Môn: TOÁN
Tiết: 6: Bài: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các có đến sáu chữ số.
- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác,
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
Ngày dạy: Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2013 Môn: TOÁN Tiết: 6: Bài: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết viết, đọc các có đến sáu chữ số. - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 .Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Giới thiệu số có sáu chữ số a, Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn. - Y/c hs quan sát hình vẽ /8 SGK và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề: + Mấy đơn vị bằng 1 chục (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? .. + Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn?) Hãy viết số 1 trăm nghìn? - Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? b, Giới thiệu số có sáu chữ số: * Giới thiệu số 432 516 GV vừa ghi lần lượt theo hàng như bảng SGK/8 và hỏi: + Có mấy trăm nghìn? + Có mấy chục nghìn ? + Có mấy nghìn? + Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Gọi HS lên bảng viết số tương ứng vào bảng số. c, Giới thiệu cách viết và đọc số 432 156. Hoạt động3: Làm bài tập - Bài 1: GV viết số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để để biểu diễn số như bài 1. Y/c hs đọc số và viết số vào vào vở. Bài 2 : Viết (theo mẫu) Gọi hs đọc y/c - GV chia nhóm, HS làm bài vào phiếu. - Bài 3: viết các số lên bảng, gọi HS bất kì đọc. Chữa bài Bài 4 : Viết các số : 3.Hoạt động nối tiếp: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. Lắng nghe Quan sát hình vẽ và TLCH + 10 đ.v bằng 1 chục (1chục bằng 10 đơn vị) . + 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn) 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp: 100 000 Có 6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải chữ số 1. + có 4 trăm nghìn + Có 3 chục nghìn + Có 2 nghìn + Có 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị. HS viết theo y/c - Cả lớp viết vào vở nháp, kiểm tra lẫn nhau. HS đọc từng cặp số Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. - 1HS đọc, viết số. Các em còn lại viết vào vở. a) 313 214; b) 523 453 1 hs đọc Các nhóm làm bài vào phiếu. Đại diện nhóm HS lên bảng thực hiện. Các nhóm khác nhận xét. HS đọc theo y/c, hs khác nhận xét. - HS thực hiện HS đọc yêu cầu bài tập. HS lên bảng làm cả lớp làm bài vào vở. NHận xét bài bạn. ****************************** TẬP ĐỌC Tiết: 3: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo) I/ Mục đích, yêu cầu - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các CH trong SGK ). - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tự nhận thức về bản thân, II/ Đồ dùng dạy- học - Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ mẹ ốm , nói nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện đọc – tìm hiểu bài a,Luyện đọc - Gv chia đoạn Gv đọc diễn cảm toàn bài b,Tìm hiểu bài - Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? - Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? - Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? - Dế Mèn đã dùng cách nói gì? Nhằm mục đích gì? - Sau đó, bọn nhện hành động như thế nào? Kết luận: Tặng cho Dế Mèn danh hiệu hiệp sĩ là thích hợp nhất - Nội dung bài nói lên điều gì? c, Hướng dẫn đọc diễn cảm -Gv nêu giọng đọc của bài -Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 3. Hoạt động nối tiếp - Nhận xét tiết học -1 hs đọc. Nội dung: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo của bạn nhỏ đối với mẹ. -1Hs đọc toàn bài - 3Hs đọc đoạn L1. Luyện phát âm - 3 Hs đọc đoạn L2. Giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo cặp HS đọc thầm đoạn 1 + Bọn nhện chăn tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẽ hung dữ. HS đọc thầm đoạn 2 + Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của kẻ mạnh: muốn nói chuyện với kẻ cầm đầu chóp bu, dùng từ xưng hô: ai, bọn này, ta. + Thấy nhện cái xuất hiện với vẻ đanh đá, nặc nô. Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách. - HS đọc thầm đoạn 3 + Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ, lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không? + So sánh để bọn nhện nhận ra hành động đê tiện, hèn hạ của chúng. + Sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. - HS nêu : ..Hiệp sĩ, ... Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghép áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. - 3 hs đọc nối tiếp – bạn khác nhận xét về giọng đọc của bạn - HS lắng nghe - 1 hs đọc diễn cảm - HS đọc diễn cảm theo cặp - HS thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay nhất ****************************** CHÍNH TẢ( NGHE-VIẾT) Tiết: 2 :Bài: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I/ Mục đích, yêu cầu - Nghe-viết đúng và trình bày bài Chính tả sạch sẽ, đúng quy định. - Làm đúng BT2 và BT(3) a - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ Hs viết: dàn hàng ngang, bay ngang con ngan 2 . Dạy bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết - GV đọc bài chính tả - Hướng dẫn HS chuẩn bị: + Trong bài có những từ nào viết hoa? -Vì sao phải viết hoa? Từ nào được viết với số? Có những từ nào khó dễ viết sai? Giảng từ: + Khúc khuỷu: không thẳng + Gập ghềnh: không bằng phẳng + Liệt: không cử động được. + GV giúp HS phân tích tiếng khó - GV đọc - GV đọc lại toàn bài - GV chấm chữa bài Nhận xét chung Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2: Gọi 1 hs đọc y/c - Y/c hs đọc thầm lại truyện Tìm chỗ ngồi - Dán tờ phiếu viết sẵn nội dung truyện lên bảng, gọi 1 lần lượt lên bảng điền, Cả lớp tự làm bài vào SGK - Gọi hs nhận xét, chữa bài Chốt lại lời giải đúng Gọi 2 HS đọc lại truyện vui - Truyện đáng cười ở chi tiết nào? Bài 3 a) Gọi 1 hs đọc y/c -Y/c hs ghi đáp án vào bảng - Em nào hãy giải thích câu đố? 3. Hoạt động nối tiếp - Nhận xét tiết học - 3 HS viết bảng. - HS lắng nghe. HS theo dõi bài đọc của giáo viên Vinh quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh - Tên riêng địa danh, tên người - 10 năm, 4 ki-lô-mét Chiêm Hoá, Khúc khuỷu, gập ghềnh. - HS lắng nghe. - HS viết vào nháp - HS viết bài - HS soát lại bài - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - 1 hs đọc -Cả lớp đọc thầm - Vài hs lần lượt lên bảng, HS dưới lớp dùng bút chì gạch các từ không thích hợp. - HS theo dõi, nhận xét, chữa bài - sau-rằng-chăng-xin-băn khoăn-sao-xem - 2 HS đọc - Ở chi tiết: ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà đã giẫm phải chân ông hỏi thăm ông để xin lỗi. Hóa ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hàng ghế mình đã ngồi lúc nãy không mà thôi. - 1 HS đọc y/c - HS thực hiện vài bảng. Sáo và sao + Dòng 1: sáo là tên một loài chim + Dòng 2: bỏ sắc thành chữ sao - HS lắng nghe và ghi nhớ ****************************** Ngày dạy : Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 Môn: TOÁN Tiết: 7: Bài: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số. - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, II/ Đồ dùng dạy học : - SGK, Bảng nhóm III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ 2. Dạy-học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Làm bài tập Bài 1: Viết theo mẫu GV kẻ sẵn BT lên bảng + Y/c HS lên bảng làm, cả lớp dùng viết chì làm vào SGK + Gọi lần lượt HS đọc bài làm của mình. - Bài 2: Gọi hs đọc y/c + Y/c hs đọc trong nhóm đôi: bạn này đọc, bạn kia nhận xét và ngược lại + GV viết lần lượt từng số lên bảng, gọi hs đọc và TLCH phần b - Bài 3 a,b,c: GV đọc lần lượt , gọi hs lần lượt lên bảng viết, cả lớp viết vào vở. - Bài 4 a, b: Tổ chức cho hs chơi tiếp sức + Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn lên bảng lần lượt thay nhau điền số vào chỗ chấm. + Tuyên dương nhóm thắng. - Gọi hs nêu nhận xét về đặc điểm của các dãy số. 3. Hoạt động nối tiếp - Nhắc lại nội dung bài bài Nhận xét tiết học. - Lắng nghe 1 HS đọc y/c + HS thực hiện theo y/c + 3 HS đọc, hs khác nhận xét. - 1 hs đọc bài 2 + HS đọc cho nhau nghe + 4 hs lần lượt đọc các số: 2 453; 65 243;762 543; 53 620 và trả lời - 3 HS lần lượt lên bảng viết, các em còn lại viết vào vở: 4 300; 24 316; 24 301 + HS chia nhóm và cử đại diện lên thực hiện. + HS nhận xét nhóm nào điền nhanh, đúng, đẹp. dãy các số tròn trăm nghìn dãy các số tròn chục nghìn ****************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 3: Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT I/ Mục đích, yêu cầu: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4). Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “ nhân “ theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. ( BT2, BT3 ). - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, II/ Đồ dùng dạy-học: - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng + bút dạ III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: Y/c hs tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: Gồm 1 âm, gồm 2 âm. - Nhận xét các từ hs tìm được. 2. Dạy-học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: - Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy và bút dạ cho các nhóm. Y/c các nhóm suy nghĩ, tìm từ và viết vào giấy. - Y/c 4 nhóm dán phiếu lên bảng. - GV cùng HS nhận xét, tổng kết tuyên dương nhóm nào tìm từ đúng và nhiều nhất. Bài tập 2: - Kẻ sẵn bảng thành 2 cột - Y/c hs hoạt động nhóm đôi, làm vào giấy nháp. - Gọi đại diện nhóm lên điền vào bảng - Gọi hs nhận xét, bổ sung của bạn Chốt lại lời giải đúng Nhân là người: Nhân dân , Công nhân, nhân loại , nhân tài Nhân là lòng thương: nhân hậu, nhân đức , nhân ái, nhân từ Bài 3: Yêu cầu học sinh ttự làm .Mỗi em đặt 2 câu với những từ ở bài tập hai mới tìm Bài 4: Nêu yêu cầu - Hướng dẫn học sinh thảo luận n ... ******* Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013 Môn: TOÁN Tiết: 10: Bài: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I/ Mục tiêu: - Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Biết viêt các số đến lớp triệu. - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn hàng, lớp III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu. - Y/c cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn. - Giới thiệu: 10 trăm nghìn còn gọi là 1 triệu. Ghi bảng: 1 triệu viết là: 1 000 000 - Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - Bạn nào có thể viết được số 10 triệu? - Giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu Ghi bảng: 1 chục triệu viết là 10 000 000 - Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - Bạn nào viết được số 10 chục triệu? - Giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu Ghi bảng: 1 trăm triệu viết là 100 000 000 - 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những số nào? Giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu (ghi bảng) - Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? -Kể tên các hàng, các lớp đã học Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: Bài 1: Gv gọi HS đếm - Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu - Đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu - Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu. Bài 2: Y/c HS tự làm bài vào SGK Bài 3: GV đọc - Gọi hs đọc số vừa viết và nói mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0 3. Hoạt động nối tiếp - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe -1 HS lên bảng viết, các em còn lại viết vào vở nháp. 100; 1 000; 10 000; 100 000; 1 000 000 - HS lắng nghe - Có 7 chữ số, gồm 1 chữ số 1 và 6 chữ số 0 đứng bên phải chữ số 1 - 1 HS lên bảng viết: 10 000 000 - HS lắng nghe. - Có 8 chữ số, 1 chữ số 1 và 7 chữ số 0 - HS lên bảng viết. - 100 000 000 - HS lắng nghe - Có 9 chữ số: 1 chữ số 1 và 8 chữ số 0 bên phải chữ số 1 - Có 3 hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu. - HS đếm 1 triệu, 2 triệu, - 10 triệu, 20 triệu, . - 100 triệu, 200 triệu, -HS dùng viết chì làm bài vào SGK - HS kiểm tra lẫn nhau. - HS đọc lại. - HS viết vào bảng con. -15 000 có 5 chữ số, có 3 chữ số 0 . ************************* TẬP LÀM VĂN Tiết: 4: Bài: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I/ Mục tiêu: - HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ) . - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III ) ; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiện ốc có kêt hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2) . - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy sáng tạo. II/ Đồ dùng dạy-học: - Giấy khổ to viết y/c BT 1 (trống chỗ) để hs điền ngoại hình của nhân vật. BT 1 viết sẵn trên bảng lớp. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? - Tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những điểm nào? Nhận xét, cho điềm 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Nhận xét - Gọi 3 HS đọc phần nhận xét - Thế nào là ghi vắn tắt? - Chia 8 nhóm, phát phiếu và bút dạ. Y/c hs thảo luận và hoàn thành phiếu. - Gọi các nhóm lên dán và trình bày - Gọi các nhóm khác nhận xét, bồ sung - Gọi hs đọc ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập - Y/c HS đọc bài 1 - Các em đọc thầm và dùng viết chì gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc . Những chi tiết đó nói lên điều gì về chú bé? - Gọi 1 HS lên bảng gạch chân - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung - Các chi tiết đó nói lên điều gì? * Kết luận: Thân hình, quần áo – nghèo Túi áo trễ xuống – đựng đồ chơi+lựu đạn Bắp chân+đôi mắt – nhanh, thông minh. - Y/c HS đọc bài 2 - GV treo tranh ‘Nàng tiên Ốc” - Các em quan sát tranh kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật. - Gọi HS kể chuyện Nhận xét, tuyên dương những hs kể t 3.Hoạt động nối tiếp - Nhận xét tiết học. - Chọn những hành động tiêu biểu của nhân vật. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau. - Biểu hiện qua hình dáng, hành động, lời nói, ý nghĩ. - HS lắng nghe - 3 HS nối tiếp nhau đọc - Ghi nội dung chính, quan trọng - Hoạt động trong nhóm - 2 nhóm cử đại diên lên trình bày. Nhận xét, bổ sung. 1/ Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò: - Sức vóc: gầy yếu quá - Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột - 3 HSđọc ghi nhớ - 2 HS nối tiếp nhau đọc. - HS đọc thầm và dùng viết chì gạch chân - Nhận xét, bổ sung - HS nối tiếp nhau trả lời - HS đọc bài 2 SGK/ 24 - Quan sát tranh - HS tự làm bài -3 - 5 hs thi kể ******************************* Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết: 2: Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP( T2) I. Mục tiêu - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ và hành vi trung thực trong tập. II. Đồ dùng dạy học: -GSK đạo đức 4 - Câu chuyện trung thực trong học tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC: Gọi hs trả lời - Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập? - Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì? Nhận xét 2.Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Kể tên những việc làm đúng sai. - Các em hãy thảo luận nhóm 4, kể 3 hành động trung thực và 3 hành động không trung thực. - Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét Kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực , thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quí. Hoạt động 3: Xử lý tình huống - Treo bảng phụ viết sẵn 3 tình huống ở BT 3. Các em hãy thảo luận nhóm đôi tìm cách xử lý cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - Hỏi: Cách xử lý của nhóm thể hiện sự trung thực hay không? - Nhận xét, khen ngợi các nhóm Hoạt động 4: Đóng vai thể hiện tình huống - Các em hãy thảo luận nhóm 4, xây dựng 1 tiểu phẩm “Trung thực trong học tập” và đóng vai thể hiện tính huống đó. - Gọi từng nhóm lên thể hiện, 3 hs làm giám khảo theo tiêu chí: cách thể hiện, cách xử lý. - Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem? Kết luận: Việc học tập sẽ tiến bộ nếu em trung thực. 3. Hoạt động nối tiếp - Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của chính em? Nhận xét tiết học - Chúng ta cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải. - Không nói dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra Lắng nghe - HS hoạt động nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét - lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện 3 nhóm trình bày. + Tình huống 1: Em sẽ chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt hơn. Em sẽ không chép bài của bạn + Tình huống 2: Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại + Tình huống 3: Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và em sẽ không cho bạn chép bài. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS trả lời - HS thảo luận nhóm 4 - Các nhóm lần lượt lên thể hiện - Giám khảo cho điểm, đánh giá, nhận xét. - HS trả lời - HS xung phong kể - Lắng nghe và ghi nhớ. ******************************* ĐỊA LÝ Tiết: 2: Bài: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN I/ Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn. + Dãy núi cao và đồ sộ nhấtViệt Nam : có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ ) tự nhiên Việt Nam. - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mửc độ đơn giản : dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, II/ Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ địa lí tự nhiên VN - Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất VN - Treo lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ và Y/c hs nói nhau nghe trong nhóm kể tên những dãy núi chính ở Bắc bộ? - Treo bản đồ địa lí tự nhiên VN, Gọi hs lên chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. - GV treo bảng phụ, y/c HS nhìn vào bảng (hoạt động nhóm đôi) tìm hiểu về dãy Hoàng Liên Sơn - ghi vào vở - Gọi đại diện nhóm lên trình bày. Kết luận: Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Bắc là dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. - Cho hs xem hình 2 SGK/71 Hình chụp đỉnh núi nào? đỉnh núi này thuộc dãy núi nào? - Đỉnh Phan-xi-păng có độ cao là bao nhiêu? - Tại sao nói đỉnh Phan-xi-păng là nóc nhà của Tổ quốc? - Hãy mô tả đỉnh Phan-xi-păng? Hoạt động 3: Khí hậu lạnh quanh năm - Y/c HS đọc SGK mục 2/71 - Những nơi cao của dãy Hoàng liên Sơn có khí hậu như thế nào? - Y/c HS quan sát bản đồ địa lí tự nhiên VN. Hãy chỉ vị trí của SaPa trên bản đồ và cho biết độ cao của sa Pa? - Y/c HS đọc bảng số liệu nhiệt độ TB ở sa Pa. Nêu nhiệt độ TB ở Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 3. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - HS ngồi cùng bàn chỉ lược đồ và nói cho nhau nghe: dãy Hoàng Liên Sơn, dãy sông Gâm, dãy Ngân sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều. - HS lên chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. - 1 HS lên bảng chỉ vào dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ và nêu đặc điểm của dãy núi theo sơ đồ gợi ý. - Các nhóm khác nêu nhận xét, bổ sung. - Hình chụp đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi này thuộc dãy núi Hoàng núi Hoàng Liên Sơn. - 3143 m - Vì đây là đỉnh núi cao nhất nước ta - Đỉnh núi nhọn, xung quanh có mây mù che phủ. - HS đọc - Khí hậu lạnh quanh năm, nhất là những tháng mùa đông, có khi có tuyết rơi. - HS chỉ , Sa pa ở độ cao 1570 m - Vào tháng 1 nhiệt độ TB 9 độ C, tháng 7 là 20 độ C ******************************
Tài liệu đính kèm: