhật là: (m2) Đáp số: m2 - Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số - Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số - HS lắng nghe và thực hiện. Đạo đức Tiết 25 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I/Mục tiêu -Ôn tập từ bài8 đến bài 11 -Học sinh nêu được các việc làm thể hiện lòng yêu lao động ,kính trọng và biết ơn người lao động, lịch sự với mọi người và bảo vệ đươc các công trình công cộng II/Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh hãy viết ,vẽ, hoạt kể về một công viểctong tương lai mà em thích +Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ? +Lí do em thích công việc hay nghề nghiệp đó +Để thực hiện được ước mơ của minh ngay từ bây giờ em cần thực hiện những công việc gì? - Giáo viên sẽ đưa ra 3 ô chữ nội dung có liên quan đến một số câu tục ngữ hoạt những câu thơ mỗi dãy sẽ tham gia đoán ô chữ 1.Đây là bài ca dao ca ngợi những nhười lao động này Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần 2.Đây là bài thơ của Tố Hữu mà nội dung nói về công việc luôn gắn với chiếc chổi tre. 3.Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người Đây là câu nới nổi tiếng của Hồ Chủ tịc về người lao động nào ? 4./Đây là người lao động luôn đối mặt với nguy hiểm, những kẻ tội phạm - Em hiểu nội dung ý nghĩa câu tục ngữ ca dao sau đây thế nào? +Lời nói chẵng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau +Học ăn ,học nói ,học gói ,học mở +Lời chào cao hơn mâm cỗ -Giáo vciên đưa ra 3 ô chữ và những lời gợi ý học sinh phải đoán xem đó là ô c ... 37 - Về nhà xem lại bài. - Bài sau: Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐBDH miền Trung. - Lắng nghe - Quan sát trên bản đồ, lắng nghe, ghi nhớ - ĐB Thanh-Nghệ-Tĩnh, ĐB Bình -Trị -Thiên, ĐB Nam - Ngãi, ĐB Bình Phú-Khánh Hoà, ĐB Ninh THuận, Bình THuận - Làm việc nhóm 4 - Trình bày + Tên gọi của các dải đồng bằng lấy từ tên của các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó. + Vị trí: Nằm sát biển, Phía Bắc giáp ĐBBB, phía tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp ĐBNB, phía đông là Biển Đông + Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ và hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển. - Lắng nghe - HS trả lời: ĐB duyên hải miền trung có 5 dãy đồng bằng được gọi theo tên của tỉnh ở đồng bằng đó, các dãy đồng bằng này nhỏ và hẹp song tổng diện tích cũng gần bằng ĐBBB - Lắng nghe - HS đọc: phá Tam Thanh, đầm Cầu Hai - HS đọc - Thường có hiện tượng di chuyển của các cồn cát. - Nhân dân trồng phi lao - Có nhiều cồn cát và đầm phá. - HS đọc to trước lớp - Quan sát và vài hs lên bảng chỉ và đọc tên 2 TP: Huế, Đà Nẵng - Lắng nghe - Đi đường bộ trên sườn đèo Hải Vân - Thảo luận nhóm đôi - Trình bày: Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn. Nếu đi từ Nam ra Bắc bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn dốc xuống biển. cảnh đèo Hải Vân là cảnh đẹp rất hùng vĩ. - Lắng nghe - HS đọc to trước lớp - Thảo luận nhóm 4 - Trình bày: * Khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã + Có mùa đông lạnh + Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ. * Khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã + Không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô + Nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm - Lắng nghe - Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh lại. Gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông. - Vào mùa hạ, không khí khô, nóng làm ruộng đồng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Cuối năm thường có mưa lớn và bão. - Mưa bão làm nước sông dâng lên đột ngột, đồng ruộng bị ngập lụt, nhà cửa, đường giao thông bị phá hoại, gây thiệt hại về người và của. - Lắng nghe - Lắng nghe và lặp lại - HS thực hiện theo yc - HS chọn ý đúng nhất là d : núi lan ra sát biển Môn: Lịch sử Tiết 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII I/ Mục tiêu: - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì ny rất pht triển ( cảnh buơn bn nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,). - Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này. II/ Đồ dùng học tập: - Bản đồ VN, phiếu học tập của hs III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong 1) Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào? 2) Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp? - Nhận xét, ghi điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Vào thế kỉ thứ XVI-XVII, thành thị ở nước ta rất phát triển, trong đó nổi lên 3 thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và cảng Hội An ở Đàng Trong. Bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thành thị ở giai đoạn lịch sử này. 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - Giảng khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển. - Treo bản đồ VN, yêu cầu hs xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ * Hoạt động 2: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An-Ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII - Các em hãy đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trong SGK thảo luận nhóm 4 để điền vào bảng thống kê sau (phát phiếu cho hs) - Gọi hs dán phiếu và trình bày - Dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK, các em hãy mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Kết luận: Ở TK XVI-XVII, cuộc sống ở các thành thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trở nên sôi động Thăng Long lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á, Phố Hiến thì lại có trên 2000 nóc nhà, còn Hội An là phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong. * Hoạt động 3: Tình hình kinh tế nước ta TK XVI-XVII - Các em hãy dựa vào các thông tin trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: 1) Nêu nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào TK XVI-XVII 2) Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào? Kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp C/ Củng cố, dặn dò; - Gọi hs đọc bài học SGK/58 - Giáo dục và liên hệ thực tế. - Về nhà xem lại bài, trả lời 2 câu hỏi SGK - Bài sau: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786) - HS trả lời 1) Lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang là nông dân và quân lính. Họ được chính quyền nhà Nguyễn cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ để khẩn hoang. Đoàn người khẩn hoang chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang. Họ tiến dần vào phía Nam, từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đế Nam Trung Bộ, Tây Nguyên...Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp mới. Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía Nam trở thành những xóm làng đông đúc và trù phú. 2) Diện tích đất nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no hơn. - Lắng nghe - Lắng nghe - Vài hs lên bảng xác định - Chia nhóm 4 thảo luận - Dán phiếu và trình bày - HS trình bày (mỗi hs trình bày 1 thành thị) - Lắng nghe 1) Thành thị nước ta TKXVI-XVII tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. 2) Hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên ngành nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán. - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp - HS lắng nghe và thực hiện. Đặc điểm Thành thị Dân cư Quy mô thành thị Hoạt động buôn bán Thăng Long Đông dân nhiều hơn thành thị ở châu Á. Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á. Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được Phố Hiến Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp. Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở. Là nơi buôn bán tấp nập. Hội An Là nơi dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong. Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. Môn: TOÁN Tiết 135: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. Tính được diện tích hình thoi. Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 4 và bài 3* dành cho HS khá giỏi GIẢM TẢI: Bài 1 ý b. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Diện tích hình thoi - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao? - Tính diện tích hình thoi biết: độ dài 2 đường chéo là 4cm và 7cm - Nhận xét, ghi điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) HD luyện tập Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - Nêu lần lượt từng câu, yc hs làm vào B Bài 2: Gọi hs đọc đề bài - Gọi hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng *Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu - Các em suy nghĩ để tìm cách xếp bốn hình tam giác thành hình thoi. Từ đó xác định độ dài hai đường chéo của hình thoi. Sau đó các em tính diện tích hình thoi theo công thức đã biết. - Gọi hs lên bảng làm bài - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng Bài 4: Gọi hs đọc yc - Các em thực hành gấp giấy như hd SGK - Nhận xét sự gấp giấy của hs C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao? - Giáo dục và liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học - Bài sau: Luyện tập chung. - HS trả lời - Muốn tính diện tích hình thoi ta lấy độ dài 2 đường chéo chia cho 2 - 14 cm2 - Lắng nghe - HS đọc to trước lớp - Thực hiện B: a) 19 x 12 : 2 = 114 (cm2) GIẢM TẢI: Bài 1 ý b. b) Có 7dm = 70cm 30 x 70 : 2 = 105 (cm2) - HS đọc đề bài - Tự làm bài Diện tích miếng kính là: 14 x 10 : 2 = 70 (cm2) Đáp số: 70 cm2 - HS đọc yêu cầu - Tự làm bài - HS lên bảng thực hiện Đường chéo AC dài là: 2 + 2 = 4 (cm) Đường chéo BD dài là: 3 + 3 = 6 (cm) Diện tích hình thoi là: 4 x 6 : 2 = 12 (cm2) Đáp số: 12cm2 - HS đọc yêu cầu - Thực hành gấp giấy - HS trả lời - HS lắng nghe và thực hiện. Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết 54: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I/ Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mất trong bài viết theo hướng dẫn của giáo viên. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung - Phiếu học tập để thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi. III/ Các hoạt động dạy-học: 1. Nhận xét chung về bài làm của hs: * Ưu điểm: Hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. Xác định đúng đề bài, bài làm đủ 3 phần. Diễn đạt câu, ý tốt , một số bài có sự sáng tạo khi tả, hình thức trình bày đúng, sạch sẽ. * Khuyết điểm: Lỗi chính tả sai nhiều, dùng từ chưa chính xác, đặt câu chưa đúng, sử dụng dấu câu không phù hợp, không sử dụng dấu câu cả bài. - Trả bài cho hs 2. HD chữa bài * HD từng hs chữa lỗi - Phát phiếu cho hs - YC hs trao đổi với bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót. - Theo dõi, kiểm tra hs làm việc * HD chữa lỗi chung - Chép các lỗi định chữa trên bảng lớp Chính tả Câu: - Gọi hs lên bảng chữa lần lượt từng lỗi - Cùng hs nhận xét, chữa lại cho đúng. 3. Hd học tập những đoạn văn, bài văn hay - Đọc những bài văn hay của một số hs. - Cùng hs trao đổi, nhận xét để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn. - YC hs chọn đoạn văn trong bài làm của mình để viết lại - Gọi hs đọc đoạn văn đã viết lại 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà viết lại bài (nếu chưa đạt) - Khen ngợi những hs làm việc tốt trong tiết trả bài - Bài sau: Ôn tập - Mỗi em đọc lời phê của gv, đọc những chỗ lỗi trong bài; viết vào phiếu học tập và sửa lỗi - Trao đổi cùng bạn bên cạnh - Theo dõi - Cả lớp tự chữa trên nháp - HS chép bài chữa vào vở - Lắng nghe - Trao đổi, nhận xét - HS chọn và viết lại theo cách hay hơn - HS đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện Lâm Kiết, ngày 28 tháng 02 năm 2014 KT HIỆU TRƯỞNG Phó hiệu trưởng LÂM TIÊN
Tài liệu đính kèm: