Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Ninh Thượng

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Ninh Thượng

TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA

I. Mục tiêu

-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 -Hiểu ND:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương,ý thức trách nhiệm với người thân,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

* GDKNS:- Các KNS cơ bản: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông;xác định gía trị.

II. Đồ dùng dạy học:-Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Ninh Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 (7– 11/10/2013)	
Thứ hai, ngày 7 tháng 10 năm 2013
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA
I. Mục tiêu
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
 -Hiểu ND:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương,ý thức trách nhiệm với người thân,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
* GDKNS:- Các KNS cơ bản: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông;xác định gía trị.
II. Đồ dùng dạy học:-Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Gà Trống và Cáo"và trả lời câu hỏi:+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
 1.Giới thiệu bài học.
 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. * Gọi HS đọc toàn bài.
*Đọc nối tiếp bài. GV chia đoạn :
Đ1: An-đrây-ca .....mang về nhà. 
Đ2: Bước vào .... ít năm nữa.
GV theo dõi, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc đ1- trả lời câu hỏi trong SGK
- GV Hỏi: Đ1 kể với em chuyện gì?
- Gọi 1HS đọc đ 2 - trả lời câu hỏi trong SGK
- Nêu nội dung chính của bài.
 HĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc toàn bài.
- GV treo bảng đoạn văn luyện đọc diễn cảm
 "Bước vào phòng ông nằm....vừa ra khỏi nhà."
3. Củng cố, dặn dò:
-H : Nếu đặt cho truyện tên khác em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì?.
- Nhận xét tiết học.
- 3HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt)
- 1HS đọc chú giải.
- 1HS đọc
Đọc thầm, thảo luân, tiếp nối nhau trả lời
- HS trả lời rút ra ý chính đoạn 1
- HS trả lời rút ra ý chính của đoạn 2
- 1HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài.
- 2HS lầ lượt đọc Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
 - 4 HS thi đọc diễn cảm
-3-5 HS thi đọc.
Rút kinh nghiệm
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
 - Thực hành lập biểu đồ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh 
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Biểu đồ (tt) 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
 b.Hoạt động thực hành
Bài tập 1:
- Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ tranh vẽ 
Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Yêu cầu Hs đọc kĩ biểu đồ và thảo luận nhóm đôi, sau đó một vài nhóm hỏi đáp trước lớp. Giải thích vì sao?
Bài tập 2:
Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ cột
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV yêu cầu Hs tiếp tục làm bài.
- Gọi Hs đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét, cho điểm Hs.
4.Củng cố 
So sánh ưu và khuyết điểm của hai loại biểu đồ?
GV chốt lại
* Biểu đồ tranh: dễ nhìn, khó thực hiện (do phải vẽ hình),chỉ làm với số lượng nội dung ít
* Biểu đồ cột: dễ thực hiện, chính xác, 
có thể làm với số lượng nội dung nhiều
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Làm bài 3 trang 4
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
- Là các tháng 7,8,9.
-HS làm bài
-HS nhận xét, sửabài
- Hs lắng nghe
Rút kinh nghiệm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Xác định được danh từ (DT) chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
 2. Vận dụng quy tắc viết hoa DT riêng đó vào thực tế.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Danh từ là gì? Cho vd?
- GV cho khổ thơ: "Vua Hùng....mấy đôi". Yêu cầu đọc và tìm DT trong khổ thơ đó.
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài. 
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách viết DT đó? Tại sao có DT được viết hoa, có DT lại không viết ? 
HĐ2: Tìm hiểu ví dụ
Bài1: Gọi HS đọc yêu nội dung. Yêu cầu thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu . Yêu cầu trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi. 
Bài3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung, yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
HĐ3: Ghi nhớ 
HĐ4: Luyện tập Làm BT1,2
-Cho HS đọc yêu cầu của BT và tự làm ở VBT
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét
 - Dặn về nhà học bài.
- 1HS trả lời. Cả lớp ghi DT trong 
khổ thơ đó
- HS trả lời: DT Hùng được viết hoa
- 1 HS đọc thành tiếng, các nhóm đôi trao đổi và tìm từ đúng.
BT 1. a) sông c) vua
 b) Cửu Long d) Lê Lợi
-1HS đọc yêu cầu BT
BT 2. a) sông : Tên chung để chỉ những dồng nước chảy tương đối lớn.
b) Cửu Long : Tên riêng của một dòng sông.
c) vua : Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Lê Lợi : Tên riêng của một vị vua.
* Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. 
