Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 6 năm 2012

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 6 năm 2012

: Tiết 26

 LUYỆN TẬP (Trang 33)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

- Thực hành luyện tập biểu đồ.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cho HS đọc, phân tích và sử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích môn học toán

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Biểu đồ SGK.

- HS: Phiếu học tập cá nhân

III. Các hoạt đông dạy - học:

1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

- Chữa Bài 1:

+ CH: Nhìn vào biểu đồ ta thấy có mấy lớp trồng được trên 30 cây, là những lớp nào? (Có 3 lớp trồng được trên 30 cây: 4A, 5A, 5B).

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 6 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
 Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
Giáo dục tập thể: 
 Chào cờ
Toán: Tiết 26
 Luyện tập (Trang 33)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Thực hành luyện tập biểu đồ.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cho HS đọc, phân tích và sử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích môn học toán
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Biểu đồ SGK. 
- HS: Phiếu học tập cá nhân
III. Các hoạt đông dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .........
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Chữa Bài 1:
+ CH: Nhìn vào biểu đồ ta thấy có mấy lớp trồng được trên 30 cây, là những lớp nào? (Có 3 lớp trồng được trên 30 cây: 4A, 5A, 5B).
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV: Nhắc lại kiến thức đã học, dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Thực hành .
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm miệng.
- HS quan sát biểu đồ SGK.
- HS làm miệng.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn và cho HS làm vào vở
- HS quan sát biểu đồ SGK
- GV: Gọi 2HS lên bảng
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS: Vẽ biểu đồ vào phiếu học tập cá nhân
- GV nhận xét - kết luận. 
(1p)
(27p)
Bài 1 (33) Điền Đ hoặc S vào ô trống
- Tuần 1: S
- Tuần 3: Đ
- Tuần 3: S
- Tuần 2: Đ
- Tuần 4: S
Bài 2 (34) Trả lời câu hỏi
a) Tháng 7 có số ngày mưa là: 18
b) Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 số ngày là: 15 - 3 = 12 (ngày)
c) Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là: 
(18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
 Đáp số: a) 18 ngày 
b) 12 ngày 
c) 12 ngày
Bài 3 (34) Vẽ tiếp biểu đồ
Số cá tàu Thắng Lợi đã đánh bắt được
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS nhắc lại cách xác định và cách vẽ bản đồ. 
-GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Tiết 11
 Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (Trang 55)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc lưu loát, rành mạch, trôi chảy toàn bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cho HS đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .
3. Thái độ: Giáo dục HS có đức tính trung thực, dũng cảm
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh minh hoạ SGK..
III. Các họat động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- 2HS: Đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo” và nêu nội dung bài? (Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh ....... những kể sấu xa như cáo).
- GV nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
- GV sử dụng tranh minh họa trong SGK để giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
- 1HS khá đọc. 
+ CH: Bài này chia làm mấy đoạn? 
- GV hướng dẫn HS đọc bài. 
- HS đọc nối tiếp đoạn. 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm.
- GV giải nghĩa từ khó.	
- 1HS đọc chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- 1HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ CH: Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó ntn?
+ CH: Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca như thế nào ?
+ CH: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
+ CH: Nêu ý chính của đoạn 1?
- 1HS đọc đoạn 2. Lớp đọc thầm 
+ CH: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
+ CH: An-đrây-ca tự dằn vặt mình ntn?
+ CH: Câu chuyện cho thấy An- đrây-ca là cậu bé ntn?
+ CH: Nêu ý chính của đoạn 2?
+ CH: Nêu ND chính của bài?
- 2HS nêu lại nội dung bài.
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm . 2HS nối tiếp đọc bài, lớp nghe .
- HS nêu cách đọc bài.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS: Thi đọc diễn cảm. 
- 4 HS đọc phân vai. 
- GV: Nhận xét, cho điểm.
(2p)
(10p)
(12p)
 (5p)
- Chia 2 đoạn:
 Đoạn 1: Từ đầu đến ... về nhà 
 Đoạn 2: Đoạn còn lại 
- Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca 9 tuổi. Em đang sống cùng mẹ và ông, ông đang bị ốm nặng .
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay
- An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng mời nhập cuộc. Mải chơi quên lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về 
ý 1: An-đrây-ca mải chơi quen lời mẹ dặn.
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. ông đã qua đời .
 - An-đrây-ca khóc oà lên khi biết ông đã qua đời.... Mãi khi đã lớn, bạn vẫn tự dằn vặt mình.
- Là cậu bé rất yêu thương ông, không tha thứ cho cho mình ....và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân
ý 2: Nỗi dằn vặt của An-drây-ca và ý thức trách nhiệm với bản thân.
Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân .
4. Củng cố: (3p) 
+ CH: Em hãy đặt tên cho chuyện theo ý nghĩa của chuyện? (Chú bé trung thực. Chú bé giàu tình cảm.
 - GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà đọc bài. Chuẩn bị bài: “Chị em tôi”.
Đạo đức Tiết 6
 Biết bày tỏ ý kiến (Trang 8)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức:
 	- Biết được các em có quyền có ý kiến ,có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình ở nhà trường .
2. Kĩ năng: Biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II.Đồ dùng dạy học :
- GV: Một chiếc micro không dây để chơi trò chơi phóng viên.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học : 
1. ổn định tổ chức : (1p)
2. Kiểm tra bài cũ : (3p)
 1HS: Đọc ghi nhớ bài học trước.
- GV nhận xét , cho điểm.
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tiểu phẩm “ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”.
- GV kể chuyện 2 lần)
- GV gọi 1 số học sinh đóng tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
- HS đóng tiểu phẩm
- HS: thảo luận
+ CH: Em có nhận xết gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ CH: Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? 
+ CH: ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ CH: Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào?
- HS: Tự trả lời
- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên.
- HS: 2-3 em đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo nội dung bài tập 3
Hoạt động 4: Trình bày các bài viết, tranh vẽ.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập 4? 
- HS thực hành và trình bày các bài viết tranh vẽ
- GV: Nhận xét bài làm của học sinh
- GV kết luận và rút ra bài học.
(1p)
(12p)
(6p)
(8p)
- Mẹ muốn Hoa ở nhà giúp mẹ làm bánh rán bán 
- Bố không muốn cho Hoa nghỉ học vì việc học là quan trong.
- Hoa có ý kiến muốn đi học, Hoa đi học 1 buổi, còn 1 buổi phụ giúp mẹ làm bánh.
- Phù hợp 
Kết luận: Mỗi gia đình đều có khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách tháo gỡ, giải quyết nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe tôn trọng. Đồng thời các em cần biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
Bài tập 4: (T.10)
Kết luận: Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiệncó lợi cho sự phát triển của trẻ em. 
4.Củng cố: (3p)
+ CH: Trẻ em cần biết điều gì? (trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ).
- GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò : (1p) Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau học.
Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
Toán: Tiết 27 
 Luyện tập chung (Trang 35)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Viết, đọc, so sánh được các số TN, nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột
- Xác định được một năm thuộc thế kỷ nào.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cho HS viết, đọc, so sánh các số TN. Đọc thông tin trên biểu đồ cột. Kỹ năng xác định một năm thuộc thế kỷ nào
3.Thái độ: Giáo dục HS say mê làm toán
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Vẽ sẵn biểu đồ bài 3 (T35) SGK lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: ...........
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
- 1HS lên làm bài 2 ýc:
c) Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV: Nhắc lại kiến thức đã học để dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Thực hành
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
+ CH: Muốn tìm số liền trước, số liền sau em làm ntn?
- HS: Làm vào vở, 2 HS lên bảng.
- GV: NX, chữa bài tập 
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng.
- 1HS lên bảng làm BT. Lớp làm vào SGK.
- GV: NX bài làm của HS.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1HS: làm miệng
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS: Làm vào bảng con
- GV: Nhận xét, chữa bài
(1p)
(26p)
Bài 1 (35) Viết, đọc số:
- Muốn tìm số liền trước 1 số nào đó ta lấy số đó trừ đi 1.
- Muốn tìm số liền sau 1 số nào đó ta lấy một số đó cộng với 1.
a) Số tự nhiên liền sau số 2 835 917 là số 2 835 918 vì: 
2 835 917 + 1 = 2 835 918
b) Số 2 835 916 là số liền trước số TN 
2 835 917 vì: 
2 835 917 - 1 = 2 835 916
c) Đọc số, nêu giá trị chữ số 2.
- 82 360 945: Tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi nghìn chín trăm bốn mươi lăm. 
Giá trị chữ số 2 là 2 000 000
- 1 547 238: Một triệu năm trăm bốn mươi bẩy nghìn hai trăm ba mươi tám Giá trị chữ số 2 là 200
Bài 3 (35) Dựa vào biểu đồ viết tiếp vào chỗ chấm 
a) Khối 3 có 3 lớp là: 3A, 3B, 3C
b) Lớp 3A có 18 HS giỏi toán.
 3B: 27 HS , 
 3C: 21 HS 
c) Khối lớp 3: Lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhất. Lớp 3C ít HS giỏi toán nhất . 
d) Trung bình mỗi lớp có có số HS giỏi là: (18 + 27 + 21 ... ài1 (40) Đặt tính rồi tính. 
-
-
a) 987 864 969 696
 783 251 656 565 
 204 613 313 131 
b) KQ: 592147 ; 592637
- Củng cố về phép trừ không nhớ 
Bài 2 (40)
a) 48600 - 9455 = 39145 
 65102 - 13859 = 51243
b) 80 000 - 48 765 = 31 235 
 941 302 - 298 764 = 642 538
- Củng cố về phép trừ có nhớ
Bài 3 (40) 
Bài giải:
Độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố HCM là: 
1730 - 1315 = 415 (km)
Đáp số: 415 km
4. Củng cố: (3p) 
+ CH: Muốn thực hiện phép tính trừ ta làm thế nào? (Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu trừ và dấu gạch ngang. Tính: Trừ theo thứ tự từ phải sang trái).
- GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: Tiết 12 
 Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng 
(Trang 62)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết thêm 1 số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng
- Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo 2 nghĩa và đặt được câu với 1 từ trong nhóm.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng HS nắm ý nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu. Chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS thích tìm hiểu về Tiếng Việt 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu to để HS làm bài tập 1, 2, 3
- HS: Bút dạ 
III. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ CH: Nêu lại ghi nhớ của bài học trước? (Danh từ chung là tên của 1 sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của 1 sự vật, danh từ riêng luôn được viết hoa).
- GV nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV: Nêu lại kiến thức đã học để dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2 Thực hành.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV: Dán tờ phiếu lên bảng và hướng dẫn HS làm bài tập. 
- 1HS làm BT vào phiếu, còn lại làm vào vở. 
- HS: Trình bày kết quả.
- GV: Nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV: Dán tờ phiếu lên bảng và hướng dẫn HS làm bài tập. 
- 1HS làm BT vào phiếu, còn lại làm vào vở. 
- GV: Nhận xét .
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV: Dán tờ phiếu lên bảng và hướng dẫn HS làm bài tập. 
- 1HS làm BT vào phiếu, còn lại làm vào vở. 
- GV: Nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV: hướng dẫn HS làm miệng. 
- HS làm miệng .
(2p)
(26p)
Bài 1 (62)
- “Minh là một HS có lòng tự trọng. Minh không tự kiêu.., tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn,.. Không nên làm bạn nào tự ái,... chúng em rất tự hào về bạn Minh”
Bài 2 (62)
+ Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức là:
+ Trước sau như một là:
+ Một lòng một dạ là:
........
Trung thành
Trung kiên
Trung nghĩa
.......
Bài 3 (62)
a) Trung có nghĩa là “ở giữa” Trung thu, trung bình, trung tâm.
b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
Bài 4 (62)
Bạn Lương là học sinh trung bình của lớp.
Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu. 
4. Củng cố: (2p) 
- Củng cố về 1 số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
- GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn chuẩn bị bài sau.
Địa lý: Tiết 6
 TÂY NGUYÊN (Trang 82)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết và chỉ được vị trí của các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu)
- Dựa vào lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng số liệu...biết vị trí của các cao nguyên ở Tây Nguyên
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Bản đồ địa lí TNVN
 - Hình1(T.82) phóng to, phiếu học tập
III. Các hạt động dạy- học:
1.ổn đinh tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ : (3p)
+CH: Nêu vị trí của vùng trung du Bắc bộ? (Nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ).
- GV nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tây Nguyên- xứ sở của cao nguyên xếp tầng.
- GV treo bản đồ TNVN. Chỉ vị trí khu vực Tây Nguyên và giới thiệu: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
- GV treo lược đồ.
- HS chỉ vị trí khu vực Tây Nguyên theo thứ tự từ Bắc đến Nam
+ CH: Dựa vào bảng số liệu sắp xếp các Cao Nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
* Lưu ý: Độ cao của các Cao Nguyên ở bảng số liệu T.83 - SGK là độ cao TB do vậy không mâu thuẫn với việc thể hiện màu sắc của các Cao Nguyên đó trên lược đồ hình 1 
+ CH: Tại sao người ta lại nói Tây Nguyên là sứ sở của các Cao Nguyên xếp tầng?
* Đặc điểm của một số cao nguyên ở Tây Nguyên .
- HS: Thảo luận nhóm 6
- HS: Đại diện nhóm báo cáo
- GV nhận xét bổ xung.
- Nhóm 1:
- Nhóm 2:
- Nhóm 3:
- Nhóm 4:
- GV kết luận : 
Hoạt động 3: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt :Mùa mưa và mùa khô.
- HS: Quan sát , phân tích bảng số liệu, trong SGK (T .8 ) 
- GV giao việc ,dán câu hỏi lên bảng
+ CH ở Buôn Ma Thuột mùa khô vào những tháng nào? Mùa mưa vào những tháng nào? 
+ CH: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là mùa nào? 
+ CH: Mô tả mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên 
- GV kết luận: 
(1p)
(16p)
(10p)
- Đắc Lắk, Kom Tum, Di Linh, Lâm Viên.
- Vì các Cao Nguyên được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao...
- Cao nguyên Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên ,bề mặt tương đối bằng phẳng ,nhiều sông suối và đồng cỏ. Đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất ,đông dân nhất ở Tây Nguyên .
- Cao nguyên Kon Tum là một cao nguyên rộng lớn .Bề mặt của các cao nguyên tương đối bằng phẳng ,có chỗ giống như đồng bằng ,trước đây toàn vùng được phủ rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít, thực vật chủ yếu là các loại cỏ.
- Cao Nguyên Di Linh Gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông .Bề mặt tương đói bằng phẳng được phủ lớp đất đỏ ba- dan dày ,Tuy không phì nhiêu bằng cao nguyên Đắc Lắc. Mùa khô ở đâykhông khắc nghiệt lắm ,vẫn có ma ngay cả trong những tháng hạn nhất nên Cao Nguyên lúc nào cũng có màu xanh .
- Cao Nguyên Lâm Viên là cao nguyên có địa hình phức tạp , Nhiều núi cao , thung lũng sâu, sông, suối có nhiều thác ghềnh .cao nguyên có khí hậu mát quanh năm .
Kết luận: Mỗi Cao Nguyên ở Tây Nguyên có một đặc điểm riêng nhìn chung bề mặt của các Cao Nguyên tương đối bằng phẳng .Riêng Cao Nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp hơn .
- Mùa khô vào tháng:1,2,3,4,11,12.
- Mùa mưa vào tháng: 5,6,7,8,9,10.
- ...có 2 mùa : Mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa có những ngày mưa kéo dài .....màn nước trắng xoá.
- Mùa khô: Trời nắng gay gắt ,đất khô vụn bở .
Kết luận: Khí hậu ở Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô
4. Củng cố : (3p)
+ CH: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm từng mùa? (Khí hậu ở Tây Nguyên có 2 mùa. Mùa mưa có những ngày mưa kéo dài..., mùa khô trời nắng gay gắt).
- GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò : (1p) Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau :Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Tập làm văn : Tiết 12
 Luyện tập xây dựng đoạn văn 
 kể chuyện. (Trang 64) 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt chuyện Ba lưỡi rìu, Phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kẻ chuyện .
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cho HS biết vận dụng những hiểu biết đã có để xây dựng một đoạn văn kể chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùngdạy học : 
- GV: Sử dụng 6 tranh minh hoạ SGK 
 1 tờ phiêú to kẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi bài tập 2 
 Bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh(2, 3, 4, 5, 6)
III.Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ CH: Đọc nội dung nghi nhớ trong tiết tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- GV nhận xét , cho điểm.
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập : 
- HS: Nêu yêu cầu bài.
- GV: Đây là câu chuyện "Ba lưỡi rìu"gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh hoạ. mỗi tranh kể một sự việc .
- HS: Quan sát tranh SGK
- 1HS đọc nội dung bài đọc phần lời dưới tranh 
-1 HS đọc chú giải 
+ CH: Truyện có mấy nhân vật ? 
+CH: Nội dung truyện nói về điều gì? 
- 6 HS nối tiếp đọc 6 câu dẫn giải dưới tranh 
- HS thi kể lại cốt chuyện 
- GV: Nhận xét
- 1HS đọc nội dung bài tập , lớp đọc thầm .
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì? ngoại hình các nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc 
- HS quan sát kĩ tranh 1. Đọc gợi ý dưới tranh trả lời các câu hỏi theo gợi ý a, b SGK
+ CH: Nhân vật làm gì?
+ CH: Nhân vật nói gì?
+ CH: Ngoại hình nhân vật?
+ CH: Lưỡi rìu sắt như thế nào?
- GV: Nhận xét, bổ sung 
- GV: Sau khi học sinh phát biểu GV dán các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn và hướng dẫn hs kể truyện 
- HS kể theo cặp, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn. 
- HS: Đại diện nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện
- GV: Nhận xét 
(1p)
(21p)
Bài 1(T.64): 
- 2 Nhân vật : Chàng tiều phu và cụ già chính là ông tiên .
- Chàng trai được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu .
Bài 2 (T.64)
.
- Chàng Tiều Phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
- Chàng buồn bã nói:" Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây!"
- Chàng Tiều Phu nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu
- Lưỡi rìu sắt bóng loáng 
4.Củng cố: (3p)
+ CH: Nêu cách phát triển câu chuyện trong bài học? ( Quan sát tranh, đọc gợi ý từng tranh để nắm cốt chuyện. Phát triển ý dưới mỗi tranh..... ngoại hình của nhân vật. Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh).
- GV nhận xét, giờ học.
5 dặn dò: (1p) 
Về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp. Chuẩn bị bài giờ sau học.
Giáo dục tập thể:
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Nhận xét rút kinh nghiệm về các hoạt động đã thực hiện trong tuần.
- Phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Nội dung: 
Nhận xét các hoạt động trong tuần:
- Đạo đức:
- Học tập:
- Lao động vệ sinh:
- Các công tác khác:
Kế hoạch tuần sau:
- Tiếp tục thực hiện tháng an toàn giao thông
- Duy trì nề nếp đạo đức, học tập, lao động vệ sinh.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh
 3. Múa hát tập thể:
Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
Nhận xét của tổ chuyên môn:
.
	 Tổ phó
 Phạm Thị Huệ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA. T6.doc