Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 năm 2011

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 năm 2011

Toán tr40-tiết31

 Luyện tập

I/ Mục tiêu:

- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ .

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.

II/ Đồ dùng dạy học

 Sách giáo khoa, vở bài tập.

III/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.

- 1 HS lên bảng làm , nêu miệng cách đặt tính và cách tính của 83 352 + 21 026.

- GVvà cả lớp nhận xét.Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ

 Mục tiêu:HS nắm lại cách đặt tính và tính trong phép cộng, phép trừ. và biết cách thử lại phép cộng , thử lại phép trừ.

PP & HT: LT, thực hành, cá nhân

 Bài tập 1 :a/ GV nêu phép cộng và ghi lên bảng: 2416 + 5164

- 1 HS lên bảng thực hiện phép cộng ,vừa viết vừa nêu( cách đặt tính, thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái)

 + GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách: lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu kết quả bằng số hạng còn lại thì phép cộng đã làm đúng.

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2011
Toán tr40-tiết31 
 Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ .
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
II/ Đồ dùng dạy học
 Sách giáo khoa, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
- 1 HS lên bảng làm , nêu miệng cách đặt tính và cách tính của 83 352 + 21 026.
- GVvà cả lớp nhận xét.Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ
 Mục tiêu:HS nắm lại cách đặt tính và tính trong phép cộng, phép trừ. và biết cách thử lại phép cộng , thử lại phép trừ.
PP & HT: LT, thực hành, cá nhân 
 Bài tập 1 :a/ GV nêu phép cộng và ghi lên bảng: 2416 + 5164 
- 1 HS lên bảng thực hiện phép cộng ,vừa viết vừa nêu( cách đặt tính, thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái) 
 + GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách: lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu kết quả bằng số hạng còn lại thì phép cộng đã làm đúng.
- 1 HS lên bảng thực hiện thử lại phép cộng, cả lớp làm vào vở nháp.
+ 2 HS nêu lại cách thử lại phép cộng.
b/ Phần b: 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. GV HD lớp nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2: GV nêu phép trừ và ghi lên bảng: 6839 – 482 
- 1 HS lên bảng thực hiện phép trừ vừa viết vừa nêu( cách đặt tính, thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái) 
 + GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách: lấy hiệu cộng với số trừ , nếu kết quả bằng số bị trừ thì phép trừ đã làm đúng.
- 1 HS lên bảng thực hiện thử lại phép trừ, cả lớp làm vào vở nháp.
+ 2 HS nêu lại cách thử lại phép trừ.
 b/ Phần b: 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. GV HD lớp nhận xét, chữa bài.
* GV củng cố cách thử lại phép cộng, phép trừ ( SGK). 2 HS nêu lại 
Hoạt động 2: Giải toán và tìm thành phần chưa biết của phép tính
Mục tiêu: Củng cố giải bài toán có lời văn và tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ. 
PP & HT: LT, thực hành, cá nhân 
Bài 3: - 1 HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ trong phép tính.
- Cả lớp làm bài vào vở.2 HS lên bảng làm 
- GV hướng dẫn lớp nhận xét.chữa bài.
a, x + 262 = 4848 b, x - 707 = 3535
 x = 4848 - 262 x = 3535 + 707
 x = 4586 x = 4242
* GV củng cố về cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ. 
Hoạt động nối tiếp .GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài trong vở bài tập .
Tập đọc tr66-tiết13
Trung thu độc lập
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KNS: Giúp Hs biết xác định giá trị; Đảm nhận trách nhiệm(xác định nhiệm vụ của bản thân).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi đoạn văn HD HS đọc diễn cảm.
- Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây.
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học ở bài trước
- 2HS nối nhau đọc truyện Chị em tôi.Trả lời câu hỏi: Câu chuyện khuyên ta điều gì? 
- GV nhận xét,cho điểm, giới thiệu chủ điểm và bài học . 
- HS quan sát tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: Luyện đọc
Mục tiêu:HS đọc luư loát và trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm đoạn văn
PP & HT: Cá nhân, nhóm: 
