Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Dạ Lê

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Dạ Lê

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ và cách thử phép cộng, phép trừ.

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.

* Làm được BT4, 5.

II. Đồ dùng dạy học :

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Dạ Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7
 Thứ hai ngày 30 tháng 09 năm 2013
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ và cách thử phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
* Làm được BT4, 5.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1 - 2’)
2. Hướng dẫn luyện tập: (28-30’)
²BT1: 
- GV ghi phép tính 2146 + 5146, yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 
- Vì sao em biết bạn làm đúng ? 
- Cách thử phép cộng như thế nào? 
- GV nêu lại cách thử phép cộng 
- Gọi HS làm các bài còn lại và thử lại 
- Nhận xét, ghi điểm
²BT 2: 
- GV viết phép tính : 6839 - 482, yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 
- Vì sao em biết bài của bạn đúng hay sai? 
- Nêu cách thử lại phép trừ? 
- GV nêu cách thử lại phép trừ 
- Yêu cầu HS làm bài và thử lại 
- Nhận xét, ghi điểm
²BT 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài gọi HS giải thích cách tìm x của mình. 
²BT 4: (*)
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Gọi HS đọc câu trả lời.
²BT5: (*)
- Y/c HS đọc đề bài và nhẩm không đặt tính 
3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào nháp.
- Gọi HS nhận xét. 
- HS trả lời.
- Lắng nghe. 2-3HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào nháp.
- Gọi HS nhận xét.
- HS trả lời.
- Lắng nghe. 2 - 3HS nhắc lại.
- Tìm x.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 a. x = 4586 b. x = 4242
- HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ chưa biết trong phép trừ để giải thích cách tìm x.
- 1 HS đọc đề bài.
- Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn:
3143 – 2428 = 715 (m)
- Số lớn nhấtcó 5 chữ số là: 99999
- Bé nhất có 5 chữ số là: 10000
 Hiệu của chúng bằng 89999
- Lắng nghe.
Tập đọc:
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch; Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung 
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước(Trả lời các CH trong SGK).
- KNS: xác định giá trị. Đảm nhận trách nhiệm( xác định nhiệm vụ của bản thân) ( Trải nghiệm . Thảo luận nhóm. Đóng vai)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3 - 4’)
- Gọi 2 HS đọc bài Chị em tôi và trả lời câu hỏi 1,2. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới:
 * Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài:
* Luyện đọc: (9 - 10’)
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn. (GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có)
- Gọi 2 HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 3.
- Các nhóm thi đọc trước lớp. 
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
* Tìm hiểu bài: (10 - 11’)
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? 
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
- Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
- Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? 
* Luyện đọc diễm cảm: (9 - 10’)
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi đoạn 2. 
- Gọi một số nhóm đọc trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố - Dặn dò: (2 - 3’)
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng 
- Nhận xét bài đọc của bạn.
- Lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp theo trình tự.
+ Đoạn 1: Đêm nay của các em.
+ Đoạn 2: Anh nhìn trăng đến vui tươi.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 2 HS đọc
- Luyện đọc nhóm 3 .
- Các nhóm thi đọc.
- Lắng nghe.
- Trăng ngàn và gió núi bao la...
- Dưới ánh trăng, dòng thác đổ xuống làm chạy máy phát điện...
+ Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều. 
- Ước mơ của anh chiến sĩ đã thành hiện thực...
- Trả lời
- Bài văn thể hiện tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về một tương lai tốt đẹp của đất nước.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 3 đến 5 HS thi đọc
- 3 đến 5 HS thi đọc
- 4 HS đọc toàn truyện 
- Lắng nghe.
Chính tả: (Nhớ - viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT 2a/b, * Làm được 3 a/b.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1 - 2’)
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
* HĐ 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- Khi nghe Cáo nói, Gà đã đáp lại như thế nào?
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Cách trình bày thể thơ này?
- Tìm các tên riêng trong bài?
- Các tên riêng này được viết như thế nào?
- Lời của nhân vật được viết như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó( dụ, loan tin, co cẳng, gian dối..)
- HS gấp sách và nhớ lại đoạn thơ viết bài.
- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi.
- Nhận xét chung.
* HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập (8- 9’)
² Bài 2a: Tìm chữ thích hợp bắt đầu bằng tr/ch 
- GV dán 3 - 4 băng giấy nhỏ lên bảng, gọi 3 - 4 nhóm thi tiếp sức. 
