Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 5 - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 5 - Trường tiểu học Long Hữu A

Môn : Chính tả

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG (Nghe – Viết)

PHÂN BIỆT l / n, en / eng

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nghe – viết đúng, trình bày bài chính tả Những hạt thóc giống sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật

2.Kĩ năng:

-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần en / eng dễ lẫn.

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.Chuẩn bị:

-Bút dạ & 4 tờ phiếu khổ to in sẵn nội dung BT2b

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 5 - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Tháng Năm 2013
Môn : Chính tả
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT l / n, en / eng 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nghe – viết đúng, trình bày bài chính tả Những hạt thóc giống sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật 
2.Kĩ năng:
-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần en / eng dễ lẫn.
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Chuẩn bị:
-Bút dạ & 4 tờ phiếu khổ to in sẵn nội dung BT2b
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ: 
GV đọc cho HS viết các từ ngữ bắt đầu bằng r / d / gi hoặc có vần ân / âng 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng
 b.Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt. GV phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng: luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi 
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải đúng:
chen chân – len qua – leng keng – áo len – màu đen – khen em
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học. HTL 2 câu đố để đố lại người thân 
Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Người viết truyện thật thà. 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết
HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai, cách trình bày 
HS nhận xét
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở
4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời giải đố. Em nào viết xong trước chạy lên bảng.
HS nói lời giải đố, viết nhanh lên bảng
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
*Lời giải đúng:
Câu a) Con nòng nọc: Ếch nhái đẻ trứng dưới nước, trứng nở thành nòng nọc có đuôi bơi lội dưới nước. Lớn lên, nòng nọc rụng đuôi, nhảy lên sống trên cạn.
Câu b) Chim én: Én là loài chim báo hiệu xuân sang 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn: Địa lí
TRUNG DU BẮC BỘ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-HS nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của vùng trung du Bắc Bộ là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
-Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Trung du Bắc Bộ :
+Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng Trung du 
+Trồng rừng được đẩy mạnh .
2.Kĩ năng:
-Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở Trung du Bắc Bộ : Che phủ đồi, ngăn cảng tình trạng đất đang bị xấu đi .
	 3.Thái độ:
-Có ý thức bảo vệ rừng & trồng rừng.
II.Chuẩn bị:
SGK
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Tác dụng của ruộng bậc thang?
Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: Trung du Bắc Bộ
b.Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
Các đồi ở đây như thế nào (nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi)?
Mô tả bằng lời hoặc vẽ sơ lược vùng trung du.
Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời
GV bổ sung: ngoài 3 tỉnh trên, vùng trung du Bắc Bộ còn bao gồm một số huyện khác của các tỉnh như Thái Nguyên.
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 Kể tên những cây trồng ở trung du Bắc Bộ.
Tại sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại thích hợp cho việc trồng chè & cây ăn quả?
Quan sát hình 1 & chỉ vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ hành chính Việt Nam
Em có nhận xét gì về chè của Thái Nguyên?
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về sản lượng chè của Thái Nguyên trong những năm qua
Quan sát hình 2 & cho biết từ chè hái ở đồi đến sản phẩm chè phải trải qua những khâu nào?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV cho HS quan sát ảnh đồi trọc
Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đồi bị trọc hoàn toàn?
Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã làm gì?
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích trồng rừng ở Bắc Giang trong những năm gần đây.
Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
GV liên hệ thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng & tham gia trồng rừng.
4.Củng cố 
GV trình bày tổng hợp về những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ.
5.Dặn dò: 
-GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Tây Nguyên
-Hát 
HS trả lời
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
HS đọc mục 1, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ & trả lời các câu hỏi
Một vài HS trả lời
HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc
HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
Đại diện nhóm HS trình bày
HS quan sát
+Vì cây cối đã bị hủy hoại do quá trình đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt & khai thác gỗ bừa bãi.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn : Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào gợi ý (SGK) biết chọn và kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. 
-Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) 
2.Rèn kĩ năng nghe:
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
-Có ý thức rèn luyện thành người có tính trung thực. 
II.Chuẩn bị:
-Một số truyện viết về tính trung thực 
-Bảng lớp viết đề bài
-Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện Một nhà thơ chân chính, trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
Các em đang học chủ điểm nói về những con người trung thực, tự trọng. Ngoài những truyện trong SGK (Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính ) các em còn được đọc, được nghe nhiều câu chuyện khác ca ngợi những người trung thực. Tiết học hôm nay giúp em kể về những con người đó. 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
b) Hướng dẫn HS kể chuyện 
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về tính trung thực 
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?)
+ Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Phải nói rõ đó là truyện về một người dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi, không làm những việc gian dối, hay truyện về người không tham của người khác 
*HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
- GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua.
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm ...  vừa tìm được chia cho 3.
-Trung bình cộng là:
 (32 + 48 + 64 + 72) : 4 = 54
-HS nhắc lại
-1 HS đọc to 
- Cả lớp làm bài vào vở
-HS sửa bài
-a/ Số trung bình cộng của 42 và 52 là: (42 + 52) : 2 = 47
-b/ Số trung bình cộng của 36, 42 và 57 là: (36 + 42 + 57 ) : 3 = 45
c/ Số trung bình cộng của 34,43, 52 và 39 là : 
 (34 + 43 + 52 + 39 ): 4 = 42
d/ Số trung bình cộng của 20, 35, 37, 65 và 73 là:
(20 + 35 + 37 + 65 + 73 ) : 5 = 46
-Cả lớp nhận xét
-1 HS đọc to 
-Cả lớp làm bài
-HS sửa bài
Bài giải:
-Cả 4 em cân nặng là:
36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg)
Trung bình mội em cân n85ng là:
148 : 4 = 37(kg)
 Đáp số: 37 kg
-1 HS đọc to 
-Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9
-HS nêu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
-Cả lớp làm bài vào vở
-Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là: (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 45)
-Trung bình cộng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là 45 : 9 = 5
3.Củng cố dặn dò
-GVtổng kết tiết học - Tuyên dương
-Chuẩn bị tiết sau : Luyện tập
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn : Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố
-Tính được trung bình cộng của nhiều số .
-Giải bài toán về tìm số trung bình cộng 
 BT : 1,2,3.
II/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ:
-1 HS trả lời: Muốn tìm số trung bình cộng ta phải làm gì ?
-GV nhận xét
2/ Day bài mới:
 a.Giới thiệu bài
-GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng
 b.Luyện tập thực hành
*Bài 1:
-HD HS làm bài 
-GV nhận xét và chốt lại
*Bài 2:
-HD HS làm bài 
-GV nhận xét và chốt lại
*Bài 3:
-HD HS làm bài 
-GV nhận xét và chốt lại
*Bài 4
-HD HS làm bài 
-GV nhận xét và chốt lại
*Bài 5
-HD HS làm bài 
-GV nhận xét và chốt lại
-HS làm bài vào vở nháp 
-2 HS sửa bài ở trên bảng. 
 a) Số trung bình cộng của 96; 121 và 143 là:
 (96 + 121 + 143) :3 = 120
 b) Số trung bình cộng của 35; 12 ; 24 ; 21 và 43 là
 ( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27
-HS làm bài theo nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày
 Bài giải
 Tổng số người tăng thêm trong 3 năm là:
 96 + 82 + 71 = 249 (người)
 Trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm là:
 249 : 3 = 83 (người)
 Đáp số: 83 người
-HS tự làm bài vào vở
-HS lên bảng sửa bài
 Bài giải
 Tổng số đo chiều cao của 5 học sinh là:
 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 (cm)
 Trung bình số đo chiều cao của mỗi học sinh là
 670 : 5 = 134 (cm)
 Đáp số: 134 cm
-HS tự làm bài vào vở
-HS lên bảng sửa bài
Bài giải
 Số tạ thực phẩm do 5 ô tô đi đầu chuyển là;
 36 x 5 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm do 4 ô tô đi sau chuyển là:
 45 x 4 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm do 9 ô tô chuyển là:
+180= 360 ( tá )
 Trung bình mỗi xe ô tô chuyển được là
 360 : 9 = 40 (tạ)
 40 tạ = 4 (tấn) 
 Đáp số: 4 tấn
-HS tự làm bài vào vở
-2 HS lên bảng sửa bài
Bài giải:
 Tổng số của 2 là:
 9 x 2 = 18
 Số cần tìm là:
 18 – 12 = 6
 Đáp số: 6
3.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị tiết sau : Biểu đồ
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn: Toán
BIỂU ĐỒ
I/ Mục tiêu:
-Giúp HS :
-Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
-Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ, tranh.
 BT : 1,2(a.b)
II/ Đồ dùng day học:
-Biểu đồ tranh (sách GV)
III/ Các hoạt động dạy học;
1/Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài 2, 3
- GV nhận xét và chấm điểm
2/ Day bài mới:
 a. Giới thiệu bài
-Hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu đồ dạng đơn giản, đó là biểu đồ tranh vẽ.
 b.Làm quen với biểu đồ tranh
 - GV cho HS quan sát biểu đồ “Các con của 5 gia đình” treo trên bảng
 - GVgiới thiệu: đây là biểu đồ vẽ các con của 5 gia đình.
-GV nêu câu hỏi
+Biểu đồ gồm có mấy cột ?
 Cột bên trái cho biết gì ?
 Cột bên phải cho biết những gì ?
-Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào ?
-Gia đình cô Mai có mấy con đó là trai hay gái ?
-Gia đình cô Lan có mấy con đó là trai hay gái ?
-Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng ?
Vậy gia đình Cô Đào , cô Cúc ?
 c.Luyện tập thực hành
*Bài 1:
-Cho HS quan sát biểu đồ.
-GV cho HS làm 2 – 3 câu trong sách GK
-GV chữa bài
+Biểu đồ biểu diễn các môn thể thao khối 4 tham gia
-Khối 4 có 3 lớp: 4A, 4B, 4C
-Khối 4 tham gia 4 môn thể thao: bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu
 +Môn bơi có 2 lớp tham gia là 4A và 4C
 +Môn cờ vua chỉ có 1 lớp tham gia: lớp 4A
 +2 lớp 4A và 4C tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ còn tham gia môn đá cầu
*Bài 2:
-Cho HS đọc đề.
-Cho HS làm bài vào vở
-Cho HS sửa bài
- HS quan sát biểu đồ “Các con của 5 gia đình” treo trên bảng
-2 cột
-Nêu tên của các gia đình
-Cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái
-Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, cô Hồng, cô Đào, cô Cúc.
-Có 2 con đều là gái
-Có 1 con trai
-Có 1 con trai và 1 con gái
-Gia đình cô Đào có 1 con gái
-Gia đình cô Cúc có 2 con trai
-HS tổng kết lại các nội dung trên: Gia đình cô Mai có 2 con gái,gia đình cô Lan có 1 con trai, gia đình cô Hồng và cô Đào đều có 1 con gái.
-Những gia đình có 1 con trai là gia đình cô Lan và cô Hồng
-Cả lớp quan sát
-Cả lớp làm bài
-HS sửa bài
-1 HS đọc to 
-Cả lớp làm bài
-HS sửa bài
Bài giải:
a)Số tấn thóc gia đình Bác Hà thu hoạch được trong năm 2002	
	 10 x 5 = 50 (tạ) = 5 (tân)
b)Số tạ thóc năm 2000 gia đình Bác Hà thu được là:
 10 x 4 = 40 (tạ) 
Năm 2002 gia đình Bác Hà thu được nhiều hơn năm 2000 là:
 50 – 40 = 10 (tạ)
c)Số tạ thóc năm 2001 gia đình Bác Hà thu hoạch được là:
