Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 6 năm 2011

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 6 năm 2011

Tiết 2:Tập đọc: NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA

I. Mục tiêu

-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 -Hiểu ND:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương,ý thức trách nhiệm với người thân,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

* GDKNS:- Các KNS cơ bản: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông;xác định gía trị.

II. Đồ dùng dạy học:-Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 6 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 6
 (Từ ngày 23/09 đến ngày 27/09/2013)
Thứ /Ngày
Tiết
Môn
Tên bài
Ghi chú
Thứ hai
23/9/2013
1
CC
Sinh hoạt dưới cờ
2
TĐ
Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca.
KNS
3
T
Luyện tập
4
CT
Nghe – viết: Người viết truyện thật thà.
5
ĐĐ
Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
KNS,GT
TN,MTB,HĐ
Thứ ba
24/9/2013
1
T
Luyện tập chung
2
LT-C
Danh từ chung và danh từ riêng
3
KH 
Một số cách bảo quản thức ăn.
VSCN
bai 3
4
5
Thứ tư
25/9/2013 
1
T
Luyện tập chung
2
TĐ
Chị em tôi.
KNS
3
LS
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng(Năm 40)
4
5
ĐL 
Tây Nguyên
Thứ năm
26/9/2013
1
KC 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
2
T
Phép cộng
3
TLV
Trả bài văn viết thư 
4
KH
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
5
 KT
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Thứ sáu
27/9/2013
1
MT
Vẽ theo mẫu: Vẽ quả dạng hình cầu.
2
T 
Phép trừ.
3
LT-C
MRVT: Trung thực – Tự trọng.
4
TLV
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
5
SH
Tuần 6
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013
Tiết 1: CHÀO CỜ
_______________________________________________
Tiết 2:Tập đọc: NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA
I. Mục tiêu
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
 -Hiểu ND:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương,ý thức trách nhiệm với người thân,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
* GDKNS:- Các KNS cơ bản: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông;xác định gía trị.
II. Đồ dùng dạy học:-Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Gà Trống và Cáo"và trả lời câu hỏi:+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
 1.Giới thiệu bài học.
 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. * Gọi HS đọc toàn bài.
*Đọc nối tiếp bài. GV chia đoạn :
Đ1: An-đrây-ca .....mang về nhà. 
Đ2: Bước vào .... ít năm nữa.
GV theo dõi, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc đ1- trả lời câu hỏi trong SGK
- GV Hỏi: Đ1 kể với em chuyện gì?
- Gọi 1HS đọc đ 2 - trả lời câu hỏi trong SGK
- Nêu nội dung chính của bài.
 HĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc toàn bài.
- GV treo bảng đoạn văn luyện đọc diễn cảm
 "Bước vào phòng ông nằm....vừa ra khỏi nhà."
3. Củng cố, dặn dò:
-H : Nếu đặt cho truyện tên khác em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì?.
- Nhận xét tiết học. 
- 3HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt)
- 1HS đọc chú giải.
- 1HS đọc
Đọc thầm, thảo luân, tiếp nối nhau trả lời
- HS trả lời rút ra ý chính đoạn 1
- HS trả lời rút ra ý chính của đoạn 2
- 1HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài.
- 2HS lầ lượt đọc Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
 - 4 HS thi đọc diễn cảm
-3-5 HS thi đọc.
Tiết 3:Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
 - Thực hành lập biểu đồ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh 
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Biểu đồ (tt) 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
 b.Hoạt động thực hành
Bài tập 1:
- Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ tranh vẽ 
Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Yêu cầu Hs đọc kĩ biểu đồ và thảo luận nhóm đôi, sau đó một vài nhóm hỏi đáp trước lớp. Giải thích vì sao?
Bài tập 2:
Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ cột
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV yêu cầu Hs tiếp tục làm bài.
- Gọi Hs đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét, cho điểm Hs.
4.Củng cố 
So sánh ưu và khuyết điểm của hai loại biểu đồ?
GV chốt lại
* Biểu đồ tranh: dễ nhìn, khó thực hiện (do phải vẽ hình),chỉ làm với số lượng nội dung ít
* Biểu đồ cột: dễ thực hiện, chính xác, 
có thể làm với số lượng nội dung nhiều
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Làm bài 3 trang 4
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
- Là các tháng 7,8,9.
-HS làm bài
-HS nhận xét, sửabài
- Hs lắng nghe
______________________________________________
Tiết 4:Chính tả ( Nghe-viết ) 
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ 
I. Mục tiêu
Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài .
Làm đúng BT 2 ( BT chung ) , BTCT phương ngữ 3 b
II. Đồ dùng dạy học
- 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3b.
 - Một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng sau phát cho HS sửa lỗi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A/ Kiểm tra bài cũ. 
Gọi 1HS lên đọc các từ ngữ : lẫn lộn, nô nức, lo lắng, làm nên, lang ben, cái xẻng, hàng xén, léng phéng...
GV nhận xét, cho điểm.
 B/ Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài. 
GV giới thiệu và ghi mục bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung truyện
- Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
- Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Cho HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được.
HĐ 3 Hướng dẫn trình bày
- Gọi HS trình bày lại cách các lời thoại.
HĐ 4: Viết chính tả - GV đọc cho HS viết .
HĐ4: Thu và chấm bài
- GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Làm BT1,2 VBT:
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải 
 C/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên đọc
- HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Học sinh lắng nghe.
- 2HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
- HS tìm và viết từ khó vào nháp.
 HS đọc từ khó: Ban- dắc, truyện dài, truyện ngắn...
- 1HS Trình bày
- HS viết vào vở.
- Từng cặp trao đổi vở khảo bài.
- HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở. 
- Lớp nhận xét
Tiết 5: Đạo đức: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN( TIẾT 2)
I. Mục tiêu:Học xong bài này, HS có khả năng:
Biết được : Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em 
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe , tôn trọng ý kiến người khác.
-Biết : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác
*GDKNS:- Kỹ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. Kỹ năng lăng nghe người khác trình bày ý kiến.Kỹ năng kiềm chế cảm xúc. Kỹ năng biết tôn trọng và thể hiện sợ tợ tin.
*GDTNMTB&HĐ:- Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam.
- Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam.
* GT (Không cho học sinh lựa chọn phương án phân vân)
II.Đồ dùng dạy học:Một chiếc mi cro không dây để chơi trò chơi phóng viên.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung bài học "Bày tỏ ý kiến".
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài (Tiết 2)
HĐ1: Trơi chơi " Có- không"
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
Hỏi: Tại sao các em lại có quyền bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
 HĐ2: Em sẽ nói như thế nào?
- GV yêu cầu thảo luận theo nhóm.
- GV cho HS làm việc cả lớp
- GV nhận xét, kết luận
HĐ3: Trò chơi "Phỏng vấn"
- GV cho HS làm việc theo cặp đôi
Y/c đóng vai phỏng vấn về:
+ Tình hình vệ sinh trường, lớp em.
+ Những HĐ, công việc mà em muốn làm.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV y/c HS nhắc lại ND
 -HS nêu, HS khác nhận xét.
 - Các nhóm thảo luận nhanh và giơ biển mặt xanh hay mặt đỏ.
* Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lý, sai trái.
- Các nhóm thảo luận cách giải quyết tình huống đó
TH 1.Em nói em không muốn xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh em sẽ học tốt hơn.
TH 2. Em hứa vẫn giữ vững kết quả học tập thật tốt, sẽ cố gắng tham gia thể thao để được khoẻ mạnh.
TH 3. Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẻ với các bạn. 
TH 3. Em nêu lên mong muốn được vui chơi và rất muốn có sân chơi riêng.
Thứ ba,, ngày 24 tháng 9 năm 2013
Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: GT : Không làm bài 2
Giúp HS ôn tập, cũng cố về :
 - Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên 
 - Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
 - Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Đọc biểu đồ bài tập 2 SGK 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: GV cho HS đọc lần lượt yêu cầu của các bài tập trong vở bài tập.
- Cho cả lớp tự làm vào vở bài tập.
HĐ3: Tiến hành chữa bài tập. 
Bài1 - GV yêu cầu học sinh lên bảng làm. 
 - GV treo bảng phụ, HS lên chữa bài.
Kết quả đúng: 
a) 2835918 b)2835916
c) 2 có giá trị là 2000000 trong số 82360945
 200000 trong số 7283096
 200 trong số 1547238
Bài 3: Dựa vào biểu đồ hãy viết tiếp vào chỗ chấm.
- GV treo bảng phụ, cho HS lên bảng viết tiếp 
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
Bài 4: Cho HS đọc lại bài toán.
- GV hỏi: Bài toán cho ta biết cái gì?
 Bài toán yêu câu chúng ta tìm gì?
3) Củng cố, dăn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về học bài 
- 2HS đọc
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS lên bảng làm, HS khác đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.
- HS đọc thầm yêu cầu, quan sát biểu đồ và viết tiếp vào chỗ chấm.
- 1HS lên bảng làm.
- 1HS lên bảng điền kết quả.
*Khối lớp ba có 3 lớp.Đó là các lớp 3A, 3B, 3C.
* Lớp 3A có 18 học sinh giỏi toán. Lớp 3B có 27 học sinh giỏi toán. Lớp 3C có 21 học sinh giỏi toán.
* Trong khối 3, lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp có ít học sinh giỏi nhất là 3A.
- HS đọc kết quả. lớp nhận xét.
