Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 4

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 4

Tiết 3: Tập đọc :

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu :

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài . Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Chính trực, Tô Hiến Thành, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, Biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm

- Hiểu các từ ngữ trong bài: Chính trực, di chiếu, Thái tử, Thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử,

- Hiểu được ND câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- Giáo dục HS học tập gương chính trực của Tô Hiến Thành.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc

 - HS : Sách vở môn học

 

doc 45 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai
Ngày soạn: 28/9/2012 Ngày giảng: 1/10/2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
.............................................................................
Tiết 3: Tập đọc :
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu :
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài . Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Chính trực, Tô Hiến Thành, tham tri chính sự, gián nghị đại phu,Biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Chính trực, di chiếu, Thái tử, Thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử,
- Hiểu được ND câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- Giáo dục HS học tập gương chính trực của Tô Hiến Thành. 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
	- HS : Sách vở môn học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
 - Cho hát , nhắc nhở HS
 2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài : “Ông lão ăn xin”+ trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm 
3. Dạy bài mới:
3.1) Giới thiệu bài – Ghi bảng.
- Giới thiệu chủ điểm
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
đây là một cảnh tựng trong câu chuyện về vị quan Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý. Ông là người NTN? chúng ta cùng học bài hôm nay.
3.2) Nội dung bài mới :
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài 
- GV chia đoạn : bài chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1 : ‘‘ Từ đầu Lý Cao Tông’’
+ Đoạn 2 :‘‘ Tiếptới thăm Tô Hiến Thành được’’
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài ( 2 lần)– GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Đọc từ khó
+ Nêu chú giải
- Yêu cầu HS tìm câu khó đọc. 
- Đọc theo cặp. 
- GV nhận xét các cặp đọc
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 
? Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
? Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào?
? Đoạn 1 kể về điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 
? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người chăm sóc ông ? 
? Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
? Đoạn 2 nói đến ai?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 
? Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
? Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
? Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
? Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
? Đoạn 3 kể điều gì?
? Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi ai ? ca ngợi về điều gì?
- GV ghi ý nghĩa lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn văn trong bài .
GV đọc mẫu đoạn 
- GV gạch chân từ
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm đoạn
- HS thi đọc diễn vảm toàn bài
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – dặn dò:
? Em học tập được điều gì ở Tô Hiến Thành ?
- Cho HS liên hệ 
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND bài).
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Tre Việt nam”
- Nhận xét giờ học
1’
4’
2’
10’
10’
10’
3’
- Hát
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- Chú ý theo dõi
- 2 người đàn ông đang đưa đi, đưa lại một gói quà, trong nhà một phụ nữ đang lén nhìn ra
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp theo dõi
- HS đánh dấu từng đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn
- HS tìm từ khó và đọc
- 2 em đọc bài lần 2.
- HS tìm câu khó đọc. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. 
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
+ Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán.
1. Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi Vua.
- 1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi.
+ Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
2. Tô Hiến Thành lâm bệnh và có Vũ Tán Đường hầu hạ.
+ HS đọc , thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc mà lại không được ông tiến cử
+ Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đêm chăm sóc hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. vì ông không màng danh lợi,vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
3. Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước.
- Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, 
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS nghe- tìm từ thể hiện giọng đọc 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Chính trực, thanh liêm,
- Những người có tính trung trực mà em biết
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tiết 4: Toán 
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (Tr. 21)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Nhận biết nhanh, chính xác về thứ tự các số tự nhiên và so sánh các số tự nhiên.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGk, các bài tập cần làm.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
 - Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng viết số:
a) Viết 4 số có bốn chữ số đều SD các chữ số : 1,5,9,3
b) Viết 5 số có sáu chữ số đều SD các chữ số : 9,0,5,3,2,1
- GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
 b. Nội dung bài mới :
*) So sánh các số tự nhiên:
- Yêu cầu HS so sánh hai số tự nhiên: 100 và 99
? Số 99 gồm mấy chữ số?
? Số 100 gồm mấy chữ số?
? Số nào có ít chữ số hơn?
- Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì?
- GV ghi các cặp số lên bảng rồi cho học sinh so sánh:
 123 và 456 ; 7 891 và 7 578
+ Yêu cầu HS nhận xét các cặp số đó?
? Làm thế nào để ta so sánh được chúng với nhau?
*Kết luận: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
*) Hướng dẫn so sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
+ Yêu cầu HS so sánh hai số trên tia số.
*). Xếp thứ tự các số tự nhiên : 
- GV nêu các số : 7 698 ; 7 968 ; 7 896 ;
7 869 và yêu cầu HS :
- Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
? Số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất trong các số trên ?
c. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài
Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
YC hS giải thích
- GV nhận xét chung.
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé
- GV Yêu cầu HS làm bài vào vở và nêu cách so sánh.
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
4. Củng cố – dặn dò:
? Nêu cách so sánh STN ?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND bài).
- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
- GV nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
14’
5’
6’
6’
3’
- Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
a) 1 539 ; 5 913 ; 3 915 ; 3 159 ; 9 351
b) 905 321 ; 593 021 ; 350 912 ; 123 509 ; 213 905
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS so sánh : 100 > 99 (100 lớn hơn 99 ) hay 99 < 100 ( 99 bé hơn 100)
- Số 99 gồm 2 chữ số.
- Số 100 gồm 3 chữ số.
- Số 99 có ít chữ số hơn.
- KL : Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
+ HS nhắc lại kết luận.
- HS so sánh và nêu kết quả.
123 7 578 
+ Các cặp số đó đều có số các chữ số bằng nhau.
+ So sánh các chữ số cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải, chữ số ở hàng tương ứng nào lớn thì lớn hơn và ngược lại.
- HS nhắc lại.
- HS chữa bài vào vở.
- HS theo dõi.
+ HS tự so sánh và rút ra kết luận:
- Số gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
- HS thực hiện theo yêu cầu:
- 7 689 < 7 869 < 7 896 < 7 968
- 7 968 ; 7 896 ; 7 896 ; 7 689
+ Số 7 968 là số lớn nhất, số 7 689 là số bé nhất trong các số trên.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
1 234 > 999 
8 754 < 87 540 
39 680 = 39 000 + 680
- HS chữa bài vào vở
- HS tự làm bài theo nhóm
a. 8 136 ; 8 316 ; 8 361
c. 63 841 ; 64 813 ; 64 831
- HS làm bài theo yêu cầu:
a. 1 984 ; 1 978 ; 1 952 ; 
1 942
- HS chữa bài.
- HS nêu
- Lắng nghe
Tiết 5: Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV : SGK, các mẩu chuyện tấm gương vượt khó trong học tập,
- HS : SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
- Ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung bài mới :
*) Hoạt động 1 :Gương sáng vượt khó.
- Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS kể một số tấm gương vượt khó trong học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết.
? Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó làm gì ?
? Thế nào là vượt khó trong học tập ?
? Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì ?
- GV kể thêm một câu chuyện về tấm gương vượt khó cho HS nghe.
*)Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được.
- Làm bài tập 2 : Xử lí tình huống.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
? Theo em bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp ?
? Nếu là bạn cùng lớp với Nam em có thể làm gì để giúp đỡ bạn ?
- GV nhận xét bổ sung
*) Hoạt động 3 : Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý một số tình huống
? Chẳng may  ... u).
b. Nôi dung bài mới: 
Ho¹t ®éng 1: Hưíng dÉn häc sinh quan s¸t vµ nhËn xÐt mÉu.
- Giíi thiÖu mÉu kh©u mòi thưêng vµ gi¶i thÝch: Kh©u thưêng cßn được gäi lµ kh©u tíi, kh©u lu«n.
