Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 18 năm học 2012

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 18 năm học 2012

Tiết 86

 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 (Trang 97)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, không chia hết cho 9 để làm các bài tập có liên quan.

 3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy-học.

- HS: Bảng con làm bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy-học.

1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát. Kiểm tra sĩ số hs, vắng: .

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

+ CH: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?

 Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5?

- GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 18 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 
 Thứ hai ngày 31tháng 12 năm 2012
Giáo dục tập thể
 Chào cờ
Toán: Tiết 86 
 dấu hiệu chia hết cho 9 (Trang 97)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, không chia hết cho 9 để làm các bài tập có liên quan.
 3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học.
- HS: Bảng con làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy-học.
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát. Kiểm tra sĩ số hs, vắng: .....................
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
+ CH: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?
 Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV: Nhắc lại kiến thức bài trước dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV tổ chức cho hs tìm các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9
- HS thi đua tìm
- GV ghi lại các ý kiến thành hai cột chia hết cho 9 và cột không chia hết cho 9
- HS tính tổng của các chữ số của từng số
- HS làm nháp, 2 h/s lên bảng.
+ CH: Các số chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
+ CH: Nêu VD số chia hết cho 9?
+ CH: Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
+ CH: Nêu VD số không chia hết cho 9?
+ CH: Muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay 5 không, ta căn cứ vào đâu?
+ CH: Muốn biết 1 số có chia hết cho 9 không ta căn cứ vào đâu?
- GV kết luận và rút ra ghi nhớ
* Lưu ý: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- HS đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 3: Thực hành.
- HS nêu yêu cầu bài 1
- HS làm bài và chữa bài
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS làm bài và chữa bài
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài
- HS làm bài vào bảng con
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn hs làm bài
- HS làm bài và chữa bài
- GV nhận xét
(1p)
(13p)
(14p)
Chia hết cho 9
 Không chia hết
 cho 9
27 : 9 = 3
81 : 9 = 9
54 : 9 = 6
72 : 9 = 8
405 : 9 = 45
396 : 9 = 44
41 : 9 = 4(dư 5)
32 : 9 = 6 (dư 7)
53 : 9 = 5 (dư 8)
78 : 9 = 8 (dư 6)
46 : 9 = 5 (dư 1)
605 : 9 = 67(dư 2)
Ví dụ: 
* 72 : 9 = 8 * 675 : 9 = 73
Ta có: 7 + 2 = 9 Ta có 6 + 5 +7=18
 9 : 9 = 1 18 : 9 = 2
* 182 : 9 = 20 (dư 2)
Ta có: 8 + 1 + 2 = 11
 11 : 9 =1 (dư 2)
* 451 : 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 4 + 5 +1 = 10
 10 : 9 = 1(dư 1)
- Các số có tổng chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
- 1422, 3735, 927, .........
- Các số có tổng chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- 19, 58, 465, 1471, ......
- .........Căn cứ vào tổng các chữ số tận cùng bên phải
- Căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
Ghi nhớ: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
Bài 1(T.97) Trong các số: 99, 1999, 108, 5643, 29 385. Số chia hết cho 9 là:
 99, 108, 5643, 29385
Bài 2 (T.97) Trong các số: 99, 108, 7853, 5554, 1097. Số không chia hết cho 9 là:
96, 7853, 5554, 1097. Vì tổng các chữ số của các số này không chia hết cho 9
Bài 3 (T.97) Viết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9: 
 531, 918, 729.
Bài 4(T.97) Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9
 31 	; 	35; 2 5
4. Củng cố: (2p)
+ CH: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) - Về nhà ôn và làm lại bài.
 - chuẩn bị bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 3.
Tập đọc Tiết 35 
 Ôn tập cuối học kì I (Trang 174) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy, rành mạch các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc 80 tiếng/ phút)
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của bài, nhận biết được các nhân vật trong các bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài đã học, phát âm rõ, biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức ôn bài
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
 - Bút dạ và một số tờ phiếu kẻ sẵn bảng bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ CH: Đọc bài Rất nhiều mặt trăng và nêu nội dung bài?
- 2 HS đọc và nêu nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số HS).
- HS: Bốc thăm trọn bài đọc
- HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- 1HS đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm
+ CH: Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên?
- GV phát bút dạ và phiếu cho các nhóm
- HS làm bài trên phiếu, các nhóm đọc thầm các chuyện kể trong 2 chủ điểm, điền nội dung vào bảng 
- HS: Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- GV nhận xét về cách ghi nội dung, trình bày...
(2p)
(10p)
(16p)
Bài 2(T.174) Nêu bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm trên:
- Bài tập đọc: Ông Trạng thả diều, Vua tàu thuỷ “Bạch Thái Bưởi”, Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng.
4. Củng cố: (2p) 
- GV cùng hs hệ thống bài 
 - GV nhận xét tiết học.
5. dặn dò: (1p) - Về nhà ôn lại bài
 - Chuẩn bị bài giờ sau ôn tập tiếp
Đạo đức:	 Tiết 18
 thực hành kĩ năng cuối học kì I 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay.
2. Kĩ năng: Thực hành các kĩ năng thuộc những kiến thức đã học để củng cố lại kiến thức.
- Rèn luyện cho HS những hành vi đạo đức tốt.
3. Thái độ: HS biết ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- 2 HS đọc thuộc bài học giờ trước 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I.
- GV hướng dẫn ôn.
- HS nhắc lại các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay
- GV ghi bảng
* HS thể hiện hành vi trong các bài tập tình huống
Bài 1: Trong giờ kiểm tra em không thuộc bài, em sẽ làm gì?
- HS nêu ý kiến. Cả lớp nhận xét
Bài 2: Chuẩn bị đến giờ đi học, bỗng nhiên trời đổ mưa rất to, em sẽ đi học hay nghỉ ở nhà?
Bài 3: Em thích học vẽ nhưng ba mẹ em lại thích em học võ, em sẽ làm gì?
Bài 4: Cây bút chì của em gần hết mà bạn em tặng em cây bút mới, em sẽ làm gì?
Bài 5: Khi bố mới đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra hỏi “Bố có mua truyện tranh cho con không?”. Nếu là em em sẽ làm gì?
Bài 6: Để thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo em cần làm gì?
Bài 7: Lao động giúp em điều gì?
- GV tuyên dương những em biết ứng sử đúng.
(1p)
(27p)
 - Trung thực trong học tập; Vượt khó trong học tập; Biết bày tỏ ý kiến; Tiết kiệm tiền của; Tiết kiệm thời giờ; Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy giáo, cô giáo; Yêu lao động. 
 - Việc làm đúng là khoác áo mưa đi học. Vì nếu nghỉ học sẽ không hiểu bài, kết quả học tập sẽ sa sút. 
- Em sẽ nói với bố mẹ để bố mẹ hiểu em. Vì nếu không thích mà bị bắt buộc thì kết quả sẽ không theo ý muốn.
- Em sẽ để dành khi nào viết hết cây bút cũ mới dùng cây bút mới để tiết kiệm tiền của.
- Nếu là em em sẽ không đòi bố chuyện tranh mà em sẽ hỏi: Bố có mệt lắm không? Rồi em lấy nước cho bố uống.
- Để thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo em cần phải chăm chỉ học tập, ...., chia sẻ với thầy giáo cô giáo những lúc khó khăn.
- Lao động giúp con người phát triển lành mạnh .... ấm no, hạnh phúc.
4. Củng cố: (2p) 
- Giáo dục HS biết áp dụng trong cuộc sống.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn, chuẩn bị bài sau: Kính trọng và biết ơn người lao động
 Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013
Toán: Tiết 87 
 dấu hiệu chia hết cho 3 (Trang 97)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9.
2. Kỹ năng: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3, không chia hết cho 3.
để làm các bài tập có liên quan.
 3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học:
- HS: Bảng con làm bài 3.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát. Kiểm tra sĩ số HS, vắng: ...................
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
+ CH: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
- 2HS nêu.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV: Nhắc lại kiến thức bài trước dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3.
- GV tổ chức cho hs tìm các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3
- HS thi đua tìm
- GV ghi lại các ý kiến thành hai cột chia hết cho 3 và cột không chia hết cho 3
- HS tính tổng của các chữ số của từng số
- HS làm nháp, 2 h/s lên bảng.
+ CH: Các số thế nào thì chia hết cho 3?
+ CH: Các số thế nào thì không chia hết cho 3?
- GV kết luận và rút ra ghi nhớ
* Lưu ý: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
- HS đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 3: Thực hành.
- HS nêu yêu cầu bài 1
- HS làm bài vào vở và chữa bài
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS làm bài vào vở và chữa bài
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài
- HS làm bài vào bảng con
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn hs làm bài
- HS làm bài và chữa bài