- 1HS lên bảng giải bài toán.
- HS khác chỗ đọc bài giải.
Tiết 2: Luyện từ và câu: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Xác định được danh từ (DT) chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
 2. Vận dụng quy tắc viết hoa DT riêng đó vào thực tế.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Danh từ  ... G- DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS nhắc lại kĩ thuật khâu thường.
 2) Bài mới: Giới thiệu bài (tiết1)
HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. 
GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- GV giới thiệu một số sản phẩm..
HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào quan sát hình trong SGK để nêu cách vạch đường dấu, cách khâu lược, khâu ghép hai mép vải.
Lưu ý:
*Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.
*úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
* Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu tiếp. 
 3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
-Tinh thần học tập
- HS nhắc lại
- HS khác nhận xét.
 - HS quan sát và nhận xét 
 - HS quan sát sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn :
+ Khâu ghép được 2 mép vải theo cạnh dài mảnh vải , đường khâu cách đều mép vải.
+ Dường khâu ở mặt trái tương đối thẳng.
+ Các mũi khâu tương đối cách đều nhau và bằng nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
- HS lên thao tác GV vừa hướng dẫn
Thứ 6 ngày 27 tháng 9 năm 2013
Tiết 1: Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu
VẼ QUẢ DẠNG CẦU 
I- MỤC TIÊU.
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẽ đẹp 1 số loại qủa dạng h.cầu 
- HS biết cách vẽ và vẽ được quả dạng h.cầu, vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích
- HS yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.
 GV: - Chuẩn bị tranh, ảnh về 1 số loại quả dạng hình cầu.
 - Một vài quả dạng hình cầu có màu sắc đậm nhạt khác nhau.
 - Bài vẽ của HS các lớp trước.
 HS: - Một số loại quả dạng hình cầu
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì,tẩy,màu vẽ,...
III-CÁC HOẠT ĐỘN DẠY-HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV cho HS xem 1 số quả và tranh, ảnh về 1 số loại quả và đặt câu hỏi.
+ Đây là quả gì ?
+ Hình dáng, đặc điểm ?
+ Màu sắc?
- GV y/c HS nêu 1số loại quả dạng h.cầu.
- GV tóm tắt.
-GV cho xem 1 số bài vẽ của HS lớp trước
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV y/c HS nêu các bước vẽ theo mẫu 
- GV minh hoạ bảng 1 số hình vẽ sai, đúng
- GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV y/c HS chia nhóm và bày mẫu vẽ
- GV bao quát các nhóm, nhắc nhở HS nhìn mẫu để vẽ, sắp xếp bố cục cân đối,...
- GV giúp đỡ 1 số nhóm yếu, động viên nhóm khá, giỏi,...
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV y/c các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá bổ sung.
* Dặn dò:- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài phong cảnh.- Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,...
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Quả cam, quả cà chua, quả táo,...
+ Quả có dạng hình cầu
+ Màu vàng, màu xanh, màu đỏ,...
- Quả nho, quả ổi, quả táo,....
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS trả lời: + Vẽ KHC và kẻ trục 
+ Xác định tỉ lệ, phác hình
+ Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình
+ Vẽ màu.
- HS quan sát.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS chia nhóm và bày mẫu vẽ.
- HS vẽ bài theo nhóm
Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- HS nhận xét về bố cục, hình dáng và màu sắc,... 
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe dặn dò.
Tiết 2: Toán: PHÉP TRỪ
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về:
 	- Cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ)
 	- Kĩ năng làm tính trừ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: 
GV ghi bảng: 12458+98765;
7896+145621, y/c HS đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Củng cố kĩ năng tính trừ 
Gv viết lên bảng hai pháp tính trừ: 
865279 -450237; 647253 - 285749 
- Yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính và tính
- Hỏi: Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiện ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
- GV nêu phép tính trừ: 647253-285749 , tương tự như trên.
HĐ3: Thực hành.
Bài1: Đặt tính rồi tính: 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài2: HS đọc yêu cầu của bài tập, tự làm vào vở.
Bài3: Gọi HS đọc nội dung BT
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
Bài4: Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT và vẽ vào vở.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét, dặn do HS
 - 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp.
- HS lắng nghe
- 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp
*Muốn thực hiện tính trừ ta làm như sau : Đặt tính viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu “-“ và kẻ gạch ngang. Tính từ phải sang trái.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 Giải 
Độ dài quóng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM là :
 1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số : 415 km
- HS làm BTvào vở.
 Giải 
Năm ngoái học sinh của tỉnh đó rồng số cây là :
 214800 - 80600 = 134200 (cây )
Cả hai năm trồng số cây là :
 214800 + 134200 = 349000 (cây)
 Đáp số : 349000 cây
Tiết 3: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU: 
 	- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng
 	- Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập viết nội dung BT2, 3 .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
 GV yêu cầu: Tìm 5 danh từ chung
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: yêu cầu HS đọc nội dung BT1
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Hoạt động2: Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài.
