Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 3 - Trường tiểu học Nghĩa Tân

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 3 - Trường tiểu học Nghĩa Tân

Tập đọc

THƯ THĂM BẠN

I.MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một bức thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ nỗi đau cùng bạn.

 *GDKNS:- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông; tư duy sáng tạo

 - Các PPDH: Động não, trải nghiệm, trao đổi cặp đôi

* GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài – Giúp HS hiểu lũ lụt gây ra thiệt hại lớn cho con người.Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường của thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ở SGK /25

- Các bức ảnh về cứu đồng bào trong lũ lụt.

- Băng giấy viết đoạn thư cần hướng dẫn.

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 3 - Trường tiểu học Nghĩa Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
Thứ ba, ngày 03 tháng 9 năm 2013
(HỌC BÙ BÀI THỨ 2)
Tiết 1:
CHÀO CỜ:
___________________________________________
Tiết 2: Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một bức thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ nỗi đau cùng bạn.
 *GDKNS:- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông; tư duy sáng tạo 
 - Các PPDH: Động não, trải nghiệm, trao đổi cặp đôi
* GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài – Giúp HS hiểu lũ lụt gây ra thiệt hại lớn cho con người.Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường của thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ở SGK /25
- Các bức ảnh về cứu đồng bào trong lũ lụt. 
- Băng giấy viết đoạn thư cần hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 I. Ổn định 
 II. Kiểm tra bài cũ:
- Hai HS học thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình. 
? Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào? 
- Nhận xét. 
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
 - GV treo tranh và hỏi : Nội dung bức tranh vẽ cảnh gì? 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV cho HS tách 3 đoạn (SGV / 74) 
* Đọc nối tiếp lần 1
- GV theo dõi khen và sửa chữa cho HS. 
- GV hướng dẫn cho HS phát âm: lũ lụt, xả thân, quyên góp.
* Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ chú thích.
* Đọc nối tiếp lần 3.
- GV đọc diễn cảm bức thư: giọng trầm buồn, chân thành – thấp giọng khi nói về sự mất mát, cao giọng ở những câu động viên. 
b) Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và hỏi: 
? Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? 
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3. 
? Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? 
? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- GV chốt ý ( SGV/75)
- GV yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và hỏi: 
? Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc của bức thư.
- GV: Bất cứ bức thư nào cũng có 3 phần: Đầu thư, phần chính bức thư và kết thúc. 
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét cách đọc của bạn.
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc 
- GV theo dõi và nhận xét.
* Luyện đọc diễn cảm theo đoạn văn.
- GV treo bảng đó viết sẵn đoạn 1
- GV đọc mẫu. 
? Nêu nhận xét bạn ngắt nghỉ chỗ nào? nhấn giọng?
- GV dùng phấn màu gạch chân và gạch dưới từ (SGV/75)
* Đọc diễn cảm đoạn văn ( nhóm đôi)
- Yêu cầu đọc diễn cảm theo nhóm
- GV gọi 3 HS thi đua đọc.
- Nhận xét cách đọc của bạn.
? Qua nội dung bức thư bạn Lương gởi cho Hồng, em thấy bạn Lương muốn nói điều gì? 
 d. Củng cố
 - Giáo dục tư tưởng: Viết thư là một cách để thổ lộ tình cảm của mình đối với người thân, bạn bè. Lời thư phải chân tình. . . . 
- Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của Lương đối với Hồng? (Chủ động thăm hỏi, giúp bạn số tiền, bày tỏ sự thông cảm) .
- Em đó bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? Kể ra. 
e. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài: Người ăn xin xin SGK/30. 
- Nhận xét , tuyên dương
- Hai HS học thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi( Linh, Thương)
HS quan sát tranh và trả lời
( T Anh)
- HS nghe. 
- HS dùng bút chì gạch sọc
- 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn. 
- 2 HS phát âm( Linh, Thưởng)
- 3 HS đọc nối tiếp và giải thích từ có trong đoạn đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp.(Hoa, Lan , My)
- 1 HS đọc đoạn 1 – cả lớp đọc thầm. 
- Không, bạn Lương biết bạn Hồng khi đọc báo Tiền Phong.
- Chia buồn với Hồng.
- Một HS đọc đoạn 2 và 3, cả lớp đọc thầm.
 - Thảo luận nhóm 
 - Đại diện nhóm phát biểu . 
 - Nhóm khác bổ sung.
- HS theo dõi. 
- Cả lớp đọc thầm những dòng mở đầu và kết thúc bức thư. 
? Mở đầu: Ghi rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. 
? Kết thúc bức thư: Lời chúc, lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, 
- 3 HS đọc 3 đoạn. (XAnh,Thảo ,My)
- HS theo dõi 
- Giọng trầm buồn - Thấp giọng ở những câu an ủi. - Lên giọng ở những câu động viên. 
- HS nêu.
- Nhóm đôi đọc cho nhau nghe.
- 3 HS đọc nối tiếp.( Thư, Linh, Tiên)
- Thương bạn, chia sẻ cùng bạn.
- HS lắng nghe.
HS lắng nghe về nhà thực hiện
____________________________________________
Tiết 3: 	Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TIẾP)
I.MỤC TIÊU:
-Đọc, viết được một số đến lớp triệu
- HS được củng cố về hàng và lớp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn cột hàng cột lớp.
- Nội dung bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu tên cột hàng trong lớp triệu.
Lấy ví dụ cụ thể ở các số: 782 234 456 ...
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2.GV hướng dẫn HS đọc và viết số
- GV đưa ra bảng phụ yêu cầu HS viết lại số đó cho trong bảng phụ
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
3
4
2
1
5
7
4
1
3
GV nhận xét kết luận:
+ Tách thành từng lớp.
+ Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
3.Thực hành:
Bài tập 1: GV viết thêm cột viết số và đưa bảng phụ.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
-Yờu cầu HS tự viết các số.
- Gọi HS đọc các số sau khi viết.
- GV nhận xét đánh giá chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: Làm miệng
- Gọi HS đọc nối tiếp các số.
- GV nhận xét đánh giá hướng dẫn lại cách đọc số.
Bài tập 3: Thảo luận theo cặp
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại các hàng các lớp , cách đọc số có chín chữ số.
- GV nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
Hoạt động của học sinh
- HS dưới lớp làm vào vở và nhận xét
- HS đọc số vừa viết( Linh, Thưởng)
- HS nêu cách đọc số.
- Cả lớp nhận xét.
- Đại diện 3 HS lên viết trên bảng mỗi em viết 2 số.( My, Trâm Anh)
- Hai HS lên bảng làm( Hoa, Thảo)
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp.
- HS nêu yêu cầu của bài. Thảo luận theo cặp và tự viết số vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- Hai HS lên chữa bài.( Linh, Hoa)
- Cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe
_____________________________________________
Tiết 4: 	Khoa học:
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. MỤC TIÊU:
-Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm(thịt, cá, trứng, tôm, cua,). Chất béo(dầu, mỡ, bơ,)
- Nêu được vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể:
+ Chất dạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vi ta min A, D, K, E
* GDBVMT: Mức độ - Lin hệ/ bộ phận: HĐ 2 – Giúp HS hiểu con người cần đến thức ăn, nước uống từ môi trường, vì vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sử dụng hình trang 12,13 SGK
Phiếu bài tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.
 ? Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào ?
 ? Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Yờu cầu HS hãy kể tên các thức ăn hằng ngày các em ăn.
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo: (SGK/12)
* Mục tiêu: như SGV/39
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Hoạt động cặp đôi.
 - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét, bổ sung nếu HS nói sai hoặc thiếu và ghi câu trả lời lên bảng.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
? Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày ?
? Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày.
? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo ?
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời của HS.
- Kết luận : Chất đạm và chất bột....(SGV/40)
Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
* Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
* Cỏch tiến hành:
 Bước 1: Làm việc nhúm 6.
- Phát phiếu học tập cho nhóm và hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm, bảng thức ăn chứa chất béo.
- GV chốt đáp án của bài tập 1 và 2 ở phiếu học tập (SGV)
Kết luận chung: Thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo đếu có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK /12,13.
- Giáo dục HS nên chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để có sức khoẻ.
5. Dặn dò:
- Về nhà tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Chuẩn bị bài 6.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời.( Lan , Linh)
- 2 HS trả lời.( Hoa Thương, My)
- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận 
- HS nối tiếp nhau trả lời: cá, thịt lợn, trứng, tôm, đậu, dầu ăn, bơ, lạc, cua, thịt gà, rau, thịt bò, 
- HS nối tiếp nhau trả lời 
- Bạn nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- Các nhóm suy nghĩ và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Bạn khác bổ sung . 
- HS chữa bài.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc phần Bạn cần biết.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
_____________________________________________
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: 	Đạo đức:
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾT I)
I.MỤC TIÊU:
 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em mau tiến bộ.
 - Có ý thức vượt khóp vươn lên trong học tập.
 - Yêu mến noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó
 - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
* GDKNS: - Kĩ năng trình bày ý kiến với gia đình và lớp học.
 - Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
 - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
 - Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
? Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
? Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Giảng bài
* Hoạt động1: 
Kể chuyện 1 HS nghèo vượt khó.
- GV giới thiệu : Như SGV/20.
- GV kể chuyện.
* Hoạt động 2: Thảo luận 
 (Câu 1 và 2 - SGK trang 6)
- GV chia  ... i, trao đổi thông tin với bạn (III). 
*GDKNS: Giao tiếp; ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Tìm kiếm và xử lí thông tin; Tư duy sáng tạo 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bảng viết đề văn. - 1 phong bì, tem.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật 
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài Người ăn xin và tìm lời nói và ý nghĩ của nhân vật
- Nhận xét, tuyên dương
2) Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: Viết thư
- Trong tuần 3 ta đã học về viết thư. Trong tiết học hôm nay, các em thực hành viết thư cho người thân.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh học phần nhận xét 
- Mời học sinh đọc đề bài.
- Mời học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa:
 + Người ta viết thư để làm gì? 
 + Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
 + Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
- Gợi ý cho học sinh nhớ lại nhưng nội dung về văn viết thư đã học ở lớp 3 và ở bài tập đọc Thư gửi bạn. Từ đó rút ra phần ghi nhớ như ở SGK.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh học phần Ghi nhớ
Phần đầu thư:
- Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
- Chào hỏi người nhận thư.
Phần chính: 
Nêu mục đích lí do viết thư: 
- Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
Phần cuối thư:
- Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào.
- Ghi tên người gởi phía trên thư.
- Tên người nhận phía dưới giữa thư.
- Dán tem bên phải phía trên.
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên giải thích thêm cho học sinh cách ghi ngoài phong bì thư.
- Yêu cầu học sinh viết một bức thư theo yêu cầu bài tập. Giáo viên theo dõi, uốn nắn cho học sinh
- Khi viết xong mời học sinh đọc bức thư của mình trước lớp
- Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm 
* KNS: GDKN giao tiếp; Tìm kiếm và ứng xử thông tin; Tư duy sáng tạo.
- Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì.
3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung thường có trong một bức thư
- Giáo viên giới thiệu loại viết thư điện tử (email)
- Giáo viên góp các bức thư đã được để vào phong bì
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp theo dõi 
- HS đọc: Dựa vào bài tập đọc Thư gửi bạn, trả lời các câu hỏi sau:
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
- Viết thư cho người thân ở xa.
- Gạch chân yêu cầu.
- Xác định người nhận thư.
- Tin cần báo.
- Thực hành viết thư.
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ. Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư.
- Học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh viết vào giấy trắng
- Học sinh đọc bức trước lớp
- Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
___________________________________________
Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Trong dãy số tự nhiên số nhỏ nhất là số nào? Có số lớn nhất hay không? 
- Trong dãy số tự nhiên, hia số liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu? GV nhận xét.
2) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
- GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 
 10 đơn vị = . Chục
 10 chục = .. trăm
 ..... trăm = .. 1 nghìn
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?)
- Giáo viên nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
- Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi?
- Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó)
- Giáo viên nêu: chỉ với 10 chữ số 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9. ta có thể viết được mọi số tự nhiên
- Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
