Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 19 năm 2012

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 19 năm 2012

Tiết 91

 KI - LÔ - MÉT VUÔNG (Trang 99)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết ki- lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích.

- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki - lô - mét vuông.

- Biết 1km2 = 1000 000m2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết các số đo diện tích và đổi các số đo.

3. Thái độ: Yêu thích toán học.

II. Đồ dùng dạy học

- HS: Bảng con làm bài 2

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .

 2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

- GV: Nhận xét bài thi cuối kì

 

doc 29 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 19 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
 Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2013
Giáo dục tập thể:
 Chào cờ
Toán: Tiết 91
 Ki - lô - mét vuông (Trang 99)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết ki- lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki - lô - mét vuông.
- Biết 1km2 = 1000 000m2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết các số đo diện tích và đổi các số đo.
3. Thái độ: Yêu thích toán học.
II. Đồ dùng dạy học
- HS: Bảng con làm bài 2
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: ......
 2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- GV: Nhận xét bài thi cuối kì
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Giới thiệu Ki- lô - mét-vuông 
- HS quan sát tranh SGK 
- GV: Hướng dẫn cánh đồng này có mỗi cạnh của nó dài 1km ,các em hãy tính diện tích của cánh đồng.
- HS quan sát hình và tính diện tích cánh đồng
- GV giới thiệu 1km x 1km = 1km2, ki- lô -mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh 1km.
- GV giới thiệu 1 km2 =1 000 000 m2 
Hoạt động 3: Thực hành 
- HS nêu yêu cầu bài 1 
- HS làm bài miệng
- GV hướng dẫn HS làm miệng
- HS nhắc lại yêu cầu bài 2
- GV hướng dẫn
+ CH: Hai đợn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
- hs làm bảng con
- GV nhận xét 
- HS đọc đề toán.
- GV hướng dẫn HS.
- HS nêu yêu cầu bài 4 . 
- HS trả lời miệng:
- GV hướng dẫn HS làm miệng.
- GV nhận xét , chữa bài.
(1p)
(10p)
(13p)
- 1km 1km = 1 km2
- Ki -lô -mét vuông viết tắt là km2, 
đọc là ki - lô -mét vuông
- 1 km2 =1 000 000 m2 
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống 
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki- lô - mét vuông.
921km2
Hai nghìn ki- lô -mét vuông.
2000km2
Năm trăm linh chín ki- lô –mét vuông.
509 km2
Ba trăm hai mươi nghìn ki- lô –mét vuông.
320000km2
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau 100 lần
 1km2 = 1000 000m2 
 1000 000m2 = 1km2 
 1m2 = 100dm2 
 5km2 = 5000 000m2
 32m49 dm2 = 3249dm2 
 2000 000m2 = 2km2 
Bài 3: Giải toán
 Bài giải 
 Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là: 3 2 = 6 (km2)
 Đáp số: 6 km2
 Bài 4: Chọn ra số đo thích hợp
a, 40m2
b, 330991km2
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng hs hệ thống giờ học.
-GV nhận xét tiết học . 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau
Tập đọc: Tiết 37
 Bốn anh tài (Trang 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé
- Hiểu nội dung : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. 
2. Kỹ năng: Rèn đọc đúng các từ ngữ, đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay, Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh Học tập tài năng và lòng nhiệt tình làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây
II. Đồ dùng dạy học
- GV Sử dụng tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- GVgiới thiệu 5 chủ điểm của sách TiếngViệt 4 -Tập 2
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- GV: Giới thiệu chủ điểm người ta là hoa đất
- GV giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài ca ngợi bốn thanh niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp sức làm việc nghĩa. 
Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- 1 HS đọc bài, chia đoạn.
- GV hướng dẫn giọng đọc từng đoạn
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- GV: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 1HS đọc chú giải
- HS đọc thầm theo cặp 
- 1HS đọc cả bài
- GV đọc mẫu nêu cách đọc
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
- HS đọc thầm trả lời CH.
+ CH: Sức khoẻ và tài năng của cẩu Khây có gì đặc biệt?
+ CH: Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ CH: Có truyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
+ CH: Đoạn 2 nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn còn lại 
+ CH: Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai?
+ CH: Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
+ CH: Tìm nội dung truyện?
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 5 HS đọc nối tiếp theo đoạn
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1 và 2 trong bài.
- GV đọc mẫu 
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- GV nhận xét cho điểm .
(1p)
(13p)
(10p)
(5p)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tinh thông võ nghệ
+ Đoạn 2: Tiếp đến yêu tinh
+ Đoạn 3: Tiếp đến diệt trừ yêu tinh
+ Đoạn 4: Tiếp đến lên đường
+ Đoạn 5: Còn lại
- Sức khỏe: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, mười tuổi sức đã bằng trai 18.
- Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn - quyết diệt trừ cái ác 
* Đoạn 1 nói lên sức khoẻ và tài năng của đặc biệt của cẩu Khây
- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
* Đoạn 2 nói lên ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây
- Cùng ba người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng 
*Nội dung: Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân làng của bốn anh em Cẩu Khây.
4. Củng cố: (2p)
+ CH: Nêu lại nội dung bài? (Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân làng của bốn anh em Cẩu Khây).
-GV nhận xét tiết học . 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà kể lại câu truyện cho người thân nghe.
 Đạo đức Tiết 19 
 Kính trọng và biết ơn người 
 lao động (Trang 27)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động 
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cư xử lễ phép đối với người lao động
3. Thái độ: Trân trọng giữ gìn thành quả của người lao động
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Sử dụng tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
+ CH: Thế nào là yêu lao động? (Là tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp ở nhà phù hợp với bản thân.)
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Thảo luận lớp (truyện buổi đầu tiên SGK).
- 1 HS đọc truyện. Lớp đọc thầm quan sát tranh trong SGK.
- HS thảo luận cặp 2 câu hỏi SGK.
+ CH: Vì sao một bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
 + CH: Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? vì sao? 
- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1) 
- HS nêu yêu cầu bài 1
- HS: Các nhóm thảo luận
- HS đại diện nhóm báo cáo
- GV kết luận 
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm(Bài tập 2) 
- GV giao việc cho mỗi nhóm thảo luận một tranh
- GV ghi bảng theo 3 cột
- HS thảo luận nhóm 6
-HS: Đại diện nhóm báo cáo
- GV kết luận: 
Hoạt động 5: Làm việc cá nhân (Bài tập3)
+ CH: Những hành động, việc làm nào thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động
- GV nhận xét
- 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
(1p)
(10p)
(5p)
(8p)
(5p)
- Vì nghe đến nghề quét rác...
- Không cười và tự hào cùng bạn ...
Kết luận: Cần kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. 
Bài 1: Ai là người lao động
+ Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là người lao động (chân tay hoặc trí óc)
+ Những người ăn xin, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
Bài 2
STT
 Người lao động 
ích lợi mang lại cho xã hội
1
2
3
4
5
6
 Bác sĩ
Thợ nề
Công nhân
Ngư dân 
 Kĩ sư tin học
Nông dân cấy lúa
- Khám và chữa bệnh cho nhân dân
- Xây dựng nhà cửa, nhà máy
- Khai thác dầu khí ...
- Đánh cá
- Phát triển công nghệ thông tin...
- Sản xuất ra lúa gạo...
- Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội 
Bài 3: Những hành động, việc làm nào thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động
- Các việc làm a, b, c, đ, e, g, là thể hiện sự kính trọng người lao động 
- Các việc b, h là thiếu kính trọng 
người lao động
Ghi nhớ: Cơm ăn, áo mặc .... biết ơn người lao động.
4. Củng cố: (2p) 
- GV cùng HS hệ thống giờ học.
-GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau học.
 Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
Toán Tiết 91
 Luyện tập (Trang 100) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích
- Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích. Giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
3. Thái độ: Yêu tích môn học
II. Đồ dùng dạy học: 
- HS: Bảng con làm bài 1 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát; vắng: .............
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
 32m49 dm2 =3249dm2 
 2000 000m2 = 2km2 
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài 
- HS: Nêu yêu câu bài 1
- HS làm vào bảng con
- GV nhận xét
- HS: Nêu yêu câu bài 2
- HS: Làm vào vở, 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét
- HS: Nêu yêu câu bài 3
- HS: làm vào vở
- HS: Nêu yêu câu bài 4
- GV hướng dẫn
- 1 HS đọc đề, phân tích đề, nêu cách giải
- HS làm bài vào vở
- HS: Nêu yêu câu bài 5.
- GV hướng dẫn.
+ CH: Biểu đồ thể hiện gì?
+ CH: Nêu mật độ dân cư từng thành phố?
(1p)
(28p)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 530dm2 = 53000 cm2 
 84600cm2 = 846 dm2 
 10km2 = 10000000 m2 
 13dm2 29cm2 = 1329 cm2
 300dm2 = 3 m2 
 9000000 m2 = 9 km2
Bài 2: Tính diện tích
a) Diện tích khu đất là:
 5 4 = 20 (km2)
b) Đổi 8000m = 8km
 Vậy diện tích khu đất là:
 8 2 = 16(km2) 
Bài 3 
a) - Diện tích của Hà Nội nhỏ hơn Đà Nẵng
 - Diện tích của Đà Nẵng nhỏ hơn TPHCM 
- Diện tích của TPHCM lớn hơn Hà Nội
b)- TPHCM có diện tích lớn nhất
- TP Hà Nội có diện tích nhỏ nhất
Bài 4: Giải toán
 Tóm tắt
 Khu đất HCN
 Chiều dài: 3 km 
 Chiều rộng: 1km
 Diện tích:........km2?
 Bài giải
 Chiều rộng của khu đất là:
 3 : 3 = 1 (km)
 Diện tích của khu đất là: 
 3 1 = 3 (km2)
 Đáp số: 3km2 
 Bài 5:
- Mật độ dân cư của 3 TP lớn là Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM.
- Hà Nội: 2952 ngườ ... tranh
Hoạt động 4: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 2, 3
- HS: Kể chuyện theo nhóm kể từng đoạn sau đó kể cả chuyện
- HS: Thi kể chuyện trước lớp
- HS: Lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện?
(1p)
(6p)
(7p)
(17p)
- Tranh 1: Bác đánh các kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc bình to.
- Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.
- Tranh 3: Bác cạy nắp bình và vô cùng kinh ngạc khi thấy từ trong bình một làn khói đen bay đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ 
- Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.
- Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình. Bác lập tức đóng nắp bình lại và vứt nó về biển sâu.
4. Củng cố: (2p)
 - GV cùng HS hệ thống giờ học.
-GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013
Toán: Tiết 94 
 Luyện tập (Trang 104)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành
- Tính được diện tích, chu vi hình bình hành
2. Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
+ CH: Nêu quy tắc tính diện tích HBH?
-GV nhận xét .
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- 1HS nêu yêu cầu bài 1 .
- G V vẽ hình lên bảng.
- 3 HS lên bảng lớp làm .
- 1HS nêu yêu cầu bài 2 .
- HS: Làm vào SGK .
- GV: Nhận xét chốt ý kiến đúng.
- 1HS nêu yêu cầu bài 3 .
+ CH: Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm thế nào?
- GV: Dựa vào cách tính chung đó chúng ta sẽ đi tìm công thức tính chu vi của hình bình hành.
- GV vẽ hình bình hành ABCD lên bảng. 
