Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 11

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 11

ĐẠO ĐỨC

Tiết 11: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I

I. MỤC TIÊU:

 - Giúp HS củng cố các khái niệm Đạo đức trong 5 bài đạo đức đã học.

- HS có kĩ năng để thực hiện các hành vi chuẩn mực.

 - Có ý thức thực hiện các hành vi chuẩn mực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV : Phiếu học tập ghi nội dung ôn tập

- HS : Xem lại các bài đã học.

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
( Từ ngày / đến / năm 2012)
Ngày giảng:Thứ năm, ngày tháng 11 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Tiết 11: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU:
 	- Giúp HS củng cố các khái niệm Đạo đức trong 5 bài đạo đức đã học.
- HS có kĩ năng để thực hiện các hành vi chuẩn mực.
 	- Có ý thức thực hiện các hành vi chuẩn mực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Phiếu học tập ghi nội dung ôn tập
- HS : Xem lại các bài đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Giới thiệu bài: ( 2 phút) 
2. Hướng dẫn ôn tập: (36 phút)
* Bài 1: Trung thực trong học tập:
* Bài 2: Vượt khó trong học tập:
* Bài3: Biết bày tỏ ‏ý ý kiến:
* Bài 4: Tiết kiệm tiền của:
* Bài 5: Tiết kiệm thời giờ
3. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu của tiết học
- GV: Thế nào là truing thực trong học tập?
 + Trong học tập chúng ta cần làm gì để thể hiện trung thực?
+ Trong cuộc sống cũng như trong học tập đều có những khó khăn riêng, chúng ta nên làm gì?
 - HS: Lấy VD về tấm gương vượt khó trong học tập
GV: Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không bày tỏ được y kiến về những việc có liên quan đế mình?
- HS: Nêu VD về y kién của trẻ em mà không được thực hiện
- GV: Có phải do nghèo mới tiết kiệm không
- HS: Nêu những việc làm đã tiết kiệm 
 GV: Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
- HS: 3 em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào?
- HS +GV: Hệ thống nội dung các bài
GV: Nhận xét tiết học, dặn dò
Ngày giảng: Thứ ba, ngày tháng 11 năm 2012
KHOA HỌC
Tiết 21: BA THỂ CỦA NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí. Nhận ra tính chất của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
 	- Thực hành làm thí nghiệm sự chuyển thể của nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 	- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
	 - HSKT: Biết nêu 1 trong ba thể của nước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Hình trang 44- 45 – SGK
- HS: Các nhóm chai, lọ, nước đá
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) 
 Ba thể của nước
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 2 phút) 
2. Nội dung bài: (34 phút) 
a) Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại: 
- Nước mưa, nước ở giếng, ao hồ, đồng.
* Thí nghiệm 1: - Đổ nước nóng vào cốc. Quan sát hiện tượng vừa xảy ra.
- úp đĩa lên mặt cốc vài phút rồi nhấc ra, quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra
* Nước chuyển từ thể lỏng thành thể hơi và ngược lại
b) Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại: 
*Nước đá bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ O0 C. Đây là hiện tượng nóng chảy
c) Sơ đồ sự chuyển thể của nước: 
 Khí
Bay hơi ngưngtụ
Lỏng Lỏng
nóng chảy đông đặc
 Rắn
3. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút)
- HS: 2 em nêu tính chất của nước
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Nước tồn tại ở những dạng nào
- GV: Dẫn dắt từ kiểm tra bài cũ
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành.
- HS: Quan sát H1, 2 và mô tả những gì em nhìn thấy: 
- HS: 3 em lấy VD về nước ở thể lỏng
- HS: 2 em lấy khăn ướt lau bảng và nhận xét về hiện tượng
- GV: Vậy nước trên mặt bảng đi đâu? chúng ta cùng làm thí nghiệm:
- GV: HD cả lớp cùng làm thí nghiệm
- HS: vài em nêu hiện tượng vừ xảy ra 
- GV: Kết luận.
- HS: 3 em lấy ví dụ những hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí.
- GV: Vậy nước còn tồn tại ở những dạng nào nữa, ta hãy làm thí nghiệm. 
- HS: Quay 4 nhóm làm thí nghiệm
- GV: Nước lúc đầu trong khay ở thể gì?
+ Hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì? nêu nhận xét.
- HS: Tiếp tục lấy VD nước ở thể rắn? ( băng, tuyết)
- HS: Làm thí nghiệm như hình 5
- HS +GV:Nhận xét và kết luận. 
- GV: Nước tồn tại ở những thể nào?
- HS: Vẽ sơ đồ chuyển thể của nước
- HS: 2 em đọc nội dung bài
- GV: hệ thống ND bài.Dặn dò HS
Ngày giảng: Thứ năm, ngày tháng 11 năm 2012
LỊCH SỬ 
Tiết 11: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng đất trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì gập lụt. 
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn người sáng lập vương triều Lý có công dời đô về Đại Lavà đổi tên kinh đô thành Thăng Long 
 	- Giáo dục ý thức tôn trọng lịch sử dân tộc.
	- HSKT: Nêu được lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là do đây là vùng đất trung tâm của đất nước 
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 	- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam
 	- HS: VBT lịch sử. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) 
 Cuộc kháng chiến chống Tống.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
2. Nội dung bài: (34 phút)
 a) Nhà Lý sự nối tiếp của nhà Lê 
* Như vậy năm 1009, nhà Lê suy tàn, Nhà Ly nối tiếp nhà Lê XD đất nước ta
b) Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long 
* Đất rộng, phẳng, cao ráo, màu mỡ. Con cháu được ấm no..
c)Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý 
* Tại Thăng Long nhà Lý cho xây nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, nhân dân tụ họp ngày càng đông, nhiều phố phường..
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút)
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra. 
- HS: 3 em trình bày miệng trước lớp. 
- HS +GV: Nhận xét, đánh giá.
- HS: Quan sát hình1( SGK- 30)
- GV: Giới thiệu tượng Lý Công Uẩn giới thiệu sơ lược về ông kết hợp giới thiệu bài. 
- HS: Đọc SGK phần chữ nhỏ
- GV: Nêu câu hỏi gợi ý: Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nướcNTN?
- HS: Trả lời miệng trước lớp. 
- GV: Treo bản đồ hành chính Việt Nam và yêu cầu HS chỉ vị trí của vùng Hoa Lư, Ninh Bình, vị trí của Thăng Long HN 
- GV: Nêu câu hỏi gợi ý: năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định rời đô từ đâu về đâu?
- HS: Trao đổi, thảo luận nhóm đôi
+ so với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc PT đất nước.
- HS: 3 em đại diện nhóm nêu ý kiến
- HS + GV: Nhận xét, bổ xung. 
- HS: Quan sát các ảnh chụp các hiện vật của kinh thành Thăng Long
- HS: 3 em nêu ý kiến phát biểu. 
- HS: 2 em đọc phần bài học
- GV: Giới thiệu tên của kinh thành Thăng Long qua các thời kì.
- GV: Nhận xét tiết học, dặn học bài, chuẩn bị tiết Chùa thời Lý
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VĂN HÓA VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY 20/11
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS chuẩn bị các hoạt động văn hóa văn nghệ( làm báo tường, các tiết mục văn nghệ) chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Giáo dục các em biết bảo vệ môi trường xanh- sạch - đẹp 
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn,tự tin. 
 - Giáo dục ý thức tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường
- HSKT: Tham giahoạt động cùng các bạn trong lớp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Chuẩn bị nội dung 
- HS: Các tiết mục văn nghệ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. ổn định tổ chức: ( 2 phút) 
B. Các hoạt động: ( 32 phút) 
1. Chuẩn bị các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.
- Tìm hiểu ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 
 - Thi đua học tập, giành nhiều điểm tốt, ngoan, lễ phép...
 - Làm báo tường( hay bưu thiếp) chủ đề ca ngợi thầy cô giáo. 
- Chuẩn bị tập các tiết mục văn nghệ chủ đề ca ngợi thầy cô giáo và mái trường thân yêu. 
2. Giáo dục bảo vệ môi trường.
- Môi trường sạch là môi trường không bị ô nhiễm bởi rác thải, khí độc hại, tiếng ồn ... 
- Các việc làm cụ thể góp phần bảo vệ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò: ( 2 phút) 
- HS: Hát bài “Em yêu trờng em”
- GV: Nêu cách thức tiến hành 
- HS: Trao đổi để phân công chuẩn bị 
- GV : +Vì sao các em cần tổ chức ngày 20/11? điều đó có ý nghĩa gì?Thầy cô có những công lao gì, tình cảm gì đối với HS?
+ HS có trách nhiệm gì về học tập rèn luyện đền đáp công ơn của thầy cô giáo?
- HS: Thảo luận, trả lời 
- HS: Hát, đọc thơ ca ngợi người thầy
- GV+HS: Vỗ tay động viên khen ngợi 
- GV: Phát động HS thi làm bưu thiếp 
- GV : Yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận nhóm để nêu hiểu biết của cá nhân Thề nào là môi trường trong sạch ?
- HS : Trao đổi thảo luận theo nhóm
+ 3- 4 em đại diện nhóm nêu ý kiến phát biểu 
- HS + GV : Nhận xét, bổ sung
- GV : Nêu thực trạng về môi trường ở địa phương
- HS : Nêu các việc đã làm được hoặc sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường 
- GV : Nhận xét giờ học. Dặn HS thực hiện tốt các văn kiện cho đại hội chi đội 
Ngày giảng: Thứ năm, ngày tháng 11 năm 2012
 KHOA HỌC 
Tiết 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
 MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. MỤC TIÊU:
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
 	- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và trình bày.Phát biểu được định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
	- Giáo dục các em ham thích tìm hiểu về tự nhiên
- HSKT: Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên(ý đơn giản)
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: Hình trang 46-47 (SGK)
- HS: Xem trước bài 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) 
 Ba thể của nước 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 2 phút)
2. Nội dung bài: ( 34 phút)
 a) Sự hình thành của mây: 
- KL: Mây được hình thành từ hơi nước,bay vào KK gặp nhiệt đô lạnh ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo nên các đám mây.
b) Mưa từ đâu ra: 
* KL: Nước biến đổi thành hơi nước, rồi 
thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Trò chơi: “ Tôi là ai?”: 
3. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút)
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra
+ Nước tồn tại ở những thể nào? 
- GV: Khi trời dông em thấy có những hiện tượng gì?
- GV: Dẫn dắt từ bài trước
- HS: thảo luận nhóm đôi: Quan sát các hình vẽ, đọc mục 1,2,3 sau đó cùng nhau vẽ lai và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây: 
- HS: Nhận xét bổ sung 
- HS: Quan sát hình 4,5 tiếp tục thảo luận trình bày sự hình thành của mưa.
- HS: Nhìn vào hình minh hoạ trình bày toàn bộ câu chuyện về giọt nước 
- GV: Nhận xét, kết luận.
- HS: Đọc nội dung bài.
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành chia lớp làm 5 nhóm, đặt tên nhóm:Nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa. 
- HS: Các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình và tự giới thiệu về mình.
- GV: Nhận xét tiết học, dặn dò HS. 
Ngày giảng:Thứ sáu, ngày tháng 11 năm 2012
 ĐỊA LÍ
Bài 10: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Học xong bài này H biết: Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyen ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Thêm yêu mến thiên nhiên đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 	- GV: Bản đồ địa lí Việt Nam. Phiếu học tập ( lược đồ trống Việt Nam)
 	- HS: Xem lại các bài đã học, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) 
 Dãy Hoàng Liên Sơn
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 2 phút)
2. Nội dung bài : (34 phút) 
a) Chỉ dãy HLS đỉnh Phan – xi – păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý Việt nam
b) Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên theo gợi ý ở bảng sau: 
Đặc điểm
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Thiên nhiên
- Địa hình
- Khí hậu
- Địa hình
- Khí hậu
Con người và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất.
- Dân tộc
- Trang phục
- Lễ hội
+ Thời gian
+ Tên 1 số lễ hội
+ Hoạt động trong ..
- Trồng trọt
- Nghề thủ công
- Khai thác kh/s
- Dân tộc
- Trang phục
- Lễ hội
+ Thời gian
+ Tên 1 số lễ ...
+ Hoạt động trong lễ hội
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Khai thác 
c) Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ ở đây, người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc. 
3. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút) 
- HS: Nêu đặc điểm chính
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Giới thiệu qua nội dung kiểm tra bài cũ
- GV: Nêu rõ yêu cầu hoạt động
- HS: Lên bảng chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố đà Lạt
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung, 
- GV: Lưu ý HS cách chỉ bản đồ
- HS: Đọc cà quan sát gợi ý làm bài vào VBT cá nhân. 
- HS: Nêu miệng các đặc điểm chủ yếu của HLS, Tây Nguyên 
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành và hướng dẫn thực hiện 
- HS: Trao đổi nhóm đôi , trả lời các câu hỏi:
 + Nêu đặc điểm địa hình trung du BB
 + Người dân ở đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc:
- HS: Đại diện các nhóm trình bày
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện phần trả lời.
- HS +GV: Chốt lại nội dung bài. 
- GV: Nhận xét chung giờ học.
- HS: Học bài ở nhà, chuẩn bị bài
Kiểm tra của ban giám hiệu
Ngày tháng 11 năm 2012
Xác nhận của tổ chuyên môn
Ngày tháng 11 năm 2012
..
...
...
...
.
.
....
....
...

Tài liệu đính kèm:

  • docCM Tuần 11(2012-2013).doc