Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2014-2015 (Bản mới)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2014-2015 (Bản mới)

A. Mục tiêu

- Biết đọc trôi chảy ,rành mạch với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

*/KNS:-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

-Hợp tác

-Đảm nhận trách nhiệm

B.Đồ dùng dạy học:

+ Gv: sgk,tranh minh họa .Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm. + Hs:sgk

C. Các hoạt động dạy học:

1.KTBC: (Chuyện cổ tích về loài người)

- Học sinh đọc thuộc4 khổ thơ của bài và TLCH: + Bố và thầy giáo giúp trẻ những điều gì?

-Nêu nội dung bài. - Giáo viên nhận xét học sinh.

2 Bài mới: GTB (Bốn anh tài-TT).

a Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

* Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.

- Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Sáu dòng đầu. + Đoạn 2: Còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 2 lượt.

+ Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: vắng teo, đấm một cái, quật túi bụi, khoét máng

+Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. -Giáo viên nhận xét.

-Hs đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài.

 

doc 18 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2014-2015 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2015
SÁNG
CHÀO CỜ
Tập đọc: 	Tiết 39
 BỐN ANH TÀI(TT)
 (SGK/13) – Tgdk:35 phút.
A. Mục tiêu 
- Biết đọc trôi chảy ,rành mạch với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*/KNS:-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
-Hợp tác
-Đảm nhận trách nhiệm
B.Đồ dùng dạy học:
+ Gv: sgk,tranh minh họa .Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm. + Hs:sgk
C. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC: (Chuyện cổ tích về loài người)
- Học sinh đọc thuộc4 khổ thơ của bài và TLCH: + Bố và thầy giáo giúp trẻ những điều gì? 
-Nêu nội dung bài. - Giáo viên nhận xét học sinh.
2 Bài mới: GTB (Bốn anh tài-TT).
a Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
* Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.
- Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 2 đoạn: 
+ Đoạn 1: Sáu dòng đầu. + Đoạn 2: Còn lại.
- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 2 lượt.
+ Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: vắng teo, đấm một cái, quật túi bụi, khoét máng
+Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. -Giáo viên nhận xét. 
-Hs đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
*. Mục tiêuHọc sinh hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
- Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi:
+ Câu 1: (Chỉ còn một bà cụ còn sống sót, bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho ngủ)
 */ Các em tự nhận thức và xác định giá trị của mình khi thực hiện một việc nào đó.
+ Câu 2: (Học sinh dựa vào sách, thuật lại bằng lời)
+ Câu 3: (Có sức khoẻ tài năng phi thường, có tinh thần đoàn kết, đồng tâm, hiệp lực) 
*/Là học sinh các em phải biết hợp tác với các bạn trong nhóm mình
+ Câu 4:(Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, đoàn kết hiệp lực cứu dân của bốn anh em Cẩu Khây). 
*/Các em mỗi người đều phải tự giác đảm nhận với trách nhiệm của mình khi làm việc trong nhóm
 Nội dung:: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây
- Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại.
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
*. Mục tiêu:Học sinh đọc to, rõ ràng, diễn cảm, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm 
- Giáo viên gọi 2 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Cẩu Khâytối sầm lại”
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp- Giáo viên và hs cùng nhận xét,chọn cặp đọc hay tuyên dương 
3 .Củng cố - Dặn dò: 1 HS nêu nội dung bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới 
-Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.  
D. Phần bổ sung: ...
Toán: 	Tiết 96
 PHÂN SỐ
 (SGK/106) - Tgdk:35 phút
A.Mục tiêu:
-Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc,viết phân số.
-Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv:SGK ,bảng phụ,bút . + Hs: sgk, Bộ đồ dùng toán.,vở toán trường
C. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC: (Luyện tập)
- Học sinh giải bài tập:3b; 4/105
+ Diện tích mảnh đất là: 40 x 25 = 1000 (dm2) - Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: GTB (Phân số)
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phân số
*. Mục tiêu: Hs nhận biết về phân số
- Học sinh quan sát hình tròn Sgk/ 106. - Giáo viên giới thiệu cho học sinh.
+ Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. + 5 phần tô màu 1 phần không tô màu.
+ Ta nói: Đã tô màu năm phần sáu hình tròn (Viết: 5/6; đọc: Năm phần sáu)
+ Số 5 viết trên dấu gạch ngang gọi là tử số; số 6 viết dưới dấu gạch ngang gọi là mẫu số (6 là số tự nhiên khác 0)
- Giáo viên chốt lại ý: 1/2, 3/4, 4/7gọi là phân số
b. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Học sinh bước đầu nhận biết về phân số 
