Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 22 - Trường Tiểu học Lâm Kiết

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 22 - Trường Tiểu học Lâm Kiết

Tiết 43: SẦU RIÊNG

I/ Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy-học:

 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

 - Tranh, ảnh về cây, trái sầu riêng.

 

doc 121 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 22 - Trường Tiểu học Lâm Kiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG – TUẦN 22
Từ ngày 20/01/2014 đến 24/01/2014
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ, BT CẦN LÀM
Thứ hai
20/01/2014
Tập đọc
43
Sầu riêng
Toán
106
Luyện tập chung
1;2;3a,b,c.
Đạo đức
22
Lịch sự với mọi người (T2)
Kĩ thuật
22
Trồng cây rau, hoa
Thứ ba
21/01/2014
K. học
43
Âm thanh trong cuộc sống
GDBVMT
Toán
107
So sánh hai phân số cùng mẫu số
1;2a,b(3 ý đầu)
LTVC
43
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Thứ tư
22/01/2014
Tập đọc
44
Chợ Tết
GDBVMT
Toán
108
Luyện tập
1;2(5 ý cuối);3 a,c.
TLV
43
LT quan sát cây cối
KC
22
Con vịt xấu xí
GDBVMT
Thứ năm 23/01/2014
Khoa học
44
Âm thanh trong cuộc sống (tt)
Toán
109
So sánh hai phân số khác mẫu số
1;2a
LTVC
44
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
GDBVMT
C. tả
22
Nghe – viết: Sầu riêng
Thứ sáu 24/01/2014
Địa lí
22
Hoạt động SX của người dân ở ĐBNB
GDBVMT
Sử
22
Trường học thời Hậu Lê
Toán
110
Luyện tập
1a,b; 2a,b
TLV
44
LT miêu tả các bộ phận của cây cối.
SHTT
22
Ngày soạn: 16/01/2014
Ngày dạy: Thứ hai: 20/01/2014
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 43: SẦU RIÊNG 
I/ Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
 - Tranh, ảnh về cây, trái sầu riêng.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Bè xuôi sông La
 Gọi hs lên bảng đọc và TLCH:
1) Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
2) hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu chủ điểm bài đọc
- Y/c hs xem tranh minh họa chủ điểm 
- Tranh vẽ những cảnh gì? 
- Từ tuần 22, các em sẽ bắt đầu chủ điểm mới Vẻ đẹp muôn màu.
- Cho hs xem tranh: Ảnh chụp cây gì? 
- Bài đọc mở đầu chủ điểm giới thiệu với các em về cây sầu riêng - một loài cây ăn trái rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ thấy sầu riêng không chỉ cho trái cây ngon mà còn đặc sắc về hương hoa, về dáng dấp của thân, lá, cành. 
2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (sau mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
+ Lượt 1: HD phát âm: quyến rũ, vảy cá, lác đác, khẳng khiu.
+ Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa từ mới trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê 
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm 
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1, TLCH:
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? 
- Y/c hs đọc thầm toàn bài 
+ Miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng? 
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng? 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Y/c hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài.
- Kết luận giọng đọc, những từ ngữ cần nhấn giọng
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn
. GV đọc mẫu
. Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3
. Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung bài
- Kết luận nội dung đúng (mục I)
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc, học nghệ thuật miêu tả của tác giả; tìm các câu thơ, truyện cổ nói về sầu riêng
- Bài sau: Chợ tết
Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời
1) Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.
2) Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. 
- Quan sát tranh 
- Cảnh sông núi, nhà cửa, chùa chiền,.. của đất nước. 
- cây sầu riêng
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- Phát âm cá nhân 
- Giải nghĩa, lắng nghe, theo dõi SGK 
- Nhẹ nhàng, chậm rãi 
- Luyện đọc theo cặp
- HS đọc cả bài
- Lắng nghe 
- Đọc thầm đoạn 1
+ đặc sản của miền Nam 
- Đọc thầm toàn bài 
. Hoa: trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thành từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. 
. Quả: lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến; mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn; vị ngọt đến đam mê. 
. Dáng cây: thân khẳng khiu, cao vút, càng ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo. 
+. Sầu riêng là loại trái qui của miền Nam.
. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này...
. Khi trái chín, hương tòa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. 
- HS đọc to trước lớp
- Trả lời theo sự hiểu 
- lắng nghe, ghi nhớ 
- Lắng nghe 
- Luyện đọc trong nhóm 3
- Vài hs thi đọc 
- Nhận xét 
- Nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. 
- Vài hs lặp lại 
- Lắng nghe, thực hiện 
Môn: TOÁN 
Tiết 106: LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu:
Rút gọn được phân số.
Quy đồng được mẫu số hai phân số.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 Bài 4* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập về phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
B/ Luyện tập:
Bài 1: Y/c hs thực hiện bảng con. 
Bài 2: Muốn biết phân số nào bằng phân số 2/9, chúng ta làm thế nào? 
- Y/c hs tự làm bài, sau đó nêu kết quả trước lớp
Bài 3: Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs lên bảng thực hiện qui đồng mẫu số các phân số 
- Chữa bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra 
*Bài 4: Các em hãy quan sát các hình và đọc phân số chỉ ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn qui đồng mẫu số các phân số ta làm sao?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Bài sau: So sánh 2 phân số cùng mẫu
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- = 20/45 = 4/9 
- Chúng ta cần rút gọn các phân số 
- Tự làm bài 
+ Phân số không rút gọn được
+ Phân số 
+ Phân số 
+ Phân số 
- Tự làm bài 
a) b) 
c) 
- Hình b đã tô màu vào số sao. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Đạo đức
Tiết 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( Tiết 2) 
I/ Mục tiêu:
Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
Nêu được ví dụ về việc cư xử lịch sự với mọi người.
KNS*: - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
 - Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
 - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống.
 - Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Lịch sự với mọi người
1) Thế nào là lịch sự với mọi người?
2) Nêu 1 tình huống được coi là lịch sự
- Kiểm tra sự chuẩn bị đóng vai của học sinh.
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT 2, SGK)
- Sau mỗi tình huống cô nêu ra, nếu tán thành các em giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh, phân vân giơ thẻ vàng.
1. Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi?
2. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã?
3. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn?
4. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già, trẻ, nam nữ, giàu nghèo?
5. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết? 
Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. 
KNS*: Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống.
Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. 
Hoạt động 2: Đóng vai (BT4 SGK)
- Dán lên bảng 2 tình huống, gọi hs đọc
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để phân công đóng vai tình huống trên ( nhóm 1, 3, 5 tình huống 1, nhóm 2, 4, 6 tình huống 2)
- Lần lượt gọi đại diện nhóm đóng vai tình huống a, tình huống b.
- Cùng hs nhận xét, đánh giá cách giải quyết. 
1. Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.
 - Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
 - Cách cư xử của bạn Linh là đúng hay sai? Vì sao? 
- Nếu là Linh thì bạn sẽ cư xử như thế nào? 
- Qua tình huống này, em rút ra điều gì cho bản thân? 
2. Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người bạn gái đi ngang qua.
 - Các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó?
 - Nếu bạn đó bị nặng hơn như chảy máu hay té xỉu, bạn sẽ làm gì?
- Các em rút ra điều gì ở tình huống này? 
Kết luận: Những hành vi, những tình huống các em vừa thảo luận là thể hiện cách cư xử lịch sự với mọi người trong giao tiếp.
* Hoạt động 3: Thi "Tập làm người lịch sự"
- Phổ biến luật chơi, chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn.
- Nhiệm vụ của mỗi đội là dựa vào gợi ý, xây dựng 1 tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự.
- Mỗi 1 lượt chơi, đội nào xử lí tốt tình huống sẽ ghi được 5 điểm. Sau các lượt chơi đội nào ghi nhiều điểm hơn là thắng. 
- Gắn lên bảng lớp y/c 1,2 
+ Có một bà già đi chợ về, tay xách 1 giỏ nặng muốn sang đường
+ Có một em bé bị lạc đang tìm mẹ. 
- Gọi 2 dãy lên thể hiện.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương dãy thắng cuộc.
KNS*: Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc y/c BT 5
- Câu ca dao này khuyên ta điều gì? 
- Nêu 1 tình huống em đã thể hiện là người lịch sự.
- Qua bài học, em rút ra được điều gì cho bản thân? 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Bài sau: Giữ gìn các công trình công cộng. 
- Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu 
1) Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc. 
2) 1 hs nêu tình huống thể hiện sự lịch sự 
- HS đọc y/c
- Thảo luận nhóm đôi 
1) Không tán thành (chẳng những lịch sự với người lớn tuổi mà còn phải lịch sự với mọi lứa tuổi ... g. 
- Vài hs lên bảng chỉ và nói vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác.
- HS đọc bảng số liệu 
- So với các TP khác, thì diện tích TPHCM lớn nhất cả nước và có số dân nhiều nhất.
- DT và dân số TPHCM gấp 2 lần Hà Nội 
- Lắng nghe 
- Làm việc nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày 
1) Các ngành công nghiệp: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may... 
2) Nơi đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Có nhiều chợ, siêu thị lớn: chợ Bến Thành, siêu thị Metro, Makro, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Bình, bên cạnh đó có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất là các đầu mối giao thông quan trọng. 
3) Trung tâm văn hóa: Nơi đây có bảo tàng chứng tích chiến tranh, khu lưu niệm Bác Hồ, bảo tàng Tôn Đức Thắng, có nhà hát lớn,có nhiều khu vui chơi, giải trí. 
+ Trung tâm khoa học lớn: Nơi đây có nhiều trường đại học lớn và viện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới. 
4) Các trường đại học như: ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Kỹ thuật, ĐH Y dược, ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế,... Một số khu vui chơi giải trí lớn như: Công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên,...
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
@ TKNL&HQ: Sử dụng TKNL&HQ trong qu trình sản xuất ra sản phảm của một số ngnh cong nghiệp ở nước ta.
- HS lên bảng thực hiện 
+ Hình 3a,b, 4: trung tâm kinh tế
+ Hình 2,5: Trung tâm văn hóa 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: Lịch sử 
Tiết 24: ÔN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
 Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện).
 Ví dụ: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; năm 981, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất,
 - Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng thời gian
- Một số tranh, ảnh lấy từ bài 7 - bài 19
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
1) Hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?
2) Em hãy nêu tên các công trình khoa học tiêu biểu và tác giả của các công trình đó ở thời Hậu Lê? 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu bài: Tiết Lịch sử hôm nay, các em sẽ ôn lại các kiến thức đã học từ bài 7 đến bài 19
2) Ôn tập:
* Hoạt động 1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV 
- Treo băng thời gian lên bảng.
- Các em hãy suy nghĩ, xem lại bài, sau đó thầy gọi các em lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian trong bảng. 
- Gọi hs lên thực hiện
- Cùng cả lớp nhận xét, sau đó gọi hs nói sự kiện lịch sử với thời gian tương ứng. 
- Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng. 
* Hoạt động 2: Câu 1 SGK/53 
Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kí đó là gì? Câu hỏi này thầy đã kẻ thành bảng thống kê, nhiệm vụ của các em là hoàn thành bảng và dựa vào bảng để TLCH trên. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
- Cùng hs nhận xét, bổ sung đi đến kết quả đúng. 
* Hoạt động 3: Câu hỏi 2 SGK/53
- Gọi hs đọc câu hỏi 2 SGK/53
- Câu hỏi này thầy cũng kẻ thành bảng, các em hãy thảo luận nhóm 4 đọc SGK để hoàn thành. Dựa vào bảng, các em TLCH trên. 
- Cùng hs nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 4: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. (Câu hỏi 3 SGK/53)
- Treo bảng phụ viết định hướng kể, gọi hs đọc to trước lớp 
- Thầy sẽ tổ chức cho các em thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. Các em nên kể theo định hướng trên bảng. Bạn nào kể đúng, lưu loát, hấp dẫn sẽ là người thắng cuộc. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs kể tốt. 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Các em cần ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 giai đoạn lịch sử vừa học.
- Những em nào chưa kể trên lớp thì về nhà tập kể cho người thân nghe. 
- Xem trước bài sau: Trịnh - Nguyễn phân tranh. 
- HS trả lời
1) Nguyễn Trãi với tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Vua Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân với các tác phẩm thơ...
2) Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên , Lam Sơn thực lục và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh. 
- Lắng nghe 
- Quan sát 
- Suy nghĩ, nhớ lại bài 
- Lần lượt lên bảng gắn nội dung sự kiện 
- HS đọc to trước lớp 
- Lắng nghe, thảo luận nhóm đôi .
- Lần lượt trình bày (mỗi nhóm 1 ý) 
- Nhận xét 
- HS đọc to trước lớp 
- Chia nhóm 4 hoàn thành bảng 
- Nhận xét 
- HS đọc to trước lớp: 
+ Sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? xảy ra lúc nào? xảy ra ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc.
+ Nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà? 
- HS lần lượt xung phong kể (có thể dùng thêm tranh, ảnh) về sự kiện, nhân vật lịch sử mà mình chọn. 
* Em xin kể về Chiến thắng Chi Lăng xảy ra năm 1428 tại Ải Chi Lăng. + Khi quân địch đến, kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
+ Kị binh của giặc thấy vậy ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy.
+ Khi kị binh giặc đang bì bõm lội qua đầm lầy thì loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết tại trận. 
+ Quân bộ của địch cũng gặp phải mai phục của quân ta, lại nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ, bỏ chạy thoát thân. Thế là mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. 
- Lắng nghe, thực hiện 
Kết quả đúng cho HĐ1
 Năm 938 1009 1226 1400 Thế kỉ XV 
Buổi đầu độc lập
Nước Đại Việt thời Lý
Nước Đại Việt thời Trần
Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
Kết quả cho HĐ2 
Thời gian 
Triều đại 
Tên nước 
Kinh đô 
968 - 980
Nhà Đinh
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
981-1008
Nhà Tiền Lê
Hoa Lư
1009-1225
Nhà Lý
Đại Việt
Thăng Long
1226-1399
Nhà Trần
Đại Việt
Thăng Long
1400-1427
Nhà Hồ
Đại Ngu
Tây Đô
1428-Đầu TKXVI
Nhà Hậu Lê
Kết quả cho HĐ3
Thời gian 
Tên sự kiện 
Địa điểm 
968
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân 
Hoa Lư
981
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ I
Chi Lăng
1009
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long 
Đại La
1075-1077
Kháng chiếng chống quân Tống xâm lược lần thứ II
sông Như Nguyệt
1226-1399
Nhà Trần Thành lập 
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên 
Thăng Long
1428
Chiến thắng Chi Lăng 
ải Chi Lăng
Môn: TOÁN 
Tiết 120: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
 - Thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng (trừ) một phân số với (cho) một số tự nhiên.
 - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4* và bà 5 * dành cho HS khá giỏi
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta tiếp tục làm các bài tập về phép công và phép trừ các phân số
B/ Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi hs phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số 
- YC hs thực hiện vào B 
Bài 2: Muốn thực hiện các phép tính 
1+ ta làm sao?
- Gọi hs lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào vở 
Bài 3: - Gọi hs phát biểu cách tìm: số hạng chưa biết của một tổng, SBT trong phép trừ, Số trừ trong phép trừ 
- YC hs làm vào vở 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn cộng (trừ) hai phân số khác mẫu ta làm sao? 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Phép nhân phân số 
- Lắng nghe 
- Chúng ta qui đồng mẫu số các phân số đó sau đó thực hiện phép cộng (trừ) các phân số cùng mẫu 
b) 
 c) 
- Ta viết 1, 3 dưới dạng phân số rồi thực hiện qui đồng mẫu số, sau đó cộng (trừ) các phân số cùng mẫu 
- HS lần lượt lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào vở 
b) 
c) 1+ 
- HS trả lời
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn : TẬP LÀM VĂN 
Tiết 48: TÓM TẮT TIN TỨC 
# GIẢM TẢI: BÀI NÀY KHÔNG DẠY THAY THẾ BÀI Ở TIẾT 47 VÀ CÓ BỔ SUNG
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I/ Mục tiêu: 
 Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đ học để viết được một số đoạn văn (cịn thiếu ý) cho hồn chỉnh (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 2 bảng phụ, mỗi bảng viết 1 đoạn chưa hoàn chỉnh của bài văn tả cây chuối tiêu (BT2). 6 bảng nhóm cho 3 đoạn 2,3,4. 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
- Hãy nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối?
- Gọi hs đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây (BT2) 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối. Dựa trên hiểu biết đó, trong tiết học này, các em sẽ luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
2) HD hs làm bài tập
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung BT
- Từng nội dung trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối? 
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung BT
- Hướng dẫn: Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung được viết theo các phần trong dàn ý của BT1. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết tiếp vào chỗ có dấu ba chấm. (phát phiếu cho 8 hs, mỗi em hoàn chỉnh 1 đoạn trên phiếu. 
- Gọi hs lớp dưới đọc bài làm của mình theo từng đoạn. 
- Gọi hs làm trên phiếu dán phiếu lên bảng và đọc đoạn văn của mình. 
- Sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho hs
C/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Về nhà hoàn thành các đoạn văn để thành 1 bài văn hoàn chỉnh
- Bài sau: Tóm tắt tin tức
- Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng thực hiện theo y/c
- Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển. 
- Lắng nghe 
- HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK 
+ Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu : phần mở bài
+ Đoạn 2,3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu: Phần thân bài
+ Đoạn 4: Nêu ích lợi của cây chuối tiêu: phần kết bài.
- HS đọc to trước lớp.
- Lắng nghe, thực hiện 
- Một vài hs đọc đoạn văn của mình
- Dán phiếu và trình bày 
- Lắng nghe, thực hiện 
 Lâm Kiết, ngày 24 tháng 01 năm 2014
 KT HIỆU TRƯỞNG TỔ KHỐI
 Phó hiệu trưởng
 LÂM TIÊN DANH BÉ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 222324NH 20132014.doc