Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 28 - Trường Tiểu học Phù Ủng

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 28 - Trường Tiểu học Phù Ủng

Tập đọc

 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 1 )

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; biết đầu biết biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

* - HS khá, giỏi : đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên các bài TĐ

 

doc 41 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 28 - Trường Tiểu học Phù Ủng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
 Thứ hai, ngày 18 th¸ng 3 năm 2013
Tập đọc
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; biết đầu biết biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* - HS khá, giỏi : đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên các bài TĐ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Con sẻ
GV nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ôn tập ( Tiết 1 )
A. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL ( Khoảng 1/3 số HS trong lớp )
GV tổ chức, hướng dẫn:
GV nêu câu hỏi về đoạn vừa đọc
GV nhận xét, ghi điểm
B. Tóm tắc vào bảng ND các bài TĐ là truyện kể đã học trong chủ điểm “ Người ta là hoa đất” 
GV nhắc HS: Trong chủ điểm “ Người ta là hoa đất” có những bài TĐ nào?
GV chốt: 
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật 
Bốn anh tài
Ca ngợi sức mạnh, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa, trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây
Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Móng Tay Đục Máng, Lấy Tai Tát Nước, yêu tinh, bà lão chăn bò
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ tuổi nước nhà
Trần Đại Nghĩa
-GV hệ thống nội dung ôn tập
4. Củng cố, :
-GV cho HS nêu nội dung ôn tập 
-GV giáo dục HS Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm “ Người ta là hoa đất”
5. Dặn dò: 
-Dặn HS về học bài. Chuẩn bị: Ôn tập ( T2 )
-Nhận xét tiết học.
HS hát 
2-3HS lên đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
HS nhắc lại tựa bài 
- Từng HS lên bốc thăm, chọn bài (HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ)
- HS xem lại bài khoảng 1-2 phút.
- HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- HS trả lời câu hỏi
HS đọc yêu cầu bài tập
+ Bốn anh tài
+ Anh hùng lao động Trần ĐạiNghĩa.
- HS làm bài
HS trình bày
HS lắng nghe
HS nêu nội dung ôn tập 
---------------------------------------------------------------------------
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
- Nhận biết được một số tính chất của HCN, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, HCN, hình bình hành, hình thoi.
- HS làm BT1,2,3
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2/143 
-Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu bài: Luyện tập chung. 
Bài 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. 
-GV y/c HS làm việc cá nhân .
-Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
-Gv nhận xét, chốt kết đúng
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống.
Cho HS làm bài hình thức tương tự BT1
GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu nhận biết hình thoi
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
Cho HS làm bài vào vở, tính diện tích từng hình
Sau đó kết luận: 
GV chấm bài nhận xét.
4. Củng cố 
GV cho HS nêu lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi.
GV giáo dục Hs Yêu thích học toán. 
5. Dặn dò: 
-Dặn HS về học bài, xem lại các bài tập
-Chuẩn bị bài: Giới thiệu về tỉ số.
-Nhận xét tiết học
HS hát 
- HS thực hiện theo yêu cầu của gv
Giải 
Diện tích miếng bìa hình thoi là: 
 (14 x 10) : 2 = 70 (cm 2)
 Đáp số: S = 70 cm 2 
HS nhắc lại tựa bài 
HS đọc yêu cầu
HS làm bài . 
HS nêu lại dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
-HS trình bày kết quả 
-HS nhận xét KQ
- Ý 1: Đ
- Ý 2: Đ
- Ý 3: Đ
- Ý 4: S
HS đoc yêu cầu
HS làm bài.
HS sửa bài. 
A) S
B) Đ
C) Đ
D) Đ
HS nêu. HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu cầu và quan sát SGK. 
HS tính diện tích từng hình rồi so sánh để tìm hình có diện tích lớn nhất. 
HS làm bài. HS sửa bài. 
a/ Hình vuông: 5 x 5 = 25 ( cm2)
b/ Hình chữ nhật: 6 x 4 = 24 ( cm2 )
c/ Hình bình hành: 5 x 4 = 20 (cm2 )
d/ Hình thoi = 12 (cm2 )
KL:+ Diện tích hình vuông là lớn nhất
-HS tự làm bài tập, nêu kết quả
Lắng nghe
***********************************************
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: 
- Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Dụng cụ thí nghiệm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/.Ổn định
2/ KTBC: Nhiệt cần cho sự sống
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nd bài học trước.
 +Nêu vai trò của nhiệt đ/v con người, động vật, thực vật ?
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?
-Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
 Trong bài ôn tập này chúng ta cùng ôn tập lại những kiến thức cơ bản đã học ở phần vật chất và năng lượng. 
*Hoạt động 1: Các kiến thức khoa học cơ bản.
-GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lại lời giải đúng.
1.So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn dựa trên bảng sau:
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể khí
Nước ở thể rắn
Có mùi không ?
Không
Không
Không
Có nhìn thấy bằng mắt thường không ?
Có
Có
Có hình dạng nhất định không ?
Không
Không
Có
2.Điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp.
 Đông đặc
 Nóng chảy
Ngưng tụ
Bay hơi
NƯỚC Ở THỂ LỎNG
HƠI NƯỚC
-Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời.
-Gọi HS trả lời, HS khác bổ sung.
 KL:Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ.
3/Tại sao ngõ tay xuống bàn ta nghe thấy gõ?
-Câu 4, 5, 6 (tiến hành như câu hỏi 3).4. Nêu VD vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt.
5. Giải thích tại sao bạn trong H2 có thể nhìn thấy quyển sách.
6.( SGK)
*Hoạt động 2:Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”
 Cách tiến hành:
-GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS của lớp mình.
Ví dụ về câu hỏi: bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ:
+Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.
 +Nước ở thể rắn có hình dạng xác định.
 +Nguồn nước đã bị ô nhiễm.
 +Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
 +Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
 +Sự lan truyền âm thanh.
 +Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
 +Bóng của vật thay đổi vị trí của vật ch.sáng đ/v vật đó thay đổi. 
 +Nước và các chất lỏng ≠ nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
 +Không khí là chất cách nhiệt.
-Yêu cầu đại diện 4 nhóm lên bốc thăm câu hỏi trước. nhóm đầu được chuẩn bị trong 3 phút. Sau đó các nhóm lần lượt lên trình bày.
 -GV nhận xét, cho điểm trực tiếp từng nhóm. 
-Công bố kết quả: Nhóm nào đạt 9, 10 điểm sẽ nhận được danh hiệu: Nhà khoa học trẻ.
-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở ĐV và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật.
-Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí. Nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí cácbôníc, nước tiểu, các chất thải khác.
4/.Củng cố:
-GV cho HS nêu lại nội dung bài học 
-GV GD HS biết yêu thiên nhiên, có ý thức trân trọng với những thành tựu khoa học.
5/Dặn dò:
-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng nước. Âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
-NX tiết học.
Hs hát 
-HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
-2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng nd câu hỏi 1, 2 trang 110.
-2 HS lên bảng lần lượt làm từng câu hỏi. HS dưới lớp dùng bút chì làm vào VBT.
-Nhận xét, chữa bài 
NƯỚC Ở THỂ RẮN
NƯỚC Ở THỂ LỎNG
-1 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
-Do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Ta gõ mặt bàn rung động, rung động truyền đến tai , màng nhĩ rung động ta nghe được âm thanh.
-Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.
-Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
- Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.
-1 HS lên bảng mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường qua sơ đồ.
-Lắng nghe.
HS nêu lại nội dung bài học
*********************************************
Âm nhạc
Học hát: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
Nhạc&lời:Lưu Hữu Phước
I/ MỤC TIÊU: 
HS biết hát giai điệu và lời 1của bài hát. Biết tác giả bài hát. 
Hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV:
Đàn Organ Casio. Thanh phách 
Đàn hát chuẩn xác bài hát 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1/ Ôn định tổ chức lớp: (1’). 
 2/ Kiểm tra bài cũ ( 5’). Gọi 4 HS đọc bài TĐN 7 
 3/ Bài mới: (25’).
A/Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài 
B/ Phần hoạt động
*Hoạt động 1: Dạy bài hát 
THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
 Nhạc&lời: Lưu Hữu Phước 
 - GV giới thiệu: Bài hát Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan – Lưu Hữu Phước được viết 1950. Bài hát nói lên tình đoàn kết của trẻ em toàn thế giới, tuy khác nhau về màu da, tiếng nói nhưng các em cùng nắm chặt tay nhau trong tình thân ái
GV đàn hát mẫu bài hát 
GV chia đoạn 
+ Đoạn 1: Ngàn dặm xa..yên vui thái 
 thái bình ( 4 câu )
+ Đoạn 2: Vui liên hoan thiếu nhi .
  yêu đời ( 4 câu cuối ) 
GV đàn tập HS hát từng câu 
( Khôn ngăn : không ngăn được cơn 
 chiến chinh, cuộc chiến tranh )
GV tập hát xong 2 đoạn, đàn lại giai điệu cả bài cho HS nghe 
* GV tập cho HS hát đối đáp: 
GV chia HS lớp thành 2 nhóm: Đoạn 1 mỗi bên hát 1 câu, sang đoạn 2 cả lớp cùng hát 
GV nhận xét 
* Hoạt động 2: Hát + gõ đệm 
- Theo nhịp: 
+ 2/4 
 Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn 
 x x x x
GV nhận xét 
- Theo tiết tấu lời ca : 
+ 2/4 
 Ngàn dặm ... g hoá trang để chơi đóng vai.
HS : - SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2.Bài cũ:Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( Tiết 2 )
-Thế nào là tham gia hoạt động nhân đạo ?
- Kể các hoạt động nhân đạo mà mình đã tham gia ? 
Khi tham gia các hoạt động nhân đạo em có cảm giác như thế nào ? 
+ Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới :
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: 
Các em biết không , chính phủ ta quản lý đất nước bằng các luật . Vậy em nào có thể kể cho côvà các bạn nghe tên một số luật mà em biết ? 
Nhà nước ban hành luật giao thông để đảm bảo trật tự an toàn giao thông của XH . Vậy việc tôn trọng Luật Giao thông là trách nhiệm của ai và mang lại ích lợi gì cô cùng các em cùng tìm hiểu qua bài : Tôn trọng luật giao thông ( Tiết 1 ) 
b - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 6 
( Thông tin trang 40 SGK )
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân , hậu quả của tai nạn giao thông , cách tham gia giao thông an toàn . 
-> GV kết luận : 
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả : tổn thất về người và của ( người chết, người bị thương , bị tàn tật, xe bị hỏng , giao thông bị ngừng trệ , . . ) 
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân : do thiên tai ( bão lụt, động đất, sạt lỡ núi . . .), nhưng chủ yếu là do con người ( lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông ,  ) 
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông. 
Vậy theo em thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của ai và đem lại ích lợi gì ? 
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bàn (bài tập 1 trong SGK )
- Chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày . 
- GV kết luận : Những việc làm trong các tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm , cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5,6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông. (TC)
- Nêu một số quy định khi tham gia giao thông ? (TC)
d - Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm đôi ( bài tập 2 SGK)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống . 
Vậy điều gì có thể xẩy ra khi có các tình huống đó 
-> GV kết luận :
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông , nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ con người. 
Luật giao thông cần thực hiện khi nào ? 
Giói thiệu một số biển báo giao thông . 
4 – Hoạt động nối tiếp:
-GV cho HS nhắc lại ghi nhớ 
-GV giáo dục HS - HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
-Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại , ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
- Các nhóm chuẩn bị bài tập 4 , SGK .
- Chuẩn bị: Tôn trọng luật giao thông (Tiết 2 )
- Nhận xét tiết học.
HS hát 
-Tham gia hoạt động nhân đạo là góp phần nhỏ bé của mỗi cá nhân giúp nhiều người khác vượt qua được khó khăn của chính mình . 
- Dành tiền sách vở ủng hộ cho các bạn vùng lũ lụt . dành tiền ủng hộ cho các bạn nghèo trong lớp ăn tết . 
- Em cảm thấy vui vì đã giúp được những người khác vượt qua được khó khăn .
HS khác nhận xét, bổ sung.
- Luật báo chí , luật hôn nhân và gia đình , luật bảo vệ môi trường , luật giao thông , .. 
HS nhắc lại tựa bài 
- Các nhóm thảo luận . 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung chất vấn.
HS theo dõi 
Ghi nhớ : 
 Thực hiện Luật Giao thông là trách nhiệnm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình , bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông . 
- Từng nhóm HS xem xét từng bức tranh để tìm hiểu : Bức tranh định nói về điều gì ? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa ? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông ?
- Một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác chất vấn , bổ sung.
Tranh 1 : thể hiện việc thực hiện đúng Luật Giao thông . Vì các bạn đạp xe đúng đường bên phải , chỉ đèo một người .
Tranh 2 : Thực hiện sai luật giao thông . V ì xe chạy với tốc độ nhanh lại chở quá nhiều đồ và người trên xe . 
Tranh 3 : Thực hiện sai luật giao thông . vì không được để trâu bò , động vật đi lại trên đường , ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đi lại . 
Tranh 4 : Thực hiện sai luật giao thông .. Vì nay là đường ngược chiều , xe đạp không được đi vào , sẽ gây tai nạn .
Tranh 5 : Thực hiện đúng luật giao thông . Vì mọi người đều nghiêm túc thực hiện theo tín hiệu của các biện báo giao thông và đội mũ bảo hiểm . 
 Tranh 6 : Thực hiện đúng luật giao thông . V ì mọi người đúng xa đường sắt khi có tàu hỏa đi qua . 
- HS lắng nghe 
- HS nêu . 
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống . 
- Các nhóm trính bày k quả thảo luận . Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
 Điều gì sẽ xảy ra trong các tình huống sau:
a/. Một nhóm HS đang đá bóng giữa đường. 
b/. Hai bạn đang ngồi chơi trên đường tàu hỏa. 
c/. Hai người đang phơi rơm rạ trên đường quốc lộ. (TC)
d/. Một nhóm thiếu niên đang đứng xem và cổ vũ cho đám thanh niên đua xe máy trái phép. 
đ/. HS tan trường đang tụ tập dưới lòng đường trước cổng trường. 
e/. Để trâu bò đi lung tung trên đường quốc lộ. 
g/. Đò qua sông chở quá số người quy định. 
 Có thể gây tai nạn giao thông , nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ con người. 
+ Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. 
-HS nhắc lại ghi nhớ 
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng luật giao thông.
*********************************************
§Þa lÝ
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
I. MỤC TIÊU
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,
+HS khá giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: Khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
+ GDBVMT: học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh nơi ơ.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp; lễ hội của người dân miền Trung (đặc biệt là ở Huế).
- Mẫu vật: tôm, cua, muối, đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía & một số thìa nhỏ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Duyên hải miền Trung
- Dựa vào lược đồ, kể tên các đồng bằng theo thứ tự từ Nam ra Bắc?
- Vì sao sông miền Trung thường gây lũ lụt vào mùa mưa?
- So sánh đặc điểm của gió thổi đến các tỉnh duyên hải miền Trung vào mùa hạ & mùa thu đông?
GV nhận xét ghi điểm, nhận xét chung bài cũ
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung. ( T1 )
Với đặc điểm đồng bằng & khí hậu nóng như vậy, người dân ở đây sống & sinh hoạt như thế nào?
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung & lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã & thành phố ở duyên hải.
GV chỉ trên bản đồ dân cư để HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày.
Quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở duyên hải miền Trung?
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV bổ sung thêm: Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận lợi trong lao động sản xuất .
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm bàn 
GV yêu cầu HS đọc ghi chú các ảnh.
Cho biết tên các hoạt động sản xuất?
GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm bảng có 4 cột (trồng trọt; chăn nuôi; nuôi, đánh bắt thủy sản; ngành khác), yêu cầu các nhóm thi đua điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS đã quan sát.
-Kể tên: 
+Các loại cây được trồng:
+Con vật: 
+thuỷ sản:
-GV giải thích thêm:
 +Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
 +Để làm muối, người dân (thường được gọi là diêm dân) phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt), sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh.
- Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối?( Dành cho hs khá giỏi)
GV khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà HS tìm hiểu đa số thuộc ngành nông – ngư nghiệp.
-Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động này? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. (chuyển ý)
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Tên & điều kiện cần thiết đối với từng hoạt động sản xuất?
+GDBVMT: Theo em cần làm gì đề bảo vệ môi trường sống ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
4.Củng cố,:
- GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt & khô hạn, người dân miền Trung vẫn cố gắng vượt qua khó khăn, luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng & bán cho nhân dân ở các vùng khác.
*GDSDNLTK&HQ: - Trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm chúng ta cần lưu ý điều gì?
-GV giáo dục HS Tôn trọng & phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của vùng duyên hải miền Trung cũng như hoạt động sản xuất ở nơi đây.
5.Dặn dò: 
-CBB: Người dân ở duyên hải miền Trung (tiết 2)
-Nhận xét tiết học.
HS hát 
-HS trả lời 
-HS nhắc lại tựa bài 
-HS theo dõi 
HS quan sát
-Ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. Song nếu so sánh với đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.
-HS quan sát & trả lời câu hỏi (cô gái người Kinh thì mặc áo dài, cổ cao, quần trắng; còn cô gái người Chăm thì mặc váy)
-HS theo dõi 
-HS đọc ghi chú
-HS nêu tên hoạt động sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, trồng đánh bắt thuỷ sản, làm muối, 
+lúa mía, lạc, bông, dâu, tằm, nho,
+bò, trâu
+cá, tôm,
-Các nhóm thi đua
Đại diện nhóm báo cáo trước lớp
-Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện bảng.
+ Khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
-Phát triển nghề nông-ngư nghiệp. Vì ở nay gần biển, có đất phù sa
-HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
+ Ta phải trồng cây chắn gió , có biện pháp xử lí chất thải hợp lí
-Cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng khi khai thác cũng như sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho người dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25 LOP 4(2).doc