1 HS nêu y/c bài tập.Viết phân số chỉ số phần đã tô màu:
-Cả lớp làm bài tập vào vở. 1 em nêu kết quả.Cả lớp & GV nhận xét chốt kết quả đúng. 
Bài 2: HS biết viết phân số có tử số, mẫu số
 1 HS nêu y/c bài tập..Viết vào ô trống (theo mẫu)
-Cả lớp làm bài tập vào vở.- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết quả.
-Cả lớp & GV nhận xét chốt kết quả đúng.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
D. Phần bổ sung: ...
Chính tả:(Nghe - viết)	Tiết 20
 CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
 ( SGK /14)-Tgdk:35 phút
A. Mục tiêu: 
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.Không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ,bút,sgk. + Hs: Sgk , vở bài tập
C.Các hoạt động dạy học: 
1.KTBC :(Kim tự tháp Ai Cập)
- Học sinh viết từ khó: sắp xếp, thân thiết. - Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: GTB (Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp).
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe- viết.
*. Mục tiêu:Học sinh nghe và viết đúng chính tả bài: “Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”.
- Giáo viên đọc bài viết.
- Cho học sinh đọc lại bài và yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu học sinh nêu ra những từ khó: nẹp sắt, rất xóc, cao su, lốp, săm
- Giáo viên phân tích từ khó, yêu cầu học sinh đọc các từ khó - Cho học sinh viết vào bảng con.
- Đọc bài, học sinh viết vào vở. - Đọc lại bài và yêu cầu học sinh rà soát, sửa lỗi.
- GV cùng học sinh sửa lỗi và nhận xét .- GV thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
*. Bài 2a: Học sinh nắm được những tiếng có âm đầu Ch/ Tr và làm đúng bài tập. 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Điền vào chỗ trống
- Cả lớp làm bài tập. - Gọi một em học sinh lên bảng điền kết quả:
+ Chuyền trong vòm lá. + Chim có gì vui.
+ Mà nghe ríu rít. + Như trẻ reo cười.
3 Củng cố-dặn dò: - Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại.
- Về nhà xem bài mới.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
D. Phần bổsung:
..
CHIỀU
Địa lí:	Tiết 20
 ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
 (Sgk/ 116) – Tgdk:35 phút.
A.Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
B.Đồ dùng dạy học :	
 -Gv: Bản đồ ,phiếu giao việc - Hs: Sgk
C.Các hoạt động dạy học: 
1. KTBC: Thành phố Hải Phòng.
-Gọi 2 HS nêu nội dung bài học sgk 
2. Bài mới:GTB (Đồng bằng Nam Bộ)
a. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*. Mục tiêu: Hs nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ 
- Gv đặt câu hỏi gợi ý, yêu cầu Hs thảo luận và trả lời: 
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm nào tiêu biểu?
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Gv nhận xét và chốt ý sgk/116
b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
*. Mục tiêu: Hs Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. .
- Hs dựa vào thông tin trong bài, TLCH:
+ Hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
+ Giải thích vì sao lại có tên là sông Cửu Long?
+ Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
+ Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người ta không đắp đê?
- Cả lớp nhận xét, bổ sung - Giáo viên chốt lại ý: Sgk/116
*/T/H: BVMT :Hs biết được cách cải tạo đất chua ở Đồng Bằng Nam Bộ. Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.
-Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB và ĐBNB; môi trường tự nhiên của ĐBDHMT: nắng nóng, bảo lụt gây ra nhiều khó khăn đối với đời sống và HĐSX)
3.Củng cố-dặn dò: - Hs nêu nội dung của một số bài học
Về nhà học bài và xem bài mới. - Giáo viên nhận xét tiết học. 
D.Phần bổ sung: ..
................................................................................................................................................ Lịch sử: Tiết 20
 CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
 ( Sgk/ 44) – Tgdk: 35phút	
A. Mục tiêu: 
 Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập: Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần,...).
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút ,sgk + Hs: Sgk
C.Các hoạt động dạy học:
1.KTBC: (Nước ta cuối thời Trần).
- Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi: + Tình hình nước ta vào cuối thời Trần?
+ Nhà Hồ lên làm vua vào năm nào? - Giáo viên nhận xét học sinh.
2. Bài mới: GTB (Chiến thắng Chi Lăng)
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
*. Mục tiêu: Học sinh nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam 
- Hs thảo luận nhóm, ghi kết quả vào bảng phụ:
+ Cuối năm 1406, tình hình nước ta ra sao? Nhà Hồ đã làm gì?
+ Dưới ách đô hộ của nhà Minh, có nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhưng tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nào? Do ai lãnh đạo?
+ Năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã diễn ra như thế nào?
- Đại diện các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét.
* Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý: phần 1 ... (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3, BT4).
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút ,sgk + Hs:VBT,sgk
C. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC: (Luyện tập về câu kể Ai làm gì?).
- Gv yêu cầu Hs đặt câu kể Ai làm gì? Xác định chủ ngữ và vị ngữ.
- Giáo viên nhận xét các câu của học sinh.
2. Bài mới:GTB (Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ).
a. Hoạt động1: Thực hành làm bài tập
Bài 1:Học sinh biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh thảo luận nhóm,4 làm bài tập vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm báo cáo: + Tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, nghỉ ngơi
+ Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, dẻo dai
- Cả lớp nhận xét.-Bổ sung.GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Học sinh biết thêm một số từ ngữ nói về tên một số môn thể thao
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên gợi ý cho cả lớp làm bài tập.
-Báo cáo kết quả bằng hình thức thi đua nhóm
- Gọi 2 nhóm lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét.
Bài 3: Học sinh nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh trao đổi nhóm, tìm một số từ để điền vào chỗ trống.
- Đại diện các nhóm báo cáo: + Khoẻ như voi, khỏe như trâu, khỏe như hùm.
+ Nhanh như cắt, gió, chớp
- Cả lớp nhận xét.GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 4: Học sinh giải nghĩa câu tục ngữ liên quan đến sức khoẻ của con người
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Gv, gợi ý một số câu tục ngữ liên quan đến sức khoẻ con người, hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Gv chấm điểm và HDHS sửa bài tập.
3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học kĩ bài và chuẩn bị tiết học sau.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
D.Phần bổ sung:
...
Tập làm văn: Tiết 40
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
SGK /19) – Tgdk: 35 phút
A.Mục tiêu: 
- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả (BT1).
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2).
-Thu lập, xử lí thông tin (về địa phương cần giới thiệu)
-Thể hiện sự tự tin
-Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẽ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn)
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Sgk , bảng phụ ,bút + Hs: Sgk,vbt
C.Các hoạt động dạy học:
1 .KTBC: (Miêu tả đồ vật-Kiểm tra viết).
- Giáo viên nhận xét chung bài làm của học sinh. 
2. Bài mới: GTB (Luyện tập giới thiệu địa phương). 
a. Hoạt động 1:Học sinh làm bài tập.
* Bài 1: Học sinh nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả 
-1Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh thảo luận nhóm qua 2 câu hỏi Sgk/ 19.
- Đại diện các nhóm báo cáo:
+ Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núiđeo đẳng quanh năm.
+ Học sinh kể lại bài dựa vào bài mẫu.
*/Các em biết thu thập các thông tin và biết xử lí thông tin các em đã thu thập được để giới thiệu về địa phương mình
- Gv đưa bảng phụ có sẵn dàn ý của bài mẫu. Cho Hs dựa vào bài mẫu có thể lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu: 
+ Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em đang sinh sống.
+ Thân bài: Giới thiệu những đổi mới của địa phương.
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em về sự đổi mới.
Các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét.
*/Các em thể hiện sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước lớp trình bàygiới thiệu các thông tin đó.
* GV :Bài văn tập trung miêu tả những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn .Vậy khi giới thiệu về địa phương các em cần tập chung giới thiệu những nét đổi mới của địa phương .
* Bài 2: Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống
-1Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn Hs dựa vào dàn ý để viết bài văn giới thiệu về địa phương của mình có những thay đổi gì? - Học sinh viết bài theo gợi ý.
- Học sinh trình bày bài làm, cả lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho Hs. - Gv nhận xét, chấm điểm và sửa sai cho Hs..
*/Các em biết lắng nghe,cảm nhận,chia sẻ,bình luận về bài giới thiệu của bạn ở trong nhóm.
3 .Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
Toán:	 	Tiết 100
 PHÂN SỐ BẰNG NHAU
 (Sgk/ 111) – Tgdk:35 phút
A. Mục tiêu: 
Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
-Bài tập cần làm:Bài 1
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Bộ đồ dùng, bảng phụ,bút.sgk + Hs: Bộ đồ dùng., Sgk ,vở toán trường.
C. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC: (Luyện tập)
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập
+ Viết phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1. - Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới: GTB (Phân số bằng nhau).
a. Hoạt động 1: Tính chất cơ bản của phân số
* Mục tiêu: Học sinh bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.	