- 1HS khá đọc toàn bài: 
HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài. GVkết hợp sửa lỗi phát âm cho HS Và giúp HS hiểu nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc theo cặp. 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi của bài và hiểu nội dung bài
PP & HT: Hỏi đáp,Cá nhân, nhóm.
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi : Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em vào thời điểm nào?. HS đọc thầm trả lời câu hỏi 1trong SGK.
ý1 :Nói lên cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên, mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em). 
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
ý2:Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tương lai tươi đẹp.
HS + GV nhận xét, rút ra nội dung của bài học:
Nội dung :Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước .
 Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Mục tiêu: biết đọc diễn cảm đoạn văn 
PP & HT: Cá nhân, nhóm.
DD Bảng phụ ghi đoạn văn HD HS đọc diễn cảm.
- 2 HS nối nhau đọc 2đoạn của câu chuyện. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọcvà thể hiện đúng giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọcvà thi đọc diễn cảm đoạn 2. 
- HS luyện đọc theo nhóm ba, một số HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS + GV nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học. HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011
Toán tr41-tiết32
Biểu thức có chứa hai chữ
I/ Mục tiêu:
 - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ.
 - Biết tính giá trị một biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
II/ Đồ dùng dạy học : bảng fụ
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ
Mục tiêu :HS nhân biết biểu thức có chứa hai chữ và tính được biểu thức có chứa hai chữ khi thay chữ bằng số.
PP & HT: Luyện tâp thực hành, cá nhân
DD : bảng fụ
 a- Biểu thức có chứa hai chữ.
 - GV treo bảng, nêu ví dụ và trình bày lên bảng , giải thích yêu cầu của bài tập
- GV nêu mẫu: anh câu được 3 con cá( viết 3 vào cột đầu của bảng). Em câu được 2con cá( viết 2 vào cột thứ 2của bảng).Cả 2 anh em câu được bao nhiêu con cá?( HS trả lời,GV hướng dẫn HS viết vào dòng thứ 3 trong bảng)
 - HS cho các số khác nhau ở các cột rồi ghi số và biểu thức tương ứng ở các cột. GVnêu vấn đề : Nếu thêm a quyển vở , thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
 - GV giới thiệu : a + b là biểu thức có chứa hai chữ.( 3 HS nhắc lại)
 b- Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
 - GV nêu biểu thức có chứa hai chữ chẳng hạn a + b rồi tập cho HS nêu như SGK.
 - Nếu a =3 , b = 2 thì a + b = 3+ 2 = 5 
 + GV nêu : 5 là giá trị của biểu thức a + b ( 4 HS nhắc lại )
 - GV hướng dẫn tơng tự với các trường hợp a =4 ,b =0 và a = 0, b = 1 .
* GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét:Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu Củng cố cách tính giá trị của biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
PP & HT: Luyện tâp thực hành, cá nhân
Bài tập 1, 2a,b : - HS suy nghĩ và làm bài vào vở
 - Lần lượt từng HS lên bảng làm . 
 - GV hướng dẫn HS nhận xét ,chữa bài.
 Bài tập 3-2cột: - GV kẻ bài lên bảng , Hs kẻ vào vở
 - 2 HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở.
 - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét ,chữa bài.
a
12
28
60
b
3
4
6
a x b
36
112
360
a : b
4
7
10
Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học .
 - HS về nhà làm bài trong vở bài tập.
Luyện từ và câu: tr68-tiết13
Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
I/ Mục tiêu:
HS nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
HS Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (Bài tập 1, 2.mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.(Bài tập 3).
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ-bài tập 1.
III/ Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
- 1 HS nêu nội dung ghi nhớ ở tiết LTVC (T 6)- 1 HS nêu miệng bài tập 4 phần luyện tập. GV hướng dẫn lớp nhận xét, chữa bài 
*GV giới thiệu bài mới
Hoạt động1 : Nhận xét và ghi nhớ
 Mục tiêu HS nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
PP & HT: Thảo luận nhóm, cá nhân.
 Bài tập : - HS đọc nội dung, yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm 
