Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 13

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 13

TUẦN 13.

( Từ ngày 19/ 11 đến 23/11 năm 2012)

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2012

KHOA HỌC

Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

I. MỤC TIÊU:

- Nêu đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm:

+ Nước sạch trong suốt không màu, không mùi, không chứa các vi sinh vật các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.

+ Nước bị ô nhiễm có màu có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa chất hòa tan có hại cho sức khỏe.

 - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, nêu nhận xét và đưa ra kết luận II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: Hình trang 52, 53 SGK

- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Chai, nước, phiễu, để làm thí nghiệm.

 

doc 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13.
( Từ ngày 19/ 11 đến 23/11 năm 2012)
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2012
KHOA HỌC
Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
- Nêu đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm: 
+ Nước sạch trong suốt không màu, không mùi, không chứa các vi sinh vật các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. 
+ Nước bị ô nhiễm có màu có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa chất hòa tan có hại cho sức khỏe. 
 	- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, nêu nhận xét và đưa ra kết luận II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: Hình trang 52, 53 SGK
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Chai, nước, phiễu, để làm thí nghiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 Bài “Nước cần cho sự sống”
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (33 phút) 
 a) Làm thí nghiệm nước sạch và nước bị ô nhiễm * Nước ao hồ . thường lẫn nhiều tạp chất: đất, cát, vi sinh vật, rong, rêuĐó là những thực vật ,sinh vật mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường.
b) Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch 
Đặc điểm
Nước sạch
Nước bị ô nhiễm
Màu
Mùi
Chất hoà tan
3. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra. 
- HS: 2 em trả lời câu hỏi
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: nêu hiện trạng nước nơi em ở?
- GV: Nhận xét kết hợp để giới thiệu bài
- GV: Nêu yêu cầu, hướng dẫn cách làm thí nghiệm, chia nhóm. 
- HS: Làm thí nghiệm theo 4 nhóm 
- HS: Cả nhóm cùng quan sát 2 chai nước, đoán xem chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng và đưa ra cách giải thích. 
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung. 
- GV: Nêu kết luận.
- HS: Nhắc lại kết luận ( SGK) 
- GV: Treo bảng phụ nêu yêu cầu 
- HS: Làm vào vở bài tập và nêu miệng các đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: Tự liên hệ ở địa phương. 
 - GV: Nhận xét tiết học. Dặn HS dùng tiết kiệm nước sạch trong sinh hoạt 
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2012
 ĐỊA LÍ
Tiết 12: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ : Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên, đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta. Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, đỉnh là Việt trì, cạnh là bờ đường biển. Dựa vào ảnh SGK mô tả đồng bằng Bắc Bộ( HS khá, giỏi)
- Nhận biết vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên 
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
- HSKT: Nêu được1-2 đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
- HS: Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - Chỉ vị trí của Đà Lạt trên bản đồ
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2. Nội dung bài: (34phút)
a) Đồng bằng lớn ở miền Bắc
 - Có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển
- Là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của nước ta.
- Bề mặt khá bằng phẳng, 
b) Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
- Vì có nhiều phù sa nên quanh năm có màu đỏ
- Ngăn lũ
*Nội dung ( SGK) 
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút)
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em lên bảng chỉ trên bản đồ
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
GV: Sử dụng bản đồ VN, chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ để giới thiệu 
- GV:Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành.
- HS: Dựa vào tranh ảnh, đọc mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi:+ Đồng bằng Bấc Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp?
 + Địa hình (bề mặt) có đặc điểm gì?
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung
- HS: 2 em đọc phần tiếp theo 
- GV: Nêu yêu cầu cách thức tiến hành.
- HS: Trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
- HS: 3 em đại diện các nhóm phát biểu
- HS + GV: Chốt lại ND bài trên sơ đồ
- GV: Nhận xét chung giờ học. Dặn dò HS Học bài ở nhà, chuẩn bị bài ôn tập.
Kiểm tra của ban giám hiệu:
Ngày tháng năm 2012
Xác nhận của tổ chuyên môn:
Ngày 19 tháng 11 năm 2012
..
...
...
..
...
...
Kiểm tra của ban giám hiệu:
Ngày tháng năm 2012
Xác nhận của tổ chuyên môn:
Ngày 19 tháng 11 năm 2012
..
...
...
..
...
...
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 TẬP VĂN NGHỆ CHUẨN BỊ KỈ NIỆM NGÀY NGVN 20.11
 GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VỚI THẦY CÔ, BẠN BÈ 
I. MỤC TIÊU:
 	- Giúp HS hiểu hơn về công ơn của các thầy cô giáo.Cách xng hô với thầy cô cần thể hiện sự kính trọng lễ phép với bạn bè cần lịch sự, thân thiện
- Rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin.Thái độ kính trọng lẽ phép với thầy cô
- Hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ. 
- HSKT: Biết chào hỏi thầy cô và thân thiện với các bạn trong lớp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV+ HS: Các tiết mục văn nghệ ca ngợi thầy cô, mái trường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. ổn định tổ chức: ( 2 phút) 
B. Các hoạt động: ( 32 phút) 
1. Tập các tiết mục văn nghệ
Hát đơn ca
Hát tốp ca
Đọc thơ 
Diễn kịch ngắn
2. Giáo dục kĩ năng: Thực hành giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè 
- Thái độ: kính trọng, lễ phép tôn trọng với thầy cô giáo(chào hỏi, thưa gửi khi giao tiếp ) 
- Bạn bè xưng hô lịch sự, hành động thân thiện tỏ thái độ đoàn kết, thân ái 
3. Củng cố, dặn dò: ( 2 phút) 
- HS: Hát bài “Em yêu trờng em”
- GV: Nêu cách thức tiến hành 
+ HS có trách nhiệm gì về học tập rèn luyện đền đáp công ơn của thầy cô giáo?
- HS: Thảo luận và nêu ý kiến cá nhân
- GV: Nêu các tiết mục văn nghệ 
- HS: Trao đổi thảo luận và đăng kí 
- HS: Thi hát, đọc thơ ca ngợi thầy, cô giáo và mái trường thân yêu. 
- GV+HS: Vỗ tay động viên khen ngợi 
- GV: Khen những em đọc thơ, hát hay
- HS : Trao đổi thảo luận theo nhóm nêu các cách giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè mà các em đã và đang thực hiện 
+ 6- 8 em thực hành đóng vai giao tiếp 
- HS + GV : Nhận xét, bổ sung
- GV : Nêu thực trạng kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè ở lớp, ở trường 
- HS : Nêu cách giáo tiếp với thầy cô giáo, lịch sự với bạn bè mà các em đã và đang thực hiện ở lớp, ở trường. 
- GV : Nhận xét giờ học. Dặn HS thực hiện tốt cách xng hô, ứng xử... 
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docCM Tuần 13(212-2013).doc