- Gv và Hs sử dụng bộ đồ dùng, Gv phân tích cho Hs hiểu tính chất cơ bản của phân số:
+ Lấy hai hình tròn bằng nhau.
+ Hình tròn thứ nhất chia thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần ()
+ Hình tròn thứ hai chia thành 8 phần bằng nhau, tô màu 6 phần ()
+ của hình tròn bằng của hình tròn.
+ Vậy: và là hai phân số bằng nhau.
- Gv chốt lại ý: Tính chất cơ bản của phân số Sgk/ 111.
b. Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1: HS biết được tính chất cơ bản của phân số và tính chất phân số bằng nhau.
-1 HS nêu y/c bài tập.Viết số thích hợp vào ô trống.
- Cả lớp làm bài tập vào vở. Gv gọi 3hs làm bài vào bảng phụ.
-HS trình bày bài làm.Cả lớp & GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
3 .Củng cố -Dặn dò: 
- Học sinh nêu tính chất cơ bản của phân số.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
D. Phần bổ sung: .....................................................................
Khoa học:	Tiết 40
 BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
 ( Sgk/80)- Tgdk:35phút
A.Mục tiêu: Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân,
rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,
(Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong
sạch. GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh,
triển lãm)
-Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch
-Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí
-BĐKH (Hoạt động2)
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Sgk ,bảngphụ,bút + Hs: Sgk
C.Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: (Không khí bị ô nhiễm)
- Giáo viên gọi học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Nêu những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm?
+ Nêu tác hại của bầu không khí bị ô nhiễm? - Giáo viên nhận xét.
2 Bài mới: GTB (Bảo vệ bầu không khí trong sạch)
a. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
*. Mục tiêu: Học sinh nhận biết những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Giáo viên hướng dẫn Hs quan sát tranh, chỉ ra những tranh thể hiện những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Học sinh thảo luận nhóm.: (4 nhóm)
- Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát:
- Cả lớp nhận xét và sửa sai.
*. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Chống ô nhiễm không khí bằng cách: 
+ Thu gom và sử lý rác, phân hợp lý, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếpBảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong sạch.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
*. Mục tiêu: Hs viết bản cam kết và tuyên truyền, cổ động mọi người tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Học sinh làm việc theo nhóm, dựa vào những thông tin có trong bài, xây dựng bản cam kết, tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền, cổ động mọi người bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Các nhóm báo cáo. - Cả lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý.
*/Các em biết trình bày và tuyên truyền cổ động cho mọi người tham gia về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.
*/Biết lựa chọn giải pháp hay để bảo vệ môi trường không khí.
-Thu gom, phân loại và xử lí rác, giảm lượng khí thải độc hại của xecó động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh là bảo vệ môi trường làm giảm nhẹ BĐKH.
3. Củng cố-dặn dò: - Gọi học sinh nêu lại mục bạn cần biết.
BVMT : Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
- Học sinh nhắc lại những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
D. Phần bổ sung: 
CHIỀU
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 20 Tiết 20
A.Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá ưu điểm và khuyết điểm trong tình hình hoạt động tuần vừa qua để học sinh rút kinh nghiệm.
 	- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới và nhắc nhở học sinh thực hiện tốt.
B.Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong hoạt động tuần vừa qua, tất cả các em Hs đều có đạo đúc, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp; về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. Trong giờ học, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, chịu khó uốn nắn chữ viết và luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp và lao động chăm sóc, bảo vệ cây.
2. Khuyết điểm:
Nhưng vẫn còn một số học sinh hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa tập trung nghe giảng, chưa học bài cũ và thường xuyên bỏ quên vở ở nhà, chưa thật sự vâng lời thầy giáo, một số khác học sinh chữ viết còn xấu, ý thức giữ gìn vở sạch đẹp chưa cao. Công tác lao động tập thể thực hiện chưa tốt, tham gia chưa nghiêm túc.
C. Phương hướng tuần tới:
1. Hạnh kiểm: -Giáo viên thường xuyên nhắc nhở cho Hs về tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. 
2. Học tập: -Bên cạnh đó, GVCN thường xuyên GD, nhắc nhở Hs luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. 
3. Các hoạt động khác: -Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc