Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 22

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 22

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP CHUNG (tr. 118)

I. Mục tiêu:

 - Rút gọn được phân số.

 - Quy đồng được mẫu số hai phân số.

 - Vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết vào làm các bài tập.

 - Tích cực, sôi nổi trong tiết học.

II. Đồ dùng dạy – học:

 - Bảng phụ

 

doc 45 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
THỨ HAI
Ngày soạn: 14/2/2014 Ngày giảng: 17/2/2014
Tiết 1: Chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (tr. 118)
I. Mục tiêu:
 	- Rút gọn được phân số.
 	- Quy đồng được mẫu số hai phân số.
 	- Vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết vào làm các bài tập.
 	- Tích cực, sôi nổi trong tiết học.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng tính
 = ?
 =?
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài
b. Hướng dẫn luyên tập 
Bài 1: Rút gọn các phân số:
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- GV chữa bài, HS có thể rút gọn dần qua nhiều bước trung gian .
Bài 2 - Gọi HS nêu y/c
- GV hỏi: Muốn biết phân số nào bằng phân số , chúng ta làm như nào?
- GV yêu cầu HS làm bài .
- Vậy có mấy phân số bằng phân số ?
- GV kết luận
Bài 3 - Gọi HS nêu y/c
- GV yêu cầu HS tự quy đồng mẫu số các phân số, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
- GV chữa bài và tổ chức cho HS trao đổi để tìm được MSC bé nhất .(c- MSC là 36)
- GV nhận xét và ghi điểm HS . 
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu lại cách quy đồng hai phân số?
- GV tổng kết giờ học, HD làm các bài trong VBTvà chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
10’
10’
10’
3’
- Hát
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu:
 = = 
 = = = 1
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 4 HS lên bảng làm bài , mỗi HS rút gọn 1 phân số, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập 
 = = ; = = 
 = = ; = = 
- HS nêu
- Chúng ta cần rút gọn các phân số .
- 4 HS nối tiếp nêu kết quả rút gọn:
• Phân số là phân số tối giản
• Phân số = = .
• Phân số = = 
• Phân số = = 
- Có 2 phân số: ; 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Kết quả:
a) ; b) ; 
c) ; 
- 1 HS nhắc lại
.
Tiết 3: Tập đọc
SẦU RIÊNG (tr. 34)
I. Mục tiêu: 
 	- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả.
 	- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
 	- Tự hào về những trái cây ăn quả của đất nước; có ý thức trồng và chăm sóc cây ăn quả.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 	- Tranh minh hoạ, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài: Bè xuông sông La và nêu nội dung
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
 - Giới thiệu chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu và bài học: Sầu riêng
b. Luyện đọc 
- Đọc toàn bài: Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp lần 1
+ HD luyện đọc từ khó: + Sầu riêng
 + Lủng lẳng
 + Quyến rũ
- Đọc nối tiếp lần 2.
+ HD luyện đọc câu khó
- Luyện đọc theo cặp
- 1 - 2 cặp thể hiện
- Gọi 1 HS đọc các từ trong chú giải.
- GV đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu nội dung 
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
+ Dựa vào bài văn, hãy miêu tả những nét đặc sắc của sầu riêng.
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng sầu riêng của tác giả.
+ Trong câu văn “ hương vị quyễn rũ đến kì lạ” có thể thay thế bằng từ nào cho từ “ quyến rũ” ? 
+ Trong 4 từ trên từ nào hay nhất? vì sao?
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
- Tiểu kết nêu nội dung bài.
d. Đọc diễn cảm 
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Cho HS thi đọc diễn cảm 
- Đọc nối tiếp lần 3.
- GV nhận xét
4. Củng cố - dặn dò: 
- Quả sầu riêng có hương vị như thế nào?
- Qua bài em có suy nghĩ gì về các loại cây ăn quả của nước ta?
GV: Các em cần phải biết chăm sóc và bảo vệ cây cối vì chúng có rất nhiều ích lợi
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
1’
4’
1’
12’
10’
8’
3’
- Hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu .
- Ghi đầu bài.
- 1HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- 3 HS nối tiếp đọc
- Lớp luyện đọc
- 3 HS tiếp đọc 
- HS luyện đọc
- 2 HS đọc và sửa lỗi cho nhau.
- 1 – 2 cặp thể hiện
- 1 HS đọc các từ trong chú giải.
- HS theo dõi
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Sầu riêng là đặc sản của vùng miền Nam.
- Hoa sầu riêng: thơm mát như hương cau, hương bưởi, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
- Quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cành trông như nhưng tổ kiến, mùi thơm đậm bay xa, lâu tan trong không khí, có mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn,...
- Dáng cây sầu riêng: thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại như héo. 
- Tác giả miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng rất đặc sắc, vị ngon đến đam mể trái ngược với dáng của cây.
- Có thể thay thế từ quyến rũ bằng các từ: hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người.
- Trong các từ trên từ “quyến rũ” hay nhất vì nó nói rõ được ý mời mọc, gợi cảm đến hương vị của trái sầu riêng. 
+ Sầu riêng là loại trái qúy của miền Nam.
+ Hương vị quyết rũ đến kì lạ.
+ Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này.
+ Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
- 1- 2 HS nêu nội dung chính của bài:
* Nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
- Luyện đọc
- 2 – 3 HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- 3 HS đọc nối tiếp
- 1 HS nhắc lại
- Có nhiều loại cây ăn quả, rất ngon, rất đặc sắc,
..................................................................
Tiết 4: Kĩ thuật
TRỒNG CÂY RAU, HOA (Tiết 1).
I. Mục tiêu:
- Biết cách chọn cây rau , hoa để trồng.
+ Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
	- Giáo dục HS Ham thích trồng cây rau, hoa đem lại lợi ích cho cuộc sống
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Cây con rau, hoa - túi bầu có chứa đất
	- HS: Cuốc, dầm xới, bình tưới
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- KT chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
- Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung bài mới:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- Cho HS đọc ND bài trong SGK
- YC HS nêu cách thực hiện các công việc chẩn bị trước khi trồng rau, hoa
- Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
- Trước khi gieo hạt ta phải chuẩn bị những gì?
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- GV cho HS quan sát hình trong SGKvà nêu các bước trồng cây con
+ Hãy nêu cách trồng cây con?
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- HD HS chọn đất cho đất vào bầu và trồng cây con trong bầu (Vì trường không có vườn)
- GV làm mẫu và giải thích các bước
4. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại các cách trồng cây con
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Về nhà thực hành tại vườn của GĐ (nếu có).
 Chuẩn bị tiết sau ( Học tiếp)
- Nhận xét giờ học.
1’
2’
1’
12’
16’
3’
- HS chuẩn bị dụng cụ
- Nghe
- Ghi đầu bài vào vở.
- 2 em đọc - lớp đọc thầm
- Chọn cây con khoẻ, không cong queo gầy yếu, bị sâu, đứt rễ, gẫy ngọn
- Thì cây trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt.
- Làm nhỏ đất, san phẳng mặt luống.
- Cần được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại và lên luống.
- Giữa các luống phải có khoảng cách.
+ Cuốc hốc trồng cây. đặt cây vào giữa hốc vun đất vào quanh gốc, ấn chặt cho đến khi cây đứng vững.
+ Tưới nước cho cây. Nếu trời nắng dùng tàu lá chuối, lá cọ, hoặc liếp để che phủ
- Lấy đất ruộng hoặc vườn đã phơi khô, đập nhỏ cho vào túi, sau đó chọn cây con và tiến hành trồng cây con vào bầuđất
- HS quan sát và làm theo
- 1HS nhắc lại
......................................................................
Tiết 5: Đạo đức
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 	+ Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
 	+ Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
 	+ Biết cư sử lịch sự với mọi người xung quanh.
 	+ Có thái độ :tự trọng tôn trọng nếp sống văn minh.Đồng tình với những người biết cư sử lịch sự và không đồng tình với những người cư sử bất lịch sự
II. Đồ dùng dạy – học:
	- GV: + Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
	+ Nội dung các tình huống, trò chơi, cuộc thi.
	- HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Vì sao phải lich sự với mọi người?
- Nhận xét
3. Bài mới: Giảm tải (đã sửa theo SGK)
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Nội dung bài
 * Hoạt động 1:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp sau và giải thích lý do:
1. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
2. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông ít gạo rồi quát “Thôi đi đi”.
3. Lâm hay kéo tóc của các bạn nữ trong lớp.
4. Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
5. Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ.
6. Khi thanh toán tiền ở quầy sách, Ngọc nhường cho em bé hơn lên thanh toán trước.
- GV nhận xét 
- Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự?
- Kết luận: Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng, chào hỏi ... chúng ta cũng cần phải giữ phép lịch sự.
*Hoạt động 2 : Tìm hiếu ý nghĩa 1 số ca dao tục ngữ
- Tìm hiểu ý nghĩamột số câu ca dao, tục ngữ
- Em hiểu nội dung ,ý nghĩa câu ca dao tục ngữ sau đây như thế nào?
- GV NX
- Yêu cầu học sinh đọc phần nghi nhớ
4. Củng cố - dặn dò:
- Thế nào là lịch sự với mọi người?
- Nhắc lại ND bài.
- Dặn về thực hiện theo bài
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
18’
10’
3’
- 4 em
- Tiến hành thảo luận cặp đôi
- Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả. 
Câu trả lời đúng:
1. Trung làm thế là đúng. Vì chị phụ nữ ấy rất cần một chỗ ngồi trên ô tô buýt vì đang mang bầu, không thể đứng lâu được.
2. Nhàn làm thế là sai. Dù là ông lão ăn xin nhưng ông cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng, lễ phép.
3. Lâm làm thế là sai. Việc làm của Lâm như vậy thể hiện sự không tôn trọng các bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu, bực mình.
4. Các anh thanh niên đó làm như vậy là sai, là không tôn trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác ở xung quanh.
5. Vân làm thế là c ... g cộng.
	- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: Bịt tai khi nghe tiếng âm thanh quá to, đóng cửa ngăn cách tiếng ồn.
 	+ Có ý thức thực hiện 1 số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền , vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn
	- HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung GDBVMT được lồng ghép tích hợp ở HĐ2.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào?
- Việc ghi lại âm thanh đem lại những lợi ích gì?
- Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống có những âm thanh mà chúng ta không ưa thích. Chúng ảnh hưởng tới sức khẻo của con người, chúng là loại tiếng ồn có hại. Vậy làm cách nào để phòng chống tiếng ồn , các em sẽ tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay.
b. Nội dung bài
 Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Nhận biết được một số loại tiếng ồn.
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả.
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : Hiểu được tác hại do tiếng ồn gây ra đối với sức khoẻ con người.
- Y/c quan sát các hình trang 88
 + Em đã làm gì để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh?
 Hoạt động 3: 
* Mục tiêu : Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
- GV chia bảng thành 2 cột 
+ Những việc cần làm?
+ Những việc không cần làm?
4. Củng cố – Dặn dò:
- Trong cuộc sôngs hầu hết tiếng ồn là do con người gây ra . Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khẻo . Song chúng ta mọi người cùng có ý thức thực hiện phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau
1’
3’
1’
9’
9’
9’
3’
- 2 em thực hiện YC
- Nhắc lại đầu bài.
1. Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn
- Thảo luận nhóm. (theo tổ).
- Quan sát hình trang 83 để ghi lại những tiếng ồn. Có thể bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường, ở nơi em sinh sống.
* Hầu hết tiếng ồn đều do con người gây ra.
2. Tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống
- Nêu tác hại và các biện pháp chống tiếng ồn và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Những biện pháp chống tiếng ồn:
+ Có nhưng quy định chung về chống tiếng ồn ở nơi công cộng.
+ Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồng truyền đến tai.
- Thảo luận cặp đôi.
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn
- Nói to, cười đùa ở nơi yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to
..
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY
I. Mục tiêu:
 	- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu.
 	- Viết được một đoạn văn tả lá cây hoặc thân cây hoặc gốc cây.
 	- Yêu thích cây cối, có ý thức trồng và chăm sóc cây cối.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Giấy khổ to và bút dạ
 	- Bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của mỗi tác giả ở từng đoạn văn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài
b, Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung nhắc HS đọc đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre đọc thêm ở nhà hoặc lúc làm bài.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm gồm 4 HS
- Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn, phân tích để thấy được:
+ Tác giả miêu tả cái gì?
+ Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Gọi HS các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
- Treo bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Phát giấy khổ to cho 3 HS tả 3 bộ phận của cây.
- Yêu cầu 3 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc đoạn văn của mình.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng bài văn.
- Nhận xét, ghi điểm HS viết tốt
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét và ghi điểm HS viết tốt.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Khi miêu tả một cây nào đó các em cần chú ý đến những bộ phận nào của cây? Khi miêu tả bộ phận đó thì miêu tả như thế nào?
- Cây cối có tác dụng gì? Em đã làm được gì để cây luôn toả tác dụng?
- Về nhà xem lại bài và hoàn thiện. Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
15’
15’
3’
- Hát 
- 2 HS đứng tại chỗ đọc bài.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn: Lá bàng và Cây sồi già
- Thảo luận, làm việc trong nhóm theo yêu cầu.
- Trình bày, bổ sung
Ví dụ:
a. Đoạn văn Lá bàng
- Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, chính xác, sinh động.
b. Đoạn văn Cây sồi già
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa động sang mùa hè.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh như: áo như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười,...