 10 x 3 = 30 (tạ)
 Số tấn thóc cả 3 năm gia đình Bác Hà thu được:
 40 + 30 + 50 = 120 (tạ) = 12 9tấn)
Năm thu hoạch được nhiều thóc nhất là năm 2002, năm thu hoạch
 thóc nhất là năm 2001
-GV nhận xét
3.Củng cố dặn dò
 -GV nhận xét tiết học –Tuyên dương
 - Chuẩn bị tiết sau : “ Biểu đồ tiếp theo”
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn : Toán
BIỂU ĐỒ (TIẾP THEO)
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS :
 - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.
 - Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
 BT : 1, 2(a) .
II/ Đồ dùng day học:
 - Biểu đồ cột về Số chuột bốn thôn diệt được vẽ trên tờ giây khổ to có chiều dài 80cm, chiều rôïng 60cm
 - Biểu đồ trong bài tập 2
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài 2
- GV nhận xét và chấm điểm
2/ Day bài mới:
 a.Giới thiệu bài
 -Hôm nay các em sẽ được làm quen với dạng biểu đồ khác đó là biểu đồ hình cột
 b.Làm quen với biểu đồ cột
 - GV cho HS quan sát biểu đồ Số chuột bốn thôn đã diệt được treo trên bảng
 - GV cho HS tự phát biểu
 - Tên Bốn thôn được nêu trên biểu đồ
 - Ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ.
 - Cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột.
 - Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diễn số cột ít hơn
 c.Luyện tập thực hành
*Bài 1:
 - Cho HS đọc đề
 - Cho làm 3, 4 câu trong sách GK
Câu a:Những lớp nào tham gia trồng cây ?
Câu b:Lớp 4A trồng được bao nhiêu cây ?
 Lớp 5B trồng được bao nhiêu cây ?
 Lớp 5C trồng được bao nhiêu cây ?
Câu C: Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, là những lớp nào ?
Câu d: Có mấy lớp trồng được trên 30 cây là những lớp nào ?
Câu E:Lớp nào trồng nhiều cây nhất ?
 Lớp nào trồng ít cây nhất ? 
*Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu đề
 - GV vẽ biểu đồ treo trên bảng
 - HS quan sát biểu đồ
 - HS làm câu a
 - HS làm câu b
 - HS và GV nhận xét
 - Số lớp Một của năm học 2003 - 2004 nhiều hơn của năm 2002 - 2003 bao nhiêu lớp ?
 - Năm học 2002 - 2003 mỗi lớp Một có 35 học sinh. Hỏi trong năm học đó trường tiểu học Hòa Bình có bao nhiêu học sinh lớp Một ?
 - Nếu năm học 2004 - 2005 mỗi lớp Một có 32 học sinh thì số học sinh lớp Một năm học 2002 - 2003 ít hơn năm học 2004 - 2005 bao nhiêu học sinh ? 
 - Cả lớp và GV nhận xét
- Cả lớp quan sát
- HS phát biểu ý kiến
- 1 HS đọc đề
- Cả lơp làm bài
- HS trình bày kết quả
- 4A, 4B, 5A, 5B, 5C
- 35 cây
- 40 cây
- 23 cây
- 3 lớp tham gia
- 5A, 5B ,5C
- 3 lớp: 4A, 5A, 5B
- 5A
- 5C
- 1 HS đọc to
- HS quan sát
- HS làm bài
- HS sửa bài
- Cả lớp làm bài
- HS trình bày kết quả
- 6 - 3 = 3 lớp
x 3 = 105 HS
32 x 4 = 128 HS
 128 -105 = 23 HS
 - HS sửa bài
3. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị tiết sau : Luyện tập
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
SINH HOẠT LỚP TUẦN 5
A. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt.
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần tới và kế hoạch tuần tới; Biện pháp thực hiện.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhận xét chung
- Học sinh: Tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể chuẩn bị báo cáo.
C. Sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo.
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp trưởng tổng kết.
1/ Chuyên cần:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
2/Trang phục:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
3/Giao tiếp:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
4/ Học tập:
 * Soạn tập vở:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Học thuộc bài:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Bài tập:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Ngoại khoá:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 5/ Vệ sinh:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 6/ATGT + ATTP:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 7/ Truy bài 15’:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 8/ Trong giờ học:
 - Tập trung:	
 - Chưa tập trung:	
 D. Dặn dò :
 Phát huy việc làm tốt
 Khắc phục việc làm chưa tốt . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5 CKTKN moi truong.doc