Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP (tr. 55)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
-Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.
- Có ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV + HS : Thước thẳng và êke
TUẦN 10 THỨ HAI Ngày soạn: 08/11/2013 Ngày giảng: 11/11/2013 Tiết 1: Chào cờ ....................................................................................... Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP (tr. 55) I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. -Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật. - Có ý thức tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy - học: - GV + HS : Thước thẳng và êke III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - Hát, KT sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập của HS. 3. Dạy học bài mới: a) Giới thiệu bài – ghi đầu bài b) Hướng dẫn luyện tập: * Bài 1: - GV vẽ hai hình a, b lên bảng. + Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau: - Nhận xét đúng sai * Bài 2: - Y/c học sinh giải thích: - Gv chốt lại: + Vì AH không vuông góc với BC + Vì AB vuông góc với cạnh đáy BC. * Bài 3: - Y/c học sinh nêu cách vẽ hình vuông ABCD cạnh AB = 3cm. - GV kiểm tra một số HS * Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài a) Y/c học sinh vẽ hình. - Nhận xét HS vẽ hình. 4. Củng cố - dặn dò: ? Các em được củng cố những ND gì? - GV tổng kết ND bài. - HDHS làm bài tập trong vở bài tập - Nhận xét giờ học. 1’ 3’ 1’ 12’ 6’ 7’ 7’ 3’ - Hát tập thể - 1 HS chữa bài trong vở bài tập - HS ghi đầu bài vào vở - HS nêu Y/c của bài. - HS lần lượt lên bảng kiểm tra và kết luận: * Hình (a): - Góc đỉnh A:cạnh AB,AC là góc vuông. - Góc đỉnh B; cạnh BA, BM là góc nhọn. - Góc đỉnh B; cạnh BM, BC là góc nhọn. - Góc đỉnh B ; cạnh BA, BC là góc nhọn. - Góc đỉnh C; cạnh CM, CB là góc nhọn. - Góc đỉnh M; cạnh MA,MBlà góc nhọn. - Góc đỉnh M ; cạnh MC, MB là góc tù. - Góc đỉnh M ; cạnh MA, ME là góc bẹt * Hình (b): - Góc đỉnh A; cạnh AB, AD là góc vuông. - Góc đỉnh B; cạnh BD, BC là góc vuông - Góc đỉnh D; cạnh DA,DC là góc vuông - Góc đỉnh B ; cạnh BA,BD là góc nhọn. - Góc đỉnh C ; cạnh CB, CD là góc nhọn. - Góc đỉnh D; cạnh DA, DB là góc nhọn. - Góc đỉnh D; cạnh DB, DC là góc nhọn. - Học sinh tự làm bài. - Vẽ hình và ghi đúng sai vào ô trống: + AH là đường cao của hình tam giác ABC S + AB là đường cao của hình tam giác ABC Đ - Học sinh nêu y/c của bài - Học sinh vẽ được hình vuông ABCD cạnh AB = 3cm. - Học sinh đọc đề bài. a) HS vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 6cm A 6cm B C C D - Các loại góc, vẽ HCN,HV - Chú ý .......................................................................................... Tiết 3: Tập đọc ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKI (Tiết 1) I. Mục tiêu : - Kiểm tra đọc (lấy điểm) các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I (khoảng 75 tiếng/phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu ND chính của từng đoạn , ND cả bài ; nhận biết được một sô hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. - Giáo dục HS có ý thức ôn tập tốt. II. Đồ dùng dạy - học: - GV : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần1 đến tuần 9, phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2, bút dạ. - HS : Ôn tập trước các bài TĐ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - Cho hát, kiểm tra sĩ số nhắc nhở HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài – Ghi bảng. a. Kiểm tra đọc: - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc. - GV nhận xét và cho điểm từng học sinh. b. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi. - Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể. + Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể? - GV ghi nhanh lên bảng. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận và làm bài. + Đoạn văn có giọng đọc thiết tha , trìu mến là đoạn nào? + Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết là đoạn nào? - Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ dăn đe là đoạn nào? - GV yêu cầu HS tìm và đọc những đoạn văn mình vừa tìm được. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. - GV khen ngợi, khuyến khích những nhóm cá nhân thực hiện tốt. 4. Củng cố – dặn dò: - GV củng cố toàn bài - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Ôn tập ” - Nhận xét tiết học. 1’ 2’ 1’ 15’ 9’ 9’ 3’ - Hát - HS chuẩn bị bài - HS ghi đầu bài vào vở - HS lần lượt lên gắp thăm bài và đọc theo yêu cầu. - HS nhận xét bạn đọc bài. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi theo nhóm 3 - Là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến hay một nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một ý nghĩa. - HS kể tên các truyện kể: + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. (Phần 1, 2) + Người ăn xin - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi. - HS thảo luận và làm bài. - HS dùng bút chì gạch chân đoạn văn mình tìm được. - Là đoạn cuối bài: Người ăn xin Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia đến khi ấy tôi chợt hiểu rằng: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão. - Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình: Từ năm trước khi gằp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn Nhệnhôm nay chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh em ăn thịt. - Đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện: Tôi thét: “Các ngươi có của ăn, của để, béo múp, béo míp có phá hết các vòng vây đi không?” - HS đọc đoạn văn mình tìm được. - Lắng nghe - Lắng nghe - Ghi nhớ ......................................................................................... Tiết 4: Kĩ thuật KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Gấp được mép vải và khâu viền được mép vải bằng mũi khâu đột thưa đúng quy trình đúng kĩ thuật. - Yêu thích sản phẩm mình làm được, biết lao động tự phục vụ. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột. - Vải sợi len, chỉ, kim. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : - ghi đầu bài. b. Nội dung : * Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - GV giới thiệu mẫu - Đường gấp mép vải được gấp ntn? * Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật - GV treo quy trình. - Nêu cách gấp mép vải lần 1. - Nêu cách gấp mép vải lần 2. - Khi gấp cần lưu ý điều gì? - GV thực hành gấp mép vải - Gọi 2 em lên thực hành - Nhận xét. - Tổ chức cho HS thực hành gấp mép vải. GV quan sát và giúp đỡ những HS còn lúng túng. 4. Củng cố, dặn dò: + Nhắc lại các bước gấp mép vải? - Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND) -Về nhà thực hành gấp mép vải. CB bài sau học tiếp. - Nhận xét tiết học. 1’ 2’ 1’ 10’ 18’ 3’ - Hát - Chuẩn bị đồ dùng - HS ghi đầu bài vào vở - Quan sát và nhận xét mẫu. - Quan sát đường gấp mép, đường khâu. - Mép vải được 2 lần. Đường gấp mép vải ở mặt trái của mình và được khâu bằng mũi khâu đột thưa (hoặc đột mau). Đường khâu thực hiện ở mặt phải của mảnh vải - HS quan sát * Gấp mép vải. - Quan sát hình 1 và đọc thầm. - HS nêu theo sgk. - Quan sát hình 2a,b - Gấp theo đường dấu thư hai miết kĩ đường gấp. - Khi gấp mép vải mặt phải mảnh vải nằm dưới, gấp theo đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ 2. - HS quan sát -Thực hành gấp mép vải. - HS nhắc lại ............................................................................ Tiết 5: Đạo đức TIẾT KIỆM THỜI GIAN (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lí. - Giáo dục HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ(THGDTTHCM). II. Đồ dùng dạy – học: - Một số mẩu chuyện về tiết kiệm hay chưa tiết kiệm thời giờ. - Mỗi HS có 3 thẻ: xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc ghi nhớ - Nhận xét đánh giá. 3) Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài : - ghi đầu bài. b. Nội dung : * Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ? + Mục tiêu: Vận dụng tác dụng của tiết kiệm thời giờ vào xử lý tình huống cụ thể. + Cách tiến hành : Làm việc cá nhân - Tại sao phải tiết kiệm thời giờ? Thời giờ có tác dụng gì? không biết tiết kiệm thời gian dẫn đến hậu quả gì? - GV chốt lại * Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ. + Mục tiêu: HS nêu thời gian biểu hàng ngày của mình và rút ra kết luận: Đã hợp lý chưa? + Cách tiến hành: Thảo luận nhóm đôi - Em có thực hiện đúng thời gian biểu không? Em đã tiết kiệm thời giờ chưa? Cho VD? - GV nhận xét và chốt lại. * Hoạt động 3: Xử lý tình huống + Mục tiêu: Biết sắm vai sử lý tình huống có sẵn. + Cách tiến hành: Thảo luận theo 2 nhóm để đóng vai - GV chốt lại cách giải quyết đúng nhất. - TH 1: 1 hôm khi Hoa đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường, thì Mai rủ Hoa đi chơi, thấy Hoa từ chối Mai bảo: Cậu lo xa quá cuối tuần mới phải nộp cơ mà”. - TH 2: Đến giờ làm bài Nam đến rủ Minh học nhóm Minh bảo Nam mình còn phải xem xong ti vi và đọc xong bài báo đã - Em học tập ai trong những trường hợp trên * Thời giờ quí nhất cần phải sử dụng ntn? - GV chốt lại và liên hệ giáo dục HS. - GD theo tầm gương HCM: nêu một số mẩu chuyện về cách tiết kiệm thời gian của Bác Hồ. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 em đọc lại ghi nhớ. - Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND). - Về nhà thực hành tiết kiệm thời giờ. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học 1’ 3’ 1’ 8’ 9’ 10’ 3’ - Hát - 2 HS đọc bài - HS ghi đầu bài vào vở. - Làm việc cá nhân. trình bày trao đổi trước lớp. - Các việc làm ở tình huống: a,b,c,d là tiết kiệm t/gian - Các việc làm ở tình huống: b,đ,e là không tiết kiệm t/gian - HS trả lời. - Thảo luận nhóm đôi: Thảo luận đã sử dụng thời giờ ntn? và dự kiến sử dụng thời giờ. - Viết thời gian biểu của mình, sau đó trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung - HS tự nêu - 2 nhóm đóng vai. - Thể hiện trước lớp - ... x 4 = 32 6 7 6 x 7 = 42 7 x 6 = 42 5 4 5 x 4 = 20 4 x 5 = 20 - Từng HS nêu so sánh các giá trị của biểu thức mình vừa làm. - Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a. - Học sinh đọc: a x b = b x a. - Hai tích đều có thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. - Ta được tích b x a. - Giá trị của biểu thức a x b không thay đổi. - Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. - 2 – 3 học sinh nhắc lại. - Điền số thích hợp vào ô trống. - HS suy nghĩ, làm vào vở. - 2 học sinh lên bảng. a) 4 x 6 = 6 x 4 207 x 7 = 7 x 207 b) 3 x 5 = 5 x 3 2 138 x 9 = 9 x 2 138 - HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. 853 x 7 5971 1326 x 5 6630 1357 x 5 6785 4026 x 7 28182 a) b) c) d) ............................................................................ Tiết 2: Khoa học NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (THMT ở mức độ bộ phận) I. Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. + Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt. - Giáo dục HS biết bảo vệ , giữ gìn nguồn nước sạch trong tự nhiên. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 42 - 43 SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: 2 cốc, chai, tấm kính, vải, đường, muối, cát và thìa. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – Viết đầu bài. b. Nội dung: Hoạt động 1: * Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước. Phân biệt nước và các chất lỏng khác. * Cách tiến hành: Quan sát và trả lời - GV đổ sữa và nước lọc vào 2 cốc và bỏ thìa vào. + Cốc nào được nước,cốc nào được sữa? + Làm thế nào để biết được điều đó? + Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ? - GV ghi lên bảng: Hoạt động 2 : * Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm “Hình dạng nhất định”. Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước. * Cách tiến hành: Thảo luận nhóm - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trong sách giáo khoa. + Nước có hình gì? + Nước chảy như thế nào? + Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước? Nước có hình dạng nhất định không? - GV chốt để ghi bảng Hoạt động 3: - Tổ chức cho HS làm việc cả lớp + Khi vô ý làm đổ nước ra bàn các em thường làm gì? + Tại sao người ta dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải? + Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không hoà tan trong nước? - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm. + Sau khi làm thí nghiệm em thấy có những gì xảy ra? - GV chốt lại tính chất tiếp của nước. - Chốt lại toàn bài để rút ra bài học 4. Củng cố - Dặn dò: ? Nêu tính chất của nước? ? Ta ứng dụng tính chất của nước như thế nào trong đời sống? - Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND) - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1’ 1’ 10’ 10’ 10’ 3’ - Lớp hát đầu giờ. - Nhắc lại đầu bài, ghi đầu bài vào vở. 1. Phát hiện màu, mùi vị của nước - HS quan sát trực tiếp. + Vì nước trong suốt, nhìn rõ thìa, còn cốc sữa trắng đục không nhìn rõ thìa trong cốc. + Khi nếm: Cốc không có vị là cốc nước, cốc có vị ngọt là cốc sữa. + Khi ngửi: Cốc có mùi thơm là cốc sữa, cốc không có mùi là cốc nước. + Nước không có màu , không có mùi và không có vị. 2. Nước không có hình dạng nhất định,chảy tràn lan ra mọi phía. - Chia 3 nhóm thảo luận - HS làm thí nghiệm, quan sát và trả lời. + Nước có hình dạng của chai, lọ, vật chứa nước. + Nước chảy từ trên cao xuống và chảy tràn ra mọi phía. + Nước không có hình dạng nhất định, có thể chảy tràn ra khắp mọi phía, chảy từ trên cao xuống. 3. Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - Làm việc cả lớp + Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm và lau khô nước ở trên bàn. + Vì vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ giữa các sợi vải, còn chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải. + Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không ? - HS làm thí nghiệm. + Vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước. + Đường, muối tan được trong nước. Cát không tan trong nước. - HS đọc bài học. - HS nêu - Làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,... ................................................................................................. Tiết 3: Tập làm văn KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I (Đề chung do trường ra) ............................................................................................... Tiết 4: Địa lí THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: + Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên. + Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông thác nước,... + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch. + Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa. - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ). - Giáo dục HS yêu quý và bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên, thích khám phá vùng đất mới. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ địa lý tự nhiên VN. - Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Ngoài trồng cây công nghiệp và chăn nuôi người dân Tây Nguyên còn có các HĐSX nào nữa ? - Gọi 2 HS đọc bài học của bài : Các hoạt động sản suất của người dân ở Tây Nguyên - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : - Để thấy được thành phố Đà Lạt đẹp như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. - GV ghi đầu bài. b. Nội dung: 1) Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước. * Hoạt động 1: làm việc các nhân. - Bước 1: + Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? + Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét? + Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào? + Quan sát hình 1, 2 rồi chỉ các vị trí đó trên hình 3? + Mô tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt - Bước 2: Gọi HS trả lời - GV nhận xét và chốt lại để ghi bảng 2) Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát. *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi - Bước 1: + Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch nghỉ mát? + Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho công việc nghỉ mát, du lịch ? + Quan sát hình 3 hãy kể tên các khách sạn ở Đà Lạt? - Bước 2: - GV nhận xét. - GV tiểu kết để ghi bảng - Chuyển ý: c) Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm (3 nhóm) : - Nhóm 1 : + Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa (quả) và rau xanh? + Kể tên các loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt? quan sát hình 4. - Nhóm 2 : + Hãy kể tên những loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt mà địa phương em cũng có? + Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều hoa quả rau xứ lạnh? - Nhóm 3 : + Rau và hoa quả ở Đà Lạt có giá trị như thế nào? - Gọi các nhóm trình bày - GV nhận xét và chốt lại để ghi bảng. * GV chốt lại bài để rút ra bài học. 4. Củng cố - dặn dò: - GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ mối quan hệ giữa địa hình khí hậu. + Tại sao Đà Lạt lại là thành phố du lịch và nghỉ mát? - Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND). - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1’ 4’ 1’ 8’ 9’ 9’ 3’ - Hát - Sản xuất điện, khai thác gỗ và lâm sản,... - 2 HS đọc bài - HS ghi đầu bài. - Dựa vào hình 1ở bài 5, tranh ảnh, mục 1 trong sgk và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi sau: + Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. + Độ cao khoảng 1500m so với mặt biển. + Với độ cao đó khí hậu Đà Lạt quanh năm mát mẻ. + HS quan sát và chỉ. + HS quan sát hình 2 và mô tả lại - HS trả lời. - HS nhận xét. - Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 và mục 2 trong sgk các nhóm thảo luận theo những gợi ý sau? + Nhờ có không khí trong lành mát mẻ thiên nhiên tươi đẹp nên Đà Lạt đã trở thành thành phố nghỉ mát. + Đà Lạt có nhiều công trình phục vụ cho việc nghỉ ngơi và du lịch như: khách sạn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, sân gôn... - Khách sạn công đoàn, Lam Sơn, Palace, đồi Cù. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét. - Dựa vào vốn hiểu biết của HS và quan sát hình 4 các nhóm thảo luận. + Vì Đà Lạt có nhiều loại hoa quả, nhiều loại rau, quả xứ lạnh. + HS tự liệt kê: Hoa hồng, hoa huệ, lay ơn... + Táo, lê... + Bắp cải, su hào, khoai tây, cà chua... + Vì khí hậu ở Đà Lạt mát mẻ quanh năm nên phù hợp với các loại rau, quả xứ lạnh. + Hoa và rau phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tại chỗ và còn được cung cấp cho nhiều nơi ở miền Trung và miền Nam. Hoa được tiêu thụ ở các thành phố lớn và còn được xuất khẩu ra nước ngoài. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu bài học sgk. - HS nhắc lại. - Vì ở đây có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp .................................................................................. Tiết 5: SINH HOẠT TUẦN 9 I. Mục tiêu: - HS nhận ra những ưu khuyết điểm của bản thân ở trong tuần để từ đó biết rút kinh nghiệm. - Phương hướng tuần 10. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. II. Nhận xét chung: 1. Đạo đức: Đa số các em đều ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau. 2. Học tập: - Tuyên dương: Hương, Nguyệt, Khuyên, Chung,...có ý thức học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Phê bình: Tồng, Chậu, Páo, Phịa.... đọc,viết, yếu.. 3. Các hoạt động khác: + TD – VS: Tham gia đầy đủ, tự giác. Trang phục đúng quy định và gọn gàng. + Đóng góp: Vẫn còn 4 em chưa nộp. + Lao động : Hoàn thành tốt công việc được giao. III. Phương hướng tuần 10: 1. Đạo đức : - Nói lời hay, làm việc tốt. Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. 2. Học tập: - Tổng kết thi đua chào mừng ngày 20/11. 3. Các hoạt động khác - Tham gia đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm cao. - Hoàn thành đóng góp sớm. - Thi đua học tốt. - Tập văn nghệ cho các em để chuẩn bị 20/11.
Tài liệu đính kèm: