Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 14

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 14

Tiết 2: Toán

CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ (Tr. 76)

I. Mục tiêu:

 - Biết chia một tổng cho một số.

 - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

 - GDHS có ý thức tự giác làm bài.

II. Đồ dùng dạy – học:

 - Phiếu học tập.

 

doc 42 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 751Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
THỨ HAI
Ngày soạn : 06/12/2013 Ngày giảng : 09/12/2013
Tiết 1: Chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét
...................................................................
Tiết 2: Toán 
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ (Tr. 76)
I. Mục tiêu:
 	- Biết chia một tổng cho một số.
 	- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
 	 - GDHS có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nhận xét, chữa bài
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : - Ghi đầu bài.
b. Nội dung
* Tính chất một tổng chia cho một số :
a) So sánh giá trị của biểu thức.
+ Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên ?
- GV nêu : Vậy ta có thể viết :
( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
b) Kết luận 1 tổng chia cho một số.
+ Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào ?
+ Nhận xét về dạng của biểu thức :
 35 : 7 + 21 : 7 .
=>Vì : (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 nên ta nói : ( t/c như SGK )
c. Luyện tập 
* Bài 1 : a) Tính bằng hai cách :
- Yêu cầu 2 học sinh làm bài vào phiếu, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
b) Tính bằng hai cách ( theo mẫu)
M : 12 : 4 + 20 : 4 = ?
C1 : 12 : 4 +20 + 4 = 3 +5 = 8
C2 : 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4
 = 32 : 4 = 8
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
* Bài 2 : Tính bằng 2 cách ( theo mẫu) :
( 35 - 21) : 7 = ?
C1 : (35 - 21) : 7 = 14 : 7 = 2
C2 : (35 - 21) : 7 = 35 : 7 - 21 : 7
 = 5 - 3 = 2
+ Khi có một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia thì ta làm như thế nào ?
- GV giới thiệu : Đó chính là tính chất một hiệu chia cho một số.
4. Củng cố - dặn dò:
 + Nêu lại tính chất chia một tổng cho 1 số ?
 + Về làm bài trong vở bài tập (GVHD làm ở VBT)
 + Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
14’
8’
8’
3’
- Hát tập thể
- 2 HS đọc bài 2 và 3 trong VBT
- Nêu lại đầu bài.
- 2 HS tính giá trị của hai biểu thức.
* ( 35 + 21 ) : 7 * 35 : 7 + 21 : 7
 = 56  : 7 = 8 = 5 + 3 = 8 
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Nhiều học sinh đọc.
+ Có dạng 1 tổng chia cho một số.
+ Biểu thức có tổng của 2 thương : 35 : 7 và 21 : 7 mà 35 và 21 là các số hạng của tổng còn 7 là số chia.
- 2 HS nêu lại tính chất SGK.
- 2 HS làm bài vào phiếu, lớp làm vào vở :
* ( 15 + 35 ) : 5 = 50 : 5 = 10.
(15 + 35) : 5 =.15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10
* ( 80 + 4 ) : 4 = 84 : 4 = 21
 (80 + 4 ) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4 = 20 + 1 = 21
- Ghi bài đúng
- HS theo dõi mẫu
- 2 HS lên bảng làm bài :
* 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24 ) : 6 = 42 : 6 = 7
* 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 
 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 69 : 3 = 23.
- Chữa bài
- HS theo dõi
+ 2 HS lên bảng làm bài ;
a) ( 27 – 18 ) : 3 = 9 : 3 = 3
( 27 – 18 ) : 3 = 27 : 3 – 18 : 3 = 9 – 6 = 3
b) ( 64 – 32 ) : 8 = 32 : 8 = 4
( 64 – 32 ) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8 = 8 – 4 = 4
+ Lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ các kết quả cho nhau .
- Vài HS nhắc lại.
- 2 HS nêu lại
- Chú ý
...................................................................
Tiết 3: Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG (Tr. 134)
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi,bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). 
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
	- GDHS cần can đảm, làm những việc có ích.
	- HTTV: Dành nhiều thời gian cho các em yếu rèn đọc
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Cho hát , nhắc nhở HS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài : “ Văn hay chữ tốt” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: – Ghi đầu bài.
b. Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Luyện đọc từ khó: + Đất Nung
 + Lầu son
 + Chăn trâu
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Luyện đọc câu khó
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 1-2 cặp thể hiện
- Gọi HS đọc chú giải SGK
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
Kị sĩ: Chàng trai cưỡi ngựa.
Lầu son: Nhà đẹp dành riêng cho những người giàu có
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé đất lại ra đi?
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
+ Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
d. Luyện đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc phân vai cả bài.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố - dặn dò:
+ Câu chuyện có nội dung gì?
+ Em học tập được gì qua câu chuyện?
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau:
 “ Chú Đất Nung – phần 2”
+ Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
12’
10’
8’
3’
- Hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS luyện đọc
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS luyện đọc
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số cặp đọc bài
- HS đọc chú giải
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Có một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son và một chú bé bằng đất.
- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa Tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.
* Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Chắt cất đồ chơi của mình vào một cái tráp hỏng.
- Họ làm quen với nhau nhưng chú bé đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho chơi với nhau nữa.
* Cuộc làm quen giữa chú bé Đất và hai người bột.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. 
- Chú đi ra cánh đồng, mới đến chái bếp, gặp trời mưa chú bị ngấm nước và bị lạnh. Chú chui vào bếp sưởi ấm, lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay.
- Ông chê chú nhát.
- Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú nhát, vì chú muốn được sông pha làm nhiều việc có ích.
- Tượng trưng cho: gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích.
* Chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung.
* Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình cho lửa đỏ.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.
- 1 HS nhắc lại
- 2- 3 HS nêu
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
.............................................................................
Tiết 4: Kĩ thuật
THÊU MÓC XÍCH
I. Mục tiêu: 
 	- Biết cách thêu móc xích.
 	- Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Đường thêu có thể bị dúm.
 	- GDHS hứng thú học thêu.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- GV : quy trình thêu, mẫu thêu, kim, chỉ.
 	- HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC:
- KT chuẩn bị của HS
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài : - Ghi đầu bài
b. Nội dung.
*Hoạt động 1: HDHS quan sát mẫu và nhận xét
- Giới thiệu mẫu
- Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích.
+ Thêu móc xích là gì?
- Giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích.
+ Thêu móc xích được ứng dụng để thêu
 những gì?
*Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- Treo quy trình thêu lên bảng.
- Cách vạch đường dấu thêu trên bảng có giống với cách vạch dấu đường khâu thường không? Vì sao?
- Muốn thêu được mũi thêu móc xích cần phải làm ntn?
- Vừa giới thiệu cách thêu vừa thực hành. 
- GV hướng dẫn HS thực hành thêu một vài mũi.
- GV quan sát uốn nắn HS
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại các bước thêu móc xích?
- GV liên hệ giáo dục
- HDHS học ở nhà - chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
 1’
 32’
 3’
- Hát
- Dụng cụ khâu thêu
- HS ghi đầu bài
- Quan sát mẫu:quan sát mặt phải mặt trái của mẫu.
- Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích
- Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau,nối tiếp nhau gần giống mũi khâu đột mau.
- Thêu móc xích (hay còn gọi là thêu dây chuyền)là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích
- HS quan sát
- Đường thêu móc xích dùng để thêu trang trí hoa,lá,cảnh vật,con vật lên cổ áo,ngực áo,vỏ gối,thêu tên lên khăn tay,khăn mặt..thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và một số kiểu thêu khác.
- Quan sát quy trình và trả lời các câu hỏi.
- Cách vạch đường dấu thêu móc xích giống như vạch dấu đường khâu thường, vì cùng thêu trên đường thẳng và các mũi thêu muốn đẹp cũng phải cách đều nhau 5mm
- Vạch đường dấu thêu, từ phải sang trái
- Thêu từ phải sang trái.
- HS thực hành thêu.
- HS nhắc lại
- HS nghe.
Tiết 5: Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 	- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
 	- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo,cô giáo.
 	- GDHS có ý thức, vâng lời và lễ phép với thầy, cô giáo.
 	- Biết làm giúp thầy cô một số công việc và phê phán một số em có hành vi sai.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Bảng phụ, hình vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt  ... anh cổ động, tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
- GV nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố - dặn dò 
- Kể những việc phải làm bảo vệ nguồn nước?
- Em đã có ý thức bảo vệ nguồn nước ở nơi mình sinh sống ntn?
