Toán
§ 21. Luyện tập
I. Mục tiêu
1. Biết số ngày của từng tháng trong năm của năm nhuận và năm không nhuận.
2. Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
3. Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
II. Hoạt động sư phạm
1.Kiểm tra bài cũ :
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
HS1 : 1 giờ = .phút. HS2 : 1 thế kỉ = .năm
2 giờ 30 phút = phút ¼ thế kỉ = .năm
Nhận xét, ghi điểm.
2.Giới thiệu bài mới:
III. Các hoạt động dạy học
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN : 5 .Từ 23/09 đến 27/09/2013 THỨ NGÀY TIẾT TIẾT CT MÔN TÊN BÀI ĐC HAI 23/9/2013 1 5 CC-HĐTT 2 21 TOÁN Luyện tập 3 9 TẬP ĐỌC Những hạt thóc giống * 4 5 ĐẠO ĐỨC Biết bày tỏ ý kiến (t1) *,**, *** BA 24/9/2013 1 22 TOÁN Tìm số trung bình cộng 2 5 KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc 3 9 KHOA HỌC Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn 4 9 LT&CÂU MRVT : Trung thực – Tự trọng TƯ 25/9/2013 3 10 TẬP ĐỌC Gà trống và Cáo 4 23 TOÁN Luyện tập 5 5 LỊCH SỬ Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc NĂM 26/09/2013 (SÁNG) 1 24 TOÁN Biểu đồ 2 5 CHÍNH TẢ N- V : Những hạt thóc giống 3 9 TLV Viết thư(kiểm tra viết) 4 5 KĨ THUẬT Khâu thường (t2). (CHIỀU) 1 10 LT&CÂU Danh từ 5842 2 5 ĐỊA LÍ Trung du Bắc bộ 3 10 KHOA HỌC Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn * SÁU 27/09/2013 1 25 TOÁN Biểu đồ (tiếp theo) 4 10 TLV Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 5 5 HĐNGLL ATGT : Bài 1 ********** &*********** Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2013. Toán § 21. Luyện tập I. Mục tiêu 1. Biết số ngày của từng tháng trong năm của năm nhuận và năm không nhuận. 2. Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. 3. Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II. Hoạt động sư phạm 1.Kiểm tra bài cũ : Điền số thích hợp vào chỗ chấm: HS1 : 1 giờ = .phút. HS2 : 1 thế kỉ = .năm 2 giờ 30 phút =phút ¼ thế kỉ = .năm " Nhận xét, ghi điểm. 2.Giới thiệu bài mới: III. Các hoạt động dạy học Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1 : Thực hành làm bài tập. Đạt mục tiêu 1. HTTC : cá nhân, cả lớp HTLC: bảng con, vở Bài tập 1: a )Cho HS tự đọc đề bài, rồi chữa bài. b) GV giới thiệu cho HS: năm thường (tháng 2 có 28 ngày), năm nhuận (tháng 2 có 29 ngày) Bài tập 2: - Gọi HS đọc đề. - Cho HS làm bài. - Gọi HS nêu cách tính. Bài tập 3: - Gọi HS đọc đề. - Gọi HS nêu cách tính. - Cho HS làm bài. - Gọi HSNX. - HS nêu tên các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28 ( hoặc 29) ngày. - HS dựa vào phần a để tính số ngày trong một năm (thường, nhuận) rồi trả lời câu hỏi. - HS đọc đề bài. - HS tự làm bài. - HS nêu cách tính. VD: 3 ngày = 72 giờ. Vì 1ngày =24 giờ nên 3 ngày = 24x3=72giờ. - HS đọc đề bài. - HS nêu . HS làm bài HS sửa & thống nhất kết quả. IV. Hoạt động nối tiếp 1. Củng cố : Nhắc lại các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28 (hoặc 29) ngày ? 2.Dặn dò : - Đánh giá, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh chuẩn bị cho bài sau. - BTVN : Làm lại các bài tập. V. Chuẩn bị Tờ lịch có đầy đủ các tháng. ****** &****** Tập đọc § 9 . Những hạt thóc giống I. Mục tiêu - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm,dám nói lên sự thật. - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Luôn trung thực, dũng cảm, tôn trọng sự thật. * KNS: : + Xác định gía trị; + Tự nhận thức về bản thân; + Tư duy phê phán. II. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ bài đọc (nếu có). - Bảng phụ chép sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc bài ‘Tre Việt Nam” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. " Nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Dẫn dắt ghi tên bài. b) Nội dung : Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1 : Luyện đọc HĐ 2 : Tìm hiểu bài. HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm - Gọi HS đọc từng đoạn Khi HS đọc GV có thể kết hợp khen những HS đọc đúng. GV sửa lỗi phát âm sai. - GV giải nghĩa từ ngữ . - Gọi 1 -> 2 em đọc bài - GV đọc diễn cảm lại bài - GV yêu cầu HS đọc toàn truyện, trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực ? - Thóc đã luộc chín có còn nảy mầm được không? GV kết luận - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. Theo lệnh vua, chú bé đã làm gì? Kết quả ra sao? Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì? - Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? GV nhận xét & chốt ý GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3. Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm? GV nhận xét & chốt ý. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối bài Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn. GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV nhắc nhở, hướng dẫn cách đọc cho các em sau mỗi đoạn để HS tìm đúng giọng đọc của bài văn & thể hiện tình cảm Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn. GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm. GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm. GV đọc mẫu - 4 HS đọc 4 đoạn + Đoạn 1: 3 dòng đầu + Đoạn 2: 5 dòng tiếp theo + Đoạn 3: 5 dòng tiếp theo + Đoạn 4: phần còn lại - 3 HS đọc lần 2 - Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi - HS đọc thầm đoạn 1 Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng & hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt - Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm. Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm khác mọi người. Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được ạ ! Chôm dũng cảm, dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói lên sự thật, sẽ bị trừng phạt + Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung. + Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều việc có ích cho dân cho nước. + Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt. - HS nêu giọng đọc . - 4 em đọc 4 đoạn (đọc 2 lần) - HS luyện đọc theo cặp - Vài HS thi đọc diễn cảm. IV. Củng cố - Em có nhận xét gì về chú bé Chôm ? - Em cần học tập ởchú bé ấy điều gì? " Liên hệ giáo dục kĩ năng sống. V. Dặn dò - Yêu cầu đọc lại bài, ghi nhớ nội dung. - Đọc trước bài “ Gà trống và Cáo ”. - Đánh giá, nhận xét tiết học. ****** &****** Đạo đức § 5. Biết bày tỏ ý kiến ( tiết 1) I. Mục tiêu - Biết được :Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. * KNS: - Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học ; - Kĩ năng lắng nghe nười khác trình bày ý kiến; - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc ; - Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin. ***GD BV TN.MT, BHĐ : - Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam. - Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam. II. Chuẩn bị - SGK, VBT III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : - Em đã làm gì khi gặp khó khăn? - Nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : Dẫn dắt ghi tên bài. b) Nội dung : Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Trò chơi “Diễn tả” HĐ2: Thảo luận nhóm HĐ3: Bày tỏ ý kiến - GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó. - GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. Câu 1, 2- SGK/9 - GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1. ò Nhóm 1 : Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng? ò Nhóm 2 : Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? òNhóm 3 : Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi? òNhóm 4 : Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường? - GV nêu yêu cầu câu 2: + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? - GV kết luận: *KNS + Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. + Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình. Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/9) - GV nêu cầu bài tập 1: Nhận xét về những hành vi, Việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp sau: + Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. + Để chuẩn bị cho mỗi buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn, Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói. + Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới. - GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. Bài tập 2- SGK/10 -GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: + Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. + Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối. + Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự. - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10) - GV yêu cầu HS giải thích lí do. - GV kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước. - HS thực hiện. - HS thảo luận : + Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Em nên mói rõ để mọi người xung quanh hiểu. + Em sẽ giải thích lí do để cô hiểu và chia sẽ. + Em sẽ học tập tốt, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ. + Em sẽ nói rõ mong muốn của mình và tình nguyện tham gia. - Cả lớp nêu ý kiến. - Cả lớp thảo luận. - Đại điện lớp trình bày ý kiến . + Việc làm của Dung phù hợp. + Việc của Hồng chưa đúng vì bạn ngại không dám nói. + Việc làm của Khánh là không đúng. - HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng. - HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước. ... a nhiều chất đạm, chất béo? - Hằng ngày chúng ta nên ăn nhiều những thức ăn nào và hạn chế ăn những thức ăn nào ? " Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày. HĐ2: Trò chơi: Đi chợ mua hàng. HĐ3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi: 1) Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ? 2) Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì ? -Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến. -GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt. * Kết luận: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả. Cách tiến hành: -GV yêu cầu cả lớp chia thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi. -Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn. -Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia. -Sau 5 phút GV sẽ gọi các đội mang hàng lên và giải thích. -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát. * GV kết luận: Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng. Cách tiến hành: -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. -Chia lớp thành 4 nhóm. -Sau 10 phút GV gọi các nhóm lên trình bày. -Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Thảo luận cùng bạn. +Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được. +Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng. -HS lắng nghe. -HS chia tổ và để gọn những thứ mình có vào 1 chỗ. -Các đội cùng đi mua hàng. -Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các thức ăn đội đã mua. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -Chia nhóm và nhận phiếu câu hỏi -Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau. IV. Củng cố Thế nào là thực phẩm sạch ? V. Dặn dò - Xem trước bài sau. - Đánh giá nhận xét tiết học. ********** &*********** Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2013. Toán § 25 . Biểu đồ (tt) I. Mục tiêu 1. Bước đầu biết về biểu đồ cột. 2. Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. II. Hoạt động sư phạm 1. Kiểm tra bài cũ : - HS1 : Kể tên bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn " bé ? - HS 2 : Hai đơn vị khối lượng liền kề hơn kém nhau mấy lần? - Nhận xét, ghi điểm. 2. Giới thiệu bài mới: III. Các hoạt động dạy học Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1 : Giới thiệu biểu đồ cột.Đạt mục tiêu 1. HTTC : Cá nhân , cả lớp HTLC : trực quan HĐ 2: Thực hành. Đạt mục tiêu 1,2. HTTC: cá nhân HTLC: bảng con, vở. GV giới thiệu: Đây là một biểu đồ nói về số chuột mà thôn đã diệt được Biểu đồ có các hàng & các cột (GV yêu cầu HS dùng bút chì kéo theo hàng & cột) Hàng dưới ghi tên gì? Số ghi ở cột bên trái chỉ cái gì? Số ghi ở đỉnh cột chỉ gì? GV hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ. + Yêu cầu HS quan sát hàng dưới & nêu tên các thôn có trên hàng dưới. Dùng bút chỉ vào cột biểu diễn thôn Đông. + Quan sát số ghi ở đỉnh cột biểu diễn thôn Đông & nêu số chuột mà thôn Đông đã diệt được. + Hướng dẫn HS đọc tương tự với các cột còn lại. GV tổng kết lại thông tin Bài tập 1: - Hướng dẫn HS đọc các cột biểu đồ để nhận biết về số cây đã trồng được của khối lớp Năm & lớp Bốn. - Hướng dẫn HS so sánh độ cao của các cột biểu đồ để thấy được lớp nào trồng nhiều cây hơn, lớp nào trồng ít cây hơn. Bài tập 2: a.- GV treo bảng phụ có vẽ biểu đồ trong bài. - GVHD:So sánh độ cao của các cột biểu đồ & điền vào chỗ chấm. - Gọi 1HS làm bài trên bảng phụ. - GV nhận xét. - HS quan sát - HS thực hiện theo yêu cầu - HS trả lời: Tên các thôn. - Chỉ số chuột - Chỉ số chuột biểu diễn ở cột đó. HS hoạt động theo sự hướng dẫn & gợi ý của GV - 2000 con. 2 HS nhắc lại - 1 HS nêu yêu cầu. HS làm bài. HS lần lượt nêu câu trả lời, kết hợp nhận xét. HS quan sát. HS nghe. - HS dựa vào biểu đồ để thực hiện yêu cầu bài tập. - HS dựa vào biểu đồ để thực hiện yêu cầu bài tập vào phiếu IV. Hoạt động nối tiếp 1. Củng cố: 2. Dặn dò : - Nhắc HS làm lại các bài tập. - Đánh giá, nhận xét tiết học. V. Chuẩn bị - Bảng con, Phiếu BT 2a ****** &******* Tập làm văn § 10. Đoạn văn trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND nghi nhớ). - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. II. Chuẩn bị Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý. Giấy khổ lớn + bút dạ III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là cốt truyện? - Nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài mới: b) Nội dung: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1: Nhận xét HĐ 2 : Ghi nhớ HĐ 3: Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giốn. - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. - Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng trên phiếu. Bài 2: - Hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ? + Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2 ? - Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS trả lời cặp đôi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. - Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Nhắc HS đọc thần để thuộc ngay tại lớp. - Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó. - Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài. - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu. - Hỏi: + Câu truyện kể lại chuyện gì? + Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu? + Đoạn 1 kể sự việc gì? + Đoạn 2 kể sự việc gì? + Đoạn 3 còn thiếu phần nào? + Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS. -1 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - Trao đổi, hoàn thành phiếu trong nhóm. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. + Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho. + Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. + Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. * Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu) * Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp) * Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại). + Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. + Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK. - Thảo luận cặp đôi. - Trả lời: + Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện. + Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng. - Lắng nghe. - 3 đến 5 HS đọc thành tiếng. + Câu chuyện kể về một em be vừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà. + Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu. + Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnh của 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm. + Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc. + Phần thân đoạn. + Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền. - Viết bài vào vở nháp. - Đọc bài làm của mình. IV. Củng cố Nhắc lại phần ghi nhớ ? V. Dặn dò - Đánh giá, nhận xét tiết học. ****** &****** Sinh hoạt - Hoạt động ngoài giờ § 5. ATGT- Bài 1 : Biển báo hiệu giao thông đường bộ I. Mục tiêu 1. kiến thức: - HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến. - HS hiểu ý nghĩa , tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông. 2.Kĩ năng: HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thượng gặp. 3. Thái độ: - Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo. - Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông. II. Chuẩn bị Các biển báo III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới : a) Giới thiệu: b) Nội dung : Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1 : Tìm hiểu nội dung biển báo mới. HĐ 2: Trò chơi. - GV đưa ra biển báo hiệu mới : biển số 11a, 122 - Hỏi: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo. Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào? Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển là gì? - GV hỏi như trên với các biển báo 208, 209, 233 , biển 301( a,b,d, e) GV chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo hiệu lên bảng. Hướng dẫn HS cách chơi: Sau một phút mỗi nhóm một em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt đến hết. GV tổng kết , biểu dương nhóm chơi tốt nhất và đúng nhất. - HS theo dõi - HS lên bảng chỉ và nói. - Hình tròn - Màu nền trắng, viền màu đở. - Hình vẽ màu đen. - Biển báo cấm - HS trả lời: - Biển số 110a. biển này có đặc điểm: -Hình tròn -Màu: nền trắng, viền màu đỏ. -Hình vẽ: chiếc xe đạp. - Chỉ điều cấm: Cấm xe đạp - Biển số 122: có hình 8 cạnh đều nhau, nền màu đỏ, có chữ STOP . ý nghĩa dừng lại. Biển 20, báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên Biển 209, báo hiệu nơi nhau có tín hiệu đèn. Biển 233 , Báo hiệu có những nguy hiểm khác Biển 301(a,b,d,e), Hướng phải theo. Biển 303, Giao nhau chhạy theo vòng xuyến. Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ Biển 305, biển dành cho người đi bộ. Các nhóm chơi trò chơi. IV. Củng cố Nhắc lại một số biển báo? V. Dặn dò - Đánh giá nhận xét nhanh về tuần qua. - Nhắc nhở HS chú ý đến biển báo giao thông khi ra đường, vệ sinh, ăn mặc mùa lạnh, đi học chuyên cần. - Đánh giá, nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: