Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 7

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 7

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP (Tr. 40)

I. Mục tiêu:

 - Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.

 - Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.

 - HS yêu thích bộ môn, có ý thức tự giác trong học tập.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV: Phiếu học tập cho bài 1, bài 2.

 - HS: SGK, vở, bút

 

doc 44 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 07
THỨ HAI
Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày giảng: 21/10/2013
Tiết 1: Chào cờ
......................................................................................
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP (Tr. 40)
I. Mục tiêu: 
	- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
 - Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
 - HS yêu thích bộ môn, có ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Phiếu học tập cho bài 1, bài 2.
 - HS: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Hát, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Ghi đầu bài 
b) Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
- GV viết: 2416 + 5164 
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV hướng dẫn HS thử lại.
- Nhận xét đúng/ sai.
- GV nêu: Muốn kiểm tra phép cộng đã đúng chưa ta phải thử lại. Khi thử phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS lên bảng làm phần a 
- Nhận xét đúng/ sai.
- GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta phải thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- Cho 3 HS lên bảng làm bài phần b, GV cho cả lớp nhận xét.
- Đánh giá, ghi điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, làm xong nêu cách tìm x của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 4. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố lại toàn bài.
- HDHS làm bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
2’
1’
11’
11’
11’
 3’
- Hát tập thể
- HS chuẩn bị VBT
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp.
 2416
 + 
 5164
 7580
- 1 HS lên thử lại, lớp thử ra nháp 
 7580
 - 
 2416 
 5164
- HS nêu cách thử lại.
b) 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở
267 345
+
 31 925
299 270
 35 462
+
 27 519
 62 981
 69 108
+
 2 074
 71 182
Thử lại :
299 270
-
267 345
 31 925
 71 182
-
69 108
 2 074
62 981
-
35 462
 27 519
 6 357
+
 482
 6 839
a) 1 HS lên làm bài, 1 HS lên bảng thử lại.
 6 839
 -
 482
 6 357
 5901
-
 638 
 4263 
b) 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở
 4 025
- 
 312
 3 713
 7 521
-
 98
 7 423
Thử lại :	
 7 423
+
 98
 7 521
 5 263
- 638
 5 901
 3 713
+
 312
 4 025
- H/s đọc yêu cầu
a) x + 262 = 4 848 
 x = 4 848 – 262 
 x = 4 586 
b) x – 707 = 3 535
 x = 3 535 + 707
 x = 4 242
- HS nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
..............................................................................
Tiết 3: Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung; đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: trung thu độc lập, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa
 + Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, trại, nông trường
 + Thấy được tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
 - Giáo dục HS luôn biết ơn các chiến sĩ ngày đêm canh giữ vùng trời Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV :Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp... băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
 - HS : SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Cho học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh đọc bài “Hai chị em tôi” Và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét ghi điểm,
3. Dạy bài mới:
3.1) Giới thiệu bài: – Ghi bảng.
3.2) Nội dung bài mới:
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu... của các em
+ Đoạn 2: Tiếp...vui tươi
+ Đoạn 3: còn lại
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
+ HDHS luyện đọc từ khó, câu khó.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp nêu chú giải.
- Yêu cầu HS tìm câu khó đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét các cặp đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 kết hợp trả lời câu hỏi: 
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em trong thời gian nào?
+ Đối với thiếu niên tết trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? 
+ Trăng trung thu có gì đẹp?
- GT: Vằng vặc: rất sáng soi rõ khắp mọi nơi.
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
- Liên hệ công trình thuỷ điện tại địa phương.
+ Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.(Đoạn 2)
+ GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi đại diện một số cặp đọc
- GV nhận xét chung.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét biểu dương, ghi điểm
4. Củng cố – dặn dò:
- Em có ước mơ gì trong tương lai ?
- GV chốt lại toàn bài.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ ở vương quốc Tương Lai”
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
10’
12’
9’
3’
- Hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc cá nhân + đồng thanh.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK.
- HS tìm đọc câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Anh nghĩ vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trung thu là tết của các em, các em sẽ được phá cỗ, rước đèn.
- Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em. 
- Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng
* Vẻ đẹp của ánh trăng trung thu..
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Dưới áng trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng cờ đỏ phấp phới bay trên những con tàu lớn.
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
* Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.
- Em mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới.
* Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
* Nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất
nước.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung.
- Đọc với giọng tha thiết, tình cảm nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,...
- HS theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tìm từ nhấn giọng
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cặp khác nhận xét
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
....................................................................................................
Tiết 4: Kỹ thuật
KHÂU GHÉP HAI MẢNH VẢI BẰNG MŨI
KHÂU THƯỜNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- GD HS đôi tay khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ, biết LĐ tự phục vụ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bài mẫu, một số sản phẩm có đường khâu ghép, vật liệu dụng cụ. 
- HS: Vải, kim chỉ, phấn may.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu hai bước của khâu ghép mép vải 
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài 
b. Nội dung bài mới:
*Hoạt động 1: Thực hành.
 - Nêu lại quy trình khâu ghép hai mép vải 
- GV nhắc lại quy trình khâu.
- Trước khi thực hành GV hỏi.
- Sử dụng mũi khâu nào để khâu?
- Khâu ghép hai mảnh vải được thực hiện ở mặt trái hay mặt phải?
- Hãy nêu cách khâu lại?
- Tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng. 
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm 
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá 
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tuyên dương những sản phẩm khâu đẹp, cho cả lớp quan sát một số mẫu.
4. Củng cố - dặn dò:
+ Nhắc lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
- Tổng kết tiết học
- Về nhà thực hành khâu tiếp.
- Chuẩn bị bài sau: “ Khâu đột thưa”.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
20’
7’
3’
- Hát.
- Bước 1: vạch dấu đường khâu.
- Bước 2:Khâu lược ghép 2 miếng vải 
- HS nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS nêu ghi nhớ theo 3 bước.
+ Bước 1: vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: khâu lược
+ Bước 3: khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu các mũi khâu thường cách đều theo đường dấu.
 - Khâu ở mặt trái ...sau đó khâu lại mũi và nút chỉ .
- HS nêu.
- Cuối cùng cắt chỉ rút bỏ chỉ lược 
- HS thực hành khâu.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
- HS quan sát.
- HS nhắc lại.
- Ghi nhớ.
........................................................................................
Tiết 5: Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
 - Biết được lợi ích tiết kiệm tiền của.
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo ,sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
 - THND học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh : Giáo dục cho HS đức tính ti ... + Lị:
 + Các bệnh qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ?
 *Kết luận: Các bệnh tiêu chảy, tả, lị đều có thể gây ra chết người nếu không được cứu chữa kịp thời và đúng cách. Chúng dễ lây qua đường ăn, uống.
* Hoạt động 2:
 + Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 + Cách tiến hành: Thảo luận nhóm.
- Chỉ và nói nội dung của từng hình.
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Vì sao ?
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và cách đề phòng ?
- GV chốt lại để ghi bảng.
* Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
 + Mục tiêu: Có ý thức giữ vệ sinh, phòng bệnh, vận động mọi người cùng thực hiện.
 + Cách tiến hành:
- Giao nhiệm vụ cho nhóm :
 + XD bản cam kết giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 + Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động.
 + Phân công thành viên của nhóm vẽ hoặc viết.
- GV chốt lại nội dung bài để rút ra bài học( SGK)
4. Củng cố - Dặn dò:
? Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
9’
9’
9’
 3’
- Lớp hát đầu giờ.
- Do ăn quá nhiều và vận động ít
- 2 em nhắc lại bài học.
- Nhắc lại đầu bài.
1. Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Đau bụng: khó chịu, mệt và lo lắng
- Bệnh tả, bệnh kiết lị
- HS lắng nghe
 + Đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, đi từ 3 hay nhiều lần trong 1 ngày, có thể bị mất nước và muối .
 + Gây ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm.
 + Triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũi nhầy.
- Có thể gây ra chết người nếu không được cứu chữa kịp thời và đúng cách.
2. Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Thảo luận nhóm đôi: Quan sát hình trang 30(SGK) và trả lời câu hỏi:
- Học sinh thực hiện.
- Việc làm của các bạn ở H1, H2 có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá. Vì các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở những nơi mất vệ sinh có nhiều ruồi nhặng.
- Nguyên nhân : Do ăn uống mất vệ sinh, uống nước lã,.. . 
- Cách phòng là giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh môi trường.
* Vẽ tranh cổ động
- Hoạt động nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như yêu cầu.
- Các nhóm lên treo sản phẩm. Đại diện nhóm phát biểu cam kết của nhóm qua ý tưởng của tranh cổ động.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- HS đọc bài học.
- HS nhắc lại.
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng.
	- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
	- HS yêu thích bộ môn. Luôn ước mơ và quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
 II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Một tờ giấy khổ to.
 - HS: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đọc đoạn văn viết hoàn chỉnh của truyện: “Vào nghề”.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài – ghi đầu bài
b) Hướng dẫn làm bài tập: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV đọc và phân tích đề bài, dùng phấn gạch dưới các từ: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
- Y/ cầu HS đọc gợi ý.
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
+ Em thực hiện điều ước như thế nào?
+ Em nghĩ gì khi thức dậy?
- Y/ cầu HS tự làm bài.
- Tổ chức cho HS kể trong nhóm.
- Kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét về nội dung và cách thể hiện.
- GV sửa lỗi câu, từ cho HS.
- Gọi một vài HS lên thi kể.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc cho HS nghe bài tham khảo.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố lại cách phát triển câu chuyện.
- Viết lại câu chuyện vào vở.Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
32’
3’
- Hát đầu giờ.
- 2 Học sinh lên bảng.
- Nhắc lại đầu bài, ghi vở.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 Học sinh đọc
1. Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước
2. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ hai em mong con người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ 3 em mong ước mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người kĩ sư giỏi.
3. Em thức dậy và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
- Viết ý chính ra vở nháp.
- HS kể trong nhóm.
- 1-2 HS kể.
- Nhận xét, góp ý bổ sung cho câu chuyện của bạn.
- 3 đến 4 HS thi kể trước lớp.
- Lớp bình chọn.
- Lắng nghe.
- Chú ý theo dõi
..
Tiết 4: Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN 
I. Mục tiêu: 
	- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia – rai, Ê- đê, Ba - na, Kinh,...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
	- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên : Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
	- Giáo dục HS thích khám phá tìm hiểu bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, địa hình của Tây Nguyên ? 
- Gọi HS đọc thuộc bài học 
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Dựa vào phần kiểm tra bài cũ để giới thiệu.
- Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài mới:
1. Tây Nguyên - Nơi có nhiều dân tộc chung sống.
 * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc mục 1 (SGK) Để trả lời câu hỏi :
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây 
Nguyên?
+ Những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên và những dân tộc nào ở nơi khác chuyển đến?
+ Mỗi dân tộc ở TN có những đặc điểm gì riêng biệt?
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp nhà nước cùng nhân dân ở đây đã làm gì?
- GV nhận xét bổ sung. Chốt lại để ghi bảng.
- GV giảng và nói: TN có nhiều dân tộc cùng chung sống, nhưng lại là nơi có dân cư thưa nhất nước ta.
2. Nhà rông ở Tây Nguyên.
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi :
+ Mỗi buôn ở TN thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà Rông được dùng để làm gì?
+ Hãy mô tả nhà rông?
+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét bổ sung. Chốt lại để ghi bảng.
3. Lễ hội, trang phục
 * Hoạt động 3: Làm việc theo 3 nhóm.
+ Người dân tộc TN, nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của dân tộc trong hình 1,2,3 ?
+ Lễ hội ở TN thường được tổ chức khi nào?
+ Người dân ở TN thường làm gì trong lễ hội?
+ Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở TN?
+ Ở TN người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Các nhóm trình bày.
- GV chốt lại nội dung bài để đưa ra bài học.
4. Củng cố – dặn dò:
? Ở Tây Nguyên có các dân tộc nào sinh sống ?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
9’
9’
 9’
 3’
- Hát
- HS trả lời.
- 1 HS đọc
- Nhắc lại đầu bài, ghi vở.
- HS đọc mục 1 SGK rối trả lời các câu hỏi :
- Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăngKinh,Mông, Tày, Nùng
- Các dân tộc sống lâu đời: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.
+ Các dân tộc khác chuyển đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng
- Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.
- Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã quan tâm xây dựng nhiều công trình đường, trường, trạm đến tận các bản làng, các dân tộc thì cùng chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh về nhà rông thảo luận và trả lời:
- Mỗi buôn ở TN thường có 1 ngôi nhà chung là nhà Rông.
- Nhà Rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn.
- Nhà Rông là ngôi nhà lớn mái nhọn và dốc được lợp bằng tranh, xung quanh được thưng bằng phên liếp, có sàn, có cầu thang để lên xuống nhà rông to, cao hơn nhà sàn.
- Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng càng giàu có thịnh vượng.
- Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm dựa vào mục 3 và các hình 1, 25, 6 SGK để trả lời các câu hỏi:
- Nam thường đóng khố, nữ quấn váy.
- Trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc,gái trai dều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.
- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
- Họ thường múa hát trong lễ hội, uống rượu cần,đánh cồng chiêng
- Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi,hội xuân,lễ hội đâm trâu, lễ hội ăn cơm mới
- Đàn tơ- rưng, đàn klông pút, cồng chiêng
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét
- Đọc bài học SGK
- HS nhắc lại
...........................................................................................
Tiết 5: SINH HOẠT TUẦN 7
I. Mục tiêu:
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
	- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
	- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên.
II. Nội dung sinh hoạt:
	1. Tổ chức : Hát
	2. Nội dung sinh hoạt:
 - Lớp trưởng nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét chung.
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : Tuần qua lớp đã tương đối thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn nghỉ học thường xuyên
- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt.
	- Học tập: Một số em có ý thức tốt trong học tập như: Hương, Nguyệt, Phúc tuy nhiên còn nhiều em chưa chịu khó học bài và chú ý nghe giảng: Páo...
	- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng.
III. Phương hướng :
	 - Vận động học sinh ra lớp đúng thời gian.
 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích thi đua giữa các tổ.
	 - Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra
 - Phấn đấu có nhiều giờ học tốt, nhiều điểm cao.
 - Khắc phục các khuyết điểm còn tồn tại; phát huy các ưu điểm của tuần trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7L. 4 NAM 2013.doc