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài vào vở hoặc giấy.
- Dán bài và đọc bài
- Nhận xét, sửa chữa bài cho bạn
- 3 đến 5 HS đọc bài
- Nhận xét
- 2 HS nêu
- 2 – 3 HS nêu
.
Tiết 4: Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ
Tích hợp GDBVMT - Mức độ: Bộ phận
I. Mục tiêu:
 + Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ: 
 Trồng lúa gạo cây ăn trái. 
 Nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản. 
 Chế biến lương thực.
 + Tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ, giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Một số tranh ảnh ,băng hình về hoạt động sản xuất ,hoa quả, xuất khẩu gạo của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ .
 - Nội dung các sơ đồ .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Nội dung GDBVMT được lồng ghép tích hợp ở HĐ1
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số DT ở ĐB NB?
- Nêu đặc điểm về nhà ở của người dân NB?
- Họ có trang phục và lễ hội NTN?
Nhận xét đánh giá câu trả lời của bạn?
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:Giới thiệu trực tiếp
b. Nội dung bài:
1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Yêu cầu thảo luận nhóm theo câu hỏi
sau: Dựa vào những đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng Nam bộ, hãy nêu lên những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây.
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
+ Kết luận: Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao độngnên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái lớn nhất cả nước. Lúa gạo trái cây của đồng bằng đã được xuất khẩu và cung cấp nhiều nơi trong nước.
- Y/c các nhóm đọc tài liệu SGK và thể hiện quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu.
+ Nhận xét câu trả lời 
+ Địa phương em có trồng lúa nước không?
+ Nêu qui trình gặt lúa ở địa phương em?
2. Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước
- Nêu lại đặc điểm về mạng lưới sông ngòi kênh rạch, của đồng bằng Nam Bộ.
- Y/c thao luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau : đặc điểm mạng lưới sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận :Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và đánh ,xuất khẩu thuỷ hải sản .Một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu nổi tiếng của đồng bằng là cá basa, tôm hùm .....
- Nêu hoạt động SX của người dân ở ĐB NB?
 * Bài học: (tr 123)
 4. Củng cố - dặn dò :
Quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu.
(Nếu HS không làm được. GV có thể dùng các từ gợi ý: tuốt lúa, gặt lúa...)
- 2-3 HS dựa vào sơ đồ, trình bày lại kiến thức bài học.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét 
- Về nhà học bài và chuản bị bài sau 
1’
3’
1’
14’
13’
3’
- 2 hs
- 2 hs
- 2 hs
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
Kết quả làm việc tốt:
+ Người dân trồng lúa
+ Người dân trồng nhiều cây ăn quả như dừa, chôm chôm, măng cụt...
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ.
Kết quả làm việc tốt
 gặt lúa tuốt lúa phơi thóc
 xuất khẩu xay xát và đóng bao
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs nêu
- 2 - 3 HS trình bày về quy trình thu hoạch xuất khẩu gạo.
- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ dày đặc và chằng chịt .
- 5-6 HS trả lời .
+ Người dân Đồng Bằng sẽ phát triển mạnh nghề nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản 
+ Người dân Đồng Bằng sẽ phát triển mạnh việc xuất khẩu thuỷ hải sản như cá basa ,tôm ....
- HS dưới lớp nhận xét ,bổ sung.
- Lắng nghe .
- 2-3 HS trình bày lại 
- HS dưới lớp nhận xét bổ sung
- 5-6 đọc .
- Lắng nghe .
- 2-3 HS trình bày lại 
- HS dưới lớp nhận xét bổ sung.
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 22
I. Mục tiêu:
 	- HS nhận ra những ưu khuyết điểm của bản thân ở trong tuần để từ đó biết rút kinh nghiệm. 
 	- Phương hướng tuần 23
II. Nhận xét chung:
	1. Đạo đức: Đa số các em đều ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau, đã khắc phục được tình trạng đi học muộn.
 	2. Học tập:
 	- Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
	- Các em đã có ý thức học bài song bên cạnh đó một số em chưa chịu làm bài tập ở nhà.
 	- Tuyên dương: ...................................................................................có ý thức học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 	- Phê bình: .....................................................................còn chưa cố gắng.
 	3. Các hoạt động khác:
 	+ TD – VS: Tham gia đầy đủ, tự giác.
 Trang phục đúng quy định và gọn gàng.
III. Phương hướng tuần 23:
	1. Đạo đức: Nói lời hay, làm việc tốt. Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
	- Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường, của lớp.
	2. Học tập: 
 	- Duy trì học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
 	- Ổn định mọi nề nếp học tập sau thời gian nghỉ tết. 
	- Nêu cao ý thức học ở trường.
	3. Các hoạt động khác:
 	- Tham gia đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22L.4 NAM 2014.doc