- GV nhận xét, chốt ý đúng. 
² Bài 3 b: 
- Yêu cầu bài tập là gì?
- GV cho HS tìm từ nhanh 
- Nhận xét chốt ý đúng.
 3. Củng cố - Dặn dò: (2 - 3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Xin được ghi ơn, có cặp chó săn chắc loan tin này.
- Thể thơ lục bát. Câu 6 tiếng lùi vào 2 ô, 8 tiếng lùi vào 1 ô.
- Gà Trống, Cáo.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.
- Hai chấm, mở ngoặc kép, viết hoa chữ cái đầu.
- Đọc, viết từ khó.
- HS viết bài 
- Rà soát lỗi. 
- Đổi vở nhau, kiểm tra lỗi; đổi lại vở, chữa lỗi.
- Nêu yêu cầu. 
- Mỗi HS trong nhóm chuyền bút cho nhau điền nhanh tiếng tìm được.
trí/ chất/ trong/ chế/ chinh/ trụ/ chủ.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Trả lời: vươn lên, tưởng tượng
- Lắng nghe.
 Thứ ba ngày 01 tháng 10 năm 2013
Toán:
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ 
- Biết tính gía trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
* Làm các BT còn lại của BT2, 3 và bài 4.
II. Đồ dùng dạy học: - Bài giảng PownPoint.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2-3’) - Tính giá trị biểu thức.
537 – (50+a), với a=17
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* HĐ 1:Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ(6-7’)
- Gọi HS đọc đề toán ví dụ.
- Muốn biết cả 2 anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
- Treo bảng số và hỏi: Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì 2 anh em câu được mấy con cá ? GV ghi vào bảng. 
- Giới thiệu tương tự với các trường hợp còn lại 
- Nếu anh câu được a con cá và em câu được b cá thì số cá mà 2 anh em câu là bao nhiêu? 
- a + b gọi là biểu thức có chứa 2 chữ. 
 * HĐ 2: Giá trị biểu thức có chứa 2 chữ (6-7’) 
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ? 
- Vậy 5 là 1 giá trị của biểu thức a + b. 
- Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ? 
- Mỗi lần thay a và b bằng số ta tính được gì?
* Luyện tập (14-15’)
² Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài rồi làm bài.
- Nhận xét.
² Bài 2 (a, b):
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài. 
- Mỗi lần thay các chữ số a và b bằng các số chúng ta được gì ? 
² Bài 3 (hai cột): 
- Khi thay các giá trị a và b vào biểu thức chúng ta cần chú ý thay 2 giá trị a,b ở cùng một cột
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
² Bài 4 (*)
- GV tiến hành tương tự như bài tập 3.
 3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- HS đọc ví dụ.
- Lấy số cá của anh cộng với số cá của em.
- 3 + 2 = 5 (con cá)
- a + b (con cá) 
- Nghe, vài HS nhắc lại.
- 3 + 2 = 5 
- Ta thay số vào chữ a và b rồi tính giá trị biểu thức.
- Tính được 1 giá trị của biểu thức a + b.
- Tính giá trị của biểu thức. 
- Biểu thức c + d.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Tính được 1 giá trị của biểu thức a – b. 
- Lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc kết quả.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu:
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. 
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.(BT1, 2 mục III); tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam( BT3)
* Làm được đầy đủ BT3(mục III)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bài giảng PownPoint.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3- 4’)
- Tiếng “Trung” có những nghĩa gì? Đặt câu với một từ có chứa tiếng “Trung”.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 * HĐ 1: Phần nhận xét (9-10’)
- Cho HS đọc yêu cầu của phần nhận xét. 
- GV giao nhiệm vụ: Nhận xét cách viết tên người, tên địa lí.
 + Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng?
 + Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết như thế nào? 
- Nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
 * HĐ 2: Luyện tập (13-15’)
² Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Kiểm tra bài của một số HSY, TB. Nhận xét.
² Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét 
- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao lại viết hoa từ đó mà từ khác lại không viết hoa?
² Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b
- Treo bảng đồ. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở. 
- Nhận xét tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phuơng mình.
3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau .
- Trả lời. 
- HS đọc, lớp lắng nghe. 
- Lớp thảo luận nhóm đôi. 
+ Trả lời.
+ Tên người, tên địa lí viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- 2 - 3 HS đọc. 
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp làm vào vở 
- Nhận xét bạn viết lên bảng.
- Tên địa ... nh được a x b x c.
- Nêu kết quả.
- Ta lấy ba cạnh của tam giác cộng với nhau
- Là a + b + c 
- Nêu kết quả.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1.
- Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
II. Đồ dùng dạy học : 	
- Bài giảng Powerpoint.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3-4’)
-Nhắc lại quy tắc viết tên người,tên địa lí Việt Nam?
-Lấy VD về cách viết tên người, tên địa lí ViệtNam? 
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn HS làm bài tập (27-28’) 
 ² Bài 1:
- GV giao việc: Viết lại cho đúng những tên riêng còn viết sai trong bài ca dao.
- Phát 2 tờ giấy cho 2 HS 
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại bài ca dao. 
 ² Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chiếu bản đồ địa lí Việt Nam.
- Các em sẽ đi du lịch, đến khắp mọi miền. Đi đến đâu nhớ viết lại tên tỉnh thành phố mà em đã thăm 
- Yêu cầu HS thảo luận làm việc theo nhóm, cho các nhóm đi du lịch trên bản đồ.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng. Nhận xét bổ sung để tìm ra nhóm đi du lịch được nhiều nơi nhất. 
 3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu. 
- 2 HS làm ở giấy,lớp làm vào vở.
- 2 HS đính bài và trình bày. 
- Lắng nghe.
- 1-2 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Làm việc trong nhóm 
- Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm 
- Viết tên các địa danh vào vở
- Lắng nghe.
Toán (NC):
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về số tự nhiên, các phép tính liên quan đến số tự nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học : 
III.Luyện tập: 
- Yêu cầu HS thực hiện các bài tập sau:
Ÿ Bài 1:
Số 7 893 650 sẽ thay đổi như thế nào nếu:
Xóa bỏ chữ số 0 ?
Xóa bỏ chữ số 8 ?
Thay chữ số 3 bằng chữ số 4 ?
Đổi chỗ hai chữ số 6 và 0 cho nhau ?
Ÿ Bài 2:
a.Với bốn chữ số 0, 1, 2, 3 hãy viết tất cả các số gồm bốn chữ số khác nhau (các chữ số không lặp lại).
b. Tính tổng của tất cả các số ấy.
Ÿ Bài 3: Để đánh số thứ tự các trang của một cuốn sách có 284 trang ta phải dùng bao nhiêu số chữ số?
Tập làm văn ( NC):
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện 
gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện)
- Rèn tính cẩn thận, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bài giảng PowerPoint.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Luyện tập:
* Giới thiệu bài:
 * Hướng dẫn HS luyện tập
 ² Bài 1: 
- Gọi HS đọc cốt truyện.
- Theo em, cốt truyện vừa đọc có mấy sự việc chính?
- GV chốt lại 3 sự việc chính của cốt truyện.
 ² Bài 2: 
- Đặt tên cho cốt truyện trên.
- Chốt những tên đúng.
- Yêu cầu HS chọn một trong ba phần của cốt truyện rồi viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, sử lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
- Chấm vở một số HS.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn vào vở và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- Cốt truyện có 3 sự việc chính:
+ Cô giáo ra đề tập làm văn về nhà, em thấy khó nên nhờ anh trai viết mẫu giúp một bài để xem.
+ Em chép nguyên bài văn của anh rồi nộp cho cô giáo, cô giáo cho điểm cao, tuyên dương trước lớp.
+ Em nhận lỗi với cô. Cô giáo không trách mắng mà khen và động viên em làm bài văn khác.
- Nối tiếp nhau đặt tên truyện.
- Lắng nghe.
- Thực hiện vào vở.
- Đọc đoạn văn, lớp bổ sung, nhận xét
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2013
Toán:
	TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu: 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng. 
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. 
* Làm được BT3.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bài giảng PowerPoint.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1-2’)
 2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
* HĐ 1: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng. (9-10’)
- GV chiếu bảng đã kẻ sẵn.
- GV gọi HS tính giá trị biểu thức .
- Hãy so sánh giá trị biểu thức ( a + b) + c với giá trị của biểu thức a + ( b + c) khi a = 5 , b = 4 và c = 6? 
- Nêu làm tương tự với các trường hợp còn lại. 
- Khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn như thế nào so với a +( b + c)? 
- Vậy có thể viết: (a + b) + c = a + (b + c) 
- Nêu kết luận.
* HĐ 2: Luyện tập (18– 20’)
 ² Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV: Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng, khi cộng nhiều số hạng với nhau các em nên chọn tổng của các số tròn (chục, trăm, nghìn ) để tiện cho việc tính toán.
- Nhận xét, ghi điểm. 
 ² BT 2:
- Yêu cầu HS đọc đề và hướng dẫn HS tự tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài. 
 ² Bài 3: (*)
- Gọi HS làm miệng và giải thích. 
3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn về hoàn thành bài tập và chuẩn bị tiết sau .
- HS đọc. 
- Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 15
- HS trả lời 
- Giá trị của 2 biểu thức luôn bằng nhau 
- Nghe, vài HS nhắc lại.
- Bài tập yêu cầu tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất 
- HS nghe giảng 
- 2 HS lên bảng làm bài,cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc đề và tóm tắt.
Tóm tắt:
Ngày đầu : 75 500 000 đồng 
Ngày thứ hai: 86 950 000 đồng.
Ngày thứ ba : 14 500 000 đồng.
Cả ba ngày : ... tiền?
- 1 HS lên bảng làm bài,cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu miệng.
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. 
* KNS: Tư duy sáng tạo phân tích ; phán đoán. Thể hiện sự tự tin. Hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3-4’)
- Gọi 2 HS mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 * Hướng dẫn HS làm bài tập (27-28’)
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV đọc đề bài phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian .
- Gọi HS đọc gợi ý
- Yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ trả lời:
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước ?
+ Em thực hiện điều ước như thế nào?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc?
- 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi câu, từ cho từng HS. 
- Nhận xét cho điểm HS kể tốt. 
 3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triễn những câu chuyện hay.
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vào vở, đọc cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc gợi ý.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- HS lần lượt kể trong nhóm.
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Khoa học:
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
I. Mục tiêu: 
 - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá : tiêu chảy, tả, lị....
 - Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
 - Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: Giữ vệ sinh ăn uống; vệ sinh cá nhân; vệ sinh môi trường.
 - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
 - KNS: Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa (Nhận thức về trách nhiệm phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa của bản thân). Kĩ năng giao tiếp hiệu quả: Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồngvề các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bài giảng PowerPoint.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Khởi động: (3-4’)
- Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì ? 
- Hãy nêu cách đề phòng tránh béo phì? 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 * HĐ 1: Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hoá (10-12’)
- GV giao nhiệm vụ cho lớp thảo luận: 
+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy ? khi đó sẽ cảm thấy thế nào?
+ Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá khác mà em biết? 
- GV nhận xét, bổ sung... 
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? 
+ Khi mắc các bệnh đó cần phải làm gì? 
- GV nêu kết luận 
* HĐ 2: Nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa: (15-17’)
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 30, 31 và trả lời 
+ Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì? 
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá? 
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh?
- GV nhận xét, kết luận. 
3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS trả lời.
- Lớp thảo luận nhóm 2. 
- Đại diện nhóm báo cáo. 
- Cá nhân trả lời. 
- Lắng nghe.
- Lớp làm việc nhóm 4. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
- HS đọc mục bạn cần biết.
- Lắng nghe.
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ VÀ
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết các biển báo của giao thông giao thông đường thuỷ, các loại phương tiện giao thông đường thủy.
- Có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Các biển báo.
 - Tranh.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Khởi động: (3’)
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 * HĐ 1: Nhận biết giao thông đường thuỷ và các phương tiện đường thuỷ (12’)
- Treo tranh, yêu cầu HS kể tên các phương tiện đi trên đường thuỷ?
* Kết luận chung
- Tàu, ca nô, phà, xuồng
* HĐ 2: Biển báo giao thông đường thuỷ (12’)
- Treo tranh
- Nhận xét.
 3. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- Tìm hiểu thêm một số phương tiện khác.
- Quan sát, thảo luận. 
- Trình bày.
- Thảo luận
- Quan sát nhận biết các biển báo giao thông đường thuỷ:
+ Biển cấm đậu
+ Cấm các phương tiện thô sơ đi qua 
+ Cấm rẽ trái
+ Cấm rẽ phải
+ Phía trước có bến đò
+ Được phép đậu
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4_tuan 7.doc