- KÕt luËn: 
+ §ưêng kh©u ë mÆt ph¶i vµ tr¸i giống nhau.
+ Mòi kh©u ë mÆt ph¶i vµ tr¸i gièng nhau, dµi b»ng nhau, c¸ch ®Òu nhau.
? VËy thÕ nµo lµ kh©u thưêng ? 
 Ho¹t ®éng 2: Hưíng dÉn thao t¸c kÜ thuËt.
Hưíng dÉn häc sinh thùc hiÖn mét sè thao t¸c kh©u, thªu c¬ b¶n.
Hưíng dÉn thao t¸c kÜ thuËt kh©u thưêng.
 - Treo tranh quy tr×nh, hưíng dÉn quan s¸t.
? Nªu c¸c bưíc kh©u thưêng ? 
- Hưíng dÉn quan s¸t h×nh 4: Nªu c¸ch v¹ch dÊu ®ưêng kh©u thưêng ?
- Gäi häc sinh ®äc phÇn b môc 2 kÕt hîp quan s¸t h×nh 5a, 5b, 5c vµ c¸c quy tr×nh.
? C¸ch kh©u c¸c mòi kh©u thưêng theo ®ưêng v¹ch dÊu ?
- Gi¸o viªn häc sinh thao t¸c kÜ thuËt 2 lÇn 
+ LÇn 1: ChËm tõng thao t¸c vµ gi¶i thÝch.
+ LÇn 2: Nhanh h¬n toµn bé thao t¸c.
? Kh©u ®Õn cuèi phÇn v¹ch dÊu ta cÇn ph¶i lµm g× ?
- Häc sinh thao t¸c kh©u l¹i mòi vµ nÐt chØ cuèi ®ưêng kh©u theo SGK.
- Hưíng dÉn mét sè ®iÓm cÇn lưu ý:
+ Kh©u tõ ph¶i qua tr¸i.
+ Trong khi kh©u ®a phÇn v¶i cã ®ưêng dÊu lªn, xuèng nhÞp nhµng cña mòi kim.
+ Dïng kÐo ®Ó c¾t chØ sau khi kh©u. Kh«ng døt hoÆc dïng r¨ng.
- Häc sinh ®äc phÇn ghi nhí cuèi bµi.
- Tæ chøc thực hành kh©u trªn giÊy «-li. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết tiết học
- Hưíng dÉn vÒ nhµ häc trưíc bµi míi.
- ChuÈn bÞ dông cô tiÕt häc sau thùc hµnh kh©u thưêng.
- NhËn xÐt sù chuÈn bÞ, tinh thÇn häc tËp. 
1’
3’
1’
8’
20’
2’
- C¸c tæ trưëng b¸o c¸o. 
- Ghi đầu bài vào vở
- quan s¸t mÆt ph¶i, mÆt tr¸i cña mÉu kh©u thưêng kÕt hîp quan s¸t h×nh 3 a, b (SGK) ®Ó nªu nhËn xÐt vÒ ®ưêng kh©u mòi thưêng.
- §äc môc 1 cña phÇn ghi nhí. 
Quan s¸t nªu c¸c bưíc kh©u thưêng.
- HS nêu
- Quan s¸t vµ c¸ch v¹ch dÊu ®ưêng kh©u.
+ C¸ch 1 thưêng: Dïng thưíc kÎ, bót ch× v¹ch dÊu vµ chÊm c¸c ®iÓm c¸ch ®Òu nhau.
+ C¸ch 2: Dïng mòi kim gÈy mét sîi v¶i c¸ch mÐp v¶i 2 cm, sau ®ã rót sợi v¶i ra khái m¶nh v¶i ®Ó ®ưîc ®ưêng dÊu.
- §äc phÇn b, môc 2 vµ quan s¸t ®Ó tr¶ lêi:
+ PhÇn 2, môc b
+ Theo dâi.
- Quan s¸t h×nh 6 a,b,c ®Ó tr¶ lêi vµ c¸ch kÕt thóc ®ưêng kh©u.
- Häc sinh thùc hiÖn.
- Häc sinh nghe, quan s¸t vµ thùc hiÖn.
- Häc sinh ®äc phÇn ghi nhí. 
- Chú ý lắng nghe.
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
- Có kỹ năng tưởng tượng, lập nhanh chính xác.
- Tư duy nhanh, diễn đạt mạch lạc.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh hoạ cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
- Bảng phụ viết sẵn đề bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động thầy
TG
Hoạt động trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
 ? Kể lại chuyện cây khế.
- Nhận xét ghi điểm HS.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 - Ghi đầu bài lên bảng 
 b. Nội dung bài mới:
 *) Tìm hiểu đề bài
- Phân tích đề bài: Gạch chân những từ ngữ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
? Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
? Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc cần ghi lại bằng 1 câu.
*) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện:
 a. Người mẹ ốm như thế nào? 
 b. Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?
c. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì ?
d. Người con đã quyết tâm như thế nào?
h. Bà tiên đã giúp đỡ hai mẹ con như thế nào ?
+ Câu 1, 2 tương tự như trên.
3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
 4. Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con 
5. Cậu bé đã làm gì ?
? Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào ?
*)Kể chuyện :
- Tổ chức cho Hs thi kể.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Yêu cầu HS viết cốt truyện vào vở.
( truyện kể VD sách giáo viên )
4. Củng cố - dặn dò:
+ Hãy nói cách xây dựng cốt truyện ?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND bài)
- Về nhà học bài, đọc trước đề bài ở tuần 5, chuẩn bị giấy viết , phong bì , tem thư, nghĩ đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
5’
13’
13’
3’
- Hát đầu giờ.
- 1 em trả lời
- 1 em kể
- HS ghi đầu bài vào vở
 Nhắc lại đầu bài.
 *Xây dựng cốt truyện.
 - 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
- Cần chú ý đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
 - Cả tôi nữa, cũng thừa nhận được chút gì của ông lão.
- HS tự lựa chọn chủ đề.
 - 2 HS đọc gợi ý 1.
 a. Người mẹ ốm rất nặng / ốm liệt giường/ ốm khó mà qua khỏi/ 
 b. Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm. / Người con dỗ mẹ ăn từng thừa cháo. / Người con đi xin thuốc lá v nấu cho mẹ uống./.
 c. Người con vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quí./ Người con phải tìm 1 bà tiên già sống trên ngọn núi cao./ Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần đêm tối đôi mắt của mình./
 d. Người con gửi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng thương tình không ăn thịt./ 
h. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./
- HS đọc gợi ý 2
3. Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc cho mẹ./
4. Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền./.. 
5. Cậu thấy phía trước một bà cụ già, khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của bà cụ dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bỏ đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./.
- Kể trong nhóm.
- 3- 5 HS thi kể trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
- HS viết cốt truyện của mình vào vở. 
- Cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện. Diễn biến phải hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
.......................................................................................
Tiết 4: Kể chuyện 
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. Mục tiêu:
 	- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).	 
 	- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
- Giáo dục HS học tập tấm gương của một nhà thơ chân chính trong câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV:Tranh minh họa sgk, bảng phụ viết y/c 1(a,b,c,d)
- HS: SGK, vở bút
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- GV nhận xét - ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu : câu chuyện 
- Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung bài mới:
*) GV kể chuyện. 
- GV kể lần 1 
- GV kể lần 2,vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ. 
*)Tìm hiểu câu chuyện 
? Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
? Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
 ? Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người ntn?
? Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
c. HD HS kể chuyện 
- Y/c H dựa vào tranh ảnh minh hoạ kể chuyện trong nhóm.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện 
- Nhận xét.Đánh giá
d. Tìm hiểu ý nghĩa câu truyện 
? Vì sao nhà vua bạo ngược thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
- Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách.
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Gọi HS nêu ý nghĩa
* Thi kể truyện
- Nhận xét tìm bạn kể hay nhất
4. củng cố - dặn dò:
? Qua câu chuyện em học tập được điều gì?
- Tổng kết bài (nhấn mạnh ND bài)
- Dặn về nhà kể lại truyệm cho người thân nghe, sưu tầm các câu truyện về tính trung thực , mang đến lớp
- Nhận xét giờ học
1’
4’
1’
 4’
9’
12’
6’
 3’
- H/s hát
- Một HS kể chuyện đã nghe hoặc đã học .
- HS chú ý nghe 
- HS ghi đầu bài vào vở.
- Chú ý nghe
- Nghe- quan sát tranh
- HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1.
- Thảo luận nhóm 4.
- Báo cáo kết quả.
- Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách,bạo tàn của nhà vua và phơi 
bày nỗi thống khổ của nhân dân.
 - Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản động ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài thơ hát.Vua ban lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
- Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuấtphục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
- Vì vua thực sự khâm phục, kính 
trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy nhất định không chịu nói sai sự thật.
- HS kể trong nhóm 
- HS nhận xét 
- 4 HS kể tiếp nối nhau- ( mỗi HS tương ứng với nội dung 1 câu hỏi)
- Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ
- Nhà vua thật khâm phục lòmg trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không được nói sai sự thật.
+ Ca ngợi nhà thơ chân chính,có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
- 2 em nhắc lại
- 3 em thi kể và nói ý nghĩa của truyện
- Khí phách và sự chân thật của nhà thơ thà chết chứ không chịu nói sai sự thật.
.
Tiết 5: SINH HOẠT TUẦN 3
I. Mục tiêu:
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
	- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
	- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên.
II. Nội dung sinh hoạt:
	1. Tổ chức : Hát
	2. Nội dung sinh hoạt:
 - Lớp trưởng nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét chung.
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : Tuần qua lớp đã tương đối thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn ở điểm lẻ còn chưa đến lớp có 2 em ở Huổi Chèo. nhiều bạn nghỉ học thường xuyên
- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt.
	- Học tập: Một số em có ý thức tốt trong học tập như: Chung, Nhung, Toản tuy nhiên còn nhiều em chưa chịu khó học bài và chú ý nghe giảng: Sông, Sâu, Mai.
	- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng.
III. Phương hướng :
	 - Vận động học sinh ra lớp đúng thời gian.
 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích thi đua giữa các tổ.
	 - Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra
 - Phấn đấu có nhiều giờ học tốt, nhiều điểm cao.
 - Phấn đấu cả tuần đạt cờ đỏ.
 - Khắc phục các khuyết điểm còn tồn tại; phát huy các ưu điểm của tuần trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4L.4 NAM 2013.doc