Giáo án Địa lí - Lớp 4 - Bài: Đồng bằng bắc bộ

Giáo án Địa lí - Lớp 4 - Bài: Đồng bằng bắc bộ

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:

 + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.

 + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.

 + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.

- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.

- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ. Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, đê ven sông.

- HS: SGK; tập bài học.

 

docx 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 2184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí - Lớp 4 - Bài: Đồng bằng bắc bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: ĐẠI LÍ - LỚP 4
BÀI: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(GD BVMT; GD ƯPBĐKH)
NGÀY DẠY: 29 THÁNG 10 NĂM 2013
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
 + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.
 + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
 + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ. Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, đê ven sông.
- HS: SGK; tập bài học.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ ?
+ Để phủ xanh đất trống, đồi trọc người dân ở vùng Trung du Bắc Bộ đã làm gì ? 
- Hát vui
- Vùng trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như hình bát úp. 
- Để che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi người dân ở đây đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
C. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu về đặc điểm Trung du Bắc Bộ, vậy còn đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì. Bài địa lí hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó chúng ta học bài Đồng bằng Bắc Bộ. 
- Nhắc lại tựa bài.
* Hoạt động 1: Đồng bằng lớn nhất miền Bắc
- Dựa vào kênh chữ và quan sát lượt đồ hình 1 ở SGK trang 98 trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy chỉ vị trí của bằng Bắc Bộ trên lược đồ đồng bằng Bắc Bộ? 
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình gì ? Diện tích rộng khoảng bao nhiêu km2 ?
+ Địa hình của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? 
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Thực hiện
- Hoạt động nhóm
- Trình bày
+ Em hãy chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ đồng bằng Bắc Bộ? 
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình gì ? Diện tích rộng khoảng bao nhiêu km2 ?
+ Địa hình của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? 
+ Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam? 
* Chốt: Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.
*Hoạt động 2: Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ để trả lời các câu hỏi sau:
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Tìm vị trí sông Hồng và sông Thái Bình và một số sông khác của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ ?
+ Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
+ Để hạn chế việc ngập lụt người dân đã làm gì ?
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
- Gọi các nhóm trình bày
+ Tìm vị trí sông Hồng và sông Thái Bình và một số sông khác của bằng Bắc Bộ trên lược đồ ?
+ Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
+ Để hạn chế việc ngập lụt người dân đã làm gì ?
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
* Giảng thêm: Qua hai HĐ ta thấy đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven sông có các đê để ngăn lũ.
* Giáo dục ƯPBĐKH:
- Không chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ mới có lũ lụt. Chúng ta sống ở Miền Nam tuy chưa trực tiếp chứng kiến cảnh ngập lụt cũng như việc bảo vệ đê điều của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên người dân ở đồng bằng sông Cửu Long như chúng ta vẫn phải chịu những đợt triều cường do hệ thống sông Cửu Long dâng lên đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy theo các em trong mùa nước nổi các em cần phải quan tâm điều gì ?
D. Củng cố 
* Trò chơi
- Phổ biến luật chơi
- Cho HS thực hiện trò chơi
E. Dặn dò
- Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét tiết học.
+ HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác; Diện tích rộng khoảng 15 000 km2
+ Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng này thường uốn lượn quanh co.
- HS lên chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- 2 HS đọc.
- Đọc mục 2.
- Thảo luận nhóm
- HS lên trình bày
+ HS lên chỉ vị trí sông Hồng và sông Thái Bình và một số sông khác của bằng Bắc Bộ trên lược đồ
+ Nước sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng, đường xá, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng,...
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để ngăn lũ...
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm: cao, vững chắc...
+ Người dân còn đào mương dẫn nước tưới phục vụ cho phát triển nông nghiệp...
- HS đọc nội dung.
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Thực hiện trò chơi.
- Sưu tầm tranh ảnh về trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
HIỆU TRƯỞNG
Người soạn
Bùi Thanh Cường

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai Dong bang bac bo..docx