* Những tên riêng của 1 loại sự vật như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
-Các nhóm thảo luận và viết vào vở BT
- HS về tìm 10 danh từ chung, 10 danh từ riêng. 
Rút kinh nghiệm
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
 2. Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại 1 câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa câu chuyện.
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn kể chuyện.
HĐ1: Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề. GV gạch dưới những từ quan trọng.
+ Thế nào là lòng tự trọng ?
+ Em đã đọc câu truyện nào về lòng tự trọng ?
+ Em đọc câu chuyện đó ở đâu ?
- GV ghi nhanh các tiêu chí lên bảng.
HĐ2: Kể chuyện trong nhóm
- GV chia nhóm 4 HS.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
HĐ3: Thi kể trước lớp 
 - GV tổ chức cho HS kể trước lớp
- GV nhận xét, cho điểm, tuyên dương 
3. Cũng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học .
- Biểu dương những HS chăm chú nghe bạn kể.
- 3 HS và nêu ý nghĩa kể câu chuyện.
- HS tự báo cáo việc chuẩn bị
- 1HS đọc đề, 1HS phân tích.
Đề bài : Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tự trong .
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Một số học sinh nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Có thể nói đó là chuyện quyết tâm vươn lên không thua kém bạn bè hay là người sống bằng lao động của mình, không ăn bám dựa dẫm, dối lừa người khác...
- HS thi kể, HS khác nhận xét bạn kể.
Tính điểm về nội dung, ý nghĩa truyện, cách kể, khả năng hiểu truyện của người kể....
- HS về kể cho người thân nghe. 
Rút kinh nghiệm
KĨ THUẬT
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG(tiết2)
I. MỤC TIÊU: 
	- Học sinh biết cách khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
	- Khâu được hai mép vải bằng mũi khâu thường .
	- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
	- Một số mẫu vải.Len sợi, chỉ khâu. Kim khâu len, thước kéo, phấn vạch.
III. HOẠT ĐỘNG- DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS nêu các bước khâu ghép hai mảnh vải bằng khâu mũi thường.
- GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
Giới thiệu bài (tiết2)
HĐ 1: Thực hành khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
- GV gọi HS nhắc lại quy trình khâu hai mép vải
- GV nhận xét và nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường:
+ Bước 1: Vạch đường dấu
+ Bước 2: Khâu lược
+ Bước 3: Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường,.
- Cho HS thực hành
- GV quan sát, theo dõi, uốn nắn thêm
HĐ 2 Đánh giá kết quả học tập của HS
+ GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm TH.
+ GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
+ GV nhận xét, đánh gía kết quả của HS. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập 
- Dặn chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho tiết sau.
- HS nhắc lại
- HS khác nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét 
 - 2HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
- HS thực hành
- HS trưng bày sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn trên.
+ Khâu ghép được 2 mép vải theo cạnh dài mảnh vải, đường khâu cách đều mép vải.
+ Dường khâu ở mặt trái tương đối thẳng.
+ Các mũi khâu tương đối cách đều nhau và bằng nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
- HS chuẩn bị cho tiết sau.
Rút kinh nghiệm
Thứ ba, ngày 8 tháng 10 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: GT : Không làm bài 2
Giúp HS ôn tập, cũng cố về :
 - Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên 
 - Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
 - Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Đọc biểu đồ bài tập 2 SGK 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: GV cho HS đọc lần lượt yêu cầu của các bài tập trong vở bài tập.
- Cho cả lớp tự làm vào vở bài tập.
HĐ3: Tiến hành chữa bài tập. 
Bài1 - GV yêu cầu học sinh lên bảng làm. 
 - GV treo bảng phụ, HS lên chữa bài.
Kết quả đúng: 
a) 2835918 b)2835916
c) 2 có giá trị là 2000000 trong số 82360945
 200000 trong số 7283096
 200 trong số 1547238
Bài 3: Dựa vào biểu đồ hãy viết tiếp vào chỗ chấm.
- GV treo bảng phụ, cho HS lên bảng viết tiếp 
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
Bài 4: Cho HS đọc lại bài toán.
- GV hỏi: Bài toán cho ta biết cái gì?
 Bài toán yêu câu chúng ta tìm gì?
3) Củng cố, dăn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về học bài 
- 2HS đọc
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS lên bảng làm, HS khác đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.
- HS đọc thầm yêu cầu, quan sát biểu đồ và viết tiếp vào chỗ chấm.
- 1HS lên bảng làm.
- 1HS lên bảng điền kết quả.
