Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 13 năm 2012

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 13 năm 2012

Toán Tiết 61

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ

 HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ 11 (Trang 70)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

2. Kỹ năng: Có kỹ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: Bảng phụ viết tóm tắt bài 3.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

- 2 HS đặt tính rồi tính

 a. 2365 13 (Kq: 30745) b. 458 39 (Kq: 17862)

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 13 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Giáo dục tập thể:
 Chào cờ
Toán Tiết 61 
Giới thiệu nhân nhẩm số có 
 hai chữ số với số 11 (Trang 70)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
3. Thái độ: Yêu thích môn học	
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ viết tóm tắt bài 3.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: ..........................
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
- 2 HS đặt tính rồi tính
 a. 2365 13 (Kq: 30745) b. 458 39 (Kq: 17862)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10:
 - HS đặt tính và tính 
- HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 
Hoạt động 3: Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: 
- HS tính nhẩm vì tổng 4+ 8= 12
- Viết 2 xen kẽ 4 và 8 được 428
- Thêm 1 vào 4 của 428 được 528
Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống như trên
Hoạt động 4: Thực hành. 
- HS nêu yêu cầu bài 1
- HS làm bài vào bảng con
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài 3
- Gv treo bảng phụ đã tóm tắt bài lên bảng
- Gv hướng dẫn hs làm vở 
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng
- GV: Chấm - Chữa bài 
- HS nêu yêu cầu bài 4
- GV hướng dẫn HS tính số người của từng phòng họp rồi so sánh sau đó xác định xem câu nào đúng
- HS: Làm miệng
(1p)
(5p)
(8p)
(14p)
 Phép nhân 27 11 
 27
 11
 27
 27
 297
- Để có 297 ta viết số 9 (là tổng của 2 và 7 ) xen giữa hai chữ số của 2 7.
 Phép nhân 48 11
 48
 11
 48
 48
 528
Bài 1(T.71): tính nhẩm
34 11 = 374
11 95 = 1045
82 11 = 902
Bài 3(T.71) Giải toán 
 Tóm tắt. 
17 hàng: Mỗi hàng có 11hs ? Học sinh
15 hàng: Mỗi hàng có 11hs 
 Bài giải
 Số HS của khối lớp 4 có là:
11 17 = 187 (học sinh )
Số HS của khối lớp 5 có là:
11 15 = 165 (học sinh )
Số học sinh của cả hai khối lớp là:
 187 + 165 = 352 (học sinh )
 Đáp số: 352 học sinh 
Bài 4(T.71): Câu nào đúng câu nào sai
- Câu b là đúng 
4. Củng cố: (2p)
- GV gọi hs nêu lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. 
- GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: (1p) - Về nhà ôn và làm lại bài.
 - chuẩn bị bài sau: Nhân với số có ba chữ số
Tập đọc: Tiết 25
 Người tìm đường lên các vì sao (Trang 125)	
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Thiết kế, khí cầu, sa hoàng....
- Nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì bền bỉ suôt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2. Kỹ năng: Đọc trơn tru, lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện 
3. Thái độ: Giáo dục hs thích tìm hiểu khoa học
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Sử dụng tranh minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
- 2HS đọc bài : Vẽ trứng và nêu nội dung bài (Nhờ khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành 1 họa sĩ thiên tài.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài bằng tranh trong SGK
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1 HS đọc chia đoạn
- GV hướng dẫn giọng đọc
- HS đọc nối tiếp đoạn 
- HS đọc phần chú giải
- HS: Đọc theo cặp 
- HS: 2 học sinh đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 
+ CH: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ CH: Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 2, 3 
 + CH: Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+ CH: Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
+ CH: Nêu nội dung đoạn 2, 3?
- GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki
+ CH: Em hãy đặt tên khác cho truyện ? 
+ CH: Nêu nội dung của bài?
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu
- HS: Luyện đọc theo cặp
- 3HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và cho điểm.
(1p)
(13p)
(7p)
(7p)
- Đoạn 1: 4 dòng đầu.
- Đoạn 2: 7 dòng tiếp.
- Đoạn 3: 5 dòng tiếp theo. 
- Đoạn 4: 3 dòng còn lại.
- Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời
* ý đoạn 1: ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki
- Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. ông đã nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao
- Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước
* ý đoạn 2, 3: ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước
- Người chinh phục các vì sao/ Từ mơ ước bay lên bầu trời/ 
Nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suôt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- Giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi , khâm phục 
4. Củng cố: (3p)
+ CH: Câu chuyện ca ngợi ai? về điều gì? Truyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Về học bài và chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt
Đạo đức Tiết 13
 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (Trang 17)
 (tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3. Thái độ: Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : Sử dụng tranh minh hoạ SGK .
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
 - 3HS nhắc lại ghi nhớ giờ trước .
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nhắc lại kiến thức đã học dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Luyện tập.
* Làm việc cá nhân
- HS: Quan sát tranh 1,2 sgk
- HS: Thảo luận. Nhận xét, đánh giá việc làm của bạn
+ CH: Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì. Vì sao
* Làm việc theo nhóm
- HS: Tạo nhóm 4
- HS: Thảo luận những việc đã làm và sẽ làm
- HS: Đại diện nhóm trình bày
- GV: Nhận xét, bổ sung
* Làm việc cá nhân
- HS trình bày cá nhân
- GV: Nhận xét đánh giá: Khen ngợi tinh thần chuẩn bị bài tốt
(1p)
(26p)
Bài 3(T.19) Thảo luận nhận xét, đánh giá việc làm của bạn
- Nếu em là các bạn em sẽ quét nhà giúp bà và lấy nước cho ông uống...
Bài 4(T.20) Viết những việc đã làm và việc sẽ làm để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài 5(T.20)
- Sưu tầm chuyện, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4. Củng cố: (3p)
 + CH: Ông bà, cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người vì vậy chúnh ta cần phải làm gì? (Chúng ta cần phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ)
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Toán: Tiết 62
 Nhân với số có ba chữ số (Trang 72 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách nhân với số có 3 chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức
2. Kỹ năng: Rèn nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ 2, tích riêng thứ 3, trong phép nhân với số có 3 chữ số.
3. Thái độ: giáo dục hs yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát. vắng: .........
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- HS chữa Bài 4(T.71) - Câu a, c, d là sai
 - Câu b là đúng.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Tìm cách tính 
164 x 123:
- HS: Thực hiện tính 
164 100 ; 164 20 ; 164 3.
Hoạt động 3 : Giới thiệu cách đặt tính và cách tính
+ CH: Nêu cách thực hiện nhân với số có 3 chữ số?
Hoạt động 4 : Thực hành
- HS nêu yêu cầu bài 1.
- HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính
- GV nhận xét 
- HS đọc yêu cầu bài 2. 
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn yêu cầu 
- GV: Hướng dẫn HS làm nhóm. 
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài 3. 
- GV: Hướng dẫn học sinh làm vở.
- HS làm bài và chữa bài.
- GV: Chấm điểm, nhận xét.
(1p)
(5p)
(8p)
(15p)
164 123 
= 164 ( 100 + 20 + 3 )
= 164 100 + 164 20 + 164 3 = 16400 + 3280 + 492
= 20172
Đặt tính
 164
 123
 492
 328
 164
 20172
492 là tích riêng thứ nhất.
328 là tích riêng thứ hai.
164 là tích riêng thứ ba.