- Tổ chức thi giữa hai nhóm thảo luận dưới hình thức: 
 + Nhóm 1 đưa ra từ
 + Nhóm 2: tìm nghĩa của từ
Sau đó đổi ngược lại. Nếu nhóm nào sai thì lập tức cuộc chơi dừng lại và gọi nhóm kế tiếp.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động3: làm bài 3
- GV kết luận lời giải đúng.
 Hoạt động4: Yêu cầu HS đọc BT4 
- GV gọi HS đặt câu.
C. Củng cố, dặn dò:. Nhận xét tiết học.
 - Dặn về làm lại BT1,4
- 1HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
-2 HS đọc yêu cầu nội dung.
BT 1. Thứ tự các từ cần điền : tự trong, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
BT 2.+ Một lòng một ngắn bó với lý tưởng, tổ chức hay với người nào đó là : trung thành
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi : trung kiên
+1 lòng 1dạ vì việc nghĩa là : trung nghĩa
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một : trung hậu
+ Ngay thẳng, thật thà : trung thực
-2 HS đọc lại lời giải đúng
- HS thảo luận nhóm, nhóm nào xong trước lên dán trên bảng
BT 3. a) trung có nghĩa là ở giữa : trung thu, trung bình, trung tâm.
b) trung có nghĩa là một lòng một dạ : trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên
- HS lần lượt đặt câu
 Tiết 4:Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh. HS nắm được cố truyện, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
 - Tóm tắt nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Bảng phụ
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ: HS đọc phần ghi nhớ tiết trước - GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài .
2. Tìm hiểu ví dụ
HĐ1: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV dán tranh minh hoạ theo thứ tự như SGK Hỏi: 
 + Truyện có những nhân vật nào?
 + Câu chuyện kể lại chuyện gì?
 + Truyện có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc lời dới mỗi tranh
HĐ2:Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Y/c HS quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi. 
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai làm gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng như thế nào? 
- Xây dựng đoạn của truyện dựa vào câu hỏi.
- Tổ chức thi kể từng đoạn 
3.Củng cố, dặn dò: Câu chuyện nói lên điều gì? Nhận xét tiết học.
- Về viết lại câu chuyện 
- 1 HS đọc phần ghi nhớ
- 1HS kể lại truyện .
- HS quan sát tranh, đọc thầm phần lời dưới mỗi tranh và trả lời câu hỏi.
 + Truyện có những nhân vật : chàng tiều phu và một cụ già chính là ông tiên.
+ Nội dung câu chuyện nói về chàng trai được tiên ông thử rhách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- 3 - 5HS kể cốt truyện
- HS trả lời câu hỏi
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu quăng xuống nước.
+ Chàng buồn bã nói : “Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây “.
+ Hình dáng chàng tiều phu : Chàng tiều phu nghèo ở trần, quấn khăn mỏ rìu.
+ Lưỡi rìu sắt bóng nhoáng.
 Tiết 5:
	SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 6
I) Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II) Chuẩn bị:
-Nội dung sinh hoạt
III)Các hoạt động dạy và học:
1) Đánh giá các hoạt động tuần qua:
a) Hạnh kiểm:
- Nhìn chung trong tuần đầu các em đã có ý thức học tập, ra vào lớp đúng giờ, có một số em đi muộn.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức tổ chức chưa được cao như: Thu, Tín,Phúc 
- Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè: Cẩm Ly, Nhật
b) Học tập:
- Đa số các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Một số em cần rèn chữ viết.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em còn lười học, không học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, một số em chưa thuộc bảng cửu chương 
c) Các hoạt động khác:
- Tham gia các buổi lao động vệ sinh tương đối tốt.
 - Gặp phụ huynh học sinh trao đổi một số vấn đề đối với các em hay nghịch phá
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Nhắc phụ huynh nộp các khoản đầy đủ.
- Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
*Phương hướng tuần tới.
-Học bài và làm bài trước khi đến lớp.Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.Chuẩn bị đồ dùng học tậpvà mũ ca-lô, khăn quàng đỏ, giày ( những hôm có tiết TD) trước khi đến lớp.Xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ nhanh nhẹn và có ý thức hơn.Rèn luyện đạo đức cho thật tốt.Tiếp tục đóng các khoản tiền quy định.
*Cho HS sinh hoạt văn nghệ:
-GV có thể tập cho HS một số bài hát.Lớp phó văn thể điều khiển.
-Có thể cho HS chơi một số trò chơi, đọc truyện, ngâm thơ hoặc có thể sắm vai đóng kịch,
-GV nhắc nhở, dặn dò.
*********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 Tuan 6 CKTKN.doc