- GV nhận xét
(1p)
(13p)
(14p)
Chia hết cho 3
 27 :3 = 9
 18 : 3 = 6
 54 : 3 = 18
 12 : 3 = 4
 405 : 3 = 135
 396 : 3 = 132
 6048 : 3 = 2016
Không chia hết cho 3
28 : 3 = 9 (dử 1)
35 : 3 = 11 (dử 2)
53 : 3 = 17 (dử 2)
79 : 3 = 26 (dử 1)
146 :3 = 48 (dử 2)
3604:3=1201(dử1
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3
- Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
Ghi nhớ: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
Bài 1(T.98) Trong các số: 231, 109, 1872, 8225, 92 313. Số chia hết cho 3 là:
 231; 1872; 92 313
Bài 2(T.98) Trong các số: 96, 502, 6823, 55 553, 641 311. Số không chia hết cho 3 là:
 502, 6823, 55 553.
Bài 3(T.98) Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3: 
108; 507; 630.
Bài 4(T.98) Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9
 56 ... GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật: Tiết 18
 cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Trang 42)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- GV đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của hs. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu được sản phẩm tự chọn. 
3. Thái độ: HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dung dạy học 
- HS: Bộ đồ dùng khâu thêu.
III Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- GV: Kiểm tra sản phẩm làm ở nhà : Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành sản phẩm tự chọn.
- GV hướng dẫn hs chọn sản phẩm 
- HS tự chọn sản phẩm có thể là (khăn tay, búp bê, váy áo......)
- HS lấy bộ đồ dùng khâu thêu ra thực hành
- GV quan sát uốn nắn các em.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành của HS
- GV: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- HS: Trưng bày sản phẩm thực hành của mình.
- GV: Nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
- HS: Đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV: Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
(1p)
(18p)
(10p)
+ Thêu đúng kĩ thuật
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau
+ Đường khâu phẳng không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
4. Củng cố: (2p) 
- GV nhận xét sản phẩm của HS - tuyên dương.
5.Dặn dò: (1p) Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
 Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013
Toán: Tiết 89
 Luyện tập chung (trang 99)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán
- Làm được các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học toán.
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: SGK. 
- HS: Bảng con.
II. Các hoạt động dạy-học: 
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát. Kiểm tra sĩ số hs.
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- 3 HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và cho ví dụ minh hoạ?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Thực hành.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- GV hướng dẫn HS làm. 
- HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét.
- 2 HS nêu yêu cầu bài. 
- GV hướng dẫn HS làm vở. 
- HS làm bài vào vở và chữa bài.
- GV nhận xét.
- 2 HS nhắc lại yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS làm. 
- HS làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc bài toán phân tích đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- HS phân tích đề bài.
- GV nhận xét. 
(1p)
(28p)
Bài 1(T.99): trong các số 7435; 4568; 66811; 2050; 2229; 35766
a, Số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b, Số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.
c, Các số chia hết cho 5 là: 7435; 2050.
d, Số chia hết cho 9 là: 35766.
Bài 2(T.99): Trong các số 57234; 64620; 5270; 77285
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620; 5270.
b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57234; 64620.
c) Số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là: 64620.
Bài 3 (T.99): Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho:
a) 5 8 chia hết cho 3 
b) 6 9 chia hết cho 9
c) 24 chia hết cho cả 3 và 5 
d) 35 chia hết cho cả 2 và 3 
Bài 5 (T.99) Giải toán
- Nếu xếp thành ba hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45......; lớp ít nhất 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Vậy số HS của lớp là 30.
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống lại giờ học
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau: Kiểm tra cuối kì I
Khoa học: Tiết 36
Kiểm tra định kì cuối học kỳ i
(Kiểm tra theo bộ đề chung của tổ chuyên môn)
Tập làm văn Tiết 35 
 Ôn tập cuối học kì I (Trang 176) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy, rành mạch các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc 80 tiếng/ phút)
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc trôi chảy, rành mạch các bài tập đọc đã học 