*Khối lớp ba có 3 lớp.Đó là các lớp 3A, 3B, 3C.
* Lớp 3A có 18 học sinh giỏi toán. Lớp 3B có 27 học sinh giỏi toán. Lớp 3C có 21 học sinh giỏi toán.
* Trong khối 3, lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp có ít học sinh giỏi nhất là 3A.
- HS đọc kết quả. lớp nhận xét.
- 1HS lên bảng giải bài toán.
- HS khác chỗ đọc bài giải.
Rút kinh nghiệm
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
 I. MỤC TIÊU:
 - Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và  ... ạt động3: làm bài 3
- GV kết luận lời giải đúng.
 Hoạt động4: Yêu cầu HS đọc BT4 
- GV gọi HS đặt câu.
C. Củng cố, dặn dò:. Nhận xét tiết học.
 - Dặn về làm lại BT1,4
- 1HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
-2 HS đọc yêu cầu nội dung.
BT 1. Thứ tự các từ cần điền : tự trong, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
BT 2.+ Một lòng một ngắn bó với lý tưởng, tổ chức hay với người nào đó là : trung thành
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi : trung kiên
+1 lòng 1dạ vì việc nghĩa là : trung nghĩa
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một : trung hậu
+ Ngay thẳng, thật thà : trung thực
-2 HS đọc lại lời giải đúng
- HS thảo luận nhóm, nhóm nào xong trước lên dán trên bảng
BT 3. a) trung có nghĩa là ở giữa : trung thu, trung bình, trung tâm.
b) trung có nghĩa là một lòng một dạ : trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên
- HS lần lượt đặt câu
Rút kinh nghiệm
ĐỊA LÝ
TÂY NGUYÊN
 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng:
 - Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
 GV vẽ sơ đồ lên bảng yêu cầu viết về các nội dung đã học về Trung du Bắc Bộ.
- GV nhận xét cho điểm.
1I.Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Tây Nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
GV chỉ khu vực TN trên bản đồ và giới thiệu:
- Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ, bản đồ và nêu cao nguyên từ Bắc xuống Nam.
- Yêu cầu thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
+ Nêu đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên?
- GV nhận xét, kết luận.
*HĐ2: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: Mưa, khô . Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xoá. Vào mùa khô nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
*HĐ3: Sơ đồ hoá kiến thức vừa học
-Yêu cầu thi đua giữa các tổ. 
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
- 2 tổ thi đua lên viết.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, chỉ trên bản đồ các cao nguyên: Kon Tum,......
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các cặp lên trình bày ý kiến.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Các tổ trao đổi trình bày một cách ngắn gọn đầy đủ.
- Sau đó trình bày ý kiến.
- HS khác bổ sung.
*Ghi nhớ : Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác như cao nguyên Kom Tum, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh.... Ở đây khí có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
Rút kinh nghiệm
Thứ năm, ngày 10 tháng 10 năm 2013
TOÁN
PHÉP CỘNG
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về: 
 - Cách thực hiện phép cộng (có nhớ và không nhớ).
 - Kĩ năng làm tính cộng.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài mới: 
Giới thiêu, ghi mục bài.
HĐ 1: Củng cố kĩ năng làm tính cộng
- GV viết 2 phép tính:
 48352 + 21026 và 367859 + 541728 
+ Hỏi Em nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính ntn ? Thực hiện phép tính theo thư tự nào?
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm vào VBT sau đó gọi 1 HS đọc kết quả.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu trong lớp.
Bài3: Giáo viên gọi HS đọc đề bài
GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 4: GV cho HS tự làm.
X - 363 = 975 207 + X = 815
X = 975 + 363 X = 815 - 207
X = 1338 X = 608
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học,.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 - HS theo dõi và đọc lại mục bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS kiểm tra lại bài làm của bạn.
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm VBT 
- HS làm bài sau đó kiểm tra bài của bạn
BT 1. Tính
a) 4685 + 2347 = 7032 
 6094 + 8566 = 14660 
 57696 + 814 = 58510 
b)186954 + 247436 = 434390 
 514625 + 82398 =597023
 793575 + 6425 = 800000
- HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng phụ, lớp làm VBT
BT 3. Giải 
Huyện đó trồng đuợc tất cả số cây :
 325164 + 60830 = 385994 (cây)
 Đáp số : 385994 cây
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở. 
Rút kinh nghiệm
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh. HS nắm được cố truyện, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
 - Tóm tắt nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Bảng phụ
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ: HS đọc phần ghi nhớ tiết trước - GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài .
2. Tìm hiểu ví dụ
HĐ1: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV dán tranh minh hoạ theo thứ tự như SGK Hỏi: 
 + Truyện có những nhân vật nào?
 + Câu chuyện kể lại chuyện gì?
 + Truyện có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc lời dới mỗi tranh
HĐ2:Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Y/c HS quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi. 
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai làm gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng như thế nào? 
- Xây dựng đoạn của truyện dựa vào câu hỏi.
- Tổ chức thi kể từng đoạn 
3.Củng cố, dặn dò: Câu chuyện nói lên điều gì? Nhận xét tiết học.
- Về viết lại câu chuyện 
- 1 HS đọc phần ghi nhớ
- 1HS kể lại truyện .
- HS quan sát tranh, đọc thầm phần lời dưới mỗi tranh và trả lời câu hỏi.
 + Truyện có những nhân vật : chàng tiều phu và một cụ già chính là ông tiên.
+ Nội dung câu chuyện nói về chàng trai được tiên ông thử rhách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- 3 - 5HS kể cốt truyện
- HS trả lời câu hỏi
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu quăng xuống nước.
+ Chàng buồn bã nói : “Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây “.
+ Hình dáng chàng tiều phu : Chàng tiều phu nghèo ở trần, quấn khăn mỏ rìu.
+ Lưỡi rìu sắt bóng nhoáng.
Rút kinh nghiệm
CHÍNH TẢ
( Nghe-viết ) NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu
Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài .
Làm đúng BT 2 ( BT chung ) , BTCT phương ngữ 3 b
II. Đồ dùng dạy học
- 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3b.
 - Một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng sau phát cho HS sửa lỗi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A/ Kiểm tra bài cũ. 
Gọi 1HS lên đọc các từ ngữ : lẫn lộn, nô nức, lo lắng, làm nên, lang ben, cái xẻng, hàng xén, léng phéng...
GV nhận xét, cho điểm.
 B/ Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài. 
GV giới thiệu và ghi mục bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung truyện
- Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
- Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Cho HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được.
HĐ 3 Hướng dẫn trình bày
- Gọi HS trình bày lại cách các lời thoại.
HĐ 4: Viết chính tả - GV đọc cho HS viết .
HĐ4: Thu và chấm bài
- GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Làm BT1,2 VBT:
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải 
 C/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên đọc
- HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Học sinh lắng nghe.
- 2HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
- HS tìm và viết từ khó vào nháp.
 HS đọc từ khó: Ban- dắc, truyện dài, truyện ngắn...
- 1HS Trình bày
- HS viết vào vở.
- Từng cặp trao đổi vở khảo bài.
- HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở. 
- Lớp nhận xét
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2013
TOÁN
PHÉP TRỪ
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về:
 	- Cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ)
 	- Kĩ năng làm tính trừ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: 
GV ghi bảng: 12458+98765;
7896+145621, y/c HS đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Củng cố kĩ năng tính trừ 
Gv viết lên bảng hai pháp tính trừ: 
865279 -450237; 647253 - 285749 
- Yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính và tính
- Hỏi: Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiện ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
- GV nêu phép tính trừ: 647253-285749 , tương tự như trên.
HĐ3: Thực hành.
Bài1: Đặt tính rồi tính: 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài2: HS đọc yêu cầu của bài tập, tự làm vào vở.
Bài3: Gọi HS đọc nội dung BT
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
Bài4: Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT và vẽ vào vở.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét, dặn do HS
 - 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp.
- HS lắng nghe
- 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp
*Muốn thực hiện tính trừ ta làm như sau : Đặt tính viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu “-“ và kẻ gạch ngang. Tính từ phải sang trái.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 Giải 
Độ dài quóng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM là :
 1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số : 415 km
- HS làm BTvào vở.
 Giải 
Năm ngoái học sinh của tỉnh đó rồng số cây là :
 214800 - 80600 = 134200 (cây )
Cả hai năm trồng số cây là :
 214800 + 134200 = 349000 (cây)
 Đáp số : 349000 cây
Rút kinh nghiệm
SINH HOẠT LỚP
SƠ KẾT TUẦN 6
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau
- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Các hoạt động
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Hs ổn định và duy trì nề nếp đi học đúng giờ và bước đầu thực hiện đúng theo nội quy của lớp và nhà trường đề ra.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung tình hình lớp tuần qua
 -> xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
4. Phương hướng tuần tới:
- Phổ biến công việc chính tuần 7
- Thực hiện tốt công việc của tuần 7
- Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra.
Rút kinh nghiệm
GV soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 6.doc