- Bước 1: Đặt tính
- Bước 2: tính tích riêng thứ nhất
- Bước 3: Tính tích riêng thứ hai
- Bước 4: Tính tích riêng thứ ba
- Bước 5: Cộng ba tích riêng với nhau
Bài 1(T.73): Đặt tính rồi tính
 a, 248 321 b, 1163 125
 248 1163
 321 125
 248 5815
 496 2326
 744 1163
 79608 145375
 c) 665412
Bài 2(T.73): Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
a
262
262
263
b
130
131
131
a b
34060
34322
34453
Bài 3(T.73): Giải toán
Tóm tắt 
Hình vuông có a = 125m ? S = m2
Bài giải
Diện tích của mảnh vườn là:
125 125 = 15625 (m2)
 Đáp số: 15625 m2
4. Củng cố: (2p)
- HS nhắc lại cách tính nhân với số có 3 chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Tiết 26
 Văn hay chữ tốt (trang 129)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh trong học tập có tính kiên trì, quyết tâm để đạt được kết quả cao.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số vở sạch chữ đẹp của lớp.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- 2HS: Đọc bài : Người tìm đường lên các vì sao và nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
- HS: Đọc cả bài và chia đoạn . 
- GV hướng dẫn giọng đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn .
- HS đọc chú giải.
- HS luyện theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
+ CH: Vì sao Cao bá Quát thường bị điểm kém?
+ CH: Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn.?
- GV chốt ý đoạn 1
- HS: Đọc thầm đoạn 2.
+ CH: Sự việc gì xảy ra đã làm cho Cao bá Quát phải ân hận ?
- GV chốt ý đoạn 2
- HS: Đọc đoạn còn lại.
+ CH: Cao bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào? 
- GV chốt ý đoạn 3
+ CH: Tìm đoạn mở bài, thân ... HS chữa bài 5(T.74): Tính diện tích hình chữ nhật.
a. Vơí a = 12 cm, b = 5 cm thì 
 s = 12 5 = 60 (cm2)
 Với a = 15, b = 10 m thì 
 s = 15 10 = 150(m2)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập
- HS: Đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng?
- HS nêu yêu cầu bài1
- GV hướng dẫn
- HS: Làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét
- HS: Nêu cách làm.
- GV hướng dẫn hs làm 
- HS: Làm bài vào vở
- HS nêu yêu cầu bài
- GV: Hướng dẫn hs áp dụng tính chất của phép nhân để tính.
- HS: Làm bài vào vở.
- HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn hs làm.
- HS làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
(1p)
(27p)
Bài 1(T.75): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 10 kg = 1yến 100kg = 1 tạ
 50 kg = 5 yến 300kg = 3 tạ
 80 kg = 8 yến 1200kg = 12 tạ
b. 1000kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn 
 8000 kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn 
 15 000kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn 
c. 100cm2 = 1dm2 100dm2 = 1 m2
 800cm2 = 8dm2 900dm2 = 9m2 
1700cm2= 17dm2 1000dm2= 10m2
Bài 2(T.75): Tính.
a,268 235 = 62 980 
 324 250 = 81 000
 c, 45 12 + 8 = 540 + 8 = 548
 45 (12 +8) = 45 20 = 900
Bài 3(T.75): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a, 2 39 5 = 39 (2 5) 
 = 10 39 = 390
b, 302 16 + 302 4= 302 (16 + 4)
 = 302 20 = 6040
c, 769 85 - 769 75 = 769 (85 - 75) = 769 10
 = 7690
Bài 5(T.75):
a. Viết công thức 
b. Tính S hình vuông khi a = 25m
Bài giải
 a, Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó nên: S = a a
 b, Với a = 25 m 
 thì S =25 25 = 625 (m2)
4.Củng cố: (2p) 
- GV cùng hs hệ thống lại bài 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò : (1p) Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau học.
Luyện từ và câu: Tiết 26
 Câu hỏi và dấu chấm hỏi (Trang 131)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết 2 dấu hiệu chính của câu hỏi từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
2. Kĩ năng: Xác định được câu hỏi trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích.
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- 2HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực nên đã đạt được thành công
- GV nhận xét cho điểm.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Phần nhận xét
- HS đọc bài Người tìm đường lên các vì sao
- GV: Hướng dẫn hs tìm các câu hỏi trong chuyện chép vào cột câu hỏi.
- HS tìm câu hỏi
+ CH: Các câu hỏi ấy là của ai? 
Và để hỏi ai?
+ CH: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
+ CH: Câu hỏi dùng để làm gì?
+ CH: Câu hỏi dùng để hỏi ai?
- GV treo bảng phụ phân tích cho hs hiểu
- HS: Làm bài theo cặp.
Hoạt động 3: Phần ghi nhớ.
- 3HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
Hoạt động 4: Phần luyện tập
- HS: Đọc bài: Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay em.
- HS: Làm bài vào vở, ghi theo mẫu: Thứ tự câu hỏi câu hỏi của ai? Từ nghi vấn. 
- HS trình bày kết quả.
- HS: Nêu yêu cầu cầu bài.
- 2HS đọc mẫu trong sgk
- HS thực hành: Chọn 3,4 câu trong bài "Văn hay chữ tốt" trong cặp hỏi - đáp về nội dung
- HS: Tạo cặp: Chọn câu.
- HS: Hỏi - đáp theo nội dung câu đó.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS: Đọc yêu cầu của bài.
- HS: Làm bài, viết câu hỏi vào vở 
- HS: Lần lượt đọc các câu mà mình đặt.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
(1p)
(9p)
(4p)
 (14p)
Bài1(T.131): Tìm câu hỏi.
1. Vì sao....vẫn bay được.
2. Cậu làm thế nào...như thế?
Bài 2,3(T.131): Ghi vào nội dung các cột.
- Câu hỏi 1 là của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình
- Câu hỏi 2 là của một người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki 
- Các câu này đều có dấu chấm. Hỏi và từ để hỏi Vì sao? Như thế nào?
- Câu hỏi dùng để hỏi nhuẽng điều mình chư biết
- Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình
Ghi nhớ: Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi những điều chưa biết...Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao,...)
 khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm. hỏi(?)
Bài 1(T.131): Tìm các câu hỏi
* Bài Thưa chuyện với mẹ
1. Con vừa bảo gì?
 Ai xui con thế? 
( Câu hỏi của mẹ để hỏi Cương)
* Bài Hai bàn tay
2. Anh có yêu nước không?
 Anh có thể giữ bí mật không?...
 ( Câu hỏi của Bác Hồ hỏi bác Lê)
Bài 2(T.131): Đặt câu hỏi trao đổi về nội dung bài 
Bài 3(T.132): Đặt câu hỏi để tự hỏi mình?
VD: Hôm nay mình để quên cái áo ở đâu nhỉ?
4. Củng cố: (3p)
+ CH: Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
Địa lý Tiết 13
 Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 100)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Biết người dân sống ở Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. Đây là nơi tập trung đông dân cư nhất trên cả nước.
- Trình bày 1 số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người kinh ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- Sự thích ứng của con người với thiên nhiên qua cách xây dựng nhà ở của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ.
2. Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Biết tìm hiểu các thông tin cần thiết thông qua đọc sách và phân tích tranh ảnh
3. Thái độ: Yêu quý, tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.
II. Đồdùng dạy học
- GV :Sử dụng tranh minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- 2HS đọc ghi nhớ bài Đồng bằng Bắc Bộ 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu người dân, cách sinh sống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
* Làm việc cả lớp.
- HS đọc bài trong sgk 
+ CH: Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông hay thưa dân?
+ CH: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
* Thảo luận nhóm.
+ CH: Làng của người kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ CH: Nêu đặc điểm về nhà ở của người kinh? Nhà được làm bằng vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?
+ CH: Vì sao nhà có đặc điểm đó?
+ CH: Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
+ CH: Ngày nay, đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
Hoạt động 3: Trang phục và lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
* Thảo luận nhóm.
- HS quan sát tranh và đọc bài trong sgk
+ CH: Mô tả trang phục truyền thống của người kinh ở ĐBBB?
+ CH: Người dân ở ĐBBB tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? 