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
17’
13’
3’
- Lớp hát đầu giờ.
- Lọc nước, qua nhà máy sản xuất nước,
- Phải đun sôi nước trước khi uống
- Nhắc lại đầu bài.
1. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
- HS nêu 
- XD nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
- Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.
- Thu gom rác thải.
- Trồng và bảo vệ cây đầu nguồn, giữ sạch sẽ xung quanh nguồn nước.
+ Không vứt rác, xác động vật xuống nguồn nước.
+ Không đục, phá ống dẫn nước.
+ Không chặt, phá rừng đầu nguồn.
- HS nêu
2. Tuyên truyền, cổ động bảo vệ nguồn nước.
- Tiến hành: Chia 3 nhóm – các nhóm nhận nhiệm vụ :
+N1: Nhóm xây dựng cam kết BV nguồn nước.
+N2: Nhóm tìm nội dung vẽ tranh cổ động mọi người cùng tham gia bảo vệ nguồn nước.
+N3: Phân công từng thành viên của nhóm vẽ, viết từng phần của bức tranh.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình và nêu nội dung cam kết.
- 1 HS kể
- 1- 2 HS nêu
..................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
 	- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
 	- Biết vận dụng KT đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường.
 	- GDHS yêu thích bộ môn, vận dụng tốt vào cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
 	- Tranh minh họa cái cối tân.
 	- 1 tờ phiếu viết lời giải câu a,b,c ( BT)
 	- Bảng phụ viết thân bài tả cái trống
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là văn miêu tả?
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: – Ghi đầu bài
b. Nội dung:
I. Nhận xét 
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu, đọc đoạn văn
- GV giảng những từ trong chú giải
a) Bài văn tả cái gì? 
- GV giảng thêm về cái cối này, cho HS quan sát tranh về cái cối
b) Tìm các phần mở bài và kết bài. Các phần mở bài và kết bài trong bài: Cái cối tân . Mỗi phần ấy nói điều gì? 
c) Các phần mở bài và kết bài đó giống cách nào đã học ? 
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ntn?
* Bài tập 2: 
+ Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
- GV chốt lại để đưa ra phần ghi nhớ
II. Ghi nhớ ( SGK) 
III. Luyện tập 
- GV dán tờ phiếu lên bảng 
a. Câu văn tả bao quát cái trống?
b. Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả?
c. Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống?
d. Cho HS tự viết bài dưới sự gợi ý của GV
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, sửa và cho điểm những bài hay
- GV gắn bảng phụ bài mẫu phần thân bài tả cái trống để HS tham khảo.
- GV kết luận lại bài
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại cấu tạo của 1 bài văn miêu tả đồ vật?
- Đối với những đồ vật gần gũi và có ích chúng ta cần làm gì để chúng được bền?
- Về nhà hoàn thiện bài. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
13’
3’
15’
3’
- Hát
- 2 HS đọc lại
- Ghi đầu bài
- Hai HS nối tiếp nhau đọc bài văn: Cái cối tân.
- Lắng nghe
- Tả cái cối tân( cối xay gạo bằng tre)
- HS quan sát tranh 
+ Phần mở bài: Cái cối xinh xinhgiữa gian nhà trống Giới thiệu cái cối ( đồ vật được miêu tả)
+ Phần kết bài: Cái cối cũng như.theo dõi từng bước anh đi Nêu kết thúc của bài( Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ)
- Các kiểu mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện
+ Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phụ.
+ Tiếp theo, tả công dụng của cối.
- Cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
- 2 HS đọc
- HS đọc thầm bài . Dựa vào kết quả bài 1 trả lời câu hỏi.
a. Anh chàng trống này ở trước phòng bảo vệ.
b. + Mình trống
 + Ngang lưng trống
 + Hai đầu trống
c. + Hình dáng: ròn như cái chum, mình được ghép bẵng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khun nhỏ lại ở hai đầu,
 + Âm thanh: Tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!, trống “cầm càng” theo nhịp, trống “xả hơi” một hồi dài
- HS làm bài
- 3 – 4 HS đọc bài, lớp lắng nghe, nhận xét.
- 1 HS nhắc lại
- 1- 2 HS nêu
Tiết 4: Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA
NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tr 103)
(Tích hợp BVMT – Mức độ bộ phận)
I. Mục tiêu: 
 	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBBB:
 + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
 + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
 	- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
 	- Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
 	- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
 	- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất
 	- GDHS tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Bản đồ nông nghiệp VN
 	- Tranh ảnh về trồng trọt chăn nuôi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
(Nội dung GDBVMT được lồng ghép ở HĐ 1)
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu bài học bài: “Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài.
b. Nội dung 
1. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
*Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
- GV treo bản đồ đồng bằng Bắc Bộ
- Giảng: Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều lợi thế đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước(sau đồng bằng Nam Bộ)
- ĐB Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo từ đó em rút ra nhận xét về việc trồng lúa của người dân?
- GV chốt: người dân ở đồng bằng Bắc Bộ tần tảo vất vả một nắng hai sương để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần quý trọng sức lao động của họ.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân.
- Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐB Bắc Bộ?
- GV nhận xét và chốt lại ghi bảng
- Ở đây có điều kiện gì thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt?
+ Để đạt năng xuất cao trong trồng trọt người dân cần có những biện pháp gì?
+ Những việc làm đó có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ con người?
- GV kết luận
2. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
- Mùa đông của ĐBBB kéo dài bao nhiêu tháng?
- Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
- Nhiệt độ thấp về mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
- Hãy kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐB Bắc Bộ?
- Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Ở ĐB BB có các loại rau đó không?
- GV: Khí hậu mùa đông có rất nhiều thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi, tuy nhiên nếu rét quá lại ảnh hưởng xấu đến cây trồng vật nuôi.
- Kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi?
- Chốt lại ghi bảng
- GVchốt lại nội dung toàn bài để rút ra bài học ( SGK)
4. Củng cố - dặn dò 
- ĐBBB có điều kiện thuận lợi gì để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
- Liện hệ: xuất khẩu gạo, khoai tây, dưa chuột
- Các em cần có thái độ và hành động như thế nào với những người nông dân ?
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
12’
14’
3’
- Hát
- 1 HS nêu
- Ghi đầu bài
- HS theo dõi
+ Có đất phù sa màu mỡ.
+ Có nguồn nước dồi dào.
+ Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước.
- Làm đất-> gieo mạ-> nhổ mạ->cấy lúa
-> chăm sóc lúa-> gặt lúa-> tuốt lúa
-> phơi thóc.
- Công việc vất vả nhiều công đoạn.
- HS quan sát tranh ảnh và sgk trả lời các câu hỏi.
+ Cây trồng: ngoài lúa gạo còn trồng ngô khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả.
+ Vật nuôi: trâu bò, lợn (gia súc) vịt, gà(gia cầm) nuôi đánh bắt cá.
- Do là vựa lúa thứ hai nên có sẵn nguồn thức ăn lúa gạo và các sản phẩm phụ như ngô , khoai làm thức ăn.
- Bón phân, phun thuốc trừ sâu
- Bón phân hoá học nhiều, phân thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, thuốc trừ sâu hoà lẫn vào nước con người sử dụng các nguồn nước đó sẽ gây hại cho sức khoẻ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Kéo dài từ 3,4 tháng.
- Khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về.
+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông: ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách...
+ Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết.
- Bắp cải, hoa lơ(xúp lơ) xà lách, cà rốt...
- Đà Lạt có: su hào, súp lơ, xà lách, bắp cải, hành tây, cà rốt... ở ĐBBB cũng có các loại rau đó vào mùa đông.
- Một số biện pháp như:
+ Phủ kín ruộng mạ
+ Sưởi ấm cho gia cầm.
+ Làm chuồng nuôi gia cầm, súc vật vững chắc kín gió.
- 2 HS đọc
- 1 HS nêu
- Cần tôn trọng và bảo vệ các thành quả của người nông dân.
..................................................................................
Tiết 5: SINH HOẠT TUẦN 14
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu khuyết điểm của bản thân ở trong tuần để từ đó biết rút kinh nghiệm. - Phương hướng tuần 15 
II. Nhận xét chung:
 1. Đạo đức: Đa số các em đều ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau. Vẫn còn hiện tượng mất trật tự trong giờ học: ...........................
 2. Học tập:
 - Đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ 
- Tuyên dương:
.....................................................................................................có ý thức học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Phê bình.......................................................................................còn chưa cố gắng.
3. Các hoạt động khác::
 + TD VS: Tham gia đầy đủ, tự giác.
 Trang phục đúng quy định và gọn gàng.
III. Phương hướng tuần 14:
Đạo đức: Nói lời hay, làm việc tốt. Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
2. Học tập: 
 Tiếp tục thi đua chào mừng ngày 22/12.
3. Các hoạt động khác
 Tham gia đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm cao.
 Thi đua học tốt, ngoan ngoãn để được tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14L.4 NAM 2013.doc