- Biết viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức ôn bài
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- GV kiểm tra bài viết của những em phải viết lại bài giờ trước.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số HS).
- HS: Bốc thăm trọn bài đọc
- HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu bài và các câu văn, lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở, chữa bài
+ CH: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn?
- GV nhận xét bổ xung, kết luận lời giải đúng.
- GV: Hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- HS làm bài vào vở, chữa bài
- GV nhận xét.
(2p)
(10p)
(16p)
Bài 2(T.176) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- Danh từ: Buổi, chiều, xe, thị trấn..... Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
- Động từ: Dừng lại, chơi đùa
- Tính từ: Nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ
* Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- Buổi chiều, xe làm gì?
- Nắng phố huyện thế nào?
- Ai đang chơi đùa trước sân?
4. Củng cố: (2p) 
- GV cùng hs hệ thống bài 
- GV nhận xét tiết học.
 5. dặn dò: (1p) - Về nhà ôn lại bài
 - Chuẩn bị bài giờ sau ôn tiết 6
Kể chuyện Tiết 18 
 Ôn tập cuối học kì I (Trang 176) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy, rành mạch các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc 80 tiếng/ phút)
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc trôi chảy, rành mạch các bài tập đọc đã học 
- Biết viết mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức ôn bài
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ CH: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu Dừng lại ở một thị trấn nhỏ,.....
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng số HS còn lại.
- HS: Bốc thăm trọn bài đọc
- HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- 2 HS đọc yêu cầu bài lớp đọc thầm
- GV hướng dẫn hs thực hiện từng yêu cầu
a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý
- HS xác định yêu cầu của đề
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.
- HS chọn một đồ dùng học tập để quan sát, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý
- HS trình bày dàn ý của mình
- GV nhận xét
b, Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng
- GV hướng dẫn
- HS viết bài.
- HS lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc các mở bài và kết bài.
- GV nhận xét bổ sung, kết luận lời giải đúng.
(2p)
(10p)
(16p)
Bài 2(T.176) Tả một đồ dùng học tập của em
Ví dụ: Dàn ý bài văn miêu tả cái bút:
- Mở bài: Giới thiệu cây bút......
- Thân bài: + Tả bao quát cái bút
Hình dáng..., chất liêụ..., màu..., nắp bút..., hoa văn, cái cài....
+ Tả bên trong: Ngòi bút......
- Kết bài: Em giữ cây bút rất cẩn thận........
- Một mở bài kiểu gián tiếp: Sách vở, bút....là những người bạn giúp ta trong học tập.....tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
- Một kết bài kiểu mở rộng: Cây bút gắn bó với kỉ niệm về những ngày ngồi trên ghế nhà trường.......
4. Củng cố: (2p) 
- GV cùng hs hệ thống bài 
- GV nhận xét tiết học.
5. dặn dò: (1p) - Về nhà ôn lại bài
 - Chuẩn bị bài giờ sau kiểm tra học kì.
Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2013
Toán Tiết 90
 Kiểm tra định kì cuối học kì i
 (Kiểm tra theo bộ đề chung của tổ chuyên môn)
Luyện từ và câu Tiết 36
 Kiểm tra định kì cuối học kì i
 (Đọc-hiểu; Luyện từ và câu)
 (Kiểm tra theo bộ đề chung của tổ chuyên môn)
Địa lí Tiết 18
 Kiểm tra định kì cuối học kì i
 (Kiểm tra theo bộ đề chung của tổ chuyên môn)
Tập làm văn Tiết 36
 Kiểm tra định kì cuối học kì i
 (Chính tả - Tập làm văn)
 (Kiểm tra theo bộ đề chung của tổ chuyên môn)
Giáo dục tập thể 
	 Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần từ đó có hướng khắc phục. 
- HS mạnh dạn đóng góp ý kiến riêng của mình để đưa phong trào lớp đi lên.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần 19.
II. Đồ dùng dạy học
- Sổ tay của GV có ghi chép đầy đủ các ưu, nhược điểm trong tuần
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Nhận xét về các mặt giáo dục trong tuần:
 + Đạo đức.
 + Học tập.
 + Lao động, vệ sinh, thể dục.
2. Kế hoạch hoạt động tuần 19.
- Duy trì nề nếp đạo đức, học tập.
- Thực hiện tốt giờ tự học ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả giờ truy bài, thể dục giữa giờ.
- Giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
3. Múa hát tập thể.
Nhận xét của tổ chuyên môn:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
.........................................................................................................................................
 Tổ phó
 Phạm Thị Huệ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA.T18.doc