- Giáo viên đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
- GV đọc số yêu cầu học sinh viết bảng con.
 + Hai nghìn không trăm linh năm.
 + Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm tám mươi ba.
- Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
- GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở hay làm vào SGK.
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Nhận xét, góp ý, sửa bài	
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Lưu ý học sinh trường hợp số có chứa chữ số 0 
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài
Bài tập 3: (chỉ viết giá trị của 2 số)
 - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số phụ thuộc vào đâu?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở hoặc SGK 
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài
3) Củng cố - dặn dò: 
- Thế nào là hệ thập phân?
- Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
- Giá trị của mỗi số phụ thuộc vào đâu ?
- Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh thực hiện:
 10 đơn vị = 1 Chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
- Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Học sinh theo dõi và yêu cầu vài em nhắc lại
- Học sinh: 10 chữ số
- Học sinh viết và đọc: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Cả lớp theo dõi
- HS nêu ví dụ: 12346 ; 76328977 ;
- Học sinh nêu: Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại.
- Học sinh viết bảng con
 2005
 685 402 783.	
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh đọc: Viết theo mẫu
- Cả lớp làm vào vở (SGK) 
- Từng cặp học sinh đổi chéo vở kiểm tra kết quả cho nhau.
- Nhận xét, góp ý, sửa bài	
- HS đọc: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
- Cả lớp làm vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
 387 = 300 + 80 + 7 
 873 = 800 + 70 + 3.
 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8
 10 837 = 10 000 + 800 + 30 +7.
- HS đọc: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi ở bảng sau (theo mẫu) 
- HS nêu: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Cả lớp làm vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
Số
45
57
561
5824
5842769
Giá trị chữ số 5
5
50
500
5000
5000000
- Học sinh trả lời trước lớp 
- Cả lớp theo dõi.
_________________________________________
Tiết 2:	Luyện toán
 ÔN VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Trong dãy số tự nhiên số nhỏ nhất là số nào? Có số lớn nhất hay không? 
- Trong dãy số tự nhiên, hia số liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu? GV nhận xét.
2) Dạy bài mới: 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở hay làm vào SGK.
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Nhận xét, góp ý, sửa bài	
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Lưu ý học sinh trường hợp số có chứa chữ số 0 
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài
Bài tập 3: (chỉ viết giá trị của 2 số)
 - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số phụ thuộc vào đâu?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào VBT
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài
3) Củng cố - dặn dò: 
- Thế nào là hệ thập phân?
- Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
- Giá trị của mỗi số phụ thuộc vào đâu ?
- Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc: Viết theo mẫu
- Cả lớp làm vào VBT) 
- Từng cặp học sinh đổi chéo vở kiểm tra kết quả cho nhau.
- Nhận xét, góp ý, sửa bài	
- HS đọc: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
- Cả lớp làm vào VBT
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
 465 = 400 + 60 + 5 
 978 = 900+ 70 + 8
 5932= 5000 + 900 +30 +2
 10 837 = 10 000 + 800 + 30 +7.
- HS đọc: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi ở bảng sau (theo mẫu) 
- HS nêu: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Cả lớp làm vào VBT
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
Số
46
6
671
6245
642769
Giá trị chữ số 6
6
6
600
6000
600000
- Học sinh trả lời trước lớp 
- Cả lớp theo dõi.
______________________________________
 Tiết 4: SINH HOẠT LỚP (TUẦN 3 )
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau
- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Hs ổn định và duy trì nề nếp đi học đúng giờ và bước đầu thực hiện đúng theo nội quy của lớp và nhà trường đề ra.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung tình hình lớp tuần qua
 -> xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
* Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng.
4. Phương hướng tuần tới:
-Phổ biến công việc chính tuần 4
- Thực hiện tốt công việc của tuần 4
- Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra.
 ___________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 3 CKTKNS BVMT.doc