- GV: Hướng dẫn gọi chu vi của hình bình hành ABCD là P. Nêu công thức tính chu vi của HBH.
+ CH: Nêu quy tắc tính chu vi của HBH?
- HS: áp dụng công thức tính chu vi của HBH để tính chu vi của HBH.
- HS làm vào vở 2 HS lên bảng
- 1HS nêu yêu cầu bài 4. 
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
- GV: Chấm một số bài.
(1p)
(28p)
Bài 1: Nêu tên cặp cạnh đối diện
 A B
 C D 
 N 
 E G M 
 K H Q P 
- hình chữ nhật ABCD có:
 Cạnh AB đối diện với cạnh CD
 . . . AD. . . . . . . . . . . . . . BC
- hình tứ giác MNPQ có:
 Cạnh MN đối diện với cạnh PQ
 . . . . .MQ. . . . . . . . . . . . . . NP
- Hình bình hành EGHK có:
 Cạnh EG đối diện với cạnh HK
 . . . . EK . . . . . . . . . . . . . . GH
Bài 2: Viết vào ô trống
 14 13 = 182 (cm2)
 23 16 = 368 (cm2)
Bài 3:
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. a
 A B
 b
 D C
 P = ( a+ b) 2
- Muốn tính chu vi của HBH ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với hai.
a. P = ( 8 + 3) 2 = 22 (cm)
b. P = ( 10 + 5 ) 2 = 30 (cm)
Bài 4: 
Tóm tắt:
 Đáy : 40 dm 
 Chiều cao : 25 dm
 Diện tích: .....dm2 ?
 Giải
 Diện tích của mảnh đất là:
 40 25 = 1000( dm2)
 Đáp số: 1000dm2
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng hs hệ thống giờ học
- GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài và xem lại các BT đã làm.
Luyện từ và câu: Tiết 38
 Mở rộng vốn từ: tài năng (Trang 11)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết thêm một số từ ngữ nói về tài năng của con người
- Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Biết được một vài câu tục ngữ gắn với chủ điểm.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu nói về tài trí của con người
3. Thái độ: Giáo dục HS tôn trọng những người có tài năng
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- Nêu ghi nhớ bài: Chủ ngữ trong câu kể: Ai làm gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
- 1HS đọc ND bài tập 1 đọc cả mẫu.
- HS đọc thầm trao đổi, chia nhanh các từ đó vào 2 nhóm.
- HS: Lớp làm bài vào vở.
- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả
a. Tài có nghĩa " có khả năng hơn người bình thường"
b. Tài có nghĩa là " tiền của"
- 1HS nêu yêu cầu bài 2.
- HS đặt một câu với một TN ở bài tập 1.
- HS Làm vào vở, 3 HS lên bảng.
- 1HS nêu yêu cầu bài 3.
- GV: Các em hãy tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người.
- GV chốt ý đúng câu a, b.
- HS khá giỏi nêu 1 số trờng hợp sử dụng các câu tục ngữ đó,
- 1HS nêu yêu cầu bài 4.
- HS nối tiếp đọc câu tục ngữ mà em thích.
(1p)
(28p)
Bài 1: Phân loại các từ
- Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng,
- Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Bài 2: Đặt câu.
- VD: Đoàn địa chất thăm dò tài nguyên vùng núi phía Bắc.
- VD: Thể thao nước ta đã được nhiều nhà doanh nghiệp tài trợ.
-VD: Bùi Xuân Phái là một họa sĩ tài hoa
Bài 3: Các câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người 
a. Người ta là hoa đất: Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
b. Chuông có đánh mới kêu .....mới tỏ: Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
c. Nước lã ...mới ngoan: Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có trí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
Bài 4: Đọc câu tục ngữ mà em thích.
4.Củng cố: (2p)
-GV nhận xét tiết học 
5.Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau
Địa lý: Tiết 19
 tHành phố hảI phòng (Trang 113) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng
- Biết xác định vị trí của thành phố HảI Phòng trên bản đồ Việt Nam
2. Kĩ năng: Xác định được vị trí của thành phố HảI Phòng trên bản đồ Việt Nam 
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về các hành phố cảng
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ địa lý TNVN.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- GV nhận xét bài kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hải Phòng - thành phố cảng
- GV cho HS dựa vào SGK và quan sát lược đồ trong sách 