+ CH: Trong lễ hội có hoạt động gì? Kể tên một số HĐ trong lễ hội mà em biết?
+ CH: Kể tên một số lễ hội của người dân ở ĐBBB mà em biết?
- 3 HS đọc phần ghi nhớ sgk.
(1p)
(15p)
(11p)
- Là nơi dân cư đông đúc.
- ...chủ yếu là người kinh sinh sống.
- Nhiều nhà tập trung thành từng làng.
- Nhà được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao...Vật liệu là gỗ, tre, nứa, gạch, nhà thường quay về hướng Nam vì có 2 mùa nóng, lạnh khác nhau....
- Kiên cố, có sức chịu đựng được bão.
- Nhà thấp hơn, xung quanh làng có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi chùa thờ thành hoàng làng
- Nhiều nhà hơn trước, nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền nhà lát gạch hoa, .....
- Nam: Quần trắng, áo dài the.....
 Nữ: Váy đen, áo dài tứ thân....
- Thời gian tổ chức lễ hội vào mùa xuân, mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
- các hoạt động trong lễ hội: Tế lễ, hoạt động vui chơi, giải trí...Thi nấu cơm, chơi cờ người,....
- Hội chùa Hương, hội lim, hội đền Hùng...
4. Củng cố: (3p)
+ CH: Nêu cách sinh sống, trang phục và lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ? 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau học.
Tập làm văn: Tiết 26
 Ôn tập văn kể chuyện (Trang 132)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thông qua luyện tập, học sinh củng cố những hiểu biết về 1 số đặc điểm của văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện)
2. Kĩ năng: Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích văn kể chuyện
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của một số hs chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
- HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV: Hướng dẫn hs phân tích đề bài.
+ CH: Đề thuộc loại văn bản nào?
+ CH: Vì sao đề 2 là văn kể chuyện
- HS: Nêu yêu cầu của bài.
- HS: Nói đề tài mà mình chọn kể. Tập kể
- HS: Thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS: Nêu yêu cầu của bài.
- HS trao đổi về nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét
- GV kết luận (Viết bảng phụ).
 + Văn kể chuyện:
 + Nhân vật:
 + Cốt truyện:
(1p)
(27p)
Bài 1(T.132)
Đề thuộc loại văn bản:
- Văn viết thư.
- Văn kể chuyện.
- Văn miêu tả.
- Vì học sinh phải kể lại được 1 câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biễn, ý nghĩa
Bài 2(T.132) Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau:
a, Đoàn kết, thương yêu bạn bè.
b, Giúp đỡ người tàn tật.
c, Thật thà, trung thực trong cuộc sống.
d, Chiến thắng bệnh tật.
Bài 3(T.132) Trao đổi với các bạn về câu chuyện em vừa kể.
4.Củng cố: (2p) 
- GVcùng hs hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
Giáo dục tập thể:
	 Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần từ đó có hướng khắc phục. Đề ra phương hướng hoạt động tuần 14.
- HS mạnh dạn đóng góp ý kiến riêng của mình để đưa phong trào lớp đi lên.
II. Đồ dùng dạy học
- Sổ tay của GV có ghi chép đầy đủ các ưu, nhược điểm trong tuần.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Nhận xét các mặt giáo dục trong tuần
- GV nhận xét về : 
 + Đạo đức.
 + Học tập.
 + Lao động, vệ sinh, thể dục.
- HS nghe và nêu ý kiến.
- GV kết luận.
2. Kế hoạch hoạt động tuần 14.
- Đạo đức: Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp thực hiện an toàn giao thông.
- Học tập :+ Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép. Có đủ đồ dùng học tập. Học và làm bài đầy đủ. 
- Lao động, thể dục, vệ sinh: Hoàn thành tốt vệ sinh khu vực được phân công, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thể dục xếp hàng nhanh và tập đều, múa hát tập thể có đầy dủ bông và hoa.
3. Múa hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA. T13.doc