- GV phát phiếu cho các nhóm, HD HS đọc từng câu, và làm từng câu.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, chữa bài và chốt lời giải đúng. Cả lớp làm bài vào VBT.
+ Ghi nhớ: - 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm.
* GV : Với các dân tộc Tây Nguyên cách viết một số tên người, tên đất có cấu tạo phức tạp hơn (như: Y Bi , A – lê - ô, K rông A – na, )
 - Tên người Việt Nam gồm họ, tên đệm,(tên lót) và tên riêng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Mục tiêu:. HS Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam
PP & HT: Thảo luận nhóm, cá nhân.
Đồ dùng dạy học : Bảng phụ-bài tập 1.
Bài tập 1:- HS đọc nội dung của bài. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài vào VBT
- 1 HS làm Bảng fụ. GV hướng dẫn HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài.HS trao đổi theo cặp. 3 HS lên bảng làm bài
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, chữa bài và kết luận 
Bài tập 3: HS đọc nội dung của bài. Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm nội dung bài
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, chữa bài 
* GV củng cố về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam( ghi nhớ SGK)
Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học.
 - HS về nhà học thuộc ghi nhớ, xem lại bài tập 2
Khoa học tr28-tiết13
Phòng bệnh béo phì
I/ Mục tiêu: 
- Nêu cách phòng bệnh béo phì.
- ăn uống hợp lý, điều độ, ăn chậm, nhai kỹ.
- năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
KNS : Giúp Hs có :
	+Kn giao tiếp hiệu quả : nói với những người trong GĐ hoặc người khác nguyên nhân và cách fòng bệnh do ăn thừa chất DD ; ứng xử đúng đối với bạn hoặc người khác bị béo fì.
	+ KN ra quyết định : thay đổi thói quen ăn uống để fòng tránh bệnh béo fì.
	+ KN kiên định : thực hiện chế độ ăn uốngvà HĐ thẻ lực fù hợp với lứa tuổi.
II/ Đồ dùng dạy học
 - Hình trang 28, 29 SGK. Phiếu học tập
III/Hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
Mục tiêu: HS nhận dạng được bệnh béo phì ở trẻ. Nêu được tác hại của bệnh béo phì. 
PP & HT: Thảo luận nhóm.
DD: fiếu học tập
Bước1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm. YC hs thực hiện theo CH trên fiếu: Làm thế nào để nhận biết đc 1 người bị bện béo fì? Tác hại của bệnh béo fì là gì?
 - HS các nhóm quan sát các hình trong SGK. Thảo luận câu hỏi. 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số HS đại diện cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV chốt nội dung : Một em có thể được xem là béo phì khi: Cân nặng hơn mức quy định so với chiều cao.Có lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, vú và cằm.Bị hụt hơi khi gắng sức.
- GV nêu tác hại của bệnh béo phì.
Hoạt động 2: Thảo luận về n ... uy hiểm của các bệnh này.
PP&HT: đàm thoại, cá nhân.
Hỏi: Trong lớp ta có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?Kể các bệnh lây qua đường tiêu hoá khác mà em biết?
* GV nêu cho HS biết triệu trứng của một số bệnh tiêu chảy, tả, lị.
Hỏi:Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
* GV kết luận về tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Hoạt động 2:Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá 
Mục tiêu:HS nêu nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
PP&HT:Thảo luận nhóm5
Bước1:Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm. 
 - HS các nhóm QS các hình trang 30, 31 trong SGK. Thảo luận câu hỏi 2,3-tr30. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS đại diện cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV chốt nội dung : Đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cần: Giữ vệ sinh ăn uống. Giữ vệ sinh cá nhân.. Giữ vệ sinh môi trường.
Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động
PP&HT:Thảo luận nhóm5
 Mục tiêu:HS có ý thức giữ gìn VS phòng bệnh và vận động mọi ngời cùng thực hiện.
DD : giấy A3, mày vẽ. 
Bước 1: GV chia lớp thành 4 đội. Giao nhiệm vụ cho các đội . 
Bước 2: các nhóm thảo luận theo hướng dẫn của GV. 
Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm của mình. Đaị diện phát biểu cam kết của nhóm.
-GVđánh giá, nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động hay.
-3 HS đọc mục bạn cần biết trong SGK
 Hoạt đông nối tiếp:. GV nhận xét tiết học. 
 - HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: tr74-tiết14
Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I/ Mục tiêu:
- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong bài tập 1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
II/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí Việt Nam , 1bảng fụ cho Hs làm BT1, 3 bảng fụ cho Hs chơi TC ở BT2. VBT. 3Xúc xắc, các bộ câu hỏi cho Hs chơi TC ở BT2.
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
1 HS nêu nội dung ghi nhớ ở tiết LTVC ở tiết trước
 - 1 HS viết ví dụ về tên người, một HS viết ví dụ về tên địa lí để giải thích quy tắc.
GV hướng dẫn lớp nhận xét, chữa bài 
*GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Mục tiêu: - Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong bài tập 1
PP&HT:LTTH,nhóm,CN.
Đồ dùng dạy học:- Bản đồ địa lí Việt Nam , bảng fụ cho Hs làm BT1, 3 bảng fụ cho Hs chơi TC ở BT2. VBT. 3Xúc xắc, các bộ câu hỏi cho Hs chơi TC ở BT2.
Bài tập 1:- HS đọc nội dung của bài. YC Hs HĐ nhóm đôi
 - 1 HS đọc giải nghĩa từ Long Thành( ở cuối bài)
- Các nhóm thảo luận làm vào VBT. 1 nhóm làm ở bảng fụ. 
- Đại diện nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, chữa bài, chốt lời giải đúng
- Cả lớp chữa bài vào VBT
+ GV lưu ý HS: Hàng Hài là tên cũ của một đoạn phố từ ngã tư Hàng Trống đến ngã tư Phủ Doãn. Đoạn phố này bây giờ thuộc phố Hàng Bông.
Bài tập 2: Trò chơi: Du lịch trên bản đồ VN
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp, giải thích yêu cầu của bài.
- GV YC Hs chia nhóm 6
- GV HD Hs cách chơi
- Hs thực hiện.
* GV củng cố về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: 
- Tên người gồm có : họ, tên, hoặc họ, tên đệm, tên riêng. khi viết tên người : viết hoa chữ đầu tất cả các tiếng tạo thành.
- Tên địa lý Việt Nam gồm có từ một tiếng đến nhiều tiếng hợp thành . khi viết tên địa lý Việt Nam : Viết hoa chữ đầu các tiếng tạo thành.
Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. 
 - HS về nhà học thuộc ghi nhớ, xem lại bài tập 2
 Thứ 6 ngày 14 tháng10 năm 2011
Toán tr45-tiết35
Tính chất kết hợp của phép cộng.
I/Mục tiêu:
-biết tính chất kết hợp của phép cộng.
-Bước đầu sử dụng được tính chấtgiao hoánvà tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II/Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ghi phần VD trong SGK(để trống 2 cột sau) .
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng 
Mục tiêu :-biết tính chất kết hợp của phép cộng
PP&HT:Hỏi đáp,thực hành,CN..
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng ghi phần VD trong SGK.
- HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c. Mỗi lần cho a,b, c nhận giá trị thì yêu cầu HS tính giá trị (a +b) + c và a+ (b + c ) rồi so sánh 2 tổng
Ví dụ: a = 20 , b = 30, c = 40 thì (a + b) + c = (20 + 30) + 40 = 90 và a +( b + c) = 20 + (30 + 40) =90. 
- Làm tương tự với các trường hợp khác của a ,b, c
* GV cho HS nhận xét: Ta thấy(a + b) + c = a+ (b + c ) Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.( 3 HS nhắc lại)
+ GV lu ý HS :Khi phải tính tổng của ba số a + b + c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải, tức là: a + b + c = (a + b) + c = a+ (b + c )
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu Bước đầu sử dụng được tính chấtgiao hoánvà tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
PP&HT:Hỏi đáp,thực hành,CN..
 Bài tập 1: - (a)dòng2,3 (b)dòng1,2.
 HS suy nghĩ và làm bài vào vở
 - 4 HS lên bảng làm .
 - GV hướng dẫn HS nhận xét ,chữa bài.
* GV củng cố lại tính chất kết hợp trong phép cộng cho HS ( SGK, 3 HS nhắc lại )
 Bài tập 2: - HS đọc đề bài. GV nêu yêu cầu của bài.
 - 1 HS lên bảng làm bài,cả lớp làm vào vở.
 - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét ,chữa bài. ĐS:176.950.000 đồng
* GV củng cố lại tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng cho HS .
Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học .
 - HS về nhà làm bài trong vở bài tập
Lịch sử: tr21-tiết7
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo ( Năm 938 )
I/ Mục tiêu:
Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng ; Ngô Quyền quê ỡ xã Đường Lâm con rể của Dương Đình Nghệ. 
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán . Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch 
+ ý nghĩa trận Bach Đằng: chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kỳ nước ta bị phong kiên phương Bắc đô hộ, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ trận đánh trên sông Bạch Đằng. bản đồ tự nhiên vn.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thông tin về Ngô Quyền. 
Mục tiêu: HS biết được một số những thông tin về Ngô Quyền
PP&HT:Hỏi đáp,CN 
- 2 HS đọc mục 1 trong SGK, cả lớp đọc thầm.
? NQ đã dùng ké gì để đánh giặc? KQ ra sao?
- 3 HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền.
* GV kết luận:Ngô Quyền là người xã Đường Lâm ( Hà Tây) , là con rể ông Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền là người có tài Ông chỉ huy quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Hoạt động 2: HS tìm hiểu diễn biến của trận Ngô Quyền 
Mục tiêu: HS dựa nội dung trình bày được diễn biến chính của chiến thắng BĐ.
PP&HT:THảo luận,Hỏi đáp
Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trận đánh trên sông Bạch Đằng.
 - 2 HS đọc mục 2 trong SGK ( Từ sang đánh nước ta thất bại ), cả lớp theo dõi trong SGK trả lời các câu hỏi sau: 
 + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
 + Quân Ngô Quyền dựa vào thuỷ triều để làm gì?
 + Trân đánh diễn ra như thế nào? Kết quả trận đánh ra sao? 
-Gv treo tranh
- 2 HS dựa vào kết quả trả lời và tranh thuật lại diễn biến của trận Bạch Đằng.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 3: HS tìm hiểu kết quả và ý nghĩa của trận Ngô Quyền
Mục tiêu: HS nêu đc kết quả của chiến thắng BĐ.
Hỏi : Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
* GV kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PK phương Bắc đô hộ. Đây chính là KQ của chiến thắng BĐ của NQ.
Hoạt đông nối tiếp: -2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK . GV nhận xét tiết học
. - HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn : tr75-tiết14
Luyện tập phát triển câu chuyện.
I/Mục tiêu
-Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa vào trí tưởng tượng.
-Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
KNS : Giúp hs có Kn +Tư duy sáng tạo ; phân tích, fán đoán.
	+Thể hiện sự tự tin.
	+Hợp tác.
II/Đồ dùng dạy học
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài trước
- 2 HS đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện vào nghề. 
- GV hướng dẫn lớp nhận xét, cho điểm. 
* GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài tập 
Mục tiêu: Giỳp Hs Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa vào trí tưởng tượng
PP&HT:Luyện tập ,thực hành ,cá nhân.
Bài tập :
-Gv ghi đề bài
a/ Xác định yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc đề bài và các gợi ý, cả lớp đọc thầm
- GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.
+ GV gạch chân những từ quan trọng của đề bài: Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện đó theo trình tự thời gian.
- HS đọc thầm 3 gợi ý , suy nghĩ trả lời.
- HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. 
- các nhóm cử người lên thi kể trước lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- HS viết bài vào vở.
- 2 HS đọc bài viết. GV nhận xét chấm điểm
- GVkết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất.
Hoạt động nối tiếp: - 2 HS nói về cách phát triển câu chuyện.
- HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân nghe.
CHIỀU THỨ 3:
Mĩ thuật tr -tiết7
Vẽ theo mẫu
Vẽ quả có dạng hình cầu
I-Mục tiêu
 -HS nhận biết hình dáng, đặc diểm và cảm nhận được vẻ đẹp một số loại quả dạng hình cầu.
 -HS biết cách vẽ và vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo mẫu hoạc theo ý thích.
 -HS yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II-Chuẩn bị:
1-GV:-SGK, SGV, ảnh về một số loại quả hình cầu, một và quả dạng hình cầu có màu sắc, đậm nhạt khác nhau
 -Bài vẽ của học sinh khoá trước.
2-HS:-SGK, vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III-Các PP dạy học
 GV sử dụng các PP quan sát, hỏi đáp, trực quan, luyện tập thực hành.
IV-Hình thức tổ chức dạy học
 cá nhân, cả lớp
V-Các hoạt động dạy học
 Nhất trí với nội dung SGV mĩ thuật
VI-Củng cố,dặn dò
 -Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị đồ dùng tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc