Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

I. Mục tiêu:

- Ôn tập toàn bộ những kiến thức đã học từ đầu năm đến bài 5.

- Thực hành các kĩ năng đạo đức.

II. Chuẩn bị:

- Nội dung ôn tập.

- Đồ dùng hoá trang để đóng vai.

III. Các hoạt động dạy học:

A. ổn định tổ chức (2)

B. Kiểm tra bài cũ (3)

C. Bài mới (25)

1. GTB: Ghi bảng tên bài

2. Ôn tập:

- Nêu các bài đã học trong chương trình?

- Nêu một số biểu hiện trung thực trong học tập?

- Kể một số tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết?

2. Thực hành các kĩ năng đạo đức:

* Hoạt động 1:Nối mỗi ý ở cột A với ý ở

cột B để thành một câu hoàn chỉnh.

- Tổ chức cho HS thực hành.

- Nhận xét. - Hát

- HS nêu tên các bài từ bài 1 đến bài 5.

- HS nêu.

- HS theo dõi yêu cầu thực hành.

- HS thực hành.

- HS đọc lại các câu hoàn chỉnh.

Cột A Cột B

- Tự lực làm bài trong giờ kiểm tra

- Hỏi bạn trong giờ kiểm tra

- Không cho bạn chép bài của mình trong giờ kiểm tra

- Thà bị điểm kém

- Trung thực trong học tập - Còn hơn phải cầu cứu bạn cho chép bài

- Giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến

- Là thể hiện sự thiếu trung thực trong học tập

- Là thể hiện sự trung thực trong học tập.

- Là giúp bạn mau tiến bộ.

 

doc 37 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	 
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 Chào cờ
 Tập trung toàn trường
=======================*****==========================
Tiết 2 Đạo đức
 Ôn Tập và thực hành kĩ năng giữa kì.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập toàn bộ những kiến thức đã học từ đầu năm đến bài 5.
- Thực hành các kĩ năng đạo đức.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung ôn tập.
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức (2)
B. Kiểm tra bài cũ (3)
C. Bài mới (25)
1. GTB: Ghi bảng tên bài
2. Ôn tập:
- Nêu các bài đã học trong chương trình?
- Nêu một số biểu hiện trung thực trong học tập?
- Kể một số tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết?
2. Thực hành các kĩ năng đạo đức:
* Hoạt động 1:Nối mỗi ý ở cột A với ý ở 
cột B để thành một câu hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Nhận xét.
- Hát
- HS nêu tên các bài từ bài 1 đến bài 5.
- HS nêu.
- HS theo dõi yêu cầu thực hành.
- HS thực hành.
- HS đọc lại các câu hoàn chỉnh.
Cột A
Cột B
- Tự lực làm bài trong giờ kiểm tra
- Hỏi bạn trong giờ kiểm tra
- Không cho bạn chép bài của mình trong giờ kiểm tra
- Thà bị điểm kém
- Trung thực trong học tập
- Còn hơn phải cầu cứu bạn cho chép bài
- Giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến
- Là thể hiện sự thiếu trung thực trong học tập
- Là thể hiện sự trung thực trong học tập.
- Là giúp bạn mau tiến bộ.
* Hoạt động 2: Ghi chữ Đ vào trước những ý thể hiện sự vượt khó trong học tập và chữ S vào trước ý thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
- GV đưa ra các ý.
- Yêu cầu HS xác định việc làm thể hiện
 vượt khó và việc làm thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
- Nhận xét.
* Hoạt động 3: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình, em sẽ làm gì ?
- GV đưa ra một vài cách xử lí, yêu cầu HS lựa chọn.
- Nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò (5)
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu lại yêu cầu thực hành.
- HS thực hành lựa chọn:
+ Đ - Nhà bạn Vinh nghèo nhưng bạn ấy vẫn học tập tốt.
+ Đ- Bài tập dù khó đến mấy, Minh vẫn cố gắng suy nghĩ làm bằng được.
+ S - Bạn Lan hôm nay không đi học vì trời mưa.
+ S - Chưa học bài xong Thuỷ đã đi ngủ.
- HS theo dõi yêu cầu thực hành.
- HS bày tỏ ý kiến của mình:
* Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.
 =======================*****==========================
Tiết 3 Toán 
Nhân với 10, 100, 1000...
Chia cho 10, 100, 1000 ...
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000.... và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ....cho 10, 100, 1000....
- HSY: Làm đúng bài 1a;b ( cột 1); bài 2 ( 2 dòng đầu).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ:
- Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện:
5 x 74 x 2 = (5 x 2) x 74	4 x 5 x 25 = (4 x 25) x 5
 = 10 x 74	 = 100 x 5
	 = 740	 = 500
- Nhận xét – chữa bài.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài
2/ Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10.
a. Nhân một số với 10
VD: 35 x 10 
- Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân giá trị của biểu thức 35 x 10 = ?
 35 x 10 = 10 x 35
- 10 còn gọi là mấy chục
- Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35
- Là 1 chục
- 1 chục x 35 bằng bao nhiêu?
- Bằng 35 chục
- 35 chục là bao nhiêu?
- 35 chục là 350.
- Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10.
- Kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm 1 chữ số 0 vào bên phải.
- Vậy khi nhân 1 số với 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép tính ntn?
- Chỉ cần viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải của số đó.
- Cho HS thực hiện
12 x 10
78 x 10
457 x 10
7891 x 10
12 x 10 = 120
78 x 10 = 780
 457 x 10 = 4570
 7891 x 10 = 78910
b. Chia số tròn chục cho 10.
VD: 350 : 10
- Ta có 35 x 10 = 350. Vậy lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
- Lấy tích chia cho 1 thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.
- Vậy 350 : 10 = bao nhiêu?
- 350 : 10 = 35
- Nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35.
- Thương chính là SBC xoá đi 1 chữ số 0
- Vậy khi chia 1 số tròn chục cho 10 ta làm ntn?
- GV chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó.
ị Cho HS thực hiện
- HS nêu miệng
70 : 10
 140 : 10
 2170 : 10
 7800 : 10
70 : 10 = 7
 140 : 10 = 14
 2170 : 10 = 217
 7800 : 10 = 780
3/ Hướng dẫn nhân số tự nhiên với 100, 1000 ... chia 1 số tròn trăm, tròn nghìn,... chô 100, 1000...
- GV hướng dẫn tương tự như nhân 1 số tự nhiên với 10, chia số tròn trăm, tròn nghìn.... cho 100, 1000 ...
4/ Kết luận:
- Nêu cách nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000...
- Ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số đó 1, 2, 3 ... chữ số 0.
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, .... ta làm tn?
- Chỉ việc bỏ bớt đi 1, 2, 3 ... chữ số 0 ở bên phải số đó.
5/ Luyện tập:
a. Bài số 1:
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV cho HS nêu miệng
- Lớp đọc thầm, làm nháp
- HS trình bày tiếp sức
 18 x 10 = 180
- Nêu cách nhân 1 số TN với 10, 100, 1000,...
18 x 100 = 1800
 18 x 100 = 18000
82 x 100 = 8200
 75 x 1000 = 75000
 400 x 100 = 40 000
- Cách chia 1 số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 ...
9000 : 10 = 900
9000 : 100 = 90
2000 : 1000 = 2
 2002000 : 1000 = 2002
6800 : 100 = 68
420 : 10 = 42
- HSY: Làm cột 1 phần a, b.
b. Bài số 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn theo mẫu SGK
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS lên bảng- lớp làm vở 
 Nêu miệng
10 kg = ? yến ị 70 kg = ? yến
 70 kg = 7 yến
 800 kg = 8 tạ
 300 tạ = 30 tấn.
- Khi viết các số đo khối lượng thích hợp vào chỗ chấm ta đã làm ntn?
 120 tạ = 12 tấn
 5000 kg = 5 tấn
 4000 g = 4 kg
- GV cho chữa bài
- HS đánh giá chung
- Lớp nhận xét - bổ sung
- HSY: Làm 2 dòng đầu
ị Nêu cách chia 1 số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ... cho 10, 100, 1000 ... 
- 3 đ 4 HS nêu
6/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học.
=======================*****==========================
Tiết 4 Tập đọc
ông trạng thả diều
I. mục tiêu:
- Đọc được toàn bài, biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. ( trả lời được câu hỏi trong sgk).
 - HSY: đọc đúng đoạn 1; 2 của bài, đọc to, rõ ràng, tốc độ chậm.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi HS đọc bài: Điều ước của vua Mi - đát.
 - Nhận xét – cho điểm.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh.
	 - GV giới thiệu chủ điểm + tên bài học.
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu
- HS theo dõi sgk
- Chia đoạn
- HS đọc tiếp nối 4 em lần 1
- GV nghe sửa giọng, kết hợp phát âm tiếng khó. 
- HS đọc tiếp nối lần 2 – 4 học sinh
- GV hướng dẫn hiểu nghĩa từ chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 đ2 HS đọc.
- GV kèm HS yếu
- HSY: Đọc đoạn 1
b. Tìm hiểu bài
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
 ị ý 1 
* Nguyễn Hiền là một chú bé thông minh.
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó ntn?
- Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày phải đi chăn trâu. Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, tối đến mượn vở của bạn, sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”
- Vì ông đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều.
ị ý 2
* Nguyễn Hiền là người có ý chí vượt khó.
ị ý nghĩa:
 Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. – HSY: Nhắc lại
c. Hướng dẫn đọc lại
- 4 HS đọc tiếp nối
- Cho HS tìm giọng đọc cho từng đoạn
- 4 HS thực hiện lại theo hướng dẫn
- GV hướng dẫn đọc. 
- HS nghe GV đọc mẫu.
VD: Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời gian chơi diều
- GV kèm HS yếu - HSY: Đọc đoạn 2
- GV cho HS xung phong đọc diễn cảm.
- 3 đ 4 HS thực hiện
- GV đánh giá chung
- Lớp nhận xét, bình chọn 
3/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học.
 =======================*****========================
Tiết 5 Lịch sử 
Nhà Lý rời đô ra thăng long
I. Mục tiêu:
- HS nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. 
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công rời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Các hình minh hoạ SGK.
	- Tranh ảnh về kinh thành Thăng Long.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
HS:	- Đồ dùng học tập.
	- Tìm hiểu các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
III. Các hoạt động dạy - học:
A-Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
- Nhận xét – bổ sung.
B- Bài mới:
1/ GTB: Ghi bảng tên bài
2/ Hoạt động 1:
* Mục tiêu: - HS nêu được: Lý do nhà Lý tiếp nối nhà Lê và vai trò của Lý Công Uẩn.
* Cách tiến hành:
+ GV cho HS đọc bài.
+ 1 HS đọc từ năm đ Nhà Lý bắt đầu từ đây.
- Lớp đọc thầm
- Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình nước ta ntn?
- Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên lòng người rất (bán ngược) oán hận.
- Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
- Vì Lý Công Uẩn là 1 vị quan trong triều nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hoá được lòng người. Khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
- Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
- Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009
* Kết luận: GV chốt ý.
3/ Hoạt động 2: Nhà Lý rời đô ra Đại La đặt tên kinh thành là Thăng Long.
* Mục tiêu: HS nêu được: Lí do Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
* Cách tiến hành:
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
+ HS quan sát bản đồ
- Cho HS tìm vị trí của vùng Hoa Lư 
- Ninh Bình; vị trí của Thăng Long - Hà Nội trên bản đồ.
- 2 HS thực hiện
- Lớp quan sát - nhận xét.
- Năm 1010 vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ đâu về đâu?
- Lý Công Uẩn q ...  Giới thiệu bài:
	1/ HĐ1: Quan sát và nhận xét
+ Cho H quan sát mẫu.
- Nêu đặc điểm của đường thêu móc xích.
- H quan sát cả 2 mặt của đường thêu.
+ Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp với nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền)
+ Mặt trái là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp với nhau giống các mũi khâu đột mau.
- Thế nào là thêu móc xích
- Là các mũi thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
- ứng dụng của thuê móc xích.
- Dùng trong trang trí hoa, lá, cảnh vật, con giống lên cổ áo, ngực áo. 
2/ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
+ T cho H quan sát quy trình thêu.
- Cho H so sánh cách vạch dấu đường khâu, đường thêu móc xích và đường thêu lướt vặn.
+ H quan sát hình 2 (SGK)
- Số thứ tự đường thêu móc xích ngược lại với đường thêu lướt vặn.
b. Hướng dẫn cho H thực hiện cuộc trao đổi
* Cho H đọc gợi ý 1
- T kiểm tra sự chuẩn bị của H.
- 1 đ 2 H 
- T cho H quan sát tên 1 số nv trong sách, truyện đã viết sẵn.
- H quan sát
- Cho H nêu nhân vật mình chọn
VD: Tôi chọn đề tài trao đổi về 1 người khuyết tật vĩ đại là giáo sư Hốc-king
* Cho H đọc gợi ý 2:
- H xác định ND trao đổi
- T cho H làm mẫu
VD: + Hoàn cảnh sống của nv (những k2 khác thường)
- 1 H thực hiện
- Từ 1 cậu bé mồ côi cha, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong ông Bạch Thái Bưởi đã trở thành "Vua tàu thuỷ"
+ Nghị lực vượt khó
+ Ông Bạch Thái Bưởi kinh doanh đủ nghề. Có lúc mất trắng tay, không nản chí. 
+ Sự thành đạt
+ Ông Bưởi đã chiến thắng cuộc cạnh tranh với chủ tàu người Hoa, người Pháp thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thuỷ. Ông được gọi là "Một bậc anh hùng kinh tế"
* Cho H đọc gợi ý 3
+ Cho 1H làm mẫu
- H xác định hình thức trao đổi
VD: - Người nói chuyện với em là ai?
-Em xơng hô như thế nào
-Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
-1 H thực hiện 
- Là bố em. 
- Em gọi bố xưng con 
- Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện .
C, Học sinh thực hành đóng vai trao đổi 
T quan sát HD2
- H chọn bạn đóng vai người thân tham gia trao đổi , thống nhất dàn ý đối đáp 
- H lần lượt đổi vai cho nhau 
D, Thi đóng vai trao đổi 
+ Cho H quan Sát hình SGK.
+ H quan sát H 3a, 3b, 3c.
-T HD2 thao tác.
- H quan sát
+ thêu từ phải sang trái
+Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo đường chỉ qua đường dấu .
- Cho H đọc ghi nhớ 
- Cho H thực hành trên giấy 
3 - 4 Học sinh 
- Học sinh tập thêu móc xích
* Dặn dò : 
Chuẩn bị giờ sau thực hành trên vải 
=======================*****=========================
Kỹ Thuật – Tiết 17
Cắt khâu túi rút dây (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách cắt, khâu túi rút dây.
- Cắt khâu được túi rút dây.
- H yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: 	-Mẫu túi vải rút dây.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
	+ Chỉ khâu và 1 đoạn len dài 1m.
	+ Kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn, kim băng nhỏ.
	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
	- Kiểm tra các bước thực hành của H tiết trước.
B- Bài mới:
Thực hành: (tiếp)
- T cho H tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.
- T quan sát - giúp đỡ học sinh yếu.
- H thực hành
4/ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- T cho H trình bày sản phẩm.
- H trưng bày theo nhóm.
- T nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- T nhận xét- đánh giá kết quả học tập.
- H tự đánh giá sản phẩm.
5/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét giờ học: Tinh thần, thái độ, kết quả học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
=======================*****==========================
Kĩ thuật - Tiết 18
Thêu lướt vặn
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn.
- Thêu được các mũi thêu theo đường vạch dấu.
- Học sinh hứng thú học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Tranh quy trình thêu lướt vặn.
	- Mẫu thêu lướt vặn được thêu bằng sợi len trên vải khác màu. Mẫu khâu đột mau của bài 6.
	- 1 số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu lướt vặn.
 	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	+ Một mảnh vải hoa hoặc màu có kích thước 20 x 30 cm.
	+ Len, chỉ thêu khác màu vải.
+ Kim khâu len và kim thêu.
+ Phấn vạch, thước, kéo.
H :	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
* Giới thiệu bài:
	T giới thiệu và nêu mục đích bài học.
1/ HĐ1: Quan sát và nhận xét
+ Cho H quan sát vật mẫu.
+ H quan sát vật mẫu thêu lướt vặn, quan sát mặt phải, mặt trái đường thêu kết hợp với quan sát hình 1a, 1b trong SGK.
- Nêu đặc điểm của đường thêu lướt vặn.
- Mặt phải giống đường vặn thừng.
- Mặt trái giống đường khâu đột mau.
- ứng dụng của thêu lướt vặn.
- Dùng thêu hình hoa, lá, con giống, thêu tên vào khăn tay, khăn mặt vỏ gối, thêu trang trí trên cổ áo, ngực áo.
ị Thế nào là thêu lướt vặn.
- Là cách thêu để tạo thành các mũi thêu gối đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đường vặn thừng ở mặt phải đường thêu. ở mặt trái đường thêu các mũi thêu nối liên tiếp nhau giống đường khâu đột mau.
2/ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
 +T treo tranh quy trình thêu lướt vặn
+ H quan sát tranh, kết hợp quan sát hình 2, 3, 4 SGK 
- Nêu cách vạch dấu đường thêu lướt vặn
- Vạch dấu đường thêu giống như vạch dấu đường khâu nhưng cách đánh số thứ tự trên đường vạch dấu ngược lại với đường vạch dấu đường khâu/
- T cho H lên bảng thực hiện
- Cho H quan sát hình 3a; 3b; 3c.
- Cho H nêu cách thêu lướt vặn
+ H quan sát
- H nêu và quan sát T thao tác mẫu
- T vừa phân tích vừa thao tác
- Thêu từ trái sang phải
+ Mũi 1: Lên kim tại điểm 1, đưa sợi chỉ lên phía trên đường dấu xuống kim tại điểm 2, lên kim tại điểm 1, rút chỉ được mũi 1.
+ Mũi 2: Đưa sợi chỉ lên đầu đường dấu, xuống kim tại điểm 3, lên kim tại điểm 2 đ rút chỉ được mũi T 2.
- Các mũi tiếp theo tương tự.
* Ghi nhớ:
- T cho vài H nhắc lại
- T kiểm tra sự chuẩn bị của H
- T cho H thực hành
- 3 đ4 H thực hiện
- H để vật liệu lên bàn
- H tập trên giấy với chiều dài mỗi mũi 1 ô vuông.
- T quan sát - hướng dẫn theo nhóm
3/ Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị vật liệu giờ sau thực hành trên vải.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================
Kỹ Thuật – Tiết 19
Thêu lướt vặn (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn.
- Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu.
- H hứng thú trong học tập, yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: 	- Tranh quy trình thêu lướt vặn.
- Mẫu thêu lướt vặn.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
H:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
3/ Hoạt động 3: Thực hành: 
- Cho H nhắc lại TN là thêu lướt vặn - cách thêu.
- H nhắc lại ghi nhớ.
- Nêu các bước thực hiện thêu lướt vặn.
- B1: Vạch dấu đường thêu.
- B2: Thêu theo đường vạch dấu.
- T yêu cầu H bỏ vật liệu lên bàn để kiểm tra.
- H để vật liệu lên mặt bàn.
- T cho H thực hành
- T quan sát - hướng dẫn thêm cho một số nhóm chậm
- H thực hành trên vải 20'
4/ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của H.
- T tổ chức cho H trưng bày sản phẩm.
- H trưng bày theo nhóm
- T nêu tiêu chuẩn đánh giá
+ Thêu đúng kỹ thuật.
- H tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
+ Các mũi thêu thẳng, không dúm.
+ Nút chỉ cuối thêu đúng không tuột.
+ Hoàn thành đúng thời gian.
- T nhận xét kết quả học tập.
5/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét giờ học: Tinh thần, thái độ, kết quả học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
=======================*****==========================
Kĩ thuật - Tiết 20
Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng kỹ thuật thêu lướt vặn để thêu hình hàng rào đơn giản.
- Thêu được hình hàng rào đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn.
- Học sinh yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Mẫu thêu hình hàng rào đơn giản được thêu bằng len.
 	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
H :	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1/ HĐ 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
+ Cho H quan sát vật mẫu.
- Nêu đặc điểm hình hàng rào đơn giản.
+ H quan sát và nhận xét mẫu thêu.
- Được thêu bằng mũi thêu lướt vặn. Trong mẫu thêu có 2 đường hàng rào ngang và 3 đường hàng rào dọc.
2/ HĐ 2: Thao tác kỹ thuật
- Nêu tác dụng của khung thêu.
- Làm cho mặt vải căng đều để đường thêu và mũi thêu không bị dúm.
- T hướng dẫn các bước căng vải trên khung thêu.
- H quan sát - thực hiện theo T
- Cho H nhắc lại các thao tác thêu lướt vặn.
 - 1 đ 2 học sinh nêu.
+ Cho H quan sát hình 1 và các thao tác kẻ đường hàng rào lên mảnh vải.
- Học sinh nêu
- Nêu cách thêu hình hàng rào đơn giản.
- Thực hiện như thêu lướt vặn theo đường hàng rào đã vạch sẵn trên vải.
- Khi hết 1 đường thêu có thể thêu chỉ màu khác cho đẹp.
- Khi thêu cần lưu ý những gì?
- Trước khi xuống kim để mũi thêu tiếp phải đưa sợi chỉ về cùng 1 phía với mũi thêu trước mũi kim luôn ở trên sợi chỉ.
- Kết thúc đường thêu cần xuống kim ở mũi thêu cuối để thắt nút và cắt chỉ.
3/ HĐ 3: Thực hành
- T kiểm tra sự chuẩn bị của H
- H kẻ hàng rào lên vải và căng khung thêu.
- T quan sát - hướng dẫn H còn lúng túng
4/ Củng cố - dặn dò:
Dặn dò: Cất dụng cụ, vật liệu giờ sau thực hiện tiếp.
=======================*****==========================
Kỹ thuật - tiết 21
Thêu lướt vặn hình hành rào đơn giản (tiếp)
I. Mục tiêu:
- H biết vận dụng kỹ thuật về thêu lướt vặn để thêu hình hàng rào đơn giản.
- Thêu được hình hàng rào đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn.
- H yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV : - Mẫu thêu hình hàng rào đơn giản được thêu bằng len.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
H:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
3/ HĐ3: Thực hành.
- T kiểm tra sự chuẩn bị của H.
- Cho H thực hành thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản.
- H để vật liệu đã chuẩn bị lên bàn.
- H thực hành trên vải.
- T quan sát - hướng dẫn H còn yếu.
- Những H nào hoàn thành sản phẩm sớm có thể kẻ thêm đường thêu hoặc vẽ hình trang trí.
4/ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của H.
T tổ chức cho H trưng bày sản phẩm.
- H trưng bày theo nhóm.
- T nêu tiêu chuẩn đánh giá;
+ Thêu được tối thiểu 3 đường hàng rào.
+ Các mũi thêu thẳng theo đường kẻ, ít bị dúm.
+ Thêu đúng kĩ thuật.
+ Hoàn thành đúng thời gian.
5. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của H.
- Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu cho tiết sau.
=======================*****==========================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11- v.doc