Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 22 năm 2013

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 22 năm 2013

Tiết 106

 LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 118)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Rút gọn được phân số

- Quy đồng được mẫu số hai phân số

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng rút gọn phân số và quy đồng mẫu số hai phân số.

3. Thái độ: Học sinh say mê học toán.

II. Đồ dùng dạy-học:

- HS: Bảng con làm bài 1.

III. Các hoạt động dạy-học:

1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát, Kiểm tra sĩ số.

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 22 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 22 
 Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013	
Giáo dục tập thể:
 Chào cờ
Toán: Tiết 106
 Luyện tập chung (Trang 118)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Rút gọn được phân số
- Quy đồng được mẫu số hai phân số 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng rút gọn phân số và quy đồng mẫu số hai phân số.
3. Thái độ: Học sinh say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- HS: Bảng con làm bài 1.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
 - 1HS lên bảng làm bài : 
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Thực hành.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS nhắc lại cách rút gọn phân số.
- HS làm bài vào vở .
- HS nêu kết quả.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài vào vở, chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng .
- HS nêu yêu câu bài tập 3
- GV hướng dẫn HS làm. Cho HS nhắc lại cách quy đồng.
- HS làm bài vào vở .
- 4 HS chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng .
- HS nêu yêu câu bài tập 4.
- HS: Quan sát và trả lời CH.
- GV nhận xét.
(1p)
(28p)
Bài 1(T.118): Rút gọn các phân số
Bài 2(T.118): Phân số nào bằng 
- Các PS bằng 
Bài 3(T.118): Quy đồng MS các phân số
a) và 
ta có 
b) và 
 ta có 
c) và (MSC: 36)
Ta có: 36: 9 = 4; 36 : 12 = 3
d) và (MSC: 12)
 giữ nguyên 
Bài 4(T.118) Nhóm nào có số ngôi sao đã tô màu:
- Số ngôi sao phần b có số ngôi sao
 đã tô màu.
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống bài .
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau
Tập đọc: Tiết 43
 Sầu riêng (Trang 34) 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi nhấn giọng từ ngữ gợi tả 
- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm 
3. Thái độ: Giáo dục HS học nghệ thuật miêu tả của tác giả 
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV : - Sử dụng tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1p) 	
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- 2HS đọc thuộc lòng bài: Bè xuôi sông La; nêu nội dung bài( Ca ngợi vẻ đẹp của dòng ... của kẻ thù).
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
- GV: Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài bằng tranh trong SGK
Hoạt động 2: Luyện đọc .
- 1 HS đọc bài 
+ CH: Bài chia làm mấy đoạn?
- GV hướng dẫn giọng đọc từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 1HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- 1HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
- HS đọc thầm trả lời CH.
+ CH: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- HS đọc thầm toàn bài.
+ CH: Miêu tả những nét đặc sắc của:
 a. Hoa sầu riêng:
 b. Quả sầu riêng:
 c. Dáng cây:
+ CH: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
+ CH: Nêu nội dung bài?
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV đọc mẫu. 
- HS luyện đọc theo cặp .
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét cho điểm.
(2p)
(13p)
(10p)
(5p)
- Bài chia làm 3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- Sầu riêng là đặc sản của miền Nam
- Trổ vào cuối năm ; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thanh từng chùm, màu trằng ngà; cánh hoa nhỏ như vẩy cá... những cánh hoa.
- Lủng lẳng dưới cành , trông như tổ kiến; mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí... ngọt đến đam mê.
- Thân khẳng khiu, cao vút; cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng là héo.
- Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam . Hương vị quyến rũ kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng , tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng kì lạ này. ... ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê
* Nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây
4. Củng cố: (2p)
+ CH: Nêu nội dung bài? (Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức: Tiết 22
 Lịch sự với mọi người (Tiết 2) (Trang 31)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người
2. Kĩ năng: Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh
3. Thái độ: Giáo dục HS đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II. Đồ dùng dạy-học:
-GV: VBT.
III.Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- 2HS: Nêu ghi nhớ tiết 21( Lịch sự với mọi người....được tôn trọng quý mến)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến ( bài tập 2).
- GV chia nhóm.
- GV hướng dẫn HS làm nhóm. 
- HS đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Đóng vai.
- GV: Chia nhóm.
- HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống a, b.
- HS: 1Nhóm lên đóng vai.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá các cách giải quyết. 
- GV nhận xét chung.
- GV đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩa.
(1p)
(13p)
(15p)
Bài 2: Đồng ý với ý kiến
- ý c và d là đúng
Bài 4: Đóng vai:
 Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
4. Củng cố: (2p)
- GV cho HS đọc lại phần ghi nhớ
- GV: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2013
Toán: Tiết 107 
 So sánh hai phân số cùng mẫu số (Trang 119)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số
- Củng cố về nhận biết 1 phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng so sánh hai phân số có cùng mẫu số
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích toán học
II. Đồ dùng dạy-học:
- HS: Bảng con làm bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
 - HS chữa bài 4( Trang 118)
 - Số ngôi sao phần b có số ngôi sao đã tô màu.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: So sánh 2 PS cùng mẫu số.
- HS: Quan sát hình vẽ.
- GV cho HS so sánh độ dài đoạn thẳng AC, AD.
- HS: So sánh 2 PS có cùng mẫu số.
+ CH: Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS nêu yêu cầu bài 1.
- HS làm bảng con.
- GV nhận xét kết quả .
- HS nêu yêu cầu bài 2.
- GV hướng dẫn phần nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu yêu cầu bài 3.
- HS làm bài vào vở.
- GV chốt kết quả đúng.
(1p)
(10p)
(18p)
- AC = AB
- AD = AB
- AC < AD
 hay
- Ta chỉ việc so sánh hai tử số
Kết luận: 
- Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn. 
- Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. 
 - Phân số nào có tử số bằng nhau thì phân số đó bằng nhau.
Bài 1: So sánh 2 PS
a) b) > c) 
d) 
Bài 2: So sánh các PS với 1
b)
Bài 3: Viết các PS bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Tiết 44
 Chợ tết (Trang 38)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết đọc diễn cảm bài thơ nới giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn ta bức tranh giàu màu sắc, vui vẻ, hạnh phúc của một phiên chợ Tết miền trung du
- Hiểu nội dung bài: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc lưu loát toàn bài và đọc diễn cảm bài thơ 
- Rèn kĩ năng đọc HTL bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục HS học nghệ thuật miêu tả của tác giả 
II. Đồ dùng dạy-học: 
- GV : Sử dụng tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- 2HS: Đọc bài Sầu riêng và nêu nội dung bài (Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây).
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài .
- GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp từng đoạn thơ (4 dòng thơ là 1 đoạn).
- 1HS đọc phần chú giải.
- HS: Đọc theo cặp . 
- HS: 2 học sinh đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài thơ .
+ CH: Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 
+ CH: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao? 
+ CH: Bên cạnh dáng vẻ riêng những người đi chợ Tết có điểm gì chung? 
+ CH: Bài thơ là một bức tranh nhiều màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh nhiều màu sắc ấy? 
+ CH: Nêu nội dung chính của bài thơ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 4HS đọc nối tiếp nối 4 đoạn thơ.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu
- HS: Luyện đọc theo cặp
- 3HS thi đọc diễn cảm.
- HS: Đọc thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét và cho điểm.
(1p)
(7p)
(13p)
(7p)
- Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những lan sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên - núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa. 
- Những thằng cu ...; Các cụ già ....;
Cô gái mặc ...; Em bé...; Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ
- Ai ai cũng vui vẻ.
- Trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thăm, vàng, tía, son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: hồng, ..., thắm, son
* Nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê
4. Củng cố: (2p)
+ CH: Nêu lại nội dung chính của bài thơ? (Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về học thuộc lòng bài thơ. 
Lịch sử: Tiết 22
 Trường học thời hậu Lê ( Trang 49)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học) 
- Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, chặt chẽ
- Chính sách khuyến khích học tập
2. Kĩ năng: Nêu được những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học
3. Thái độ: Giáo dục HS ham tìm hiểu lịch sử nước nhà
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
+ CH: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào? ( Bảo vệ quyền lợi của vua, quan ... i cho vịt mẹ trông giúp
Tranh 2 (tranh 1): Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng, trông rất cô đơn, lẻ loi
Tranh 3 (tranh 3): Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con
Tranh 4 (tranh 4) Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên. 
Bài 2: Kể lại từng đoạn câu chuyện.
Bài 3: Kể toàn bộ câu chuyện.
Bài 4: Nêu lời khuyên của chuyện.
- Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
4. Củng cố: (2p)
- GV cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện 
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
 Thứ sáu ngày 8 tháng 2 năm 2013
Toán: Tiết 110
 Luyện tập (Trang 122)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố về so sánh hai phân số.
- Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh hai phân số
3. Thái độ: Giáo dục học sinh say mê toán học 
II. Đồ dùng dạy-học:
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra baì cũ: (2p) 
- HS: Rút gọn phân số rồi so sánh hai phân số và 
 nên <
- GV: nhận xét. 
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.	
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS nêu yêu cầu bài 1.
- GV hướng dẫn quy đồng các phân số cùng mẫu số hoặc rút gọn để so sánh
- HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét kết quả .
- HS nêu yêu cầu bài 2.
- GV hướng dẫn HS làm vở .
- HS nêu yêu cầu bài 3.
- GV hướng dẫn HS nhận xét mẫu. 
- GV kết luận, ghi bảng:
- 2 HS chữa bảng, lớp làm vở
- HS nhận xét Gv chốt kết quả đúng 
- HS nêu yêu cầu bài 4.
- GV hướng dẫn HS làm vở .
- GV: Chấm - chữa bài. 
(1p)
(28p)
Bài 1: So sánh hai phân số
a. (vì 5 < 7)
b. Rút gọn PS 
Vì nên 
Bài 2: So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau .
Cách 1: Quy đồng MS
a. 
Vì Nên 
Cách 2: So sánh phân số với 1.
Ta có: và nên 
b.Tương tự : 
Bài 3: So sánh hai phân số có cùng tử số
a.ví dụ : So sánh và 
Vì >nên>
Kết luận: Trong hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau , phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó bé hơn .
b, So sánh hai phân số
Bài 4: Viết các PS theo thứ tự từ bé đến lớn
a. 
b. .MSC: 12
Vậy sau khi quy đồng ta được :
Vậy nên 
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống bài . 
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: Tiết 44
 Mở rộng vốn từ: Cái đẹp (Trang 40)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm dã học.Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
3. Thái độ: Giáo dục HS ham tìm hiểu sự phong phú của ngôn ngữ Tiếng Việt 
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- 2HS: Đọc đoạn văn kể về 1 loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm HS làm bài tập.
- HS nêu yêu cầu bài 1.
- HS làm bài theo nhóm.
a. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
b. Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
- HS đại diện các nhóm báo cáo 
- HS nêu yêu cầu bài 2.
- HS làm bài theo nhóm.
a. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật
 b. Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.
- HS đại diện các nhóm báo cáo 
- HS nêu yêu cầu bài 3.
- HS nối tiếp nhau đặt câu với các từ vừa tìm được.
- HS nêu yêu cầu bài 4.
- HS làm mịêng.
- HS: Nối các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào chỗ thích hợp ở cột B
(1p)
(28p)
Bài 1: Tìm từ
- Đẹp, xinh, xinh dẹp, rực rỡ, lộng lẫy, yêu điệu...
- Dịu dàng, hièn dịu, đôn hậu, lịch sự, dũng cảm, thẳng thắn....
Bài 2: Tìm từ
- Sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, hùng vĩ, hoành tráng ...
- Xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng.
Bài 3: Đặt câu
- VD: Chị gái em rất dịu dàng, thùy mị
 Mùa xuân tươi đẹp đã về
Bài 4: Điền các thành ngữ.
 Mặt tươi như hoa .., em mỉm cười chào mọi người
Ai cũng khen chị Ba... đẹp người đẹp nết.
Ai viết cẩu thả chắc chắn... chữ như gà bới.
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống bài .
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau.
Địa lý: Tiết 22
 Hoạt động sản xuất của người dân 
 ở đồng bằng Nam Bộ (Trang 121) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản 
+ Chế biến lương thực
2. Kĩ năng: Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy-học:
GV - Sử dụng tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
+ CH: Nhà của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì? 
- GV: nhận xét. 
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài	
Hoạt động 2: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả Nước.
- HS dựa vào SGK và quan sát tranh, trả lời các câu hỏi 
+ CH: Nêu điều kiện thuận lợi để ĐBNB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
+ CH: Lúa gạo, trái cây được tiêu thụ ở đâu?.
- CH: Kể tên các loại trái cây ở ĐBNB mà em biết?	
- GV giải thích thêm ĐBNB là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước,. Nhờ dông bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo
Hoạt động 3: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- HS làm theo nhóm
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh, hiểu biết của bản thân trả lời CH
+ CH: Điều kiện nào làm cho ĐB
 NB đánh bắt được nhiều thủy sản?
+ CH: Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?.
+ CH: Thuỷ sản được tiêu thụ những đâu?
- HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp
- GV nhận xét
- 2HS đọc bài học SGK (trang 123)
(1p)
(13p)
(15p)
- Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
- Cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
- Qua xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, thanh long, măng cụt
- Vùng biển có nhiều cá tôm và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc 
- Cá tra, cá ba sa, tôm ...
- Được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
4. Củng cố: (2p)
+ CH: Nêu điều kiện thuận lợi để ĐBNB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. (Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.)
- GV Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Ôn và học thuộc phần bài học. Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Tiết 44
 Luyện tập miêu tả các bộ phận 
 của cây cối (Trang 41)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở 1 số đoạn văn mẫu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả
- Viết được 1 đoạn văn miêu tả lá ( hoặc thân, gốc) một cây em thích.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích viết văn miêu tả
II. Đồ dùngdạy - học:
- GV: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
 - 2HS: Đọc kết quả quan sát 1 cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở.
- GV: nhận xét. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS: Đọc thầm hai đoạn: Lá bàng, Cây sồi già suy nghĩ, trao đổi cùng bạn phát hiện cách tả có gì đáng chú ý?
 + Đoạn tả lá bàng ( Đoàn Giỏi)
 + Đoạn tả cây sồi
- HS phát biểu cả lớp và GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- GV hướng dẫn.
+ CH: Em chọn cây nào?
+ CH: Tả bộ phận nào của cây?
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS: Đọc bài trước lớp.
- GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm 1 số bài viết.
(1p)
(28p)
Bài 1: Cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
- Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân( Mùa dông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi tỏa rộng thanh vòm lá xum xu, bưng dậy một sức sống bất ngờ)...
* Hình ảnh so sánh: nó như mộ con quáI vật già nua, cau có khinh khỉnh dứng giữa đám bạch dương tươi cười.
* Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người: Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực .. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất...
Bài 2: Viết 1 đoạn văn tả lá, thân hay gốc của 1 cây mà em yêu thích
- Tự giới thiệu xem mình định tả bộ phận nào của cây mà mình yêu thích
4. Củng cố: (2p)
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về ôn bài và làm lại bài tập.
Giáo dục tập thể:
 Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần từ đó có hướng khắc phục. 
- HS mạnh dạn đóng góp ý kiến riêng của mình để đưa phong trào lớp đi lên.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần 23.
II. Đồ dùng dạy học
- Sổ tay của GV có ghi chép đầy đủ các ưu, nhược điểm trong tuần
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Nhận xét các mặt giáo dục trong tuần.
- GV nhận xét về: 
 + Đạo đức
 + Học tập
 + Lao động, vệ sinh, thể dục
2. Kế hoạch hoạt động tuần 23.
- Duy trì nề nếp đạo đức, học tập.
- Thực hiện tốt giờ tự học ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả giờ truy bài, thể dục giữa giờ.
- Giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
- Thực hiện đúng các nội quy , quy định của trường, lớp.
- Duy trì nề nếp lao động, vệ sinh.
3. Múa hát tập thể:
Nhận xét của tổ chuyên môn:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
 Tổ phó
 Phạm Thị Huệ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA. T22.doc