- HS thảo luận trả lời CH
+ CH: Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
- GV treo bản đồ 
- HS tìm và xác định thành phố Hải Phòng trên bản đồ hành chính Việt Nam
+ CH: Kể một số điều kiện để Hải
Phòng trở thành một cảng biển?
Hoạt động 3: Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng
- HS dựa vào sách trả lời CH: 
+CH: So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào? 
+ CH: Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng?
+ CH: kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu?
 Hoạt động 4: Hải Phòng là trung tâm du lịch.
- HS thảo luận nhóm trả lời CH: 
+ CH: Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch? 
- 2HS đọc bài học trong SGK.
(1p)
(11p)
(8p)
(9p)
- Hải Phòng nằm ở đông bắc đồng bằng Bắc Bộ
- Cảng Hải Phòng nằm trên bờ sông Cấm cách biển 20 km, thuận lợi cho việc ra, vào và neo đậu của tàu biển, có nhiều cầu tàu lớn có những bãi rộng và kho chứa hàng....
- Công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò quan trọng
- Các nhà máy đóngBạch Đằng, cơ khí Hạ Long, cơ khí Hải Phòng
- Xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu trở hàng, tàu trở khách.
- Bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà, các lễ hội như trọi trâu, đua thuyên truyền thống......
4. Củng cố: (2p)
 + CH: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển? (Cảng Hải Phòng nằm trên bờ sông Cấm cách biển 20 km,......có những bãi rộng và kho chứa hàng...)
-GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: (1p) Về học bài. Chuẩn bị bài giờ sau học.
Tập làm văn: Tiết 38
Luyện tập xây dựng kết bài 
 trong bài văn miêu tả đồ vật (Trang 11)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn miêu tả kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng)
3. Thái độ: Yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
- 2HS: Đọc bài tập viết đoạn mở bài tiết 37
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
- 1HS đọc ND bài tập1, lớp theo dõi SGK.
a. Xác định đoạn kết bài
b. Kết bài theo cách nào?
- 2 HS đọc bài tập 2
- HS suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả (Cái thước kẻ, cái bàn HS hay cái trống trường) 
- HS làm vào vở, 
- HS nối tiếp nhau đọc bài
- NX bình chọn bạn viết kết bài hay
(1p)
(27p)
Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi
- Má bảo “ có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền ’’. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
- Đó là cách kết bài mở rộng vì tả cái nón xong còn nêu lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài 2: Viết kết bài mở rộng cho bài văn
Ví dụ: 
a. Tả cái thước kẻ: em rất thích cái thước kẻ này vì nó gọn nhẹ, dễ cất mà lại dùng được vào nhiều việc 
b. Tả cái trống: Đang đi học thì chỉ mong nghỉ hè, nhưng hè tới, mới nghi năm, mười bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, được nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại thầy, bạn biết bao mến thương
4.Củng cố: (2p) 
-GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: (1p) - Về nhà chuẩn bị giờ sau làm bài kiểm tra viết bài miêu tả đồ vật.
Giáo dục tập thể:
	 Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần từ đó có hướng khắc phục. 
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần 20.
II. Đồ dùng dạy học
- Sổ tay của GV có ghi chép đầy đủ các ưu, nhược điểm trong tuần
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Nhận xét các mặt giáo dục trong tuần
- GV nhận xét về: 
 + Đạo đức
 + Học tập
 + Lao động, vệ sinh, thể dục
- HS nghe và nêu ý kiến
- GV kết luận
2. Kế hoạch hoạt động tuần 20
- Duy trì nề nếp đạo đức, học tập.
- Thực hiện tốt giờ tự học ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả giờ truy bài, thể dục giữa giờ.
- Giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
- Thực hiện đúng các nội quy , quy định của trường, lớp.
- Duy trì nề nếp lao động, vệ sinh.
3. Múa hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA. T19.doc