Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 23 (chuẩn)

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 23 (chuẩn)

Môn: TẬP ĐỌC

HOA HỌC TRÒ

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

 - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy-học:

 - Tranh minh họa

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 32 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 23 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 23
Từ ngày 10/02/2014 đến 14/02/2014
THỨ - NGÀY
MÔN
TÊN BÀI DẠY
Thứ hai
10/02/2014
Tập đọc
Hoa học trò
Toán
Luyện tập chung 
Chính tả
Nhớ - viết : Chợ tết
Khoa học
Ánh sáng
Thứ ba
11/01/2014
Toán
Luyện tập chung 
LTVC
Dấu gạch ngang
Thứ tư
12/02/2014
Kể chuyện
KC đã nghe, đã đọc
Toán
Phép cộng phân số
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Khoa học
Bóng tối
Lịch sử
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Thứ năm
13/02/2014
Tập làm văn
LT miêu tả các bộ phận của cây cối
Toán
Phép cộng phân số 
TLVC
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Thứ sáu 14/02/2014
SHĐ- SHL
Toán
Luyện tập 
Tậplàm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Địa lí
Hoạt động SX của người dân ở ĐBNB( TT)
 Thứ hai ngày 10 tháng 02 năm 2014
Môn: TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh minh họa
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Chợ Tết
 Gọi hs đọc thuộc lòng bài Chợ Tết và TLCH:
1) Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
2) Nêu nội dung bài Chợ Tết
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) 
+ Lượt 1: Luyện phát âm: đoá, tán hoa lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng.
+ Lượt 2: Giải nghĩa từ: phượng, phần từ, vô tâm, tin thắm. 
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- Khi đọc, các em cố gắng đọc đúng câu hỏi trong bài thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? 
- Y/c hs luyện đọc nhóm 3
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm 
b) Tìm hiểu bài:
- Tại sao tác giả gọi hoa phương là "hoa học trò?
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
- Màu hoa phương đổi như thế nào theo thời gian?
- Em cảm nhận thế nào khi đọc bài Hoa học trò? 
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc lại 3 đoạn của bài
- Y/c hs lắng nghe, theo dõi tìm những từ cần nhấn giọng trong bài
- Kết luận cách đọc diễn cảm (mục 2a) 
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài
+ Gv đọc mẫu
+ Y/c hs luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài Hoa học trò nói lên điều gì?
 Gv rút nội dung bài.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc, học nghệ thuật miêu tả của tác giả, tìm tranh, ảnh đẹp, những bài hát về hoa phượng.
- Bài sau: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 
- HS đọc thuộc lòng và trả lời
1) Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên - núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa. 
2) Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê. 
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- Luyện cá nhân
- Lắng nghe, giải nghĩa
- Nhẹ nhàng, suy tư 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Luyện trong nhóm 3
- HS đọc cả bài
- lắng nghe 
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. 
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường; vui vì báo hiệu được nghỉ hè.
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. 
- Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng , màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
. Hoa phượng có vẻ đẹp đọc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả.
. Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
. Bài văn giúp em hiểu vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng. 
- HS đọc to trước lớp
- Nhấn giọng những từ ngữ tả vẻ đẹp của hoa, sự thay đổi bất ngờ của hoa theo thời gian: cả một loạt, cả một vùng, cảmột góc trời, xanh um, mát rượi, ngon lành...
- Lắng nghe 
- Luyện đọc nhóm cặp
- Vài hs thi đọc trước lớp 
- Nhận xét 
Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. 
- Vài hs đọc lại 
- Lắng nghe, thực hiện 
Môn: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Biế so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Giới thiệu bài: 
B/ Hướng dẫn luyện tập:
- Gọi hs nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu
- Cách so sánh hai phân số cùng tử.
- Cách so sánh phân số với 1
- Cách so sánh hai phân số khác mẫu. 
Bài 1: Y/c hs thực hiện vào 
Bài 2: Y/c hs thực hiện vào 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Về nhà xem lại bài 
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
+ Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu, ta so sánh hai tử số:
. phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn
. Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. 
. Tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.
+ Muốn so sánh hai phân số cùng tử, ta so sánh hai mẫu số:
. Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn. 
. Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. 
+ Phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1, tử bé hơn mẫu thì phân số bé hơn 1, tử bằng mẫu thì phân số bằng 1 
+ Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta thực hiện qui đồng mẫu số rồi so sánh tử số của hai phân số mới.
 ; ; 1<
a) b) 
- HS đọc.
a) Ta điền vào 75 các số 2, 4, 6, 8 thì đều được số chia hết cho 2 những không chia hết cho 5. Vì chỉ những số có tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5. 
c) 75 6 chia hết cho 9 
 Số 756 có tận cùng bên phải là 6 nên số đó chia hết cho 2; số vừa tìm được có tổng các chữ số là 18, 18 chia hết cho 9 nên chia hết cho 3. Vậy 756 vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3.
- HS đọc y/c
- Ta phải so sánh các phân số
a) vì 5 < 7 < 11 nên 
b) Rút gọn các phân số ta có:
 Vì nên 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: CHÍNH TẢ (Nhớ – viết)
CHỢ TẾT
I/ Mục tiêu: 
 - Nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn thơ trích.
 - Làm được bài chính tả phân biệt được âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2a
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Sầu riêng
- Y/c hs viết : lá trúc, bút nghiêng, lác đác, khóm trúc. 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) HD hs nhớ viết
- Gọi hs đọc y/c của bài
- Gọi hs đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết chính tả 
- Y/c cả lớp đọc thầm lại toàn lại để ghi nhớ và phát hiện những từ khó viết 
- HD hs lần lượt phân tích và viết vào vở nháp dải mây trắng, nóc nhà gianh, mép đồi xanh, cỏ biếc.
- Gọi hs đọc lại các từ khó 
- Bài thơ được trình bày thế nào? 
- YC hs gấp SGK, nhớ lại 11 dòng thơ tự viết bài 
- Y/c hs tự dò bài 
- Chấm bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra 
3) HD hs làm bài tập chính tả
Bài 2: Dán tờ phiếu đã viết truyện vui Một ngày và một năm, nêu YC: Các em hãy tìm những tiếng điền thích hợp vào ô trống để hoàn chỉnh bài Một ngày và một năm. Ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là s/x, ô số 2 chứa tiếng có vần ưc/ưt.
- Dán 3 tờ phiếu, y/c 3 dãy, mỗi dãy cử 3 em lên thi tiếp sức.
- Gọi đại diện nhóm đọc lại truyện
- Cùng hs nhận xét theo tiêu chí: Điền đúng, phát âm đúng, nhanh, hiểu tính khôi hài của truyện. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Ghi nhớ những từ ngữ đã được luyện tập để không viết sai chính tả.
- Về nhà kể lại truyện vui Một ngày và một năm cho người thân nghe.
- 2 HS lên bảng viết.
HS cả lớp viết vào bảng con
- Lắng nghe 
- HS đọc y/c
- HS đọc thuộc ,lòng
- Đọc thầm và lần lượt phát biểu những từ dễ lẫn, khó viết 
- Lần lượt phân tích 
- Vài hs đọc lại
- Tên bài ghi giữa dòng, viết các dòng thơ cách lề 1 ô viết thẳng từ trên xuống, tất cả những chữ đầu dòng phải viết hoa. 
- Tự viết bài
- Dò bài 
- Đổi vở nhau kiểm tra
- HS đọc thầm truyện vui và tự làm bài vào VBT 
- HS lên thi đua
- Đọc lại truyện
 họa sĩ - nước Đức - sung sướng - không hiểu sao - bức tranh - bức tranh. 
Họa sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ một bức tranh mất cả ngày đã là công phu. Không hiểu rằng , tranh của Men-xen được nhiều người hâm mộ vì ông bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: KHOA HỌC
ÁNH SÁNG
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
 + Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa,
 + Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế,.
 - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
 - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
 CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 Kĩ năng trình bày về các việc nên ,không nên làm để bảo vệ đôi mắt.
 Kĩ năng bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị theo nhóm: Hộp thí nghiệm "Vai trò của ánh sáng" trong bộ ĐDDH, kèm theo đèn pin. Tấm kính (nhựa) trong, tấm kính (nhựa) mờ...Tấm bìa cứng có khe hở như hình 3 SGK/90, 1 tờ giấy trắng.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Âm thanh trong cuộc sống (tt)
1) Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?
2) Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn. 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Khi trời tối, muốn nhìn thấy vật gì ta phải làm thế nào? 
- Ánh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật, nhưng có những vật không cần ánh sáng mà ta vẫn nhìn thấy chúng. Đó là những vật tự phát sáng. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng qua bài: Ánh sáng
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu các vật tự ph ... "
+ Em theo mẹ ra chợ mua cam. Cô bán cam mời mẹ: "Chị mua cho em đi. Những quả cam đẹp thế này , không mua cũng hoài." Mẹ cười: "Cam đẹp thật, nhưng chẳng biết có ngon không?" Cô bán hàng nhanh nhảu: "Ngon chứ chị. Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng mới ngon mà chị."
- HS đọc Y/c
- Thảo luận nhóm 4
- Dán bảng phụ và đại diện nhóm trình bày
+ Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, như tiên, không tưởng tượng được.
+ Đặt câu:
. Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời. (tuyệt đẹp, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp không tả xiết...)
. Bức tranh đẹp mê hồn. (tuyệt trần, vô cùng, không bút nào tả xiết...) 
- Tự làm bài vào VBT 
- Lắng nghe, thực hiện 
Thứ sáu ngày 14 tháng 02 năm 2014
Môn: TẬP LÀM VĂN 
 ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm được đặc điểm, nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Tranh ảnh cây gạo ở bộ ĐDDH
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
 Gọi hs lên bảng thực hiện BT2 và BT về nhà
 - Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài:. 
2) Tìm hiểu bài: 
Bài 1,2,3: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm lại bài Cây gạo (SGK/32), trao đổi với bạn bên cạnh tìm các đoạn trong bài văn nói trên và cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì? 
- Gọi hs phát biểu 
Kết luận: Qua tìm hiểu bài Cây gạo, các em thấy trong bài văm miêu tả cây cối mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả theo từng mùa, từng thời kì phát triển,...Hết một đoạn văn thì thường xuống dòng.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
3) Luyện tập: 
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung
- Các em hãy đọc thầm lại bài Cây trám đen, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. 
- Gọi hs phát biểu 
Bài 2: Gọi hs đọc Y/c
- Gợi ý: Trước hết, các em xác định xem mình sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về ích lợi mà cây đó mang đến cho con người. 
-Gv sẽ đọc cho các em nghe 2 đoạn kết sau cho các em tham khảo.
Đoạn 1: Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm gỏi. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
Đoạn 2: Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa phượng rơi thật thích thú biết bao nhiêu. 
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs đọc to đoạn văn mình viết trước lớp
- Cùng hs nhận xét, góp ý 
- Chấm bài, y/c hs đổi bài, góp ý cho nhau.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ. 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Về nhà viết tiếp đoạn văn (nếu chưa hoàn thành)
- Đọc trước tiết TLV tuần tới, quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh để chuẩn bị bài sau.
 - HS 1 đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích. (BT2)
- HS 2 nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn Hoa mai vàng hoặc trái vải tiến vua.
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc BT1,2,3 
- Làm việc nhóm đôi 
- Lần lượt phát biểu. 
+ Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu có chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo. 
. Đoạn 1: Thời kì ra hoa
. Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa
. Đoạn 3: Thời kì ra quả. 
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- - HS đọc to trước lớp 
- Tự làm bài
- Lần lượt phát biểu
+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
+ Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
+ Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
+ Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen
+ Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
- HS đọc Y/c
- Lắng nghe, suy nghĩ chọn cây mình sẽ viết
- lắng nghe
- Tự làm bài 
- Vài hs đọc 
- Nhận xét, góp ý cho bài của bạn
- Đổi vở , góp ý cho nhau. 
- HS đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe, thực hiện 
Môn: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Rút gọn được phân số.
Thực hiện được phép cộng hai phân số.
Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Phép cộng hai phân số (tt)
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu (cùng mẫu) ta làm sao?
- Gọi hs lên bảng thực hiện phép tính cộng hai phân số khác mẫu 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học 
2) HD luyện tập:
Bài 1: Y/c hs làm bài 
Bài 2: Gọi hs lên bảng thưc hiện, cả lớp làm vào vở.
Bài 3: Ghi bảng phép cộng , gọi hs lên bảng thực hiện 
- Yc hs nhận xét cách làm và kết quả. 
- Bạn nào có cách làm khác?
- Mỗi phân số có nhiều cách rút gọn, tuy nhiên trong BT này, các em rút gọn để thực hiện pháp cộng các phân số, vì thế trước khi rút gọn các em nên nhẩm thử để chọn rút gọn có kết quả là hai phân số cùng mẫu 
- Y/c hs tự làm phần b,c 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
C/ Củng cố, dặn dò;
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu (khác mẫu) ta làm sao?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập 
- HS thực hiện
1) Muốn cộng hai phân số khác mẫu, ta qui đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó. 
2) 
2) Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số 
Tính: 
- Lắng nghe 
a) 
- Lần lượt hs lên bảng thực hiện, cả lờp làm vào vở .
a) b) 
- HS lên thực hiện 
 , qui đồng mẫu số rồi cộng 2 phân số mới với nhau. 
- HS lên bảng thực hiện 
; 
- Lắng nghe 
- HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. 
b) 
*c) ; 
Qui đồng ; 
Vậy: 
- HS đọc to trước lớp 
- HS lên bảng thực hiện 
 Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là: 
 số đội viên chi đội)
 Đáp số: số đội viên 
- HS trả lời 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐỊA LÝ
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TT)
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước. 
 + Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Hoạt động sản xuất của người dân ĐBNB
1) Nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước?
2) Điều kiện nào làm cho ĐBNB đánh bắt được nhiều thuỷ sản? Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây? 
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 3: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Gọi hs đọc SGK mục 3/124
- Treo bản đồ công nghiệp VN. Các em hãy dựa vào thông tin trong SGK , bản đồ công nghiệp VN, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau: (treo bảng phụ viết sẵn 2 câu hỏi)
1) Nguyên nhân nào làm cho ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh?
2) Nêu dẫn chứng thể hiện ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Quan sát các hình trong SGK và vốn hiểu biết, các em thảo luận nhóm đôi kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐBNB cùng các sản phẩm công nghiệp của ĐBNB 
Kết luận: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số ngành nghề chính như: khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
* Hoạt động 4: Chợ nổi trên sông
- Các em hãy nhắc lại phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân Nam Bộ là gì? 
- Vậy các hoạt động sinh hoạt, mua bán, trao đổi ... của người dân thường diễn ra ở đâu? 
- Giới thiệu: Chợ nổi - một nét văn hóa đặc trưng của người dân ĐBNB (vừa nói vừa chỉ tranh minh họa về chợ nổi). Các em sẽ dựa vào SGK, tranh minh họa và vốn hiểu biết thảo luận nhóm 4 mô tả về chợ nổi trên sông ở ĐBNB. (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn? 
- Tổ chức thi kể chuyện về chợ nổi ở ĐBNB.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm kể hấp dẫn về chợ nổi
Kết luận: Chợ nổi trên sông là một nét văn hóa độc đáo của ĐBNB, cần được tôn trọng và giữ gìn. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/126
- Bài sau: Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhận xét tiết học. 
- HS trả lời
1) Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
2) Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản. Tôm hùm, cá ba sa, mực là một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây. 
- Lắng nghe 
- HS đọc to trước lớp
- Làm việc nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
1) Nhờ có nguồn nguyên liệu (vùng biển có dầu khí, sông ngòi có thác ghềnh, có đất phù sa màu mỡ) và nguồn lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta. 
2) Hàng năm ĐBNB tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước
- Thảo luận nhóm đôi và nối tiếp nhau trả lời: Các ngành công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng ở ĐBNB là: khai thác dầu khí cho ra sản phẩm là dầu thô, khí đốt; sản xuất điện - điện; phân bón, cao su; chế biến lương thực thực phẩm cho ra sản phẩm gạo, trái cây, hạt điều; sản xuất linh kiện máy tính điện tử; sản xuất bột ngọt, ...
- Lắng nghe 
- xuồng, ghe
- Diễn ra ở chợ trên sông.
- Thảo luận nhóm 4, mô tả chợ nổi
- Vài nhóm thi mô tả về chợ nổi
 Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Trên mỗi xuồng, ghe người dân buôn bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là hoa, quả như: mãng cầu, sầu riêng,... Các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra ngay trên sông tại các xuồng, ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập. 
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Vài hs đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe, ghi nhớ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 23 THUY.doc